Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV TN NĂM A-MỒNG HAI TẾT – Hiếu tâm với cha mẹ cũng là hiếu thảo với Thiên Chúa

Kết quả hình ảnh cho thao hieu doi voi ong ba cha me

Hiếu tâm với cha mẹ cũng là hiếu thảo với Thiên Chúa

(Mt 15,1-6) 

‘Thứ đẹp nhất trên đời là tấm lòng của cha mẹ đối với con cái’. Đây là câu trả lời của một tử tù trước câu hỏi nhà vua: ‘theo ngươi thứ gì đẹp nhất trên đời?’ Thật vậy các văn hào, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ đã tốn không ít giấy mực để ca ngợi tình thương trời bể của cha mẹ đối với con cái. Họ còn sánh ví tình cha như núi thái sơn cao vời, tình mẹ bao la, dạt dào như biển thái bình… Do đó, một trong những bài học làm người đầu tiên con cái được học là thảo kính với cha mẹ. Và bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta hãy hiếu kính cha mẹ: “ngươi hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử”(Mt 15,4).

1. Lý do Chúng Ta Phải Tôn Kính Cha Mẹ

Đố ai đếm được lá rừng,

Đố ai đếm được mấy từng trời cao,

Đố ai đếm những vì sao,

Đố ai đếm được, công lao mẹ thầy.

Hình ảnh lá rừng, tầng trời cao và các vì sao được thơ ca mược để nói lên công lao cha mẹ đã mang nặng đẻ đau, sớm hôm tần tảo nuôi nấng và dưỡng dục ta thành người.

Con cái là niềm vui, sự an ủi và niềm tự hào của cha mẹ khi chúng ngoan hiền và khỏe mạnh. Nhưng chúng sẽ trở nên gánh nặng cho cha mẹ khi chúng khiếm khuyết về thể lý, và điều làm cha mẹ phải khổ tâm hơn khi thấy con mình đang sa vào các tệ nạn xã hội. Nghĩ về cha mẹ để thấu những vất vả, trăn trở, cũng như cảm được những nỗi đau mà cha mẹ đã và đang oằn lưng ra để gồng gánh vì tình yêu thương đối với con cái.

Niềm tin Kitô Giáo còn cho thấy vai trò cao cả của cha mẹ đối với chúng ta:“Cha mẹ là những người đại diện của Chúa, những người đã ban tặng sự sống cho chúng ta, đã đưa chúng ta vào cõi sống nhân linh, vào trong một dòng dõi, một quốc gia, một nền văn hóa. Sau Thiên Chúa các vị ấy là những ân nhân đầu tiên của chúng ta. Nếu chỉ một mình Thiên Chúa là đấng tốt lành, nếu chỉ mình Ngài là Đấng thiện hảo, thì cha mẹ chúng ta cũng được thông phần một cách độc nhất vô nhị vào chính sự tốt lành tối thượng ấy (Trích Bức Tâm Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Gửi Các Gia Đình Nhân Dịp Năm Quốc Tế Gia Đình. số 18).

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của những người pharisêu và các kinh sư nhưng Ngài lấy một ví dụ về việc thực hành luật truyền khẩu để cho họ thấy, chẳng những đó không phải là luật Chúa mà còn có thể đi ngược lại Luật Chúa. Luật Thiên Chúa đã đặt ra là phải “hiếu thảo với cha mẹ của mình.” Nhưng những người Do Thái lại nói: “Những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi”. Những người Do Thái này, đã dùng nghi lễ bề ngoài, để thoái thác một bổn phận căn bản là hiếu kính cha mẹ. Họ đã lấy quy ước của các kinh sư để xóa bỏ đi điều răn của Thiên Chúa. Chúng ta có bao giờ đặt công việc, tiền bạc hay danh dự lên trên việc hiếu thảo với cha mẹ không?

Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tôn kính các ngài lúc còn sống cũng như lúc đã qua đời, khi cha mẹ còn sống lo mau mắn vâng lời các ngài dạy bảo, săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đến tuổi già. Lo an táng, cầu nguyện, dâng lễ, làm việc lành dành riêng cho cha mẹ đã qua đời, chăm sóc mồ mả, nhớ ngày giỗ. Tất cả những điều này đã được Đức Giêsu chuẩn nhận thành điều răn thứ tư trong thập điều và Ngài đã kiện toàn giới răn này khi nói ‘hãy tôn kính cha mẹ’. Vậy việc thảo kính cha mẹ được đặt nền tảng trên việc tôn kính Thiên Chúa. Như thế, một cách nào đó hiếu kính với cha mẹ cũng chính là hiếu thảo đối với Chúa.

2. Hiếu Kính Với Cha Mẹ Cũng Là Hiếu Thảo Với Chúa

Nếu chúng ta tôn kính cha mẹ, vì các ngài là đại diện của Thiên Chúa, là những vị ân nhân đầu tiên của chúng ta sau Thiên Chúa, là người cho ta được góp mặt trong đời thì làm sao chúng ta không thể không tôn kính Thiên Chúa là người hoạch định chương trình đời ta. Qua cha mẹ, Ngài đã cho chúng ta được hiện hữu trong trần gian, được làm con Chúa ngang qua bí tích Thánh Tẩy, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, giáo lý, huấn quyền, các bí tích… bởi Mẹ Giáo Hội.

Là phận làm con chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn Người qua việc tích cực sống theo Giáo lý và giáo huấn của Giáo Hội, năng lãnh các bí tích nhất là lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Để Lời Chúa nuôi dưỡng đời sống chúng ta như Chúa Giêsu đã hiếu thảo với Cha Ngài:  «Lương thực của Thầy là thực thi ý muốn của Cha Thầy» (Ga 4,34). Luôn làm đẹp lòng Cha «Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con» (Mc 1,11). Không những thế, sống hiếu thảo với Chúa còn là sống triệt để điều răn mến Chúa yêu người. Như Thánh Gioan đã nói: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình. Hay kinh nghiệm của người Trung Hoa thấy rằng: “Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân”. Như vậy, khi Chúng ta sống Điều răn trọng nhất “kính Chúa, yêu người” là chúng ta đã sống đạo hiếu của bậc làm con đối với các đấng sinh thành dưỡng dục và phận làm con đối với Thiên Chúa là chủ tể muôn loài. Như thế, niềm tin Kitô giáo cho ta thấy đạo hiếu là đạo làm người, đạo thể hiện lòng biết ơn và trong đức tin cho ta một niềm xác tín ‘thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa, tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa’.

Hôm nay ngày mồng hai tết, Giáo Hội Việt Nam dành để kính nhớ tổ tiên ông bà và cha mẹ. Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, và giúp chúng ta luôn sống hiếu thảo với Chúa và phải đạo đối với các Ngài.

 

M.Matthia Trần Thị Trị

Cộng Đoàn Phước Thiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...