Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN VI TN, A: Đức Giêsu kiện toàn Lề luật

ĐỨC GIÊSU KIỆN TOÀN LỀ LUẬT

(Mt 5,17-37)

Tùng Linh, PL

Đọc Tin Mừng, nhiều lúc chúng ta có cảm tưởng như là Chúa Giêsu đã coi thường những quy định có tính cách tôn giáo của xã hội lúc bấy giờ. Không chỉ coi thường mà đôi lúc Ngài còn như cố tình vi phạm những luật lệ ấy, chẳng hạn Ngài chữa bệnh vào ngày hưu lễ, hay không rửa tay trước khi ăn theo luật dạy. Thế nhưng, qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lại khẳng định một điều xem ra mâu thuẫn với thái độ của Ngài: Ta đến để kiện toàn, chứ không phải là để huỷ bỏ lề luật và lời các ngôn sứ. Vậy chúng ta hãy xem Ngài kiện toàn thế nào? Chúng ta chỉ dừng lại ở ba khía cạnh, ba giới răn: giết người, ngoại tình và li dị.

Mở đầu bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”. Kiện toàn nghĩa là gì? Chúng ta hãy nghe Đức Thánh Cha Phanxicô và nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ giả thích. Chúa Giêsu có quyền chính thức giải thích ý của Thiên Chúa về tất cả những gì Thiên Chúa đã phán[1]. Kiện toàn ở đây hiểu theo hai bình diện: Chúa Giêsu đưa Luật tới ý nghĩa toàn hảo, ý nghĩa thật, ý nghĩa cánh chung của Lề Luật[2]. Theo ĐTC Phanxicô, Chúa Giêsu giảng và chú giải lại lề luật Môsê. Ngài khẳng định mạnh mẽ hơn, những điều được nói trong giao ước cũ là đúng, nhưng chưa phải là tất cả[3]. Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ nghĩa là gì? Và một chấm một phẩy nghĩa là gì? Theo giải thích của nhóm CGKPV: “Lề Luật hay các ngôn sứ là một kiểu nói chỉ tất cả Cựu Ước. Cái chấm cái phết không phải hiểu như là những dấu để phân câu trong câu văn, mà phải hiểu đó là chữ nhỏ nhất trong mẫu tự Do thái (chữ yod) và những nét nhỏ như cái chấm để phân biệt chữ này với chữ khác[4].

Trước hết, Chúa Giêsu nói: Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Luật xưa, cụ thể là trong sách Xuất Hành và Đệ Nhị Luật có dạy rằng: Ngươi không được giết người (Xh 20,13; Đnl 5,17). Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Sách Huấn Ca cũng dạy rằng: Khi gặp những chuyện bất công, con đừng oán hờn người thân cận, cũng đừng làm bất cứ điều gì trong cơn giận dữ (Hc 10,6). Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Êphêsô cũng khuyên rằng: Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).

Liên quan đến giới răn “Ngươi không được giết người”, Chúa Giêsu khẳng định rằng, người ta không chỉ giết người bằng hành động sát nhân thật sự mà còn giết người bằng cả những thái độ xúc phạm đến nhân phẩm của con người, kể cả những lời nói lăng mạ. Chúng là tiền đề cho những hành động giết người[5].

Tiếp theo, Chúa Giêsu nói rằng: Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Luật xưa, cụ thể là trong sách Xuất hành và Đệ Nhị Luật có dạy rằng: Ngươi không được ngoại tình (Xh 20,14; Đnl 5,18). Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Sách Huấn Ca cũng dạy rằng: “Đừng chòng chọc nhìn nàng trinh nữ, kẻo con sa ngã mà bị phạt với nàng” (Hc 9,5).

Liên quan đến giới răn “Ngươi không được ngoại tình” được xem như là một hành động vi phạm quyền sở hữu của người nam với người nữ, cũng có thể nói của người nữ đối với người nam. Trái lại, ở đây, Chúa Giêsu lại đi đến tận nguồn gốc của điều dữ, ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Giải thích về điều này, ĐTC Phanxicô nói: “Ngoại tình, trước tiên được cưu mang trong tận sâu tâm khảm của mình và một khi người ta đã có chọn lựa xấu trong lòng và người ta sẽ thể hiện qua hành động cụ thể”[6].

Chúa Giêsu lại nói, Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. Sách Đệ Nhị Luật cũng dạy rằng: Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà. Ra khỏi nhà người ấy, nếu nàng đi lấy chồng khác, mà người chồng sau lại ghét bỏ nàng, viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà” (Đnl 24,1-3). Còn trong Tân Ước, Đức Giêsu dạy rằng: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5,32).

Qua bài Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã kiện toàn lề luật. Ngài đã đi đến tận gốc rễ của vấn đề để giải quyết nó. Luật tối thượng là Luật Yêu Thương. Thánh Phaolô cũng đã viết: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 10,3). Chúa Giêsu cũng dạy ta giới răn quan trọng nhất hay nói cách khác Lề Luật quan trong nhất là “mến Chúa yêu người”. Đối với Ngài, điều quyết định trong mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa, cũng như giữa con người với nhau không phải là việc tuân giữ các điều khoản của lề luật mà chính là lời của Chúa Giêsu và việc thi hành lời của Ngài: Ngay cả kẻ được coi là công chính, vì trung thành tuân giữ các điều khoản của lề luật cũng được đòi hỏi phải trở lại với lời của Ngài.

_____________________________

 

[1] Giải thích của nhóm CGKPV

[2] Giải thích của nhóm CGKPV

[3] Kinh truyền tin ngày 12-2-2017

[4] Giải thích của nhóm CGKPV

[5] Kinh truyền tin ngày 12-2-2017

[6] Kinh truyền tin ngày 12-2-2017.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...