Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

XIII. JEAN CLIMAQUE (khoảng 580 -680)

1.Đời sống

– Rất ít thông tin về nhân vật này: không rõ sinh quán. Được hấp thụ một nền giáo dục trí thức tốt. Lúc 16 tuổi, tư tưởng khá trưởng thành. Đến thụ giáo với một vị cao niên (linh phụ) tại đan viện Núi Sinai. Trở thành đan sĩ lúc 20 tuổi.

– Linh phụ qua đời, Jean sống cô tịch tại Tholas, bên chân Núi Thánh, trong một hang hơi xa các ẩn sĩ sống trong khu vực này. Kinh nghiệm sự chán nản (acédia), cả ơn nước mắt và sự cầu nguyện liên tục. Suốt 40 năm.

– Đi tham quan và thăm viếng các đan sĩ Ai-Cập. Rất ấn tượng về một đan viện nơi các đan sĩ sống đời sám hối. Tường thuật lại trong tác phẩm của mình.

– Đời sống thánh thiện của Jean quang toả và lôi cuốn người ta đến thụ giáo, làm đồ đệ. Trở thành một linh phụ nổi tiếng. Gây nên ghen tương và trách ngài hoạt động mục vụ. Qua im lặng và chịu đựng, chinh phục những người chống đối.

– Được chọn làm bề trên đan viện Sinai. Trong thời gian này, trước tác “Chiếc thang thánh”. Vì thế được gọi tên là “Gioan đan sĩ Sinai” hay “Gioan, người bắc thang”, có nghĩa là “Gioan của chiếc thang” (klimakis = chiếc thang).

– Vì tuổi già, trao nhiệm vụ cho người em là Georges. Ngài rút vào cô tịch khoảng giữa năm 650 và qua đời vào khoảng giữa năm 680.

→ Đan sĩ: 20 tuổi; 40 năm đời ẩn sĩ; bề trên nhiều năm trời; cô tịch hoàn toàn; qua đời.

2.Tác phẩm

– Một tác phẩm quan trọng nhất “Chiếc thang thánh”: ba mươi chương được dẫn nhập bằng “Lá thư gởi mục tử” → Một khảo luận nhỏ để bề trên hay linh phụ sử dụng.

→ Một sản phẩm của giai đoạn chuyển tiếp và tổng hợp.

→Chuyển tiếp, vì là giai đoạn quân xâm lược Ả Rập làm di chuyển trung tâm đan tu từ Đông Phương về núi Athos.

→ Tổng hợp các giáo huấn của những vị tiền bối đời đan tu: các Thánh Phụ vùng sa mạc Ai-Cập, vùng Gaza, và Jean Cassien mà ngài trích dẫn nhiều → Rút ra từ những nguồn đó một giáo huấn cho các đan sĩ cộng tu.

– Kinh nghiệm về tận điểm của đời sống thiêng liêng bằng “sự thần hoá”con đường dẫn tới tận điểm đó, con đường của thực hành.

– Đón nhận những gì thuộc truyền thống: các Châm ngôn, đạo lý của Évagre về những nết xấu hàng đầu và mối tương giao giữa thực hành (praxis) và chiêm niệm (théoria). Tính thực tế thiêng liêng, nhấn mạnh đến tuân phục và biện phân từ các đan sĩ trên giải đất Gaza.

– Jean đọc các Giáo Phụ Hi Lạp vào thời hoàng kim: cao cả và yếu hèn của con người, nhiệm cục cứu độ và thần học về Chúa Ba Ngôi.

→ Jean như một môn sinh thụ giáo nơi các vị thầy thiêng liêng, đọc thấy những gì Thiên Chúa nói qua các tác phẩm của những vị thánh.

→ Hình ảnh quen thuộc của chiếc thang: bài thuyết trình của Linh phụ Pinufius trong tác phẩm “Các Thể Chế” của Jean Cassien. Ông Origène đã trình bày chiếc thang Giacóp như biểu tượng của tiến trình thiêng liêng. Thánh Biển Đức cũng dùng hình ảnh chiếc thang để trình bày về đức khiêm hạ. Jean Climaque trình bày tiến trình thiêng liêng dưới hình ảnh chiếc thang.

3.Đạo lý

Ba giai đoạn chính trong tiến trình đời sống thiêng liêng:

a.Đoạn tuyệt với thế gian: ba cấp độ của sự từ bỏ: nô lệ, thương gia, con cái (bản văn 1)

→ Từ bỏ là một tiến hành của đức tin mà khởi đầu rất cực nhọc, nhưng mở ra cho tình yêu và niềm vui (bản văn 2+3).

→ Hai nhân tố: thanh thoát nội tâm và bỏ quê hương bên trong (bản văn 4).

→ Thoát ly bên ngoài hay lưu đầy tự ý là bước vào đan viện (bản văn 5).

b.Đời sống thực hành:

a).Trước hết là các nhân đức: qui chiếu minh nhiên về các Thánh Phụ sa mạc: tuân phục, ăn năn đền tội, nghĩ đến sự chết và thống hối.

– Tuân phục là một tác động của đức tin (bản văn 6).

→ Tuân phục phát sinh lòng khiêm hạ và sự thanh thoát (bản văn 7 – kỷ niệm về đan viện của các đan sĩ Sám Hối) + (bản văn 8, 9).

→ Tuân phục vô điều kiện: sự tin tưởng đối với bề trên là nền tảng của sự tuân phục (bản văn 10,11).

– Thống hối: “Sự đau buồn phát sinh niềm vui” → đau buồn khi không được yêu đủ (bản văn 12).

→ Phát sinh lòng khiêm hạ (bản văn 13).

→ Những giọt nước mắt của tình yêu (bản văn 14); ơn nước mắt (bản văn 15).

→ Đau buồn phát sinh niềm vui (bản văn 16,17).

b).Đời sống thực hành được tiếp tục trình bày qua việc liệt kê các nết xấu đối nghịch với các nhân đức: Jean trình bày không rõ như Évagre hay Jean Cassien. Jean Climaque nhấn mạnh đến 6 nết xấu, được xếp theo cặp: những nết xấu liên quan đến “nộ năng” → giận dữ và chán nản; liên quan đến “dục năng” → tham ăn (ăn quá nhiều) và dâm đãng; liên quan đến “trí năng” → vô cảm (buông thả biến thành tập quán) và ham hố danh vọng (kiêu ngạo).

“Chiếc thang thánh” của Jean Climaque

– Nóng giận đối nghịch với Chúa Thánh Thần (bản văn 18).

  Tương đương với nóng giận là hận thù. Phản ứng ngược lại là đón nhận các lời nguyền rủa (bản văn 19), là thinh lặng (bản văn 20).

– Chán nản (bản văn 21).

⇒ Đời sống chung là một trợ lực lớn để chiến thắng hai thủ lãnh của đoàn quân các nết xấu.

– Tiếp đến là các nết xấu mà đối tượng là thân xác: tham ăn và dâm đãng, Jean Climaque nối kết chúng với hà tiện (bản văn 22).

⇒ Chiến thắng chuyện tham ăn là sự thanh khiết (bản văn 23). Thanh khiết nhắm tới sự biến hình của thân xác và biến tình yêu nhân loại thành tình yêu thần thiêng.

– Sự hám danh được Jean trình bày như mẹ của kiêu ngạo (bản văn 24).

⇒ Người kiêu ngạo tin mình giàu có, nhưng tận sâu thẳm đó là dấu chỉ của sự nghèo nàn cùng tột (bản văn 25).

c).Tận điểm của cuộc chiến chống các đam mê, là các hoa trái: ba nhân đức → biện phân, giản đơn, khiêm hạ.

Biện phân: linh hồn được thanh luyện nhận ra chính mình và nhận ra thánh ý Thiên Chúa. Linh hồn tiến vào một thế giới trong đó được tham dự vào sự giản đơn của chính Thiên Chúa (bản văn 26).

Khiêm hạ: khiêm hạ kết hiệp với giản đơn khiêm hạ là một ơn huệ vô giá của Thiên Chúa (bản văn 27).

Đức khiêm hạ là con của Thiên Chúa (bản văn 28).

Chiêm niệm: Ở đỉnh thang, linh hồn đã được duy nhất hoá thì cũng có khả năng kết hợp với Thiên Chúa qua chiêm niệm. Bốn từ có thể hoán chuyển với nhau: an tĩnh, cầu nguyện, bình thản, bác ái.

* An tĩnh: là một lối sống nhưng cũng là một thái độ nội tâm (bản văn 29).

Đó là một sự tôn thờ Thiên Chúa, là chính cầu nguyện liên lỉ (bản văn 30).

Đó là khung trời nội tâm, sự phục sinh trước thời hạn (bản văn 31).

* Cầu nguyện: Jean trình bày cả một đạo lý về cầu nguyện trong “chiếc thang thánh”.

Cầu nguyện phải được chuẩn bị bằng sự vắng bóng của hận thù (bản văn 32).

Cầu nguyện là công việc của đức tin (bản văn 33).

Cầu nguyện không luôn luôn dễ dàng (bản văn 34).

Cầu nguyện liên kết với cuộc sống thực tế (bản văn 35).

Kiên nhẫn như là một hoa trái của cầu nguyện (bản văn 36).

Thiên Chúa là thầy dạy cầu nguyện, cầu nguyện là một ân huệ (bản văn 37).

Trong cầu nguyện, Thiên Chúa cho biết tình trạng của tâm hồn (bản văn 38).

Cầu nguyện giản đơn (bản văn 39).

Cầu nguyện bằng một lời, kêu Danh Thánh Chúa Giêsu liên kết với nhịp thở, giúp thường xuyên nhớ đến Thiên Chúa (bản văn 40).

Cầu nguyện giúp cầu nguyện liên lỉ và cầu nguyện liên lỉ tăng cường cầu nguyện (bản văn 41).

Cầu nguyện “lửa”: thiên thần cầu nguyện trong chúng ta (bản văn 42).

* Thanh thoát (“vô cảm”): linh hồn lúc đó không còn đam mê, luôn hướng về Thiên Chúa (bản văn 43).

* Đức ái: Thanh thoát và đức ái là một (bản văn 44).

Con người an tĩnh được lôi cuốn vào vực thẳm của đức ái thần linh (bản văn 45).

Con người an tĩnh trở nên nơi cư ngự của Thiên Chúa, Đấng biến hình họ (bản văn 46).

d).Phần phụ lục: những lời khuyên gởi đến các bề trên và linh phụ, những “mục tử”

Ơn huệ Thiên Chúa hoạt động vì đức tin của anh em (bản văn 47).

Bề trên phải nên đồng dạng với Chúa Kitô (bản văn 48).

Bề trên phải tự phản tỉnh (bản văn 49).

4.Kết luận

– Jean Climaque là một mục tử không để chiên bị lạc, nhưng tiến bước vững vàng.

⇒ Xác tín: đan sĩ là người coi Tin Mừng là nghiêm túc. “Bạo lực có tính Tin Mừng”: Như một ngọn lửa không tắt (bản văn 50).

– Đan sĩ không được bằng lòng với việc sống như một kitô hữu lương thiện, nhưng phải bước theo Chúa Kitô, ấp yêu thánh giá để tiến tới sự thần hoá toàn hữu thể của mình.

– Dầu vậy, nỗ lực này thích ứng với từng người phải có sự biện phân. Mỗi người phải hành động hết sức mình theo như đòi hỏi của Tin Mừng, của Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã chịu khổ hình vì yêu thương Mục tử phải biện phân: điều Thiên Chúa đòi hỏi và khả năng của con người.

– Khiêm hạ chiếm hàng đầu: Đan sĩ tiến bộ nhất là người tin rằng mình bất xứng nhất và luôn tự nhủ: “Tôi bắt đầu lại”.

– Xác tín: đan sĩ là người coi Tin Mừng là nghiêm túc. “Bạo lực có tính Tin Mừng”: Như một ngọn lửa không tắt (bản văn 50).

– Đan sĩ không được bằng lòng với việc sống như một kitô hữu lương thiện, nhưng phải bước theo Chúa Kitô, ấp yêu thánh giá để tiến tới sự thần hoá toàn hữu thể của mình.

– Dầu vậy, nỗ lực này thích ứng với từng người phải có sự biện phân. Mỗi người phải hành động hết sức mình theo như đòi hỏi của Tin Mừng, của Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã chịu khổ hình vì yêu thương Mục tử phải biện phân: điều Thiên Chúa đòi hỏi và khả năng của con người.

– Khiêm hạ chiếm hàng đầu: Đan sĩ tiến bộ nhất là người tin rằng mình bất xứng nhất và luôn tự nhủ: “Tôi bắt đầu lại”.

⇒  Nền tảng của đời sống thiêng liêng là lòng thống hối. Tận điểm là đức ái.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển...

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn...

Đan sĩ – Nhà truyền giáo

    Đan Sĩ - Nhà Truyền Giáo M. Hương Yến, PH  ...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ...

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn Cám Dỗ Thời Đại FM. Thomas Nguyễn Văn Giang Khởi đầu đan tu trào Kitô giáo gắn...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ sách Biển Đức - Xitô   Linh phụ Abraham vừa gặp linh phụ Arès. Họ đang...

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển Đức - Xitô Vào khoảng năm 270, Antôn - một thanh niên 18 tuổi người Ai...

Viện phụ Agathon – Tỉnh thức nội tâm

  Viện phụ Agathon

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được tình yêu thương anh em   Tủ sách đan tu Biển Đức - Xitô        ...

Tu trào đan tu (phần kết)

DÒNG XITÔ   Cuộc cải tổ của Dòng Cluny (910) đã đem lại cho Giáo hội nói chung và đan tu nói riêng nhiều sức...

Tu trào đan tu (Tiếp theo)

II-Thánh Biển Đức và nếp sống Đan Tu Cộng Đoàn 1. Con người Biển Đức        Biển Đức sinh năm 480, tại ngôi làng...

Tu trào đan tu

Tu trào đan tu Từ các linh phụ sa mạc đến sự ra đời của Dòng Xitô (1098) I. Tu trào dan tu thời đầu 1. Khái...

Tu trào Xitô

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 do cha Henri Denis Biển Đức Thuận sáng lập. Cha Henri...

ƠN GỌI CHIÊM NIỆM

  ƠN GỌI CHIÊM NIỆM   Có thể nói, chiêm niệm...

Linh Đạo Xitô

LINH ĐẠO XITÔ           Sống trong một đan viện Xi-tô (hay Biển Đức), đan sĩ sống trong một “Trường Phụng Sự...