Thứ năm, 7 Tháng mười một, 2024

Của cải không hư nát – Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 – Thánh lễ giao thừa

CỦA CẢI KHÔNG HƯ NÁT

Suy niệm Tin Mừng Mt 5,1-10 – Thánh lễ Giao Thừa

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Thánh lễ hôm nay chúng ta gọi là thánh lễ giao thừa. Giao: là giao lại, Thừa: là nhận lấy. Giao thừa là điểm giao nhau giữa thời khắc cuối cùng của năm cũ sang thời khắc đầu tiên của năm mới. Giao thừa cũng là thời điểm chúng ta sống hết một năm cũ, chúng ta giao lại cho Chúa, đồng thời nhận lãnh một năm mới do Chúa thương ban. Trong thời khắc linh thiêng này chúng ta cùng lắng đọng để nhìn lại năm cũ để lượng giá về niềm vui, nỗi buồn, thành công thất bại… là Kitô hữu chúng ta nhìn lại để tạ ơn, để sám hối về quá khứ và cũng để dâng lên Chúa thời khắc hiện tại chúng ta đang tận hưởng.

Thời khắc giao thừa này, ai ai cũng cầu chúc cho nhau mạnh khỏe, an khang, Tiền vào như nước sông đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin. Thế nhưng có điều gì đó nghịch lý, với tám mối phúc mà Chúa chúc cho chúng ta dịp đầu năm: Phúc cho ai nghèo khó… phúc cho ai hiền lành… phúc cho ai sầu khổ…vv. Những điều Chúa gọi là phúc đó, thật là ngược đời, khác hẳn những với điều chúng ta chờ đợi.

Chúng ta tự hỏi với nhau, khó nghèo mà lại là phúc thật sao? Nếu nghèo là phúc thì việc gì mà chúng ta cứ phải lai lưng mà làm việc kiếm tiền? Liệu mối phúc này có còn hợp thời nữa chăng? Trước tiên chúng ta thấy, nghèo vật chất thường dẫn tới đói khổ bệnh tật, rồi “bần cùng dễ sinh đạo tặc”. Thế thì chắc chắn Chúa không muốn chúng ta sống nghèo để mà phải đói khổ bệnh tật. Vì Chúa xống trần gian là để cứu độ con người toàn diện cả thể xác lẫn tinh thần: thấy đám đông đói Chúa liền hóa bánh ra nhiều nuôi sống họ, thấy người bệnh tật là Chúa chữa lành, Chúa còn phục sinh cho con trai duy nhất của bà góa thành Nain, cũng như Ladarô bạn thân của Chúa…

Mặt khác, Chúa không ca ngợi sự nghèo khổ của ông Ladarô; đồng thời, Ngài cũng không lên án sự giàu sang của ông phú hộ. Bởi lẽ của cải tự nó không xấu cũng không tốt, nó tốt hay xấu là do cách chúng ta sử dụng. Nó như nệm êm đỡ bước chân ta, nhưng sẽ rất nặng nếu ta đội nó lên đầu. Nó là tên đầy tớ tốt, nhưng nó thật là ông chủ tồi sẵn sàng hủy diệt cuộc đời chúng ta. Có những người vì đồng tiền mà bỏ Chúa, bỏ lễ Chúa nhật, bỏ sinh hoạt hội đoàn giáo xứ, giáo họ. Có những người vì đồng tiền mà lỗi đức công bằng với tha nhân cho vay nặng lãi, buôn gian bán lận… Đừng hỏi tại sao lại có bệnh ung thư. Vì người ta hám tiền, nô lệ tiền bạc mà thành kẻ bất nhân làm ra những cọng rau, cọng giá non mơn mởn nhưng bên trong đầy thuốc tăng trưởng, những miếng thịt trâu, thịt bò tươi rói nhưng bị ngâm tẩy hóa chất. Kinh khủng hơn nữa là, có người vì đồng tiền mà sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm, chà đạp tình nghĩa cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn bè…

Thực tế chúng ta cần có tiền để duy trì sự sống. Nhưng bao nhiêu tiền là đủ? Thật bao nhiêu cũng không vừa. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa dạy chúng ta “xin cho chúng con lương thực hằng ngày” nghĩa là xin vừa đủ với nhu cầu cần thiết mà thôi. Hơn nữa, Chúa dạy chúng ta “hãy ra công làm việc không phải vì của ăn mau hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến muôn đời”. Của ăn nào mà tồn tại muôn đời được, nếu không phải là đức bác ái?

Bởi đó, Chúa đã không chỉ chọn gọi những người nghèo khó mà ngài còn chọn gọi những người giàu có làm tông đồ cho Chúa như Matthêu một ông quan thuế giàu tếch xù, nhưng có lòng bác ái chia nửa tài sản cho người nghèo, Chúa cũng chọn gọi các phụ nữ đi theo giúp đỡ vật chất, lo lắng hậu cần để Thầy trò có thể chuyên tâm thi hành ý Thiên Chúa loan giảng Tin mừng cứu độ đến với mọi người. Đấy thực là những người giàu vật chất nhưng lại có tinh thần nghèo đúng theo Tin mừng. Họ được “phúc nghèo” vì đã thanh thoát cho đi mà không so đo tính toán, biết dùng của đời này để đổi lấy của đời đời, biết chia sẻ với tha nhân đang thiếu thốn, biết đặt trọn vẹn niềm tín thác nơi Thiên Chúa. Chúng ta mừng vì có những anh chị em đã được mối phúc này. Đó là hạnh phúc thật mà Chúa ban cho những ai kính mến Chúa.

Ước chi lời Chúa hôm nay tác động và biến đổi cuộc đời của chúng ta để dù sống trong thế giới này phải vất vả làm ra của cải, thì chúng ta cũng biết dùng chính của cải Chúa ban, để sắm cho ta hạnh phúc thật là lòng bác ái, hoan lạc, bình an ngay từ bây giờ và mãi mãi. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đan sĩ – Nhà truyền giáo

    Đan Sĩ - Nhà Truyền Giáo M. Hương Yến, PH   Truyền giáo là một sứ mạng mà Chúa Giêsu khi về trời đã trao lại...

Làm thế nào để có bài giảng thú vị?

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ BÀI GIẢNG THÚ VỊ? Lm. Bruno Demers, OP Kitô giáo là tôn giáo của Tin Mừng. Trong các phụng vụ khác...

Ngày 1/5, thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58: Phục vụ trong yêu thương

Ngày 1/5, Thánh Giuse thợ, Mt 13,54-58 Phục Vụ Trong Yêu Thương Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Giuse với tước...

Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh lễ Mồng Ba tết...

Mồng Hai Tết: Thờ cha kính mẹ

Mồng Hai Tết: Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 Thờ Cha Kính Mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật là ý nghĩa ngày Mồng Một Tết chúng...

Thánh Lễ Tất Niên, Lc 1,39-55: Khúc ca tạ ơn

Thánh Lễ Tất Niên (Is 63,7-9; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-55) Khúc Ca Tạ Ơn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Chúng ta đang sống trong một thời khắc đặc...

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh

NĂM MỚI THEO Ý NGHĨA THÁNH KINH Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ Trên thế giới hiện nay có nhiều niên lịch khác nhau. Trong số...

Chúa đến cho con niềm vui và hạnh phúc

  https://www.youtube.com/watch?v=NRt7uNbYsBo

Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo

NGHĨA TRANG THEO NIỀM TIN KITÔ GIÁO Xuân Giang Theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa trang (hay nghĩa địa) là danh từ chỉ khu đất chung...

Chúa Nhật XXII TN, Mt 16,21-27: Nghịch lý đời người môn đệ

“Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống”. NGHỊCH LÝ ĐỜI...

Lao động là vinh quang – Suy niệm Lời Chúa Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh hóa công ăn việc làm

LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG Suy niệm Lời Chúa: St 2,4-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30 ; Thánh lễ Mồng Ba Tết – Thánh Hóa Công...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa: Huấn ca 44,1.10-15; Êphêxô 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6 - Mồng Hai Tết Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thật...