Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

TÌNH YÊU KHÔNG SAN SẺ

TÌNH YÊU KHÔNG SAN SẺ

                                  Fm. Ambroise Nguyễn Thế Lưu, ND de Fatima

            Lời Chúa của Chúa Nhật 31, năm B, nhấn mạnh đến tình yêu với Thiên Chúa không được san sẻ. Vì sao Thiên Chúa lại đòi hỏi chúng ta phải « yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực », điều mà rất khó đối với con người yếu đuối của chúng ta ?

 1. Yêu mến Thiên Chúa vì Ngài yêu thương chúng ta trước.

          Thiên Chúa tạo dựng nên con người là để con người được thông phần hạnh phúc và vinh quang của Ngài. Ngài đã chọn dân tộc Do Thái làm dân riêng, để qua họ, Thiên Chúa dùng các Ngôn Sứ mạc khải về Danh Thánh Ngài, về tình thương trọn vẹn mà Ngài dành cho con người, cách riêng dân tộc Do Thái mà Ngài đặc tuyển : « Hởi Israel, kẻ Ta tuyển chọn ! Đức Chúa, Đấng tạo thành ngươi, Đấng nắn ra ngươi từ khi ngươi còn trong lòng mẹ (…) Trên dòng dõi ngươi, Ta sẽ đổ Thần Khí, trên con cháu ngươi, Ta ban muôn phúc lành (…) Ta là khởi nguyên, Ta là cùng tận ; chẳng có thần nào hết, ngoại trừ Ta » (Is, 44, 1-2, 5-6).

           Chính vì thế Ngài là « Thiên Chúa duy nhất » mà dân Israel phải yêu mến, phụng thờ hết lòng, hết dạ, hết sức chứ không phải là một thần linh nào khác. Khi sống trong tâm tình kính yêu Thiên Chúa như thế, con người khác nào như cây được trồng bên dòng suối ân sủng Chúa, lá cành luôn mãi xanh tươi, « được sống lâu, được hạnh phúc và sinh sôi nẩy nở đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật » (Đnl, 6, 3).

Thánh Augustinô chú giải vấn đề yêu mến Thiên Chúa hết lòng như sau :

        « Bạn hãy xem nếu Thiên Chúa muốn để lại nơi bạn một vài điều mà qua đó bạn có thể yêu mến, Ngài nói với bạn :          « Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực ». Vậy còn lại gì nơi trái tim để bạn có thể yêu chính                  bạn ? Ngài nói « tất cả » những gì bạn có. Đấng dựng nên bạn đòi hỏi bạn phải yêu Ngài cách trọn vẹn nhất » (1).

Còn thánh Bênađô nhấn mạnh đến tình yêu của linh hồn :

         « Tình yêu của con tim có vài điều so sánh được với tình yêu của thể xác, bởi vì những sự nhiệt nồng của tình cảm được gán cho con tim. Linh hồn nói đến những điều cao trọng hơn ; bởi đó người ta nói rằng linh hồn là trung tâm của sự khôn ngoan, cũng vậy, linh hồn được dành để yêu mến Thiên Chúa với sự phân định » (2).

  1. Làm thế nào để có thể yêu mến Thiên Chúa hết lòng ?

       Mang thân phận con cái của Ađam và Eva đầy yếu đuối và mỏng dòn, làm sao chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết dạ và hết sức lực được ? Vì như thánh Phaolô cũng thú nhận : « Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm (…) Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!» (Rm 7,19, 24-25).

        Thực vậy, nếu chúng ta chỉ cậy dựa vào sức lực, khả năng hay ý chí của chúng ta để yêu mến Thiên Chúa, chúng ta rất khó mà đạt được vì sự dữ cứ lôi kéo chúng ta xuống, nên chúng ta chỉ cậy nhờ vào ân sủng, sức mạnh của Chúa. Chính Chúa Giêsu cũng đã khẳng định : « Thầy là Đường, là sự Thật, và là sự Sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy » (Ga 14, 6).

          Khi suy niệm về lời này của Chúa Giêsu, thánh Ambrôsiô nói : « Nếu bạn muốn được chữa lành các vết thương của mình, Ngài là thầy thuốc ; Nếu bạn bị nóng sốt, Ngài là suối mát xoa dịu ; Nếu bạn âu lo, Ngài là sự Thật; Nếu bạn cần trợ giúp, Ngài là sức mạnh ; Nếu bạn lo sợ sự chết, Ngài là sự Sống ; Nếu bạn ước muốn thiên đàng, Ngài là con Đường ; Nếu bạn trốn chạy bóng tối, Ngài là Ánh Sáng ; Nếu bạn tìm kiếm lương thực, Ngài chính là thần lương : « Hãy nếm thử và hãy nhìn xem Chúa dịu ngọt dường bao, hạnh phúc thay ai đặt tin tưởng nơi Ngài » (Tv 33,9) (3). 

 Thư gởi tín hữu Do Thái trong bài đọc hôm nay viết : « Do đó, Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa ». Vậy Chúa Giêsu đem ơn cứu độ cho chúng ta bằng cách nào ?

 Ngài đã vâng lời Chúa Cha nhập thể để cứu chuộc nhân loại.

  • Ngài luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa Cha qua cầu nguyện và thi hành những công việc mà Chúa Cha giao phó.
  • Ngài rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Cha cho nhân loại.
  • Ngài chữa lành bệnh tật tâm hồn và thể xác cho những người tìm đến với Ngài.
  • Ngài làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng đói khát.
  • Ngài vâng phục Chúa Cha hiến thân chịu chết để cứu độ nhân loại.

 Tình yêu trọn hảo của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và sự cứu chuộc con người được thánh Phaolô gói trọn trong lời này : « Ngài, địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người còn hạ mình vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự » (Phil 2, 6-8).

 3. Yêu mến nhờ Chúa Kitô

         Như vậy, Chúa Giêsu phải là mẫu gương trên hết và duy nhất tình yêu đối với Chúa Cha. « Thầy ban cho chúng con một điều răn mới : là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con » (Ga 13, 34). Tuy nhiên, để chúng ta có thể yêu mến như Chúa Kitô, chúng ta phải nhờ đức tin để khám phá ra khuôn mặt của Ngài. Đức tin giúp chúng ta lắng nghe Lời đã được mạc khải và giúp chúng ta gắn bó vào bản thể của Chúa Kitô. Nhờ đức tin chúng ta sẽ hiểu biết Đấng là mẫu gương của tình yêu, và chúng ta mong muốn yêu mến Ngài như Ngài đã yêu thương chúng ta cho đến cùng. Nhờ đức tin, chúng ta sẽ hòa nhập vào ý nghĩ, và sẽ suy tưởng như Ngài, ước muốn như Ngài, yêu thương như Ngài. Vì Chúa Giêsu khẳng định « Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (. . .) Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý »  (Ga 15, 6-7).

 H. de Tourneville bảo rằng : « Ngay lập tức và không cần tìm kiếm hơn, các bạn cứ áp dụng cách đơn sơ vào Chúa Kitô cái cách thế đích thực mà các bạn yêu thương người khác như chính Ngài, thì chẳng bao lâu các bạn sẽ yêu mến Ngài hơn người khác » (4).

 Yêu một người mà ta ghét không phải là một điều dễ làm, vì thế ta phải mở lòng ra cho Chúa Kitô. Chỉ có thái độ tin cậy vào Chúa Kitô như thế, Đấng sẽ ngự đến và sẽ yêu thương trong ta. Thực thế, khi những tình cảm tiêu cực nổi lên trong ta, hay khi ta không còn những tình cảm tích cực, thì chỉ mình Chúa Kitô có thể yêu thương trong ta mà thôi. Theo nghĩa này, khi ta có những khó khăn trong việc giao tiếp với người khác, là dịp may giúp ta mở lòng ra cho ân sủng và cho tình yêu của Chúa Kitô. Lúc đó Chúa Kitô ngự xuống trên ta với tư cách là đức mến của Chúa Cha. Amen.

 

 

___________

 

  1. J. Rouet de Journel, S.J. « Textes ascétiques des Pères de l’Eglise », Ed. Herder Fribourg, 1947, trg. 265.
  2. Saint Bernard, Sermons divers, Ed. Desclée de Brouwer 1982, trg.
  3. J. Rouet de Journel, S.J. « Textes ascétiques des Pères de l’Eglise », trg. 192.
  4. Vivre sa Vie, comment ? Ed. Chaix-Dessfossés-Néogravure, Paris 1973, trg. 110.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...