Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

TRÍCH DẪN BẢN VĂN CỦA JEAN CLIMAQUE

  (Bản văn 1) (I, 26) “Ai vì sợ hãi mà từ bỏ thế gian thì giống như nhang đang cháy. Trước tiên nó phát sinh mùi thơm, nhưng kết cục là khói đen. Người vì hy vọng một phần thưởng mà từ bỏ thì giống như chiếc bánh xe luôn quay cùng một cách thức. Nhưng người vì tình yêu Thiên Chúa mà rút lui khỏi thế gian thì thủ đắc ngay từ khởi đầu ngọn lửa bên trong. Ngọn lửa này, như ngọn lửa trong rừng rậm, sẽ toả lan và gây nên một trận hoả hoạn lớn.”

  (Bản văn 2) (I, 20) “Những người, dù còn mang thân xác, đã thực hiện cuộc tiến lên cõi trời, cần phải tự ép mình và không ngừng chịu đau khổ, nhất là lúc khởi đầu của việc họ từ bỏ, cho tới khi khuynh hướng của họ chiều về khoái lạc và trái tim vô cảm của họ được biến đổi thành một thiên hướng bền vững về tình yêu Thiên Chúa và về sự thánh khiết, bằng một sự thống hối hiển nhiên.”

  (Bản văn 3) (I, 31) “Vào bước đầu việc chúng ta từ bỏ, chắc chắn chúng ta phải vất vả khổ cực cay đắng nhiều để thực hành nhân đức. Nhưng khi chúng ta đã thực hiện được vài tiến triển, chúng ta không còn cảm thấy khó nhọc nữa hoặc chỉ còn một chút. Và khi tâm tính trần gian của chúng ta đã hao mòn và được chế ngự bằng nhiệt tâm của chúng ta, chúng ta sẽ thực hành những nhân đức với nhiều niềm vui, nhiệt tình, tình yêu, và cùng với một ngọn lửa thần thiêng bừng cháy.”

  (Bản văn 4) (2, 1) “Người nào thật sự yêu mến Thiên Chúa, người thật sự tìm kiếm để sở hữu Vương Quốc sẽ đến, người thật sự cảm thấy hối hận về các lỗi phạm của mình, người thật sự đạt đến chỗ luôn ghi nhớ đến hình phạt đời đời, người thật sự được linh động bởi sự sợ hãi cùng đích đời mình, người đó không còn tình yêu nào khác, không còn mối bận tâm nào khác, không còn ưu tư đến tiền bạc, giàu sang, cha mẹ, vinh quang trần thế, bạn hữu, anh em hay bất cứ điều gì trên trái đất này. Nhưng khi đã vất bỏ mọi quyến luyến và tất cả lo âu liên quan đến những điều đó, và còn hơn nữa, không còn lo đến xác thịt mình, họ sẽ đi theo Chúa Kitô, trần trụi, không bận tâm, với tất cả nhiệt tâm, luôn hướng nhìn trời cao, như lời của thánh vương: “Lạy Chúa, con không ngừng theo Ngài, và con không ước ao ngày và sự nghỉ ngơi của con người.”

  (Bản văn 5) (3, 1) “Lưu đày tự ý, chính là từ bỏ dứt khoát tất cả những gì mà nơi quê hương mình, ngăn cản chúng ta không đạt được mục đích của chúng ta là yêu mến Thiên Chúa. Lưu đày tự ý, chính là một thái độ dè dặt, một sự khôn ngoan còn chưa được biết đến, một sự thận trọng không biểu lộ ra bên ngoài, một cuộc sống ẩn kín, một sự thèm muốn điều gì là hèn hạ, một đam mê về điều gì làm đau khổ, một ước muốn bền vững Thiên Chúa, một tình yêu dào dạt, một sự từ bỏ danh vọng giả trá, một vực thẳm của thinh lặng.”

  (Bản văn 6) (4, 9) “Các Thánh Phụ dạy rằng việc đọc (hát) Thánh vịnh là một khí giới, cầu nguyện là một thành lũy, và những giọt lệ tinh tuyền là một sự tắm gội. Những sự tuân phục diễm phúc, các ngài coi như là sự tuyên xưng đức tin; vì không có nó, không ai tránh khỏi đam mê sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.”

  (Bản văn 7) (4,23) “Nơi đó tôi đã thấy những con người đã sống gần năm mươi năm trong tuân phục. Và vì tôi khẩn xin họ cho tôi biết niềm an ủi nào họ đã rút ra từ việc làm cực nhọc đó, những người này trả lời rằng họ đã đi đến tận đáy của vực thẳm khiêm hạ; những người khác nói rằng họ đã thủ đắc được một sự thản nhiên hoàn hảo và giải thoát khỏi mọi phiền muộn do lăng mạ và sỉ nhục.”

  (Bản văn 8) (4,78) “Từ tuân phục phát sinh khiêm hạ, từ khiêm hạ là sự thản nhiên. Thật vậy, như đã viết: “Trong lòng khiêm hạ, Thiên Chúa đã nhớ đến chúng ta, và Người đã cứu chúng ta khỏi mọi kẻ thù.” Như vậy, không gì có thể ngăn cản chúng ta nói lên rằng tuân phục phát sinh sự thản nhiên, và chính tuân phục đưa đức khiêm hạ đến hoàn thiện. Thật vậy, khiêm hạ là khởi đầu của tính thản nhiên, cũng như ông Maisen là khởi đầu của lề luật.”

  (Bản văn 9) (4,60) “Một ngày kia tôi hỏi một vị thầy có kinh nghiệm nhất, và xin giải thích làm sao tuân phục mang lại lòng khiêm hạ. Vị đó trả lời tôi như sau: “Một đan sĩ tuân phục và phán đoán lành mạnh, dù rằng vị đó phục sinh kẻ chết hay nhận được ơn nước mắt hoặc đã thoát khỏi mọi cuộc chiến, nghĩ rằng tất cả những điều đó đều do lời cầu nguyện của linh phụ của mình. Vị đan sĩ đó thoát khỏi mọi thứ tự phụ. Như vậy, làm sao đan sĩ đó có thể tự phụ về việc làm do sự trợ lực của linh phụ chứ không phải của sức phấn đấu riêng mình?”

  (Bản văn 10) (4,7) “Tuyệt đối cần thiết là tất cả những ai đặt niềm tin không lay chuyển nơi các bề trên của mình thì giữ trong trái tim mình ký ức thường xuyên và không phai nhoà về các hành vi tốt của các ngài. Thật vậy, khi ma quỉ gieo vào lòng họ sự ngờ vực đối với các bề trên, chúng xoá nhoà tất cả những ký ức đó. Lòng tin tưởng càng triển nở trong tâm hồn, thân xác càng nhiệt thành chu toàn phận vụ của mình. Nhưng kẻ nào bắt đầu nghi ngờ, thì đã té ngã rồi.”

  (Bản văn 11) (4,133) “Nếu bề trên của bạn không ngừng sửa lỗi bạn, và nếu tình yêu và lòng tin tưởng của bạn nơi ngài cũng lớn dần, thì chính Chúa Thánh Thần đã đến với bạn một cách vô hình để cư ngụ trong tâm hồn bạn, và quyền năng Đấng Tối Cao phủ bóng trên bạn. Nhưng bạn đừng có tự tôn và đừng vui khoái vì đã can đảm chịu đựng những mạ lị và những điều nhục nhã. Đúng hơn hãy than khóc vì đã làm điều gì đó đang phải chịu những đối xử như vậy và vì đã làm dao động một tâm hồn khi kích thích nó chống lại bạn.”

  (Bản văn 12) (7,45) “Có thể xảy ra được chăng trường hợp một người nào đó đã sống sốt sắng cả đời trong đời đan tu, không bao giờ đánh mất một ngày, một giờ, một khoảnh khắc nào, nhưng đã dâng hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, khi nghĩ rằng người ta không bao giờ thấy lại hai lần cùng một ngày trong đời sống của mình?”

  (Bản văn 13) (5, 42) “Người nào than khóc về mình thì không đếm xỉa đến những giọt nước mắt, không đếm những lỗi phạm của tha nhân, cũng không đếm những điều người ta quở trách mình.”

  (Bản văn 14) (7,9) “Những lời than thở và sự đau buồn kêu thấu đến Thiên Chúa. Những giọt lệ do lòng tôn sợ can thiệp giúp chúng ta. Nhưng những giọt lệ của tình yêu rất thánh tỏ cho chúng ta biết là lời cầu nguyện của chúng ta đã được khấn nhận.”

  (Bản văn 15) (7,28) “Trong bản tính tự nhiên cũng như trong lòng thống hối, cần phải phân biệt điều gì gây xúc động nhất thời và điều gì do chuyển động từ nơi khác. Khi tâm hồn chúng ta, khi không có một chút cố gắng cá nhân nào, cảm thấy từ đáy lòng mình những giọt lệ và cảm thấy mủi lòng và an bình, chúng ta hãy chạy đến! Vì Chúa đã đến mà không cần phải mời mọc, Người đưa cho chúng ta miếng bọt biển của sự đau buồn mà đối với Người rất thiết thân, và những giọt nước làm tươi mát những giọt lệ làm vui lòng Thiên Chúa để xoá sạch món nợ của tội lỗi chúng ta. Bạn hãy giữ lấy những giọt lệ này như chính con ngươi mắt mình tới khi nào những giọt lệ cạn khô. Thật vậy, rất ư là cao cả sức mạnh của lóng thống hối, vượt trên tất cả lóng thống hối phát sinh từ cố gắng và suy tư của chúng ta.”

  (Bản văn 16) (7,54) “Khi tôi suy xét đến bản chất của sự thống hối, tôi hết sức kinh ngạc. Làm sao người ta lại đặt tên đau khổ và buồn bã lại có thể ẩn chứa trong lòng chúng niềm vui và hoan lạc, như là sáp chứa đựng mật ong? Đó là một sự thống hối cần phải được nhận dạng, một cách đặc biệt, như là một ân huệ Thiên Chúa ban. Khi ấy, trong tâm hồn chỉ còn là niềm hoan lạc mà không thấy hoan lạc thật sự, nhưng Thiên Chúa an ủi tâm hồn tan vỡ một cách kín đáo.”

  (Bản văn 17) (7,44) “Người đã mắc sự đau buồn phước lạc và tràn đầy ân sủng như mặc áo cưới, thì biết đến nụ cười thiêng liêng của linh hồn.”

  (Bản văn 18) (8,18) “Chúa Thánh Thần được gọi là bình an của linh hồn – và thật sự Ngài  là như vậy – Sự nóng giận được gọi là dao động của con tim – và thật sự nó là như vậy – Như thế, không có gì đối nghịch với Chúa Thánh Thần bằng sự nóng giận.”

  (Bản văn 19) (9, 12) “Bạn biết rằng bạn đã hoàn toàn loại bỏ điều tồi tệ là hận thù, không phải chỉ khi bạn cầu nguyện cho người đã lăng mạ bạn, cũng không phải bạn trao đổi với họ quà tặng hay khi bạn mời họ cùng dùng bữa, nhưng mà còn nữa, khi bạn biết được là họ bị rơi vào trong một thảm hoạ thiêng liêng hay thể lý, bạn đau khổ và khóc lóc cho họ như cho chính mình.”

  (Bản văn 20) (11,5) “Người bạn của thinh lặng tiến gần đến Thiên Chúa; người đó tương giao với Người trong ẩn kín và nhận được ánh sáng của Người.”

  (Bản văn 21) (13,8) “Vào giờ thứ ba, tên quỉ chán chường làm chúng ta run lên, nhức đầu và cả đau thắt ruột. Gần đến giờ thứ chín, đan sĩ tìm lại được một chút sức khoẻ, và khi bàn ăn đã dọn sẵn, liền nhảy khỏi giường. Nhưng khi đến giờ cầu nguyện, thân xác lại cảm thấy mệt mỏi một lần nữa. Đang khi cầu nguyện, tên quỉ ru đan sĩ ngủ gục và cắt quãng giữa những câu Thánh vịnh là những cái ngáp trẹo quai hàm, không đúng lúc.”

  (Bản văn 22) (14,22) “Bụng no là cạn kho dòng lệ. Nhưng khi bụng đói (khô), thì nước mắt tuôn trào như suối.”

  (Bản văn 23)(15,2) “Sự thanh khiết lấy tính phi thể lý làm bản tính của mình. Thanh khiết là nơi trú ngụ Chúa Kitô yêu thích nhất, là địa đàng của con tim. Sự thanh khiết là một từ chối siêu nhiên tính tự nhiên. Đó là điều kiện của một thân xác hay chết và hư hoại cạnh tranh một cách tuyệt vời những thân xác bất hoại.”

  (Bản văn 24) (21,35) ‘Một người kia nhận được ơn thị kiến quan sát kỹ điều đó và cho tôi biết điều ông đã thấy. Ông nói: “Một ngày kia, trong khi tôi ngồi tham dự cuộc hội họp, thì tên quỉ hám danh và kiêu ngạo đến ngồi gần tôi, mỗi tên một bên.”

  Một tên lấy ngón tay của hám danh chọc vào tôi, bắt tôi kể thị kiến mà tôi đã thấy và một vài công việc mà tôi đã chu toàn trong sa mạc. Nhưng ngay khi tôi thoát khỏi và nói với nó: “Ước gì những người muốn điều xấu cho tôi thì hãy cút đi!” (Tv 39, 15), thì tên quỉ ngồi bên trái  liền rỉ tai tôi: “Tuyệt! Bạn đã hành động đúng ,rất tốt! Này đây bạn đã trở thành cao cả vì đã chiến thắng người mẹ bất cẩn của tôi!”

  Quay mặt về phía tên quỉ đó, tôi áp dụng câu Thánh vịnh: “Ước gì mọi kẻ nói với tôi ‘tốt lắm, tốt lắm’ phải tháo lui.” Tôi liền hỏi nó: “Tại sao sự hám danh lại là mẹ của kiêu ngạo?” Nó trả lời: “Những lời ca tụng tâng linh hồn lên cao và làm phồng mũi. Một khi tâm hồn đã được tâng cao, thì kiêu ngạo liền đón lấy, nâng nó lên cao tận trời và liền sau đó dìm nó sâu trong đáy vực thẳm.”

  (Bản văn 25) (22,23) “Kiêu ngạo là sự nghèo khó tận cùng của tâm hồn, tưởng rằng mình giàu sang và coi bóng tối như là ánh sáng. Đam mê xấu xa này, không những cản bước mọi tiến triển mà nó còn xô chúng ta xuống từ đỉnh cao của nhân đức.”

  (Bản văn 26)(24,18) “Tất cả chúng ta muốn kéo Thiên Chúa đến với chúng ta, thì chúng ta hãy tiến đến với Người như những môn sinh đến với thầy mình, với tất cả sự giản đơn, không giả hình cũng không ác ý hay tính toán mưu mẹo hoặc phức tạp. Thật vậy, Thiên Chúa là giản đơn và không phức tạp, Người muốn các tâm hồn đến với Người cũng giản đơn và vô tội. Vì các bạn sẽ không bao giờ bắt gặp sự giản đơn tách biệt khỏi sự khiêm hạ.”

  (Bản văn 27)(25,9) “Người cưới đức khiêm hạ thì hiền lành, nhẫn nhục, đầy lòng thương, trắc ẩn với mọi người, an bình, rạng rỡ niềm vui, ngoan hiền, ít đối lập, tỉnh thức, năng động, và gồm tóm tất cả, thản nhiên, vì “Thiên Chúa đã nhớ lại chúng ta trong lòng khiêm hạ và đã giải thoát chúng ta khỏi quân thù”, khỏi những đam mê và những vết nhơ tội lỗi của chúng ta.”

  (Bản văn 28)(25,68) “Có ai đó sống một ngày trong lòng mình cái đẹp của đức khiêm hạ, và lòng đầy thán phục, xin nói cho biết tên của người đã sinh ra đức khiêm hạ. Với nụ cười rạng rỡ bình an, sự khiêm hạ sẽ nói: “Tại sao bạn lại ước ao biết đến tên của người đã sinh ra tôi? Người đó không có tên gọi, và tôi không thể nói cho bạn biết trước khi bạn chiếm hữu được Thiên Chúa!” Vinh quang Người đến muôn thuở muôn đời.”

  (Bản văn 29)(27,4) “Sự khởi đầu của an tĩnh là tránh xa tiếng động, bởi vì tiếng ồn ào làm dao động chiều sâu tâm hồn. Sự hoàn hảo của nó là không sợ một sự dao động nào và luôn luôn thanh thoát.”

  (Bản văn 30)(27,18) “Người an tĩnh là người tuyên bố rõ ràng: “Lạy Chúa, hồn con đã sẵn sàng!” Người an tĩnh là người nói rằng: “Tôi ngủ, nhưng tim tôi thức.”

  (Bản văn 31)(27,16) “Tôi đã thấy những người an tĩnh no thoả mà không làm thoả mãn lòng khao khát Thiên Chúa nồng cháy, làm lửa cháy bằng chính ngọn lửa, tình yêu bằng chính tình yêu, khao khát bằng khao khát.”

  (Bản văn 32)(28,4) “Khi bạn đến trình diện trước nhan Chúa, ước gì chiếc áo thụng của tâm hồn bạn hoàn toàn được kết dệt bằng sợi chỉ của sự vắng bóng hận thù. Làm cách khác, bạn chẳng rút được lợi ích gì từ việc cầu nguyện của bạn.”

  (Bản văn 33)(27,69) “Đức tin là đôi cánh của cầu nguyện. Không đức tin, lời cầu nguyện của tôi lại trở về trong lòng dạ tôi.”

  (Bản văn 34)(4,104) “Khi những kẻ lười biếng cảm thấy những lệnh truyền là nặng nề, thì họ bắt đầu xét cầu nguyện là hơn. Nhưng khi họ coi các lệnh truyền nhẹ nhàng, thì họ trốn cầu nguyện như là tránh lửa.”

  (Bản văn 35)(4,112) “Người tôi tớ chân thực là người mà trong thân xác còn ở giữa nhân loại, nhưng trong tinh thần qua cầu nguyện gõ cửa trời.”

  (Bản văn 36)(28,32) “Sau thời gian dài kiên nhẫn trong cầu nguyện, bạn đừng nói là bạn chẳng đi đến đâu. Vì bạn đã đạt được kết quả. Thật vậy, đâu là thiện hảo to lớn hơn việc gắn bó với Thiên Chúa và kiên tâm không chán nản trong việc kết hiệp với Người?”

  (Bản văn 37)(28,67) “Bạn hãy can đảm lên, bạn sẽ có chính Thiên Chúa là thầy dạy cầu nguyện. Không có thể học nhìn thấy bằng lời nói, vì nhìn thấy gắn liền với bản tính tự nhiên. Cũng vậy, không thể học biết vẻ đẹp của cầu nguyện bằng lời khuyên dạy của người khác. Cầu nguyện chỉ được học bằng chính cầu nguyện, và Thiên Chúa là thầy dạy, chính Người dạy cho con người khoa học này, chính Người ban ơn cầu nguyện cho người cầu nguyện và chúc lành năm tháng của chính nhân.”

  (Bản văn 38)(28,37) “Sự cầu nguyện của bạn sẽ tỏ cho bạn biết về tình trạng tâm hồn bạn. Thật vậy, các thần học gia gọi cầu nguyện là tấm gương soi của đan sĩ.”

  (Bản văn 39)(28,9) “Khi bạn cầu nguyện, bạn đừng tìm những từ phức tạp. Vì rằng tiếng khóc trẻ sơ sinh đơn giản và không thay đổi thường làm cảm xúc Cha Trên Trời.”

  (Bản văn 40)(28,19) “Khởi đầu của cầu nguyện hệ tại việc bằng chỉ một lời loại bỏ những tư tưởng ngay vào lúc chúng xuất hiện. Tình trạng trung chuyển hệ tại việc giữ tâm trí chúng ta trong điều chúng ta đang nói và nghĩ tới. Và sự hoàn hảo của nó, là chính niềm hoan lạc trong Thiên Chúa.”

  (Bản văn 41)(28,34) “Bạn hãy chuẩn bị cho mình sự cầu nguyện liên lỉ của tâm hồn vào những lúc bạn dành cho cầu nguyện, và bạn sẽ có những bước tiến triển. Tôi đã chứng kiến thấy những người nổi bật qua sự tuân phục của họ, và họ cố gắng bao lâu có thể để gìn giữ trong lòng mình nghĩ tưởng đến Thiên Chúa. Vào lúc cầu nguyện, họ có thể hồi tâm ngay lập tức và tuôn tràn những dòng lệ, bởi vì họ đã được chuẩn bị trước đó bằng sự tuân phục thánh thiện.”

  (Bản văn 42)(28,11) “Nếu một lời cầu nguyện của bạn chất đầy bạn sự êm dịu hay thống hối, hãy lưu lại đó, vì khi ấy thiên thần hộ thủ ở đó và cầu nguyện với chúng ta.”

  (Bản văn 43)(29,2) “Con người đó thật sự trở nên vô cảm, đã biến thân xác mình thành bất hoại, nâng cao trí năng lên trên các tạo vật và tất cả các quan năng đều phục tùng, và là người, vì giữ tâm hồn mình hiện diện trước nhan Chúa, nên không ngừng hướng về Người trong một lực đẩy vượt trên chính sức lực riêng của mình.”

   (Bản văn 44)(30,9) “Đức ái, sự vô cảm và tình hiếu tử chỉ khác biệt nhau qua tên gọi. Như ánh sáng và ngọn lửa cũng chỉ đưa đến cùng một hiệu quả, tôi nghĩ rằng ba thực tại trên cũng vậy.”

  (Bản văn 45)(30,12) “Một người mẹ không thể siết chặt đứa con mới sinh của mình hơn thêm nữa được, thì đứa con của đức ái cũng không gắn bó với Thiên Chúa trong mọi lúc được hơn thế nữa.”

  (Bản văn 46)(30,16) “Nếu khuôn mặt của người được yêu sản sinh trong tất cả hữu thể chúng ta một sự biến đổi rõ rệt và làm chúng ta vui tươi, rạng rỡ, không luỵ phiền lắng lo, thì khuôn mặt của Thiên Chúa trong một tâm hồn trong trắng sẽ là gì khi Người đến ngự một cách vô hình?”

  (Bản văn 47)(Mục tử, 53) “Như mọi vị bề trên, bạn hãy tự vấn xem ơn huệ Thiên Chúa thường không hạ cố hoạt động qua chúng ta vì đức tin của những người được ủy thác cho chúng ta, mà không phải vì sự tinh tuyền của chúng ta.”

  (Bản văn 48)(Mục tử, 28) “Ai nhận lãnh chức vụ mục tử, thì chính tình yêu đã đóng đinh Vị Mục Tử.”

  (Bản văn 49)(Mục tử, 100) “Khi viết cho bạn điều này, tôi tin là nghe thấy lời này: “Bạn là người dạy dỗ người khác, bạn lại không dạy dỗ được chính bạn.”

  (Bản văn 50)(28,19) “Ai là người đan sĩ trung thành và khôn ngoan? Đó là người đã bảo tồn nghị lực của mình mà không để bị nó dập tắt và là người, vào cuối đời, đã ngày ngày không ngừng thêm lửa vào lửa, nghị lực vào nghị lực, ước muốn vào ước muốn và nhiệt tâm vào nhiệt tâm.”  

Chú thích:

[1] Ga 14,23

[2] Mt 22,40

[3] Dc 2,5

[4] Ps 119,5

[5] Tv 41,3

[6] Pl 1,23

[7] 1V 41,3

[8] Lc 2,29

[9] Is 1,3

[10] Is 1,3

[11] Pl 2,6-7

[12] Ga 13,34

[13] Ga 13,35

[14] Mt 25,35

[15] Mt 25,40

[16] Ga 14,23

[17] Ga 15,12

[18] x. Xh 32,32

[19] Cn 1,7

[20] Lc 12,48

[21] Cn 22,24-25

[22] 2Cr 6,17

[23] Lc 9,23

[24] 1Cr 7,32-34

[25] Pl 3,20

[26] Lc 14,33

[27] Ga 14,15, Ga 15,10 …

[28] Ga 6,38

[29] Tv 15,8; 1Cr 10,31

[30] Gr 23,24

[31] Ga 5,30

[32] Tv 118,85

[33] Gv 13,20

[34] Cn 13,24

[35] 1Cr 12,8-10

[36] Tv 12,14

[37] 2Cr 2,6

[38] Mt 5, 16

[39] Cv 2,44; 4,32

[40] 2Cr 10,4-5

[41] Pl2,5

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ...

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được...

Lược sử Nữ Đan viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải

Nữ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Hải Theo...

Những tượng Chúa Kitô Vua lớn nhất trên thế giới

  NHỮNG TƯỢNG CHÚA KITÔ VUA LỚN NHẤT TRÊN THẾ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ sách Biển Đức - Xitô   Linh phụ Abraham vừa gặp linh phụ Arès. Họ đang...

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển Đức - Xitô Vào khoảng năm 270, Antôn - một thanh niên 18 tuổi người Ai...

Viện phụ Agathon – Tỉnh thức nội tâm

  Viện phụ Agathon

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được tình yêu thương anh em   Tủ sách đan tu Biển Đức - Xitô        ...

Tu trào đan tu (phần kết)

DÒNG XITÔ   Cuộc cải tổ của Dòng Cluny (910) đã đem lại cho Giáo hội nói chung và đan tu nói riêng nhiều sức...

Tu trào đan tu (Tiếp theo)

II-Thánh Biển Đức và nếp sống Đan Tu Cộng Đoàn 1. Con người Biển Đức        Biển Đức sinh năm 480, tại ngôi làng...

Tu trào đan tu

Tu trào đan tu Từ các linh phụ sa mạc đến sự ra đời của Dòng Xitô (1098) I. Tu trào dan tu thời đầu 1. Khái...

Tu trào Xitô

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 do cha Henri Denis Biển Đức Thuận sáng lập. Cha Henri...

ƠN GỌI CHIÊM NIỆM

  ƠN GỌI CHIÊM NIỆM   Có thể nói, chiêm niệm...

Linh Đạo Xitô

LINH ĐẠO XITÔ           Sống trong một đan viện Xi-tô (hay Biển Đức), đan sĩ sống trong một “Trường Phụng Sự...