Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CN XXX, NĂM A, YÊU KHÔNG MỨC ĐỘ

  Yêu không mức độ

Mt 22,34-40

Các từ ngữ như “yêu”, “tình yêu”, “yêu thương” là những từ được đề cập tới rất nhiều trên sách báo và cả trong đời thường. Và không ai sống mà không ít nhất một lần yêu và được yêu. Giáo lý Kinh Thánh mà Đức Giêsu trích lại từ sách Đệ Nhị Luật (Đnl 6,5) đòi hỏi một mức độ yêu là yêu hết mức: “Người phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của người hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.” Vậy đâu là lý do cần yêu hết mức như thế? Trước khi trả lời cho câu hỏi này, thiết tưởng cũng nên xác định thế nào là yêu.

1. Thế nào là yêu?

Có rất nhiều định nghĩa về chữ yêu, từ định nghĩa tổng quát như: “Yêu là cho đi”, cho tới định nghĩa giàu tính thơ ca như: “Yêu là chết trong lòng một chút”…, và cả đến trường hợp không định nghĩa được mà chỉ có thể nói: “Yêu là yêu.”

Dù định nghĩa thế nào về tình yêu thì tình yêu thật sự phải là một hành vi trao tặng nhưng không. Hành vi này vượt lên trên những tính toán đổi chác theo kiểu “bánh ít đi bánh bích quy lại”, vượt lên cả cái được gọi là công bằng giao hoán. Tình yêu thực sự là tình yêu trao tặng không vụ lợi, không mong đền đáp.

Nếu tôi tặng cho ông giám đốc của tôi một món quà trong một dịp sinh nhật hay một dịp nào đó và mong ông giám đốc sẽ ưu ái cắt đặt mình vào một chức vụ cao hơn, hay được tăng lương hàng tháng… thì hành động tặng quà của tôi không phải là hành vi yêu thương mà là hành vi “thả con tép bắt con tôm” hay “kinh doanh kiếm lời.”

Nếu tôi tặng cho anh bạn tôi một món quà và mong rằng lúc nào đó anh bạn ấy sẽ tặng lại cho mình một món quà khác, thì đó không phải là tình yêu hai người trao cho nhau, mà là một sự xả giao có tính đổi chác.

Có thể nói người Kitô giáo yêu thực sự là người muốn cho người mình yêu được trưởng thành trong nhân cách, lớn lên trong ân sủng và hướng người mình yêu tới ơn cứu độ. Tình yêu như thế khác hẳn với thứ tình yêu “trao đổi, tính toán kiếm lời”, và cũng khác với thứ tình yêu chỉ để chiều chuộng theo sở thích riêng của mình hay của người kia.

Cha mẹ yêu thương con thường nhắc nhở con làm những việc cần thiết mưu ích cho cuộc đời của con, như nhắc con tận dụng thời gian chăm chỉ học hành đầu tư cho tương lai. Cũng vì yêu con thực sự mà cha mẹ phải từ chối không đáp ứng những sở thích nguy hại cho cuộc đời của con. Ví dụ khi con thích theo những tệ nạn xã hội như hút sách xì ke, ma túy, nhậu nhẹt, cha mẹ không để cho con lao đầu vào những sở thích này và nói cho chúng biết tác hại của những thứ đó.

Như thế hành động yêu thương đúng nghĩa phải đưa đến những giá trị tích cực cho người mình yêu. Có khi người yêu chấp nhận trả giá bằng hy sinh, và người được yêu cũng phải hy sinh mà nhận vì lợi ích của mình. Tình yêu Thực sự như thế có đặc tính là yêu mãi, yêu nhiều, yêu không mức độ.

2. Lý do yêu không mức độ

Trong muôn loài thụ tạo Thiên Chúa dựng nên, con người được mang hình ảnh giống Thiên Chúa. Theo thánh Gioan định nghĩa ở 1Ga 4,8 thì “Thiên Chúa là tình yêu.” Bởi vậy, con người được mang hình ảnh Thiên Chúa thì đồng thời cũng mang hình ảnh yêu thương của Thiên Chúa.

Con người được Thiên Chúa sinh ra và mang đặc tính yêu thương ấy sẽ là con người hiệp thông nên một với Chúa. Con người ấy có thể nói một cách mạnh mẽ như thánh Phaolô trong thư Gl 2,20: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi nhưng là Đức Kitô sống trong tôi.” Đức Kitô sống trong tôi nên tôi cũng yêu thương như Đức Kitô đã yêu thương. Nhưng Người đã yêu thương như thế nào?

Thiên Chúa là tình yêu và Thiên Chúa thể hiện tình yêu cụ thể qua Con Một của Người là Đức Giêsu. Cuộc nhập thể làm người của Đức Giêsu và nhất là cuộc thương khó và cái chết trên thập giá của Người chứng minh cho tình yêu đó. Yêu là trao ban và trao ban hết, trao ban không mức độ, trao ban không kể nhiều ít, không tính toán hơn thiệt. Thánh Bênađô, vị thánh được mệnh danh là tiến sĩ tình yêu, đã nói: “Mức độ của tình yêu là yêu không mức độ.”

Đức Kitô là Con Một Chúa Cha đã thực hiện tình yêu hết mức độ đối với Chúa Cha. Người yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Người trao ban đến cả giọt máu cuối cùng. Tình yêu hết mức đó cũng là tình yêu Đức Kitô dành cho nhân loại như Người đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Tình yêu là cái không thể cân, đo, đong, đếm được; tình yêu cũng không phải là cái có thể mua bán, đổi chác được. Yêu là cho đi không điều kiện và cho hết mức độ. Người nhận tình yêu cũng sẽ đáp lại bằng một tình yêu hết mức độ. Hiểu tình yêu như thế nên khi biết rằng Chúa quá yêu ta, ta cũng sẽ yêu lại hết mức có thể. Chân Phước Andrê Phú Yên là một mẫu gương về tình yêu hết mức độ. Ngài đã nói và thực hành châm ngôn đó bằng cái chết tử đạo: “Tình yêu đáp lại tình yêu, mạng sống đáp đền mạng sống.”

 M. Bosco

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...