Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

SUY TƯ VỀ MẸ MARIA QUA BIẾN CỐ MẸ SINH HẠ CHÚA GIÊ-SU (Hiền Lâm).

 

SUY TƯ VỀ MẸ MARIA

TRONG BIẾN CỐ MẸ SINH HẠ CHÚA GIÊ-SU.

Có thể nói, biến cố Đức Maria sinh hạ Đức Giêsu, xét về phụng vụ Kitô giáo, được mừng long trọng bậc nhất cùng với lễ Phục Sinh. Có nhiều nơi biến cố giáng sinh tổ chức hoạt cảnh, canh thức và các việc đạo đức còn lớn hơn cả đại lễ Phục Sinh và biến cố này còn có ảnh hưởng đến cả những người ngoài Kitô giáo. Tuy nhiên, biến cố Giáng Sinh xem ra được bàn tới khá ít trong các suy tư thần học xưa cũng như nay. Thật vậy, khi nghiên cứu về biến cố Đức Maria sinh hạ Đức Giêsu, các nhà thần học thường thiên về hướng khai triển theo Kitô học và tập chú vào mầu nhiệm Nhập Thể hơn. Dĩ nhiên, khi suy tư về mầu nhiệm Nhập Thể, không thể không nói đến sự cộng tác trực tiếp của Đức Maria, vì Con Thiên Chúa nhập thể vào cung lòng Mẹ và được Mẹ sinh ra trong thế giới loài người.
Con Thiên Chúa đi vào thế gian không hiển linh xuất hiện như một vị thần giá lâm hiển hách, nhưng được sinh ra nơi một người phụ nữ khiêm hạ, và sinh ra trong cảnh nghèo hèn khó khó “không có nơi tựa đầu”. Đó là sứ điệp đầu tiên của Nước Trời, mà Đức Maria là người đầu tiên được cộng tác trong vai trò làm Mẹ của Đấng là Nước Trời và sống tinh thần nghèo khó của mối phúc đầu tiên: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3 ). Chúng ta sẽ cùng khai triển ba đặc trưng: đặc trưng làm mẹ, đặc trưng khó nghèo và đặc trưng chiêm niệm.

 

I. ĐẶC TRƯNG LÀM MẸ.

Khoa Thánh Mẫu Học đặc biệt tập chú đến tín điều cao trọng và được định tín từ những thế kỷ đầu của Hội Thánh, đó là “tước hiệu Théotokos – Mẹ Thiên Chúa”. Ở đây, người viết không nhằm nghiên cứu gì thêm về tín điều này, nhưng chỉ tập chú suy tư về tính truyền giáo xuất phát từ đặc trưng làm mẹ, đặc biệt chức làm mẹ nhân loại của Đức Maria mà thôi.
Trươc hết, Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, nhưng Chúa Kitô là Đầu của toàn thể nhân loại. Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, đại diện cho nhân loại được cứu chuộc. Trong chương trình của Thiên Chúa, việc Nhập Thể mang ý nghĩa của một sự cứu độ, do một người được Thiên Chúa chọn gọi làm đại diện cho toàn thể nhân loại. Đó là ý nghĩa của từ “thiên sai”. Đấng Thiên Sai không chỉ là Người loan báo và ban ơn cứu độ cách khách quan, ngoại tại, nhưng còn chứng minh rằng sự cứu độ đó đã thực sự đến với nhân loại. Đức Maria được mời gọi và ưng thuận làm Mẹ Chúa Chúa Kitô, Đầu của nhân loại. Nếu làm Mẹ của Đầu thì cũng là Mẹ của toàn thể. Đó là nền tảng đầu tiên của mẫu tính thiêng liêng đối với loài người. Nhưng Chúa Kitô đã thực hiện viên mãn ơn gọi của nhân loại mới, còn đa số nhân loại thì đang trên đường thực hiện ơn gọi của mình. Đức Maria là Mẹ của nhân loại đã hoặc đang trên đường lãnh nhận ơn cứu độ .
Đức Maria là Mẹ của nhân loại vì đã chuyển đạt cho nhân loại sự sống thần linh, sự sống vĩnh cửu, khởi đi từ việc sinh Đấng Cứu Thế được trao ban cho nhân loại. Vì Đức Maria chỉ có ý nghĩa trong tương quan với Chúa Kitô, nên mẫu tính của Người cũng chỉ có nền tảng khi được nối kết với Chúa Kitô. Khi sinh ra Chúa Kitô, tác giả sự sống thần linh, cho thế gian, Đức Maria thực sự là Mẹ nhân loại, nhưng là một nhân loại mới. Là “Eva mới”, Đức Maria cũng là Mẹ các chúng sinh (x. St 3, 20).
Sứ mệnh làm mẹ của Đức Maria thiết yếu gắn liền với sự sống siêu nhiên. Đức Maria là mẹ của loài người bằng cách làm cho đời sống ân sủng, sự sống của Chúa Kitô được nảy sinh và triển nở nơi các tâm hồn. Đối với các tâm hồn sống trong ân sủng, Đức Maria dẫn đưa họ đến một đời sống ngày càng mật thiết hơn với Chúa Giêsu, còn đối với các tâm hồn tội lỗi, Mẹ là hiện thân của sự khoan dung nhân hậu. Có thể nói, việc sinh ra Chúa Giêsu cho nhân loại, cũng có nghĩa là Đức Maria đã cho nhân loại sự sống siêu nhiên, điều đó cũng thật như những người mẹ cho con cái mình sự sống tự nhiên vậy. Đức Maria nuôi nấng, phù hộ, làm lớn lên và phát triển sự sống siêu nhiên của nhân loại để đưa nó tới chỗ hoàn hảo .
Giáo huấn của thánh Phaolô hướng mọi người Kitô hữu về chức làm mẹ thiêng liêng của Đức Maria, khi thánh nhân thích diễn tả những điều kỳ diệu của mầu nhiệm, nhờ đó Kitô hữu chỉ trở thành một thân thể với Đức Kitô: là chi thể của Đức Kitô, nên phải tham dự vào những đoạn đời khác nhau của Đức Kitô (x. Rm 6, . Nói cách khác, các Kitô hữu là con cái và thừa tự của cùng một Chúa Cha với Đức Kitô. Cũng theo dòng tư tưởng đó, có thể kết luận rằng: các Kitô hữu cũng được cưu mang và sinh ra bởi Đức Maria với Đức Kitô và có cùng một mẹ với Người.
Sau cùng, việc sinh hạ Đức Giêsu cho thấy đặc trưng truyền giáo của Đức Maria chính là hình ảnh của Hội Thánh, cách riêng các Kitô hữu, luôn làm cho Thiên Chúa được sinh ra nơi các tâm hồn, sinh ra cho thế giới mọi nơi và mọi thời, nghĩa là làm cho Thiên Chúa được muôn người nhận biết. Vấn đề này thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Galát đã viết: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi đã quặn đau sinh ra một lần nữa” (Gl 4, 19). Đức Maria đã sinh ra cho nhân loại chính Đấng Cứu Độ, Mẹ lại cùng với Đức Giêsu “quặn đau” sinh ra các Kitô hữu dưới chân thập giá và cả cuộc đời xin vâng của Mẹ đã làm cho Nước Chúa được hiển trị trên thế giới và cách riêng trong tâm hồn mọi người. Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh theo nghĩa thiêng liêng, vì Người đã cộng tác với Chúa Giêsu, mà sinh hạ những người con trong đức tin cho Hội Thánh. Thiên Chúa đã trao phó cho Mẹ nhiệm vụ phân phối ân sủng cứu chuộc của Chúa Kitô, như tín lý dạy mọi người biết về vai trò “trung gian ân sủng” của Mẹ. Nếu thiên chức làm mẹ cốt ở việc làm phát sinh những mầm sống mới, thì Đức Maria là Mẹ các tín hữu vì cùng với Chúa Giêsu đem lại sự sống ân sủng cho họ. Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh vì Người đã sinh ra Chúa Giêsu là Đầu Hội Thánh, và vẫn tiếp tục sinh các phần thân thể của Chúa Giêsu trong ân sủng đức ái và đức tin. Hay nói cách khác, Đức Maria vẫn tiếp tục làm cho Chúa Giêsu được sinh ra cho Hội Thánh và trong các tâm hồn .

 

II. ĐẶC TRƯNG KHÓ NGHÈO.
Nếu biến cố truyền tin và thăm viếng là sự kiện liên kết giữa thần linh và con người (thiên sứ Gabriel và bà Elisabeth) khen tặng Đức Maria là “đầy ân sủng”, thì nơi máng cỏ Bêlem, một sự phối hợp cùng lúc giữa thần linh và con người (thiên sứ và mục đồng). Đó là bản hợp xướng của các thiên thần và các mục đồng trong đêm thánh vô cùng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2, 14). Những người được Chúa thương là những con người nghèo hèn bé nhỏ của Israel còn sót lại mà ngôn sứ Sophonia từng loan báo (x. Xp 3, 11). Hơn ai hết, Đức Maria là hiện thân của con người nghèo khó theo Tin Mừng, đặc biệt trong bối cảnh sinh hạ Đức Giêsu. Thật vậy, tường thuật của thánh Luca, Giuse và Maria là những người nghèo đã không đủ tiền để vào quán trọ; có lẽ không ai dám chứa vì Maria sắp khai hoa nở nhụy, gây nhiều phiền phức. Các mục đồng là những người đầu tiên chứng kiến cảnh giáng sinh của Con Thiên Chúa, cũng là những người nghèo và thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, nhưng có vì thế mà họ lại là người xứng đáng được hợp đoàn với những người nghèo của Thiên Chúa, và Thiên Chúa ưa thích tỏ mình cho những người nghèo hèn bé mọn.
Có thể nói, suốt cuộc đời Đức Maria là một sự nghèo khó triền miên từ máng cỏ cho tới đồi Calvê. Bêlem: một chuồng bò lừa, chiếc tã, máng cỏ, rơm khô… đó là tất cả những gì Mẹ có để chuẩn bị cho “Đấng không nơi tựa đầu” sinh ra. Sự khó nghèo bị ruồng rẫy bỏ bên lề, khinh bỉ, vì đó là sự khốn cùng. Tại đền thờ, để chuộc lại “Con đầu lòng”, Đức Maria cũng chỉ có lễ vật của người nghèo là hai con chim non. Trong khi cả hoàn cầu không thể cân cái giá “Con Chiên”. Trong lúc chạy sang Ai cập, suốt hành trình sa mạc và lang thang trên đất khách quê người có lẽ Đức Maria và thánh Giuse sống thật túng quẫn…
Ngoài cái nghèo khó, thiếu của cải vật chất, thì tinh thần nghèo khó cũng không thiếu nơi Đức Maria. Tình thần nghèo khó hệ tại việc từ bỏ bên trong cách tuyệt đối và phổ quát tất cả các thụ tạo. Thật vậy, từ lúc vô nhiễm thai, Đức Maria đã hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa tất cả, dửng dưng với những gì không thuộc về Chúa hay không đưa tới vinh quang Nước Trời. Đức Maria không tin yêu gì ngoài Thiên Chúa, tất cả cho Thiên Chúa và trong Thiên Chúa.

 

III. ĐẶC TRƯNG CHIÊM NIỆM.
“Bà Maria ghi nhớ những sự việc ấy và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19)
Đức Maria sống với đôi mắt luôn nhìn vào Chúa Kitô và luôn đón nhận lời Người như kho tàng của mình: “còn Bà Maria thì ghi nhớ những sự việc ấy và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19; x. 2, 51). Những kỷ niệm về Đức Giêsu ghi khắc trong lòng Mẹ, đồng hành với Mẹ trong mọi hoàn cảnh, Mẹ luôn nhìn lại những thời điểm cuộc đời mình được sống bên Chúa Giêsu . Từ đó Mẹ sống một cách âm thầm trong sự chiêm ngắm mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, Mẹ không vênh vang về đặc ân của mình, nhưng hầu như rút vào thinh lặng, và có lẽ như vậy mà sau những trình thuật thời thơ âu của Chúa Giêsu, hầu như các Tin Mừng rất ít nói về Mẹ.
Có thể nói, Đức Maria sống âm thầm bằng cách không xuất hiện giữa công chúng, ít nhất khi không cần thiết. Và khi cần, Đức Maria tức khắc có mặt, nhưng chỉ hiện diện như người phục vụ, chứ không phải như kẻ có quyền để sai khiến. Điều này thật rõ ràng trong tiệc cưới Cana, nơi cho thấy một hình ảnh trung thực về vai trò của Mẹ. Nơi đó, tác giả Tin Mừng thứ tư cũng ghi nhận sự can thiệp kín đáo của Mẹ qua những lời lẽ tế nhị, gọn gàng chính xác (x. Ga 2).
Maria là mầu nhiệm của Thiên Chúa. Nếu theo sự thường, mặc khải là vén mở những điều ẩn giấu bằng lời nói và hành động, thì nơi Đức Maria, Thiên Chúa mặc khải bằng sự che giấu. Không phải bằng lời nói hay hành động nhưng bằng thinh lặng và chiêm ngưỡng. Có thể nói, mặc khải bằng lời nói và thinh lặng là phương thế dành cho đại chúng. Nhưng mặc khải bằng sự âm thầm và thinh lặng là phương thế ưu việt dành cho những linh hồn đặc tuyển.

Đức Maria chiêm ngắm chính thần tính (Đức Giêsu) mà Mẹ mang trong mình, thần tính đó được kết hợp với xương thịt mình trong ngôi vị là Con Thiên Chúa. Trong Đức Kitô nguồn mọi sự khôn ngoan thông hiểu (x. Cl 2, 3); thế mà Người ở trong Đức Maria, nên trong Mẹ đã được che dấu mọi kho tàng khôn ngoan và thông hiểu. Cũng có thể nói Đức Maria là một nhà chiêm niệm, Mẹ chiêm ngắm vinh hiển của Chúa Ba Ngôi trong Con Một Thiên Chúa mà Mẹ sinh ra từ xáx thịt Mẹ. Chúa Kitô tỏ cho biết làm sao sự vinh hiển của Chúa Ba Ngôi được biểu lộ trong lúc chiêm niệm khi Người nói: “Không ai biết Con trừ ra Cha, cũng như không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ mà Con mặc khải cho” (Mt 11, 27). Thế mà Đức Giêsu đã từng mặc khải Chúa Cha và chính mình với tư cách là Con cùng Chúa Thánh Thần cho nhiều người, phương chi cho chính Mẹ mình, vì lòng trong sạch của Mẹ vượt hẳn mọi người, xứng đáng chiêm ngắm Thiên Chúa. “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9). Không ai thấy Đức Giêsu bằng Mẹ Người đã sinh ra Người do chính xác thịt mình. Cũng thế, khi Đức Giêsu nói với các Tông Đồ: “Tất cả những gì Thầy đã nghe được nơi Cha của Thầy, thì Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15). Thiết nghĩ, nếu Đức Giêsu đã mặc khải mọi sự cho các Tông đồ, thì lẽ nào Người lại giấu không mặc khải cho Mẹ Người là “Nữ Vương các Tông Đồ”?

 

Như vậy, những đặc trưng trong biến cố Đức Maria sinh hạ Đức Giêsu thật nổi bật và khẩn thiết cho thế giới, đặc biệt trong thời đại hôm nay. Thế giới ngày hôm nay sống như vắng bóng Thiên Chúa, thậm chí xem như Thiên Chúa không còn hiện hữu, thì bổn phận của Hội Thánh và của các Kitô hữu phải làm cho Thiên Chúa được sinh ra cho mọi người, nghĩa là làm cho nhân loại nhận biết Thiên Chúa và ý thức sự hiện diện của Người, hầu các chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và biết hướng tới những giá trị tinh thần và thiêng liêng để được cứu độ. Mặt khác, hơn lúc nào hết, khi thế giới chạy theo vật chất, sống phóng túng và hưởng thụ, thì sống đức khó nghèo sẽ là một điểm sáng thức tỉnh muôn người. Ngoài ra, sự thinh lặng chiêm niệm như là một sự đi ngược dòng chống lại sự ồn ào của những biến động xã hội, mà sự ồn ào đó đã làm cho con người không thể lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa và tiếng nói của lương tâm.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 1/5, thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58: Phục vụ trong yêu thương

Ngày 1/5, Thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58 Phục Vụ Trong Yêu Thương Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Giuse với tước...

Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ Mồng Ba tết...

Mồng Hai Tết: Thờ cha kính mẹ

Mồng Hai Tết: Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 Thờ Cha Kính Mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật là ý nghĩa ngày Mồng Một Tết chúng...

Thánh Lễ Tất Niên, Lc 1,39-55: Khúc ca tạ ơn

Thánh Lễ Tất Niên (Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-55) Khúc Ca Tạ Ơn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Chúng ta đang sống trong một thời khắc đặc...

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh

NĂM MỚI THEO Ý NGHĨA THÁNH KINH Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ Trên thế giới hiện nay có nhiều niên lịch khác nhau. Trong số...

Chúa đến cho con niềm vui và hạnh phúc

  https://www.youtube.com/watch?v=NRt7uNbYsBo

Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo

NGHĨA TRANG THEO NIỀM TIN KITÔ GIÁO Xuân Giang Theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa trang (hay nghĩa địa) là danh từ chỉ khu đất chung...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-27: Nghịch lý đời người môn đệ

“Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống”. NGHỊCH LÝ ĐỜI...

Lao động là vinh quang – Suy niệm Lời Chúa Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG Suy niệm Lời Chúa: St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 ; Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa: Huấn ca 44,1.10-15; Êphêxô 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 - Mồng Hai Tết Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật...

Bình an đích thực – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Tân Niên

BÌNH AN ĐÍCH THỰC Suy niệm Lời Chúa: Isaia 11,1-9; Côlôxê 3,12-17; Ga 14,23-27 ; Thánh Lễ Tân Niên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đất...

Của cải không hư nát – Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 – Thánh lễ giao thừa

CỦA CẢI KHÔNG HƯ NÁT Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 - Thánh lễ Giao Thừa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ hôm nay chúng ta...