Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN II MC, A: Thay hình đổi dạng với Chúa

THAY HÌNH ĐỔI DẠNG VỚI CHÚA

(Anh Maithi-PV)

       Mục sư Oscar Cullman đã chỉ ra rằng: Một trong những lý do khủng hoảng ngày nay- là  Kitô hữu không chấp nhận sự điên dại của thập giá Chúa, như thánh Phaolô đã dạy. Họ muốn đua đòi khôn ngoan theo kiểu thế gian. Họ tránh hy sinh, tránh khó nghèo. Họ tìm lời khen, họ muốn tự do theo ý riêng họ. Họ muốn theo Chúa Giêsu lúc Người biến hình trên núi Taborê, nhưng dừng lại bên ngòai vườn Cây Dầu, và không trèo lên núi Thập giá” (Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa A, tr 49).

Thưa Mục sư Oscar, không phải hôm nay chúng ta mới có xu hướng “hưởng thụ” ấy, mà ngay thời Chúa Giesu, thánh Phêrô cũng đã từng như thế. Mùa chay nhắc nhớ và mời gọi chúng ta xác định lại ơn gọi đi theo Chúa trên con đường Thập Giá và Vinh Quang Phục Sinh.

Vinh quang ấy được phụng vụ Chúa Nhật II Mùa chay mặc khải cho ba tông đồ đại diện, để họ được củng cố và khích lệ đi trọn hành thình theo Chúa. Với điều kiện họ phải ‘biến hình’ với Chúa, nếu không sẽ bị bỏ lại.

       Khi tường thuật sự kiện Chúa biến hình trên núi, thánh Matthêu mở đầu bằng chi tiết “sáu ngày sau”. Vậy, sáu ngày trước xảy ra chuyện gì? Đó là lời loan báo cuộc thương khó lần thứ nhất. Đối với các môn đệ, việc Đức Giêsu chịu thương khó là điều không thể chấp nhận được. Vì vậy, Phêrô đã can gián và thậm chí còn trách Người. Sự can gián của Phêrô bị Chúa quở trách là Satan (x. Mt 16 21- 23). Cùng với việc loan báo cuộc thương khó, Đức Giêsu cũng đưa ra những điều kiện cần phải có để trở nên môn đệ của Người, đó là vác thập giá mình mỗi ngày mà theo theo Chúa.

     Các Tin Mừng Nhất Lãm đưa ra thời điểm biến cố Hiển dung có khác nhau, nhưng cả ba đều có chung quan điểm thần học như lời nhận định của cha Guillemette: “Xét theo văn mạch, thì cuộc biến hình có mục đích cho các môn đệ ưu ái thấy trước Vinh quang của ngày sau hết, vinh quang nay đang tập trung trong con người của Đức Giê-su đang sống thường ngày với họ. Thiên Chúa phán với các môn đệ đầy sợ hãi rằng họ phải vâng lời đi theo Đức Giê-su trên đường dẫn tới Giê-su-sa-lem, tiến đến vinh quang qua thập giá” (“L’Evangile de Matthew”, 195).

       Vấn đề được đặt ra là tại sao Đức Giê-su phải nhọc công leo lên ngọn núi cao, đến nơi đồi núi hoang vắng này mới mặc khải vinh quang của Ngài cho các muôn đệ? Thánh Lu-ca vén mở cho chúng ta câu trả lời: “Người lên núi để cầu nguyện”. (Lc 9 : 29). Theo truyền thống Cựu ước, “núi” là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và là nơi Thiên Chúa bày tỏ mình ra. Vì thế, sự kiện núi không được nêu tên không phải là không có chủ ý, bởi vì “ngọn núi cao” không thuộc trật tự địa lý nhưng tâm linh. Ngọn núi thày trò chọn hôm nay mang dáng dấp của núi Xi-nai, nơi các môn đệ chứng kiến cuộc biến hình vinh hiển của Đức Giê-su và cuộc Thần Hiện.

     Cảnh tượng Ngài đã biến hình sáng láng “trắng như tuyết” trước mắt các ông làm các ông hết sức ngạc nhiên và hứng thú, đến nỗi ông Phêrô đề nghị với Chúa để dựng lều ở luôn trên núi không muốn xuống nữa. Nhưng thực tế là người ta phải xuống núi để còn phải chu tòan bao nhiệm vụ gai góc và nguy hiểm nữa. Phải chăng Đức Giêsu hé mở cho các ông thấy một chút vinh quang để kích thích các ông đi vào con đường khổ giá mà Ngài sắp phải trải qua trong những ngày sắp tới!

    Như thế, việc Chúa Giêsu biến hình trên núi nhằm mục đích khai mở trí lòng cho các môn đệ, để các ông hiểu hơn về thân phận và sứ mạng của Người. Qua sự kiện này, Chúa muốn khẳng định với các ông: dù Người có phải trải qua cuộc thương khó, nhưng Người sẽ chiến thắng sự chết và sẽ trỗi dậy trong vinh quang.

     Mọi Kitô hữu nói chung, cách riêng các đan sĩ chúng ta càng phải đi theo con đường khổ giá của Chúa. Đi theo con đường khổ giá là phải từ bỏ mình và vác thập giá. Từ bỏ mình là phải thay hình đổi dạng, phải lột bỏ con người cũ xấu xa tội lỗi mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện hơn. Điều đó đòi hỏi một cuộc canh tân tòan diện. Cuộc canh tân này phải kéo dài và đòi hỏi chúng ta phải cố gắng triền miên, phải liều mình theo tiếng gọi của Chúa giống như tổ phụ Abraham xưa. Nhưng chắc chắn cuộc canh tân này sẽ dẫn ta đi tới đích mặc dầu phải trả một giá rất đắt.

     Người đan sĩ khấn giữ lời khấn Canh Tân đòi hỏi phải biến hình mỗi ngày theo nghĩa tích cực nhất của ngữ nghĩa này. Nhưng trong thực tế họ cũng luôn có những cám dỗ như thánh Phêrô xưa, là muốn làm ba lều cho Đức Giêsu, cho Maisen và cho Elia. Họ muốn kéo dài giây phút huy hòang và không muốn trở về với công việc thường ngày…  Ai đã từng có kinh nghiệm trải qua những giây phút thân mật, trong sáng, bình an, gần gũi với Chúa cũng đều muốn kéo dài những giây phút ấy, như có người đã diễn tả : “Núi Biến hình bao giờ cũng thích thú hơn là công tác phục vụ hằng ngày hay con đường thập giá”(Mc Neil).

     Nhưng núi Biến Hình được ban cho ta  chỉ để cho ta có sức mạnh làm công tác phục vụ hằng ngày và bước đi trên con đường thập giá. Quả vậy, sau khi chứng kiến Chúa Giêsu biến hình, ba môn đệ xuống núi, có Chúa cùng đi. Các ông trở về với đời thường, với tâm trạng được biến đổi.

      Ước gì sự kiện Chúa biến hình trên núi cũng giúp chúng con ‘thay hình đổi dạng’ trong mỗi ngày sống. Và giúp thân phận yếu hèn tội lỗi của chúng con can đảm hơn hầu đi trọn hành trình Thập Giá để tiến đến Hiển Dung với Chúa. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn trọng nhất

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn Trọng Nhất Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Luật tôn giáo Do Thái...

Chúa Nhật XXXI TN, B, Mc 12,28b-34: Điều Răn quan trọng nhất

      ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mc 12,28b-34) M. Michael Hội, Phước Lý Là người tín hữu Công giáo, ai trong chúng ta cũng biết tới Mười Điều...