Thứ Ba, 26 Tháng Chín, 2023

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA THĂNG THIÊN, ĐẦU ĐỘI TRỜI, CHÂN ĐẠP ĐẤT

 ĐẦU ĐỘI TRỜI, CHÂN ĐẠP ĐẤT

Lc 24,46-53; Cv 1,1-11  

M. Bosco Hùng

Chúa Thăng Thiên hay Chúa Lên Trời là tên gọi của ngày lễ hôm nay. Cách gọi này hướng chúng ta nhìn vào Đức Giêsu lên trời hay nhìn vào Đức Giêsu trên trời. Tuy nhiên, lễ này cũng nhắc chúng ta hướng đến tha nhân bằng việc rao giảng và làm chứng. Chúng ta thực hiện hai “hướng” ấy cũng là thực hiện vị thế của mình khi còn ở trần gian. Vị thế đó là “đầu đội trời, chân đạp đất.”

1. Đầu đội trời

Sự kiện Đức Giêsu lên trời hướng tầm nhìn chúng ta vào thế giới viên mãn và bền vững mai sau. Đây không phải là điều tưởng tượng hảo huyền mà là hành động của niềm tin. Tin rằng sau khi chết chúng ta sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng cùng với Đức Giêsu. Vì hai lý do: Lý do thứ nhất là quê hương chúng ta ở trên trời. Lý do thứ hai là Đức Giêsu là Đầu đã lên trời, thì chúng ta là chi thể của Người cũng được lên trời cùng với Đầu.

Trở về lý do thứ nhất: quê hương chúng ta ở trên trời. Thánh Phaolô, trong thư gởi giáo đoàn Philipphê xác định cho chúng ta điều này: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20 ). Trần gian nơi chúng ta đang sống chỉ là nơi ở tạm thời. Cuộc sống ở trần gian khác nào một cuộc hành trình mà mục tiêu nhắm tới là quê trời. Đức Giêsu đã lên trời và một ngày kia Người sẽ đến và đưa chúng ta về trời cùng với Người. Vì như Người đã báo trước: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở… Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng sẽ ở đó” (Ga 14,2-3).

Chỗ ở mà Thầy Giêsu dọn chính là thiên đàng. Thiên đàng mới là quê hương đích thật, là nơi chúng ta sẽ được hưởng niềm vui viên mãn bên Đức Giêsu và các thánh. Niềm vui này giúp chúng ta đang khi còn sống ở đời tạm đã hướng cuộc đời mình về cuộc sống vĩnh cửu.

Lý do thứ hai: Chúng ta là chi thể của Hội Thánh và là chi thể của Đầu là Đức Giêsu. Như thánh Phaolô nói trong thư Côlôsê: “Người cũng là Đầu của thân thể, nghĩa là Đầu của Hội Thánh” (Cl 1,18). Chi thể thì gắn kết chặt chẽ với Đầu. Do đó, Đầu đã lên trời, thì chúng ta là chi thể, chúng ta tin rằng mình cũng sẽ được lên trời cùng với Đầu. Bài đọc thứ nhất trích từ sách Công vụ củng cố cho chúng ta về niềm tin này: “Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1,11). Người sẽ ngự đến là để đưa chúng ta về trời với Người.

Nay chúng ta đang sống ở trần thế. Vị thế của chúng ta là “đầu đội trời, chân đạp đất.” Đầu đội trời bằng cách sống niềm tin sẽ được phục sinh với Đức Giêsu. Đồng thời, chúng ta vẫn còn sống trong trần thế, chân chúng ta vẫn còn đạp đất, chúng ta cần làm sứ vụ của người sống trên đất bằng việc rao giảng và làm chứng.

2. Chân đạp đất

Thánh sử Lc kể lại sự kiện khi Chúa vừa được rước lên trời, và lúc đám mây khuất tầm nhìn của các môn đệ, thì xuất hiện hai người đàn ông mặc áo trắng. Họ nói với các môn đệ Đức Giêsu: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời?” Lời này nhắc cho chúng ta rằng hướng về trời không phải bằng thái độ thơ thẩn đưa mắt nhìn lên trời như thể nhìn mấy cái bong bóng bay càng ngày càng mất hút trong bầu trời. Trái lại, chúng ta được mời gọi một đàng hướng về trời với niềm tin là sau khi lìa bỏ thế giới này chúng ta sẽ về với Chúa, đàng khác cần sống với cuộc sống của mình hôm nay và nơi đây, bằng việc rao giảng và làm chứng.

Rao giảng và làm chứng là sứ vụ Đức Giêsu chuyển giao cho các môn đệ và cũng là cho chúng ta. Người nói: “Phải nhân danh Thầy mà rao giảng cho muôn dân… chính anh em là những chứng nhân về Thầy” (Lc 24,47-48). Rao giảng cho muôn dân và làm chứng bằng cách nào? Chúng ta cùng nhìn lại vài trang lịch sử Giáo Hội để thấy mệnh lệnh của Đức Giêsu đã được thực hiện.

Ngay từ những ngày đầu, các tông đồ nhận mệnh lệnh của Đức Giêsu; các ông hăng say đi rao giảng Tin Mừng bằng lời nói và bằng phép lạ. Các ông giảng ở đâu thì dân chúng ở đó nhiệt thành đón nhận và tin theo. Một lần kia, thánh Phêrô chữa lành cho một người bị bại liệt bẩm sinh đi được. Sau đó Phêrô giảng một bài và hôm ấy có tới 5000 người tin vào Đức Giêsu và xin chịu phép rửa.

Trong Giáo Hội có biết bao vị thánh đã xuất sắc trong việc rao giảng và làm chứng. Xin nhắc tới vị thánh tiêu biểu là Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Thánh Têrêsa là một nữ tu dòng Kín, thánh nhân không đi đây đi đó rao giảng Tin Mừng như các tông đồ hay như nhà truyền giáo có ơn gọi hoạt động. Nhưng với lời cầu nguyện âm thầm trong bốn bức tường nhà dòng chiêm niệm, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã đem biết bao tâm hồn về với Chúa. Khiến thánh nhân được Giáo Hội đặt làm quan thầy của các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xavier, là người đã dong duỗi rao giảng Tin Mừng trong nhiều quốc gia.

Kế đến cũng nói về mẹ Têrêsa Calcutta, Mẹ làm những việc khiêm tốn, đến mức có thể coi là tầm thường, như chăm sóc người nghèo khổ, bệnh tật, người bị bỏ rơi. Thế mà Mẹ được cả thế giới ngưỡng mộ coi như vị thánh sống. Vì nhân đức của Mẹ quá nổi bật mà sau khi qua đời, Giáo Hội đã sớm nâng Mẹ lên bậc chân phước.

Còn chúng ta, chúng ta rao giảng và làm chứng bằng cách nào đây? Trong xã hội bị tục hóa ngày nay, có biết bao người chỉ dán mắt vào tiền tài, danh vọng, lạc thú hưởng thụ mà không nghĩ tới đời sau, không nghĩ mình chết rồi đi đâu. Thiết nghĩ cách rao giảng hiệu quả nhất cho xã hội tục hóa ngày nay là rao giảng bằng đời sống chứng tá. Chân mình vẫn đạp đất trong xã hội bị tục hóa, nhưng không cho phép mình đạp chân trong sình lầy tội lỗi. Điều này có thể thực hiện được bằng cách sống cho tốt theo bậc sống và sứ vụ của mình. Vợ cho ra vợ, chồng cho ra chồng, đan sĩ chiệm niệm cho ra đan sĩ chiêm niệm, tu sĩ hoạt động cho ra tu sĩ hoạt động. Được như thế thì chúng ta đang thi hành mệnh lệnh truyền giáo của Đức Giêsu. Và được như thế thì chúng ta có quyền tin chắc rằng ngày nào mình lìa bỏ đời tạm này thì ngày đó thực là ngày lễ lên trời của mình.

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cầu nguyện để gắn kết với Chúa và bớt đi những tội lỗi – (Bài suy niệm CN tuần XXV TN A – 24.09.2023)...

  CẦU NGUYỆN ĐỂ GẮN KẾT VỚI CHÚA và BỚT ĐI NHỮNG LỖI TỘI (Bài suy niệm CN tuần XXV TN A - 24.09.2023) Sáng thứ Hai,...

Chúa Nhật XXV TN, Năm A, Mt 20,1-16a: “Thiên Chúa rất gần”

«THIÊN CHÚA RẤT GẦN» (Is 55,6-9; Pl 1,20-27; Mt 20,1-16a) FM. Quốc Vũ, Phước Lý Bài đọc I: Tư tưởng của Ta không phải là...

Chúa Nhật XXIV TN, Năm A, Mt 18,21-35: Đâu là giới hạn của tha thứ?

ĐÂU LÀ GIỚI HẠN CỦA THA THỨ? (Mt 18,21-35) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Khi nói đến tha thứ, chúng ta hiểu đó là thái...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt 18,15-20) M. Mai Liên, PT Nghệ thuật là sự khéo léo, tinh tế của con người trong...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan Viện Phước Hải Trong cuộc đời, chúng ta luôn có những mốc thời gian quan trọng,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương, VP Từ bàn tay quyền năng của Thiên Chúa, Đức Maria xuất hiện trên trần gian...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-26: Điều kiện để theo Đức Giêsu

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO ĐỨC GIÊSU (Mt 16,21-27) Lam Châu, Phước Lý Nếu trong cuộc sống, có những lúc chúng ta không biết phải theo Chúa như...

Chúa Nhật XXI TN, Năm A, Mt 16,13-20: Chúa Giêsu Kitô và Giáo hội

CHÚA GIÊSU KITÔ VÀ GIÁO HỘI (Mt 16,13-20) M. Martin, N-D. de Fatima, TS Tin Mừng hôm nay có thể được tóm gọn trong ba câu hỏi...

Chúa Nhật XX TN, Năm A, Mt 15,21-28: Sức mạnh tình thương của người mẹ ngoại giáo

SỨC MẠNH TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI MẸ NGOẠI GIÁO (Mt 15,21-32) M. Anrê Giáp, Châu Thủy Trong cuộc sống mưu sinh lo cho gia đình, ngoài việc...

15/08 Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Lc 1,39-56: Tin và sống như Mẹ Maria

TIN VÀ SỐNG NHƯ MẸ MARIA (Kh 11,19a;12,1-6a.10ab; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý Hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta mừng kính Lễ...

Chúa Nhật XIX TN, Năm A, Mt 14,22-33: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”

„CỨ YÊN TÂM, CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“ (Mt 14,22-33)  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý Sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho dân...

Chúa Nhật XVIII TN, A – Lễ Chúa Hiển Dung, Mt 17,1-9: Vẻ đẹp trên núi thánh

VẺ ĐẸP TRÊN NÚI THÁNH  (Mt 17,1-9) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Tin Mừng Chúa Nhật XVIII Thường Niên thuật lại cho chúng ta biết...