XII.THÁNH AUGUSTINÔ (354 – 430)
1.Thánh Augustinô và Đời sống Đan tu
– Thánh Augustinô là một giáo phụ quan trọng: chất lượng và số lượng + tầm ảnh hưởng sâu rộng.
– Sinh năm 354 (T. Antôn qua đời được 2 năm, Pacômiô qua đời 8 năm, Basiliô 20 tuổi, Hiêrônimô 7 tuổi): một thanh niên sống tình bạn, khao khát hạnh phúc, khôn ngoan và cái đẹp.
– Trong thời gian học: ảnh hưởng của Hortensius và Cicéron → kiếm tìm khôn ngoan. Đức tin tuổi thơ không còn → đối kháng đức tin và lý trí: tìm khôn ngoan không cần đức tin → theo phái Manichéisme (nhị nguyên) từ Carthage đến Roma.
Thất vọng về phái Manichéisme, theo phái hoài nghi. Giáo sư tại Milan.
– Tại Milan, quen biết Ambrôsiô và triết học Platon. Qua Pontianus biết đến cuốn tiểu sử thánh Antôn và các đan sĩ Ai-Cập → giúp kiếm tìm điều khao khát → ơn trở lại: chuyện xảy ra nơi khu vườn (384) → lãnh bí tích thanh tẩy (387) và hướng về đời đan tu.
– Ngay say khi lãnh bí tích thánh tẩy, Augustinô sống ẩn dật tại Cassiciacum cùng với mẹ, người anh, người con (Adeodat) và một số bạn hữu: lao động nhẹ, đọc và chú giải các tác phẩm của Virgile, trao đổi về triết học.
– Một năm sau, trở về Phi Châu: trước khi về Phi Châu, vòng qua Roma và vùng phụ cận: gặp gỡ những nhóm qui tụ các kitô hữu sống đời khổ hạnh (kể lại trong tác phẩm “Những thuần phong mỹ tục của Giáo hội Công giáo” → đời đan tu + sự thánh thiện của Giáo hội.
Trở về Tagaste, Augustinô biến căn nhà của thân phụ thành một cộng đoàn gồm các bạn hữu, các kitô hữu sốt mến và người con Adeodat → mang tính Đông Phương: dấn thân dứt khoát mà nền tảng là từ bỏ của cải → Dung hoà: khổ hạnh + văn học, nghiên cứu. Nhưng vì gần dân cư, bị xáo trộn, Augustinô đi Hippone tìm nơi an tĩnh để thành lập một cộng đoàn.
– Nhưng tại Hippone, Augustinô bị bắt buộc nhận chức linh mục rồi sau đó là Phụ tá Giám mục. Vâng lời vừa khóc: “Nếu người ta từ chối phục vụ Giáo hội, thì ai sẽ nâng đỡ Giáo hội trong cơn đau sinh nở?” → Đức Giám mục dành cho một khu vườn để thành lập một cộng đoàn. Một vài người từ Thagaste đến sống chung, trong đó có Alypius. Sau khi làm giám mục, Augustinô viết một Bộ Luật cho Alypius và cho “Đan viện vườn”.
– Trở thành giám mục, Augustinô luôn mong ước tiếp tục sống đời đan tu: ngoài “đan viện vườn” qui tụ những giáo dân do Alypius điều hành, còn có cộng đoàn dành cho các giáo sĩ.
– Augustinô qua đời năm 430, sau khi đã thành lập những đan viện trong vùng Bắc Phi.
2.Tu Luật Augustinô
– Ba bản văn liên quan: Ordo monasterii (Luật đan viện), Praeceptum (Qui Luật), Lá Thư số 211.
“Qui Luật” được viết cho “Đan viện vườn”, “Lá thư 211”, chỉnh sửa bản “Qui Luật”, dành cho các nữ đan sĩ. Còn “Luật Đan Viện”, Augustinô đã viết cho cộng đoàn ở Thagaste với sự cộng tác của Alypius.
– Luật thánh Augustinô có vẻ thực hành: kết hợp những phong tục đời khổ hạnh tại Roma + thú học hỏi triết lý tại Cassiciacum. Thần học về đời sống đan tu nằm ở phần đầu và cuối: “Anh em phải “quay về với Thiên Chúa” (I, 2) và phải “tuân giữ các qui luật này với lòng yêu mến, như những người yêu mến Thiện Mỹ thiêng liêng” (VIII, 1).
- Dàn bài Luật Thánh Augustinô
– Nhấn mạnh đến cái đẹp, chiêm niệm (bản văn 1) → đời đan tu hướng linh hồn về Thiên Chúa. “Lạy Chúa, Chúa dựng nên chúng con cho Chúa, và trái tim chúng con sẽ chẳng bao giờ an nghỉ bao lâu nó chưa được nghỉ an trong Chúa” (Tự Thuật).
– Tình huynh đệ “đồng tâm nhất trí” trong “nhà” họ ở, là dấu chỉ ngôi đền thờ thiêng liêng mà họ tạo thành, là hình ảnh của Giáo hội → Duy nhất thể lý phải trở nên sự duy nhất thiêng liêng (bản văn 2). Qui chiếu sách Công vụ Tông Đồ: gương các kitô hữu đầu tiên: Tình yêu Chúa là động cơ của việc để chung mọi tài sản (bản văn 3). Nghĩa là “từ-bỏ-cái-mình-có-cho-mình” → nghèo khó; là “từ-bỏ-cái-mình-là-cho-mình” → khiêm hạ (bản văn 4) + (QL I,1-8).
– Cầu nguyện làm thành cộng đoàn → siêng năng cầu nguyện, nhà nguyện, tâm trí hoà hợp lời ca (bản văn 5) + (QL II, 1-3).
– Thực phẩm: sử dụng cho tốt (chống lại phái Manichéisme) → khổ chế xác thịt có mục đích tích cực: “Khi con người từ bỏ niềm vui xác thịt, họ nhận được niềm vui thiêng liêng”. Sự từ bỏ nhằm sự duy nhất của con tim (trái tim duy nhất). Nhưng chay tịnh tùy theo tình hình sức khoẻ (QL III, 1-4).
– Xuất hành: chú ý đến ánh mắt, nhất là khi nhìn phụ nữ → cần thiết của đức khiết tịnh. Đức khiết tịnh lệ thuộc vào tình yêu đối với Thiên Chúa: tình yêu thanh khiết (QL IV, 1,4,10,11).
– Công tác phục vụ: xuất phát từ việc để chung của cải → việc để chung của cải tuỳ theo mức độ tiến triển thiêng liêng → lao động: giá trị tự thân và là sự cộng tác vào công trình sáng tạo, là phương thế đền tội, phục hồi con người trong khiêm hạ, là sức mạnh thánh hoá, cho phép tôn vinh Thiên Chúa trong mọi hoạt động → cần lao động nhưng hợp với sức khoẻ mỗi người → không kêu ca, lẩm bẩm (QL V, 2,3,9).
– Sửa bảo huynh đệ: một yếu tố quan trọng trong đời sống chung→ Đức ái phải được diễn tả qua mối quan tâm thành thật về thiện hảo thiêng liêng của người anh em → im lặng là đồng loã (QL VI, 3) → Hoà hợp huynh đệ và tha thứ: Lý tưởng là không tranh cãi. Nếu có, phải chấm dứt sớm nhất có thể + thú lỗi, chấp nhận lẫn nhau và tha thứ là điều sống hằng ngày “Người nào không xin lỗi hay không xin lỗi tự tận đáy lòng mình, thì không có chỗ trong đan viện.” → tinh thần Tin Mừng.
– Tuân phục: tuân phục được bàn đến trong phần cuối. Nền tảng đời đan tu không phải là tuân phục, nhưng là tình yêu dưới dạng cuộc sống hiệp thông giữa anh em tuân phục trở nên một trong những thực tại, một điểm tựa của đời sống chung: “Tuân phục bề trên là tuân phục người cha” → cộng đoàn phải có một thủ lãnh, một người cha, nên phải tuân phục như trong một gia đình: anh em vui lòng tuân phục để đừng làm buồn phiền bề trên, vì trách nhiệm của ngài rất nặng nhọc → sự thương cảm gợi lên sự tuân phục: thương cảm đối với bề trên, nhưng cũng đối với chính mình (QL VII, 1,4).
– Thần học đời đan tu: qui luật kết thúc “Những người yêu vẻ đẹp thiêng liêng” (QL VIII, 1,2).
⇒ Qui luật Augustinô không nói đến tất cả, vì được viết ra trong một bối cảnh cụ thể và có tính cách hướng dẫn. Đối với thánh Augustinô cũng như thánh Basiliô, qui luật của kitô hữu là Phúc Âm. Điểm chính yếu là đức ái. Tất cả lề luật nhằm giải thoát chúng ta khỏi mối lợi riêng tư để trọn vẹn cho Thiên Chúa và anh em → đó là ý nghĩa của đời đan tu.
3.Những bản văn đan tu khác
– Ordo monasterii (qui luật đan viện): tình yêu là trung tâm của đời đan tu. Thiên Chúa Ba Ngôi vừa là ba vừa là một. Những sự vật khác: linh hồn + xác; con người bên ngoài + con người bên trong; Thánh Thần Thiên Chúa + thần trí con người; một đức tin, đức cậy, đức mến duy nhất → các tín hữu “chỉ có một tâm hồn và một trái tim duy nhất” (bản văn 6). “Trở nên một”: hiệu quả bình an của Thiên Chúa “vượt trên mọi hiểu biết” → hoà thuận và tình bác ái phản chiếu sự bình an của Thiên Chúa. Chính sự bình an đó duy trì trái tim của tất cả nên một (bản văn 7).
– Chú giải Thánh vịnh 132:
4.Kết luận
Qui luật thánh Augustinô, cũng như những bản văn khác liên quan đến đời sống đan tu của vị Giám mục thành Hippone, cho chúng ta một dấu nhấn khá khác biệt với những hình thái đan tu mà chúng ta đã biết qua:
Đời sống đan tu không xung khắc với nghiên cứu học hành.
Và nhất là, thánh Augustinô muốn thành lập một cộng đoàn tình yêu qui hướng về chiêm niệm.
Lý tưởng chính là cộng đoàn tiên khởi Jerusalem. Đối với ngài, sự thông hiệp trong tình yêu là đòi hỏi nền tảng để kết hiệp với Thiên Chúa. Từ đó phát sinh những hậu quả thực hành: nghèo khó, tuân phục, thanh khiết. Những điều đó nhằm phục vụ đức ái; tất cả những điều đó giải thoát chúng ta khỏi chính mình và cho phép chúng ta là tất cả trong việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh em.
Đó là một cộng đoàn phỏng theo hình ảnh Giáo hội. Nhãn quan về đan viện cũng chính là nhãn quan về Giáo hội: đó là cộng đoàn tình yêu chung quanh Chúa Giêsu Kitô. Với thánh Augustinô, chúng ta tiến đến thời vàng son của các đan sĩ Đông Phương và Phi Châu.