Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN

(Mc 14,1-15,47)

 M. Galgano Trần Quốc Toàn

Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta về cái chết của Chúa Giêsu: Chúa Giêsu chấp nhận đón nhận cái chết để cứu độ mỗi người chúng ta. Thiết tưởng, chúng ta cần lưu ý rằng, có lẽ hình ảnh Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thánh Giá mà chúng ta có thể chiêm ngắm mọi nơi mọi lúc, trở nên quá quen thuộc và hình như làm chúng ta dễ dàng quên rằng cái chết của Chúa là một cái chết rất khổ tâm: bị giết do sự phản bội của môn đệ, các môn đệ chạy trốn và chối bỏ, thậm chí còn cảm thấy như Chúa Cha bỏ rơi. Vậy, sau khi lắng nghe bài Tin mừng, chúng ta cùng chia sẻ với nhau một vài ý tưởng về ý nghĩa này.

 Sự phản bội của Giuda

Trong thân phận con người, ai rồi cũng chết. Thế nhưng, có lẽ không ai mong muốn mình phải chết từ sự bán đứng của người thân. Nếu có, đó sẽ là một bi đát trong cuộc đời. Trở lại với tường thuật của Tin mừng Marcô, Giuđa – một trong số những người môn đệ, đã lập mưu kế để bán thầy mình để trục lợi (Mc 14,10-11.43-46). Dẫu rằng, cái chết của Chúa Giêsu là do tội lỗi của tất cả mọi người trong lịch sử nhân loại, nhưng dưới cảm nhận của mỗi người chúng ta, sự phản bội của Giuđa sẽ làm cho cái chết mà Chúa Giêsu phải đối diện đẩy sự bi đát đến cùng cực; đó là nỗi đau bị người thân yêu phản bội:

“Cả người bạn thân con hằng tin cậy,

đã cùng con chia cơm sẻ bánh,

mà nay cũng giơ gót đạp con!” (Tv 41,10)

Sự vô tâm của mọi người

Tiếp đến, sự vô tâm của mọi người thân đối với mình trong giờ chết cũng là điều khiến chúng ta run sợ. Chúng ta không bao giờ thích sự vô tâm của người thân yêu đối với mình, và càng đau buồn hơn nếu như sự vô tâm đó xảy ra vào thời khắc chúng ta cận kề cái chết. Chúng ta có thể nghĩ rằng, thời khắc cận kề cái chết, có lẽ tâm hồn Chúa Giêsu cũng cảm thấy lạc lõng. Trong tâm trạng đó, hình ảnh người phụ nữ đã dùng bình dầu thơm quý để xức chân cho Chúa có lẽ làm cho Chúa được ấm lòng. Thế nhưng, chính trong giây phút đó, những người dự tiệc đã dội ngay một gáo nước lạnh vào mặt Chúa khi họ bực tức với việc làm của người phụ nữ này là phí phạm. Theo tường thuật của Tin mừng Matthêu, những người đó không là ai khác mà chính là các môn đệ của Chúa (Mt 26,8). Như vậy, sự vô tâm của những người dự tiệc, hay có thể nói là của các môn đệ, làm cho Chúa Giêsu càng thấy đau buồn hơn khi cái chết đang cận kề. Và như thế, cái chết vốn đã là một điều làm cho ai cũng sợ hãi, thì sự vô tâm của những người xung quanh sẽ làm cho nó thêm bi đát hơn.

Sự chạy trốn của các môn đệ và sự chối bỏ của Phêrô

Trong cái chết của Chúa, chúng ta cũng không thể không lưu tâm tới sự chạy trốn của các môn đệ, và đặc biệt là sự chối bỏ của Phêrô. Trong lúc tối tăm nhất của cuộc đời, ai cũng muốn níu giữ những người thân bên mình để làm chỗ dựa tinh thần để vượt qua thử thách; cho dù họ biết là sẽ có ít người thân còn ở lại bên mình, nhưng họ vẫn khao khát còn lại một vài người thân yêu nhất. Thế nhưng, trong thời khắc đen tối, các môn đệ đã chạy trốn hết (Mc 14,50), thậm chí có một người chấp nhận trần truồng để chạy trốn, chứ không dám ở lại với Thầy Giêsu (Mc 14,52). Ngay cả Phêrô, một trong những môn đệ thân tín nhất của Chúa (Mc 5,37; 9,2; 13,3), và thậm chí chính Phêrô đã khẳng định bản thân mình sẽ là người trung thành tuyệt đối của Chúa (Mc 14,29), cũng chối bỏ Thầy Giêsu đến ba lần khi con gà chỉ kịp cất tiếng gáy lần thứ hai (Mc 14,66-72). Có thể nói, không có lời nào diễn tả được sự đau buồn của Chúa trong giờ chết.

Sự im lặng của Chúa Cha

Cuối cùng, chúng ta không thể không đề cập đến sự im lặng của Thiên Chúa đối với Chúa Giêsu trong thời khắc đen tối này. Không ai chúng ta đủ can đảm để có thể đối diện với giờ chết khi thấy Thiên Chúa im lặng. Chúng ta có thể cảm nhận một sự thử thách đến tột cùng của Chúa Giêsu qua câu nói: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34b). Có thể nói, sự thử thách lớn nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu là sự im lặng của Thiên Chúa khi Chúa Giêsu đang ở trên Thánh Giá: một sự đau đớn nội tâm vượt mọi ngôn từ có thể diễn tả.

Như vậy, cái chết của Chúa Giêsu thực sự là kinh sợ đối với sức chịu đựng của con người. Ai trong chúng ta cũng sợ sống cô đơn, nhưng có lẽ nỗi cô đơn sẽ trở nên kinh sợ hơn nếu như đó là thời điểm mà chúng ta trút hơi thở cuối cùng. Nhưng nỗi cô đơn ở mức độ cảm thấy như Thiên Chúa bỏ rơi thì đó là tột cùng của sự khổ đau, và thực sự không ngôn từ và miệng lưỡi nào có thể diễn tả nổi. Thế nhưng, cái chết mang đầy nỗi đau buồn đó là cái giá mà Chúa Giêsu đã đón nhận để cứu chuộc chúng ta. Có thể nói, không có ngôn từ nào có thể diễn tả hết tình yêu mà Chúa Giêsu yêu chúng ta. Đúng như Chúa đã nói: Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13). Sự lớn lao ở đây không phải là một sự hi sinh thay cho ai đó, nhưng là sự đau buồn nơi cái chết của Chúa Giêsu đã đè nặng trên tâm hồn của Ngài. Ước chi mỗi người chúng ta cảm nhận được phần nào sự đau buồn nơi tâm hồn của Chúa Giêsu trong giờ chết của Ngài, để chúng ta được thúc đẩy hơn nữa trong việc sống đền đáp lại Tình Yêu cứu chuộc của Ngài. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...