Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN I Mùa Chay, A: Sống Lời Chúa để vượt thắng cám dỗ

SỐNG LỜI CHÚA ĐỂ VƯỢT THẮNG CÁM DỖ

(Mt 4,1-11)

M. Huy Mỹ, PL

Khi nói tới ma quỉ, chúng ta nghĩ ngay tới cha đẻ của sự gian dối, xảo quyệt và mưu mô tàn ác. Theo trình thuật của bài Tin Mừng hôm nay, ma quỉ đã chọn thời cơ thuận tiện để cám giỗ Chúa Giêsu khi Ngài ăn chay suốt 40 ngày đêm trong hoang địa. Ma quỉ cám dỗ Chúa Giêsu: cơm bánh, không cần làm cũng có ăn; quyền lực thống trị và hưởng thụ vinh hoa trần thế. Có thể nói: ba khía cạnh mà ma quỉ cám dỗ Chúa Giêsu: cơm bánh, quyền lực và hưởng thụ cũng là những cám dỗ gắn liền với tâm thức của con người qua bao thời đại.

Theo tâm thức của con người, ai lại không thích sống nhàn hạ, ăn ngon mặc đẹp, ngồi mát ăn bát vàng; ai lại chẳng thích quyền lực, được mọi người tôn trọng, đi đâu cũng được kẻ hầu người hạ, kẻ đón người đưa, cung phụng đủ điều…; ai lại không thích hưởng thụ mọi vinh hoa trần thế, muốn gì có nấy?

Chính vì tâm thức hướng vọng về những thứ đó, mà khi nhìn lại dòng chảy của xã hội, chúng ta thấy số người sẵn sàng làm nô lệ cho ma quỉ để đổi lấy cơm bánh, quyền lực và hưởng thụ không hề ít. Mặc dầu ai cũng biết, khi bất chấp tất cả để đổi lấy cơm bánh, quyền lực và hưởng thụ một cách dễ dàng thì hậu quả sẽ xẩy ra thật khó lường cho chính bản thân người đó cũng như cho xã hội. Đó là phẩm giá con người bị đánh mất và tình trạng xã hội sẽ thiếu vắng tình thương giữa con người với nhau, thiếu sự trung thực trong mọi lãnh vực, kể cả tôn giáo. Đặc biệt những tệ nạn sẽ xuất hiện tràn lan như: dối trá, lừa lọc, bất công, bạo lực, cướp bóc, đổ máu và chết chóc…v.v.

Nhưng thử hỏi: thân phận con người trong kiếp nhân sinh vốn mỏng giòn yếu đuối thì làm sao có thể khước từ những cám dỗ gắn liền với cuộc sống đầy hấp dẫn như cơm bánh, quyền lực và hưởng thụ được? Nhân loại chúng ta là gì trước sự khôn ngoan tinh xảo và nhiều thủ đoạn của ma quỉ? Chúng “như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8), và “sàng chúng ta như sàng gạo” (Lc 22,31), làm sao chúng ta có thể thoát được sự gài bẫy của nó?

Hình ảnh Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng, là Thiên Chúa, nhưng để chiến thắng mọi thử thách, chiến thắng những cám dỗ của ma quỉ, Ngài đã sống bằng nguồn sống là Lời Chúa. Ngài khẳng định: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).

Từ mẫu gương Chúa Giêsu bị thử thách trong hoang địa, Ngài đã chiến thắng những cơn cám dỗ bằng Lới Chúa. Ngài đã cho chúng ta một niềm xác tín về sức mạnh của Lời Chúa và sống Lời Chúa khi phải đối diện với những thử thách, những khó khăn trong cuộc đời.

Chúng ta biết rằng: đời là Bể Khổ. Nơi bể khổ trần thế này luôn nhiều sóng gió, nhiều cám dỗ, nhiều chao đảo, nhiều sự bất an. Vậy, Thiên Chúa sẽ can thiệp gì vào cuộc đời của mỗi người chúng ta khi chúng ta sống Lời của Ngài?

Thiên Chúa sẽ can thiệp vào cuộc đời của mỗi người chúng ta qua ba khía cạnh sau đây khi chúng ta sống lời của Chúa:

  1. Khi chúng ta sống Lời Chúa, Chúa sẽ bảo vệ chúng ta trước mọi cơn cám dỗ, thử thách.
  2. Khi chúng ta sống Lời Chúa, Chúa sẽ nuôi dưỡng đức tin của chúng ta lớn lên.
  3. Khi chúng ta sống Lời Chúa, Chúa sẽ làm cho đức ái được sinh hoa kết trái trong cuộc đời của chúng ta.

Ở đây, xin nhấn mạnh đến khía cạnh thứ nhất: khi chúng ta sống Lời Chúa, Chúa sẽ bảo vệ chúng ta trước mọi cám dỗ, thử thách.

Trong Tông Huấn Verbum Domini, Đức Thánh Cha Benedicto 16 đã lấy lại lời của thánh Augustino để cho chúng ta thấy mối tương giao giữa Thiên Chúa với con người và con người với Thiên Chúa: “Khi bạn đọc Sách Thánh, thì chính Thiên Chúa nói với bạn; khi bạn cầu nguyện, thì chính bạn nói với Thiên Chúa” (Verbum Domini, số 86). Lời Chúa rất gần gũi với chúng ta: “Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng” (Rm 10,8); “Lời Chúa đời đời bền vững. Đó chính là lời Tin Mừng đã được loan báo cho anh em” (1Pr 1,25). Đức Thánh Cha giải thích: Lời Chúa bền vững muôn đời, Lời đó đã đi vào trong thời gian để nói lời vĩnh cửu của Thiên Chúa theo cách thức nhân loại, đó là Ngôi Lời Nhập thể (x. Ga 1,14). Ngài đã đem Tin mừng đến với chúng ta (x. Verbum Domini, số 1).

Đây cũng là lời của thư Do thái: “Thủơ xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Vậy Chúa Giêsu là Lời Vĩnh Cửu đã đến trong thế gian này, Ngài sẽ nói với chúng ta như thế nào? Thưa, Ngài cho chúng ta biết: chúng ta là gia đình của Chúa khi biết lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa (x. Lc 8,21). Đồng thời, Ngài sẽ giúp chúng ta biết tỉnh thức để nhận ra đâu là giá trị đích thực đem lại cho con người sự sống vĩnh cửu, sự bình an và niềm hạnh phúc. Con đường đó phải là con đường của Chúa được cụ thể qua Hiến Chương Nước Trời (x. Mt 5,3-12), chứ không phải là con đường dễ dãi mà ma quỉ bày ra: cơm bánh, không làm cũng có ăn; quyền lực để thống trị và thôn tính kẻ khác theo ý mình; hưởng thụ mọi thứ vinh hoa trần thế để thỏa mãn tính xác thịt…

Chúa Giêsu là Lời Vĩnh Cửu đầy quyền năng, Ngài luôn đồng hành với chúng ta: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Ngài mời gọi chúng ta hãy đến với Ngài để được bảo vệ chở che: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ” (Mt 14,27); và “tất cả những ai mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Nếu cuộc đời chúng ta có bị bách hại, bị giam cầm và mất mạng sống cũng đừng sợ, vì Ngài đã hứa: “Anh em đừng lo phải làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì. Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khi của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10,19-20).

Chúa Giêsu là Lời tràn đầy tình yêu, Ngài sẽ bảo vệ chúng ta trước mọi sự dữ, mọi thế lực của ma quỉ, thế gian và xác thịt như người mục tử bảo vệ đoàn chiên: người mục tử biết từng con chiên; người mục tử dẫn chiên tới đồng cỏ xanh tươi; người mục tử là cửa chuồng chiên để bảo vệ cho chiên được an toàn; sau cùng Ngài là người mục tử dám chết cho đoàn chiên được sống (x. Ga 10,1-18).

Vậy qua bài Tin Mừng hôm nay, xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn xác tín rằng: không có Chúa đỡ nâng, chúng ta chẳng làm được gì; không có Chúa đồng hành, chúng ta sẽ dễ bị sa ngã trước những cám dỗ hằng lôi kéo của ma quỉ, thế gian và xác thịt.

Trong kiếp bể dâu trần thế này, chúng ta luôn bị bóng tối của Ba Thù (ma quỉ, thế gian và xác thịt) bao phủ, xin Chúa cho mỗi người chúng ta cảm nghiện được sức mạnh của Lời Chúa và sống Lời Chúa, để suốt hành trình đức tin của chúng ta, “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105).

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi”

    „ĐỪNG SỢ, CHỈ CẦN TIN THÔI“ (Mc 5,21-43) Đăng Khoa, Phước Lý "Đừng sợ, chỉ cần tin thôi". Đó là lời trấn an của Chúa Giêsu trước...