Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Bảy, Tuần XX TN, Mt 23,1-12: Các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình

THỨ BẢY TUẦN XX THƯỜNG NIÊN

Mát-thêu 23,1-12

Các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Tờ tạp chí ‘Phát Triển’ (ngày 23 tháng 12 năm 1992) đã đăng tải một tiêu đề: ‘Loại Thầy Giáo nào?’ Với một ý tưởng ngắn nói về cách dạy học của thầy giáo như sau: Thầy giáo tầm thường “kể”; Thầy giáo giỏi “giải thích”; thầy giáo cao cấp “chứng minh”; thầy giáo vĩ đại “truyền cảm hứng”.

Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta rằng những vị thầy tốt là những mô phạm và hành vi tốt cho học viên. Trong tiếng anh chữ TEACHER người ta hay chơi chữ và đảo ngược lại thành chữ CHEATER. Nghĩa là ‘thầy giáo’, đổi ngược lại thành ‘lừa đảo’. Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu khiển trách các Kinh sư và Biệt phái, họ là những vị thầy trong dân nhưng họ chỉ tìm kiếm sự ngợi khen của người khác, tìm cách thu hút sự chú ý của dân chúng qua việc thực hành niềm tin cách lòe loẹt và phô trương. Họ tỏ ra là những người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa khi biểu lộ sự hiểu biết về pháp chế, về Kinh Thánh và lề luật nhưng sau đó là chấm hết. Theo một cách nào đó, họ muốn trở thành những nhà mô phạm làm gương mẫu tốt cho dân chúng. Tuy nhiên, ước muốn của họ không trở thành hiện thực, Chúa Giêsu đã vạch trần những bộ mặt giả hình của họ về sự nhẫn tâm, thiếu lòng trắc ẩn, coi thường công lý.

Còn chúng ta là những Ki-tô hữu, có lẽ không bao giờ nghĩ mình là những vị thầy dạy đức tin. Nhưng trong bổn phận của một người tín hữu là trở nên mô phạm về đời sống đức tin cho những người chưa nhận biết Chúa, chúng ta nên làm như thế nào để việc tuyên xưng niềm tin của mình trước mặt mọi người, cũng như cách nào đó giới thiệu Thiên Chúa cho họ?

Trước tiên là thực sự khiêm tốn. Khiêm tốn thực sự là không cảm thấy xấu hổ về bản thân, hoặc có ý kiến thấp về bản thân, hay nghĩ về bản thân mình kém hơn người khác. Sự khiêm tốn thực sự giải phóng chúng ta khỏi mối bận tâm về chính mình. Khiêm tốn là sự thật trong sự hiểu biết bản thân và sự thật trong hành động. Nhìn nhận bản thân một cách trung thực, nghĩa là nhìn chính mình theo cách Chúa nhìn thấy chúng ta: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì Ngài thấu suốt từ xa…” (Tv 139,1-4). Một người khiêm tốn đưa ra đánh giá thực tế về bản thân mà không ảo tưởng hay giả vờ là điều gì đó không thuộc về mình.

Thứ hai là lời nói đi đôi với việc làm. Một trong những điều chúng ta yêu thích nhất nơi một nhà lãnh đạo tinh thần hay thế tục, họ phải là người chân thật. Chúng ta biết họ đang đứng ở đâu, và họ sẽ hướng dẫn chúng ta như thế nào, vì mọi hành vi trong cuộc sống của chính họ đang là bài học cho chúng ta. Chân dung của Đức thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II yêu dấu của chúng ta nói lên một vị thầy đích thực. Ngài đã giảng về sự thật một cách thuyết phục bởi vì ngài đã sống bằng sự thật đó trong cuộc sống của chính mình. Đây là những gì Chúa Giêsu đang yêu cầu chúng ta, những người theo Ngài. Chúng ta hãy làm cho việc thực hành đức tin của mình không phải là gánh nặng mà là niềm vui cho những người chúng ta phục vụ.

Thứ ba là sự vâng lời. Chúa Giêsu đã nói với chúng ta về những vị thầy giả hình: “Hãy làm và tuân giữ tất cả những gì họ nói với chúng ta nhưng đừng làm theo gương của họ. Vì họ nói mà không làm.” Đức tính vâng lời không bao giờ dễ dàng, bởi vì nó đòi hỏi sự phục tùng ý chí của chúng ta theo ý muốn của người khác. Và giống như tất cả các đức tính, Chúa Ki- tô không đòi hỏi chúng ta điều gì trước tiên mà Ngài đã không thực hành. Ngài đã vâng lời bằng cách thực hiện thánh ý Chúa Cha. Sự vâng phục Ki- tô giáo không phải là sự vâng phục theo ngẫu hứng (khi tôi cảm thấy như thế), mà là sự đầu phục liên tục bắt nguồn từ đức tin siêu nhiên.

Tôi đang sống đức tin của mình một cách chân thực, hay tôi sống một cách hình thức bên ngoài cho tất cả mọi người thấy, trong khi bên trong tôi rất khác biệt? Vì vậy, chúng ta hãy thực hiện một hành động bác ái ngày hôm nay mà không tìm kiếm bất cứ sự hư danh hay đền đáp nào.

Lạy Chúa Giêsu Ki-tô, Chúa là đường, là sự thật và là sự sống. Xin giúp con tiến đến sự sống mỗi ngày trên con đường của sự thật mà Chúa đã đi, và Chúa muốn chúng con đi để đến với Chúa và đến với tha nhân. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...