Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

XI. JEAN CASSIEN (365-435)

1.ĐỜI SỐNG: 6 giai đoạn:

a.Sinh và thời niên thiếu – 365?: Sinh tại Roumanie (hiện tại), biên cương giữa Đông và Tây – thuộc thế giới Hi Lạp và Latinh – gia đình Kitô giáo, khá giả, được học hành.

b.Kinh nghiệm đan tu – 383?: 17 tuổi, cùng người bạn tên là Germain lên đường đi Palestina. Hai năm tại tu viện ở Bethléem – xin phép đi Ai-Cập và sẽ trở về sau hai năm.

c.Hành hương Ai-Cập – 385?: Hai năm vụt qua mau chóng, vấn đề lời hứa trở về – tham khảo một vị ẩn sĩ: hứa tốt, ở lại tốt hơn – sống tại sa mạc Ai-Cập thêm 10 năm nữa. Tìm hiểu khắp chốn, sau cùng tại trung tâm đan tu Cellules – môn đệ của Évagre và chia sẻ số phận của nhóm này – năm 400 bị trục xuất với tất cả các thành viên của nhóm.

d.Tại Constantinople – 400: Gioan Kim Khẩu bảo trợ và cho tá túc – Germain làm linh mục, Cassien phó tế – Gioan Kim Khẩu đương đầu với hoàng đế và bị phát lưu – Cassien và Germain được phái đi Roma tường thuật vụ việc cho Đức Giáo Hoàng.

e.Roma – Antiokia – 405: Một thời gian ở Roma, sau đó đi Antiokia – bị chịu chức linh mục “đan sĩ phải tuyệt đối chạy trốn đàn bà và Giám mục!” – trở về Roma với tư cách đại sứ – tình bạn với Đức Giáo hoàng Innocent I – làm quen với một phó tế sau là Đức Giáo hoàng Leo Cả; Germain có lẽ qua đời tại Roma.

→ Đã sống tại bốn toà thượng phụ lớn của Giáo hội: Antiokia – Alexandria – Constantinople – Roma → chứng nhân của một Giáo hội chưa bị phân chia.

f.Marseilles – 415?: Không rõ nguyên nhân – một thời điểm có nhiều dự tính thiết lập đời đan tu tại xứ Gaule: Ligugé với thánh Martin, Lérins, Arles – đem đến một đạo lý căn bản xây dựng đời đan tu (viện tu) – theo yêu cầu của đức Leo Cả, viết khảo luận “Mầu nhiệm Nhập Thể”chống Nestorius – qua đời năm 435.

2.CÁC TÁC PHẨM: “Các thể chế viện tu” và “Các bài Thuyết Trình

a.“Các thể chế viện tu”

a).Phần I: Chương 1 – 4: bài thuyết trình của Pinufius

– Chương 1 – 4: Khởi từ điều thấy rõ nhất → y phục – phụng vụ.

– Cách sống của đan sĩ: dẫn nhập – huấn luyện – cuộc sống – gương lành → đến điều bên trong.

  • Bài thuyết trình của ẩn sĩ Pinufius

+ Dẫn nhập (bản văn 1).

+ Khởi hành hướng tới sự hoàn thiện (trọn lành) (bản văn 2, 3, 4, 5, 6, 7).

Từ bỏ thế gian.

Đòi hỏi phải trung thành.

+ Vươn tới đức ái (bản văn 8).

Từ lòng kính sợ đến lòng khiêm hạ.

Phương pháp thực hành (bản văn 9, 10, 11, 12).

+ Kết luận.

b).Phần II: cẩn trọng – các nết xấu hàng đầu – hám danh và tính dị biệt – kiêu ngạo

     Lòng kính sợ Chúa > sự trần trụi > từ bỏ > khiêm hạ > các nhân đức > đức ái.

b.Các Bài Thuyết Trình: Tiếng vọng của việc huấn luyện (Linh phụ – trò / cao niên – người trẻ) – những đề tài liên quan đến đời đan tu.

a).Những bài thuyết trình quan trọng nhất: bài 1 (mục đích và cứu cánh của đời đan tu) – bài 2 (biện phân các tư tưởng) – bài 3 (ba loại ơn gọi, ba thứ của cải, ba sự từ bỏ) – bài 4 (lòng dục vọng) – bài 5 (tám tư tưởng) – bài 6 (sự dữ và cám dỗ) – bài 9 và 10 (cầu nguyện) – bài 14 (lectio divina)…

b).Mục đích và cứu cánh của đan sĩ (bản văn 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19)

c).Khổ chế và chiêm niệm (bản văn 20, 21, 22, 23)

d).Sự phân tâm (đãng trí, lo ra) (bản văn 24, 25, 26)

e).Biện phân các thần trí (bản văn 27)

3.KẾT LUẬN: Mối tương giao thầy – trò (Linh phụ – môn đệ) (bản văn 28)

——- + ——-

  Cassien, môn đệ của Évagre, trao chuyển đạo lý của các Thánh Phụ Sa Mạc cho các đan sĩ cộng tu. Thánh Biển Đức đã đọc Cassien; và vì thế nơi chương 73, ngài khuyên đọc Cassien. Chính Cassien đã nhận thức một đạo lý thiêng liêng súc tích: đó là đạo lý của các Thánh Phụ Sa Mạc mà Évagre đã tổng hợp. Cassien lấy lại đạo lý của Évagre, nhưng trình bày một cách ít hệ thống hơn. Ông không đặt tấm chắn ngăn các giai đoạn của đời sống thiêng liêng: nơi ông vắng bóng tính chặt chẽ cố ý.

  Cuộc sống của Cassien, khá ngoại lệ, giải thích rất nhiều công trình của ông. Vì thế cần phải biết cuộc sống đó. Đời sống của ông trải qua sáu giai đoạn.

1.Đời sống

a.Sinh và tuổi thơ – 365?

  Cassien sinh vào khoảng năm 365, sau khi Antôn qua đời. Évagre hơn Cassien 20 tuổi. Cassien sinh tại nước Roumanie hiện thời, khi ấy là nằm giữa hai vương quốc Đông và Tây, vào một thời điểm mà hố ngăn cách bắt đầu giữa Đông và Tây. Đó là điểm thứ nhất đáng quan tâm: ông thuộc thế giới Hi Lạp cũng như thế giới Latinh. Trong đất nước ông, người ta nói tiếng Hi Lạp và tiếng Latinh. Ông viết tiếng Latinh nhưng không phải là một thứ Latinh thuần tuý, nhưng là thứ Latinh giữa biên giới vương quốc. Theo các tác phẩm của ông, ông thuộc một gia đình kitô giáo, và cuộc sống vật chất đầy đủ tạo điều kiện cho ông học hành.

b.Kinh nghiệm đan tu – 383?

  Sau khi hoàn tất việc học, Cassien như nghe thấy trong lòng mình tiếng mời gọi sống đời đan tu. Cùng với người bạn là Germain, Cassien lên đường đến Palestina. Cả hai người được tiếp đón trong một căn phòng tại tu viện ở Bethléem và họ lưu trú ở đó hai năm. Cassien lúc đó còn khá trẻ: 17 hay 18 tuổi.

c.Hành hương tại Ai-Cập – 385?

  Sau hai năm sống tại đan viện ở Bethléem, Cassien nghe nói đến các ẩn sĩ Ai-Cập, đã xin phép bề trên được phép đi một vòng thăm Ai-Cập. Bề trên, vì rất quí mến Cassien, sợ anh ở lại đó luôn, nên lúc đầu từ khước lời xin. Nhưng Cassien nài xin, khi ấy bề trên cho phép với điều kiện là phải hứa trở về sau hai năm. Cassien hứa và ra đi với người bạn Germain.

  Đời sống ẩn tu ở Ai-Cập làm hai người bạn vui sướng đến nỗi hai năm vụt qua thật mau chóng. Họ nói với nhau là phải trở về vì đã hứa, nhưng như vậy thì thật là phiền muộn. Vì vậy họ đến tham khảo một vị ẩn sĩ cao niên, một linh phụ, vị này giải thích là giữ lới hứa thì rất tốt, nhưng ở lại Ai-Cập thì còn tốt hơn (bài Thuyết trình 17). Cassien dễ dàng bị thuyết phục, và cả hai còn ở lại Ai-Cập thêm 10 năm nữa.

  Cassien làm gì trong thời gian cư trú ở Ai-Cập? Anh bắt đầu rảo bước hầu như khắp nơi để nhìn thấy những gì xảy ra. Sau đó, định cư ở sa mạc của trung tâm Cellules, nơi anh trở thành môn đệ của Évagre. Như chúng ta đã biết, Évagre là một nhà trí thức, một người say mê đọc Origène và đã qui tụ chung quanh mình những đan sĩ khác cùng chia sẻ tình cảm của ông, và người ta gọi họ là “những người thuộc trường phái Origène”.

  Và đó còn là điều đáng lưu ý thứ hai nơi nhân vật này: Cassien biết cách sâu xa cuộc sống của các ẩn sĩ sa mạc, và là bạn của một người đã suy tư về linh đạo của họ và trình bày một cách hệ thống.

  Như vậy, Cassien được kết nạp một cách hoàn toàn vào nhóm các đan sĩ thuộc trường phái Origène; anh chia sẻ cuộc sống và số phận của họ cho cả đến việc họ bị đuổi khỏi Ai-Cập. Chính anh cũng kể lại chuyện này (bài Thuyết trình số 10): Mỗi năm, nhân dịp lễ Phục Sinh, Thượng phụ thành Alexandria là Théophile viết những bức thư, và trong một lá thư, vị thượng phụ tỏ lòng kính mến và bênh vực Évagre và các bạn hữu của ông, và lên án những đan sĩ theo thuyết nhân hình. Những người này, vì là đa số, nên cùng nhau kéo đoàn kéo lũ xuống thành Alexandria, trang bị gậy gộc và tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống lại vị thượng phụ, tố cáo ông về vấn đề luân lý. Để làm dịu họ và lấy lòng họ, Théophile cho thấy Origène là một người lạc đạo và chống lại những đan sĩ theo trường phái Origène. Vào năm 400, ông ra lệnh quân lính trục xuất những đan sĩ đó. Évagre vừa mới qua đời vào năm 399, nhưng Cassien và Germain, và các bạn hữu của họ phải bỏ Ai-Cập ra đi.

d.Tại Constantinople – 400

  Bị trục xuất khỏi Ai-Cập, những đan sĩ này đi tìm nơi ẩn trú và người bảo hộ. Họ tìm thấy nơi Gioan Kim Khẩu, người đã dang rộng đôi tay tiếp đón họ. Germain được phong linh mục và Cassien làm phó tế. Tất cả đều xuôi thuận cho tới ngày Gioan Kim Khẩu, vì cố chấp hơn là ngoại giao, đã đương đầu với hoàng đế và bị phát lưu. Cassien và Germain được gởi đi Roma để tường thuật cho Đức Giáo hoàng vụ việc này.

e.Roma – Antiokia – 405

  Cassien cư trú ở Roma một thời gian. Sau đó đi đến Antiokia nơi Giám mục nhận ông vào hàng ngũ giáo sĩ và phong chức linh mục, dù ông không muốn. Chính vì thế, trong một đoạn trong sách “Các Thể Chế”, ông trích câu châm ngôn của các vị cao niên: “Đan sĩ phải tuyệt đối chạy trốn đàn bà và Giám mục.” Tiếp đến Giám mục thành Antiokia lại giao cho ông làm đại sứ tại Roma. Vì thế ông trở lại Roma và kết tình thân hữu với Đức Giáo hoàng Innocent đệ nhất. Vị Giáo hoàng mến phục và tin tưởng ông. Tại Roma ông cũng làm quen với một phó tế trẻ mà sau này sẽ trở thành Giáo hoàng: Leo Cả. Có lẽ Germain đã qua đời ở Roma, vì sau đó không còn thấy nhắc đến nữa.

  Và đây là điểm lưu ý thứ ba về nhân vật Cassien: Cassien đã sống trong bốn toà thượng phụ lớn kết thành Giáo hội Công giáo và Chính Thống: Antiokia, Alexandria, Constantinople và Roma. Cassien là một chứng nhân của một Giáo hội không bị phân lìa.

f.Ở Marseille – 415?

  Vào một thời gian không chắc chắn lắm, và cũng không rõ tại sao một chiếc thuyền nhỏ cập bến Marseille và Cassien xuống tàu.

  Điều chắc chắn là do Chúa quan phòng! Vì ngài đến vào một thời điểm mà có nhiều dự tính thiết lập đời đan tu tại xứ Gaule, nhưng tất cả đều ít nhiều bị còi cọc: ở Ligugé với thánh Martin, ở Lérins, ở Arles. Và đây Cassien mang trong hành trang của mình cái kinh nghiệm đặc biệt: ngài đã sống đời ẩn sĩ, đã sống cô tịch trong căn phòng nơi sa mạc và đã tiếp xúc với những Thánh Phụ sa mạc nổi tiếng vào thời đó. Tiếp đến ngài đã được kêu gọi để sống đời ngoại giao của Giáo hội, qua đó được tiếp cận với tất cả những trào lưu lớn từ Đông sang Tây. Như vậy, ngài đã thủ đắc một nền văn hoá nhân bản và thiêng liêng mà các đan sĩ xứ Gaule sẽ lợi dụng được.

  Theo một lá thư ngụy tác vào thế kỉ thứ năm, Cassien được Giám mục Marseille là Proculus giao phó các đan sĩ mà vị giám mục đã qui tụ quanh mình. Phải chăng ngài đã thành lập hai đan viện như người ta thường khẳng định như thế? Người ta không thấy dấu vết về vấn đề này. Ngài còn sống vào năm 430, lúc mà theo lời xin của Đức Giáo hoàng Leo Cả, ngài viết một khảo luận chống lại Nestorius: “Về Mầu Nhiệm Nhập Thể”. Ngài qua đời vào năm 435. Vào năm 470, sự thánh thiện của ngài đã được mọi người công nhận.

2.Các tác phẩm

  Như vậy khi viết các tác phẩm (Những Thể Chế Viện Tu và Các Bài Thuyết Trình), Cassien đã trao cho các đan sĩ xứ Gaule cái kinh nghiệm ngài đã sống trong thời gian cư trú tại sa mạc Ai-Cập. Cuốn “Các Thể Chế Viện Tu” được viết vào khoảng năm 421 và cuốn “Các Bài Thuyết Trình” vào năm 426. Có thể nói được rằng “tác phẩm” của ngài là một và được chia thành hai tác phẩm. Vì Cassien là người, khi cầm bút viết, đã biết điều mình sẽ viết sau đó. Thánh Basiliô và thánh Benađô là những con người như vậy; ngay từ đầu, đạo lý của các ngài đã được thành hình.

  Hai tác phẩm của Cassien: “Những Thể Chế Viện Tu”- muốn nói lên những “cách thế sống của đan sĩ viện tu”, và “Những Bài Thuyết Trình” có nghĩa là “những cuộc đối thoại” hay “các bài phỏng vấn”- được kết cấu một cách tài tình, như chúng ta sẽ trình bày trong dàn bài sau đây. Đó chỉ là một tác phẩm duy nhất, được chia làm năm phần.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ...

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được...

Lược sử Nữ Đan viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải

Nữ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải Theo...

Những tượng Chúa Kitô Vua lớn nhất trên thế giới

  NHỮNG TƯỢNG CHÚA KITÔ VUA LỚN NHẤT TRÊN THẾ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ sách Biển Đức - Xitô   Linh phụ Abraham vừa gặp linh phụ Arès. Họ đang...

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển Đức - Xitô Vào khoảng năm 270, Antôn - một thanh niên 18 tuổi người Ai...

Viện phụ Agathon – Tỉnh thức nội tâm

  Viện phụ Agathon

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được tình yêu thương anh em   Tủ sách đan tu Biển Đức - Xitô        ...

Tu trào đan tu (phần kết)

DÒNG XITÔ   Cuộc cải tổ của Dòng Cluny (910) đã đem lại cho Giáo hội nói chung và đan tu nói riêng nhiều sức...

Tu trào đan tu (Tiếp theo)

II-Thánh Biển Đức và nếp sống Đan Tu Cộng Đoàn 1. Con người Biển Đức        Biển Đức sinh năm 480, tại ngôi làng...

Tu trào đan tu

Tu trào đan tu Từ các linh phụ sa mạc đến sự ra đời của Dòng Xitô (1098) I. Tu trào dan tu thời đầu 1. Khái...

Tu trào Xitô

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 do cha Henri Denis Biển Đức Thuận sáng lập. Cha Henri...

ƠN GỌI CHIÊM NIỆM

  ƠN GỌI CHIÊM NIỆM   Có thể nói, chiêm niệm...

Linh Đạo Xitô

LINH ĐẠO XITÔ           Sống trong một đan viện Xi-tô (hay Biển Đức), đan sĩ sống trong một “Trường Phụng Sự...