Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11: Phục vụ Chúa như thế nào?

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11

Phục vụ Chúa như thế nào?

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Tin mừng Thứ Hai Tuần Thánh, gợi lên cho chúng ta suy nghĩ ba hình ảnh: Hình ảnh ba chị em tại Bêtania, hình ảnh Giuđa Ítcariốt, và hình ảnh các thượng tế trong mối tương quan với Chúa Giêsu.

Tin mừng nhiều lần nhắc đến ngôi làng Bêtania nơi có ba chị em: Mácta, Maria và Ladarô cư ngụ. Căn nhà tại Bêtania đã từng là nơi ấm cúng cho Chúa Giêsu và các môn đệ an tịnh sau những cuộc hành trình rao giảng Tin mừng khắp nơi. Hôm nay một lần nữa, Chúa Giêsu ghé thăm gia đình này, trước khi Ngài đi lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Ngài đã được tiếp đón nồng hậu bởi ba chị em: một bữa tối đã được dọn sẵn sàng, cô Mácta lo hầu bàn, anh Ladarô ngồi đồng bàn, còn cô Maria xức dầu thơm chân Chúa. Không ai trong họ nói một lời, nhưng họ âm thầm, tận tình phục vụ Chúa theo tính cách riêng của mỗi người. Một khung cảnh ấm cúng tuyệt vời của tình người, tình bạn và tình thầy trò…

Mácta lo công việc bồi bàn với một sự tế nhị trong thinh lặng an vui, bà không còn lăng xăng nhiều chuyện, hoặc phàn nàn kêu trách Chúa, hay đòi hỏi Maria phải giúp đỡ như những lần trước (Lc 10,40). Có lẽ lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu đã thức tỉnh bà: “Mácta! Mácta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá chỉ có một điều cần mà thôi!…” (Lc 10,41-42), kể từ hôm ấy tinh thần phục vụ của Mácta đã lớn lên vượt qua những xét đoán phàn nàn. Để cho đến hôm nay bà phục vụ Chúa với trọn niềm hoan hỷ và một cách nào đó bà cũng thầm cám ơn Chúa đã cho Lazarô sống lại.

Còn Maria, thinh lặng, ngồi bên chân Chúa. Bà lấy dầu thơm hảo hạng xức chân Chúa rồi lấy tóc mà lau. Cử chỉ ấy nói với chúng ta điều gì? Theo tục lệ của người Do thái thời ấy, để tỏ lòng quý trọng, gia chủ thường xức dầu thơm lên đầu khách, đằng này Maria xức chân Chúa. Điều ấy biểu lộ một tình yêu nồng nàn gắn bó, một tâm hồn khiêm tốn “cúi xuống” để tận tình phục vụ Người mình yêu.

Thế giới hôm nay, bên cạnh những người ích kỷ, vô cảm, cũng không thiếu những tâm hồn quảng đại khiêm hạ phục vụ Chúa như Mácta và Maria xưa. Đó là các kitô hữu, các tu sĩ nam nữ, hay các linh mục đang tận tâm phục vụ tai các côi nhi viện, các viện dưỡng lão, các cơ sở chăm sóc bệnh nhân: Siđa, Covid-19… Họ nhận ra Chúa nơi tha nhân cho nên nhiệt thành phục vụ và sẵn sàng hy sinh ngay cả mạng sống mình, đó là trường hợp Cha Giuseppe Berardelli, coi xứ Casnigo, thuộc giáo phận Bergamo, bị nhiễm Covid-19. Vì bệnh viện quá tải, không đủ máy trợ thở, nên giáo dân góp tiền mua cho ngài một máy. Nhưng khi biết có một bệnh nhân trẻ tuổi hơn không có máy, cha đã tự nguyện nhường máy cho anh thanh niên. Vài giờ sau ngài qua đời. Bà thị trưởng Clara Poli ca tụng đây là hình ảnh đẹp nhất của tâm hồn linh mục. Báo dòng Tên gọi ngài là thánh Maximiliano Kolbe của Ý. Không được dự lễ tang, nhưng 3.200 giáo dân xứ Casnigo đã đứng tất cả ra trước lan can nhà. Khi quan tài của ngài đi qua, họ vỗ tay chào biệt ngài với lòng cảm mến vô biên (VietCatholic News 24-03-2020).

Thế giới chúng ta cần lắm những người phục vụ Chúa trong tha nhân như cha Giuseppe Berardelli.

Hình ảnh thứ hai mà Tin mừng gợi lên cho chúng ta, đó là Giuđa Ícariốt. Ông tỏ ra bênh vực người nghèo: “Sao không bán dầu thơm lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo”. Nhưng đó chỉ là chót lưỡi đầu môi, sự thực không phải vì thương người nghèo mà Giuđa đề nghị như vậy. Ông đang nghĩ đến lợi lộc, ông là người quản lý quỹ chung nhưng thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ.

Hình ảnh này khiến chúng ta liên tưởng đến xã hội chúng ta. Có những tổ chức, cá nhân rêu rao quyên góp giúp đỡ người nghèo nhưng nhằm trục lợi, nhân danh cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt nhận hàng trăm tỉ bạc đến giúp một địa phương nào đó, nhưng người dân ở đó chỉ nhận được những gói mì tôm rẻ tiền… Gần đây báo chí lùm xùm về chuyện ông “thần y” mượn danh nghĩa chữa bệnh cho người nghèo để cuỗm 200 tỷ của một nhà hảo tâm tặng người nghèo, mà đem chia chác cho những người trong gia đình ông.

Thật đáng buồn vì hiện tượng “Giuđa Ícariốt” vẫn sống động giữa thế giới chúng ta.

Hình ảnh cuối bài Tin mừng nêu lên, đó là các thượng tế. Họ “quyết định giết cả Ladarô vì tại anh mà nhiều người Do thái bỏ họ và tin vào Đức Giêsu”. Hành động ấy chứng tỏ tâm địa hèn hạ của họ. Chẳng những họ muốn giết Chúa vì ganh ghét mà còn muốn giết luôn cả những ai dẫn đưa người ta đến với Chúa.

Ước chi lời Chúa hôm nay thức tỉnh chúng ta khỏi những hình thức vụ lợi, ghét ghen để quảng đại quên thân phục vụ Chúa trong tha nhân. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...