Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

THỨ NĂM TUẦN XXVI TN: ĐỨC GIÊSU SAI BẢY MƯƠI HAI MÔN ĐỆ ĐI GIẢNG

THỨ NĂM TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN

Lu-ca 10,1-12

Đức Giêsu Sai Bảy Mươi Hai Môn Đệ Đi Giảng

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Một trong những định nghĩa hay nhất của Thánh Augustinô là định nghĩa về sự bình an. Ngài nói: “Bình an là sự thanh thản của tâm hồn, sự yên tĩnh của tâm trí, sự đơn thuần của trái tim, sự gắn kết của tình yêu và sự kết hợp của đức ái.

Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu sai bảy mươi hai môn đệ của mình đi rao giảng. Nhưng Ngài nói với họ: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (c.3). ‘Chiên’, thực sự là biểu tượng của sự dịu dàng, nhu mì và bình an. Và trong hai câu tiếp theo (câu 5-6), cụm từ ‘bình an’ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều đó cho chúng ta một chắc chắn rằng, là Ki-tô hữu, trên hết, mỗi người chúng ta phải là sứ giả của bình an, sứ giả của sự hòa giải. Đây cũng chính là lý do tại sao thánh Edmund, Tổng Giám mục Canterbury khoảng năm 1235, trong thư viết gửi cho các giáo sĩ trong giáo phận của mình, ngài khẳng định: “Đó là nghĩa vụ đối với anh em, hỡi anh em của tôi, yêu mến sự bình an, vì Thiên Chúa là tác giả của bình an. Ngài đã giới thiệu nó cho chúng ta. Mong muốn của Ngài là sự bình an sẽ ngự trị trên trái đất cũng như trên thiên đàng và tất cả những gì là vĩnh cửu cũng được thiết lập dựa trên sự bình an này.”

Thế nên, trở thành một sứ giả của hòa giải là một trong những khía cạnh đẹp nhất trong sứ mệnh Ki-tô giáo của chúng ta. Hơn nữa, khi chúng ta mang lại bình an cho người khác cũng là lúc chúng ta nhận được sự bình an cho chính mình, sự bình an trong tâm hồn.

Đại học Duke,50 đã thực hiện một nghiên cứu về “sự bình an trong tâm hồn”. Các yếu tố được tìm thấy trong nghiên cứu này đã đóng góp rất lớn cho sự ổn định về cảm xúc và tinh thần là:

Sự bình an là sự vắng mặt của nghi ngờ và oán giận. Nuôi dưỡng một mối hận thù là một yếu tố chính trong bất hạnh.

  • Từ một nguồn không xác định.

Sự bình an là không ôm ghì quá khứ. Một mối bận tâm bất thiện với những sai lầm và thất bại trong quá khứ dẫn đến trầm cảm.

Sự bình an là không lãng phí thời gian và năng lượng để đối đầu với điều mà bạn không thể thay đổi được. Hợp tác hòa mình với cuộc sống, thay vì cố gắng chạy trốn khỏi nó.

Sự bình an là buộc bản thân phải tham gia với những sinh họat sống động của cộng đồng. Chống lại cơn cám dỗ về sự thoái lui và trở nên co cụm lại trong lúc cảm xúc căng thẳng.

Sự bình an là từ chối nuông chiều bản thân, tự thương hại khi cuộc sống trao cho bạn điều bất lợi. Chấp nhận thực tế rằng không ai mà không có một số đau khổ và bất hạnh nào trong cuộc sống.

Sự bình an là trau dồi những nhân đức – tình yêu, sự hài hước, lòng trắc ẩn và lòng trung thành.

Sự bình an là đừng kỳ vọng quá nhiều vào bản thân. Khi có quá nhiều khoảng cách giữa kỳ vọng và khả năng đáp ứng các mục tiêu bạn đã đặt ra, cảm giác không thỏa đáng là không thể tránh khỏi.

Sự bình an là tìm một cái gì đó lớn hơn chính bạn để tin vào. Những người tự cao tự đại lấy điểm thấp nhất trong bất kỳ bài kiểm tra nào để đo lường hạnh phúc.

Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu cũng nói với chúng ta: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít.” Ngài kêu gọi chúng ta hãy cầu xin chủ mùa là Thiên Chúa sai thêm thợ gặt. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, bao gồm cả chính chúng ta trở nên những sứ giả chuyển tải sự bình an cho nhân loại, cho triều đại của Thiên Chúa mau hiển trị trên mặt địa cầu. Mặt khác, không phải chúng ta có thể làm gì đó để thay đổi người khác, nhưng chính sự bình an của Chúa ở trong con người các Ki-tô hữu có sức biến đổi những người thành tâm thiện chí, vì sự bình an trong mọi gian nguy và mọi biến động của cuộc sống, trong nghèo đói đơn hèn, hành trang của người môn đệ khi thi hành sứ vụ là: không túi tiền, bao bị, giày dép, và trong đau khổ, kể cả khi phải đối diện với sự chối từ cũng như cả cái chết, nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa và ân sủng của Ngài ở trong chúng ta. Tóm lại, trong mọi lúc, hành trang mà người môn đệ của Chúa Ki-tô chính là sự bình an. Hãy đến với Chúa trong thánh lễ và trong cầu nguyện để đón nhận sự “bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em” và cũng hãy trao nó cho bất cứ ai mà chúng ta sẽ gặp gỡ bằng lời chúc bình an của Chúa cho họ. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...