Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN II MC, A: Biến đổi để trở nên giống Chúa

BIẾN ĐỔI ĐỂ TRỞ NÊN GIỐNG CHÚA

(Mt 17,1-9)

Giuse Trần Đức Mạnh, PL

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta việc Chúa biến đổi hình dạng trước mặt ba môn đệ. Tuy nhiên, ở đây người viết tập chú suy tư về “sự biến đổi” của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa trong Mùa Chay thánh này. Sự biến đổi ở đây không phải là sự biến đổi về hình dạng, nhan sắc nhưng là sự biến đổi về con tim, về lối sống của con người.

Quả thực, cuộc sống luôn biến chuyển và con người cũng thường xuyên biến đổi. Có những cuộc biến đổi mang tính tích cực nhưng cũng có những cuộc biến đổi tiêu cực. Sự biến đổi tích cực là khi chuyển từ một tình trạng xấu hơn sang một tình trạng tốt hơn do nỗ lực của bản thân hoặc do trợ lực của Thiên Chúa, của tha nhân, hay là các biến cố… Điển hình cho cuộc biến đổi này có thể kể đến Giakêu, Phaolô và các Tông đồ sau ngày lễ Ngũ Tuần. Nhưng cũng có những cuộc biến đổi tiêu cực khi họ chọn cho mình một lối sống ích kỉ, tham lam và kiêu căng. Khi đó, họ đang chuyển từ tình trạng tốt hơn sang tình trạng xấu hơn, đó là hình ảnh của một Giuđa Iscariot.

Trong cuộc sống, chúng ta rất cần những biến đổi tích cực, như Đức Giêsu đã nói: “Nếu hạt lúa gieo xuống đất mà không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình, nhưng nếu chết đi thì mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Cũng vậy, không có sự biến đổi tích cực nào mà không đòi hỏi những hy sinh, những mất mát; đồng thời phải cộng tác một cách chủ động vào sự biến đổi đó.

Bài đọc I hôm nay tường thuật cho ta về việc ông Abraham nghe theo tiếng Chúa gọi để ra đi, đi về một miền đất mà ông không hề biết trước. Ông đang ở trong một quá trình biến đổi và tác nhân biến đổi ông đó chính là Thiên Chúa. Chúng ta là những người đã và đang dấn thân trên hành trình ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi thánh hiến, chúng ta cũng đang thực hiện một cuộc biến đổi. Trong cuộc đời, có lẽ ai trong chúng ta – những người tin Chúa, cũng đặt mục tiêu cho mình là đi tìm kiếm Chúa và mong muốn được biến đổi trở nên những người tốt hơn, thánh thiện hơn, giống Chúa hơn. Để được như thế chắc chắn sẽ phải từ bỏ rất nhiều: Từ bỏ cha mẹ, anh em, bạn bè, đam mê…nhưng như thế liệu đã đủ chưa? Chắc chắn là chưa. Mỗi ngày chúng ta vẫn sống với bao nhiêu thói hư tật xấu, ham chơi, mê ăn uống, nói hành, nói xấu. Như vậy, liệu rằng những hy sinh trước đó có còn ý nghĩa nữa không? Muốn được biến đổi không thể chỉ lý thuyết suông mà thôi, nhưng đó là một chuỗi ngày cố gắng, một ngày không được thì hai, hai không được thì ba… Trong thư gửi tín hữu Do Thái, tác giả đã khuyên chúng ta rằng: “Chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói bộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta” (Dt 12,1). Quả thực, chạy đua thì rất mỏi mệt nhưng những phần thưởng đạt được thì giá trị và hoàn toàn xứng đáng.

Chúng ta đang sống trong Mùa Chay thánh, đâu còn dịp nào thuận tiện hơn để thực hiện biến đổi bản thân cho bằng dịp này? Chẳng phải ta đang hy sinh và làm thêm những việc lành đó sao, thật là ý nghĩa. Có người dâng những tràng chỗi mân côi, có người dâng những chuỗi thương xót nhưng sẽ càng ý nghĩa nếu ta dâng chính những khuyết điểm của ta cho Chúa để Ngài thánh hóa và ban ơn trợ lực cho ta. Hạt giống đã phải chịu đau đớn rồi thối nát nhưng kết quả là một sự sống mới được sinh ra và những gì thu lại được thì gấp chục, gấp trăm. Con người muốn được biến đổi cũng thế, phải trải qua bao gian lao vất vả mới có được. Nơi thứ tư của năm sự sáng mà chúng ta vẫn đọc đó là: “Ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần”. Phải, nhờ Chúa Thánh Thần chứ không phải nhờ sức riêng ta. Con người với thân phận mỏng manh yếu đuối sẽ khó có thể vượt qua được những khó khăn để được đổi mới, như Chúa đã khẳng định: “Không có Thầy các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Xin Chúa ban ơn giúp sức cho mỗi người chúng con, để chúng con có đủ sức mạnh, đủ can đảm để có thể gột rửa được những tội lỗi, những đam mê trần tục đang đeo bám chúng con. Từ đó chúng con có thể trở nên những Kitô hữu tốt lành, những đan sĩ thánh thiện, hầu mai sau sẽ được hưởng vinh quang với Chúa, vinh quang mà Chúa đã tỏ cho chúng con thấy trước trong bài Tin mừng hôm nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...