Thứ Sáu, 25 Tháng 4, 2025

Lễ Truyền Tin 25/03, Lc 1,26-38: Xin vâng

 

XIN VÂNG

(Is 7,10-14; 8,10; Hr 10,4-10; Lc 1,26-38)

 

Trường Kha, Phước Lý

Trong cuộc sống của con người luôn có những biến cố xảy ra, những biến cố xảy ra xem ra như tình tờ nhưng không tình cờ gì cả. Bởi nằm trong thánh ý Thiên Chúa và Thiên Chúa luôn dành cho mỗi người một chương trong ơn gọi cứu độ của Ngài. Vì thế, với biến cố Truyền Tin hôm nay là một biến cố “Fiat” là  “xin vâng”.  Đây có thể gọi là biên cố giao hòa giữa trời và đất, chính tiếng thưa xin vâng của Mẹ Maria mà mật mã của chương trình cứu độ dành nhân loại được mở ra. Thật vậy, để có được mật mã này Mẹ đã thưa xin vâng với tất cả ý chí và tâm hồn, Mẹ đã ướp đời với hai tiếng xin vâng liên lỉ. Cho nên Phụng vụ lời Chúa trong lễ Truyền Tin hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngắm tiếng xin vâng của Mẹ, đồng thời mời gọi chúng ta học bài học xin vâng như Mẹ, để cho thánh ý Chúa được thực hiện trên mỗi người chúng ta.

1. Xin vâng với cả con tim

Tình yêu xuất phát từ con tim, nhưng xin vâng là một chọn lựa của lý trí và ý chí, phải chăng chỉ có ý chí và lý trí là đủ sao? Thưa không, phải có cả con tim như “là người duy cầm chỉ nghe trái tim thôi”. Vì thế mà, trong bài đọc I (Is 7,10-14 và 8,10) Thiên Chúa mời gọi chúng ta “xin vâng” với cả con tim, một sự vâng phục xuất phát từ niềm tin và sự nhận biết Ngài. Vua A-khát, khi được mời xin một dấu hiệu, đã từ chối vì sợ thử thách Thiên Chúa, phản ánh sự thiếu tin tưởng sâu sắc. Dù vậy, Thiên Chúa vẫn ban dấu hiệu: một trinh nữ sinh con trai, Emmanuel, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14), lời tiên tri về Đấng Mêsia. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, dù chúng ta có thể chần chừ vì sợ hãi hay nghi ngờ, Thiên Chúa vẫn luôn sẵn lòng đồng hành, nếu chúng ta đặt trọn niềm tin và tình yêu vào Ngài.

Dẫu rằng, trong niềm tin và tình yêu lắm lúc có những thách đố làm chúng ta sợ hãi (x. Is 8,10), nhưng Thần Khí của Chúa luôn song hành với chúng ta, nên không có sức mạnh nào có thể làm hại được chúng ta, nếu chúng ta tuân theo đường lối của Thiên Chúa. Vì vậy, sự vâng phục này không chỉ là tuân lệnh, mà còn là sự nhận biết tình yêu và sự quan phòng của Ngài, một sự phó thác hoàn toàn “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm” (Tv 23,4).

Như vậy, lời mời gọi “xin vâng” là một lời mời gọi xuất phát từ đáy lòng (con tim). Đó không phải là lời thưa xin vâng  miễn cưỡng, mà là một lời thưa xuất phát từ ý chí, lý trí và con tim để sẵn sàng đón nhận thánh ý Thiên Chúa, hành động theo tình yêu và niềm tin. Chúng ta được mời gọi tự vấn: liệu chúng ta đã sẵn sàng thưa xin vâng với một trái tim hoàn toàn tin tưởng và yêu mến Ngài, hay chúng ta vẫn còn chần chừ, nghi ngờ và sợ hãi?

2. Xin vâng trong thánh ý

Một khi đã dành trọn trái tim cho Thiên Chúa thì không có gì mà không để cho ý Chúa đựơc thực hiện qua mình. Điều này minh định cho chúng ta trong bài đọc II (Hr 10,4-10). Tác giả thư gửi tín hữu Hipri cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đã thực thi thánh ý Chúa với một hy lễ duy nhất và hoàn hảo “Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Hr 10,9); một hy lễ mang lại sự cứu độ vĩnh cửu cho nhân loại. Đồng thời, tác giả cũng mời gọi chúng ta suy niệm về hy lễ hoàn hảo của Chúa Giêsu là hy lễ của sự vâng phục toàn vẹn là thực thi thánh ý của Chúa Cha. Với cái chết trên thập giá “lạy Cha xin tôn vinh danh Cha” (Ga 12,28). Một hy lễ đẹp lòng Chúa Cha và một của lễ đền tội thay cho nhân loại nghĩa là xóa bỏ tội lỗi cho nhân loại và thánh hóa nhân loại, mang lại sự sống vĩnh cửu cho nhân loại (x. Hr 10,10). Hơn thế nữa, sự vâng phục thánh ý Chúa Cha của Chúa Giêsu không phải chỉ là sự tuân thủ mệnh lệnh, mà là sự phó thác hoàn toàn vào ý muốn của Chúa Cha, bằng một tình yêu trọn vẹn. Điều này không chỉ thể hiện qua cái chết của Ngài mà còn trong suốt cuộc đời Ngài, khi Ngài luôn sống theo thánh ý Chúa Cha “lương thực của Thầy là thực thi ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34).

Với Tin Mừng hôm nay Thánh Luca cũng cho chúng ta thấy một mẫu gương thực thi thánh ý Thiên Chúa là Mẹ Maria (x. Lc 1,35-37). Mặc dù Mẹ Maria không hiểu hết mọi sự khi nhận lời từ thiên sứ Gabriel, nhưng Mẹ đã hoàn toàn phó thác cho quyền năng Thiên Chúa để thực hiện thánh ý Ngài. Cũng như Chúa Giêsu, Đức Mẹ không chỉ thưa xin vâng theo vẻ bề ngoài nhưng là một tiếng thưa xin vâng xuất phát từ tâm hồn yêu mến, để đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Dẫu phải trải qua biết bao sóng gió để thực thi thánh ý nhưng Mẹ vẫn thưa “xin vâng”, vì Mẹ hoàn toàn phó thác tuyệt đối vào tình yêu và kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

Cả Chúa Giêsu và Đức Mẹ đều minh định cho nhân loại thấy lời thưa xin vâng là hồng ân, là cơ hội, là món quà Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người; và mời gọi chúng ta sống trong sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Dù con đường ấy có thể đầy thử thách, nhưng sức mạnh và tình yêu của Thiên Chúa luôn song hành bên con người “ơn Thầy đủ cho con” (2Cr 12,9). Khi chúng ta đã thực thi thánh ý Chúa thì chúng ta sẽ tham gia nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa.

3. Xin vâng trong nhiệm cục cứu độ

Chính đức tin và tình yêu sẽ dẫn chúng ta bước vào nhiệm cục cứu độ của Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay chứng minh cho ta điều này:  sau khi được thiên thần Gabriel giải thích, Đức Maria đã nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Như thế, lời “xin vâng” của Mẹ Maria không chỉ là sự đón nhận sứ mệnh làm Mẹ Đấng Cứu Thế mà còn là sự tham gia trọn vẹn vào công trình cứu độ mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho nhân loại. Khi Mẹ thưa “Xin vâng,” Mẹ không chỉ đồng ý về mặt ngoại tại mà còn mở lòng đón nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, biến lời xin vâng của Mẹ thành chìa khóa mở ra một công trình vĩ đại trong lịch sử nhân loại.

Mẹ Maria không chỉ “xin vâng” mà còn “tham gia” một cách cụ thể vào nhiệm cục cứu độ. Từ việc sinh ra Con Thiên Chúa trong cảnh nghèo khó, đến việc đứng dưới chân thập giá chia sẻ nỗi đau của Con, Mẹ là người đầu tiên tham gia vào công cuộc cứu độ. Mẹ không chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu mà còn là Mẹ của nhân loại, vì Mẹ đã cộng tác viên trung thành, luôn đồng hành với Chúa trong mọi giai đoạn của công trình cứu độ nhân loại.

Lời “xin vâng” của Mẹ Maria không chỉ mang ý nghĩa của sự phục tùng mà còn là một lời mời gọi cho mỗi người chúng ta tham gia vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Cho nên, Mẹ Maria là gương mẫu cho chúng ta về vâng theo ý Chúa. Chúng ta là con cái Mẹ chúng ta đã sẵn sàng đón nhận thánh ý Chúa chưa? “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).

Như vậy, thưa “xin vâng” trước thánh ý Thiên Chúa vừa là cơ hội và hồng ân. Chính Mẹ đã sống và làm gương cho chúng ta. Bởi thế, khi sống xin vâng là chúng ta buông toàn thân cho Thiên Chúa, như cây bút chì trong tay người họa sĩ. Một khi chúng ta ý thức được điều này chúng ta sẽ thưa xin vâng mọi nơi, mọi lúc và lúc đó chúng ta mới sống cho Chúa vì Chúa. Hơn nữa, chúng ta hoàn thành công việc là tham gia vào công trình cứu độ của Thiên Chúa.

Lạy Thiên Chúa, xin Ngài hành động nơi chúng con theo thánh ý Ngài, xin giúp chúng con luôn can đảm “xin vâng” trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong lúc gian nan khốn khó. Nhờ  lời Đức Mẹ nguyện giúp cầu thay và đồng hành với chúng con, giúp chúng con kiên cường sống trọn ba nhân đức đối thần suốt cuộc đời này. Xin vâng là tuân phục Thánh Ý Chúa, dẫu biết rằng “vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ” (1Sm 15,22), nhưng chắc chắn không là điều dễ thực hiện, mà phải nỗ lực rất nhiều và phải cậy nhờ ơn Chúa. Xin Chúa thương giúp chúng con. Amen.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27;...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường...

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ vọng Phục Sinh: Lịch sử tình yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lễ Vọng Phục sinh LỊCH SỬ TÌNH YÊU Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phụng vụ Lời Chúa đêm Vọng Phục Sinh trình bày lịch sử cứu...

Chúa Nhật Phục Sinh: Đấng Phục Sinh toàn thắng

    ĐẤNG PHỤC SINH TOÀN THẮNG (Ga 20,1-9)  Fm. Franz Xaver Kiên (Fatima)      Halleluia, Chúa đã phục sinh! Vâng, sau cùng "Tình Yêu" đích thực của...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23,56): Chết vì yêu

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23.56) Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường Kha, Phước Lý Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay là một ngày lễ vui, đồng thời...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Cởi áo

    Chúa Nhật Lễ Lá CỞI ÁO Án Khảm Lễ Lá đưa ta từ tâm tình phấn khởi hân hoan đến tâm tình buồn phiền thất vọng. Khởi...

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

    LỄ LÁ - VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa có việc cần dùng

    Chúa Nhật Lễ Lá CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG (Lc 19,31.34) Micae Pham Văn Khoa, Thiên Phước “Chúa có việc cần dùng”. Đó là câu mà thánh...

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C (Ga 8,1-11) Biết mình

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C: Ga 8,1-11 Biết mình Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Câu chuyện Tin mừng Chúa nhật V, Mùa chay hôm nay,...