Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Tư, Tuần V PS, Ga 15,1-8: Cây nho và cành cây

THỨ TƯ TUẦN V MÙA PHỤC SINH

Gio-an 15,1-8

Cây Nho Và Cành Cây

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Thầy là cây nho, anh em là cành, ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có thầy, anh em chẳng làm gì được.” (c.5).

Chuyện kể rằng, một buổi thuyết trình về đạo được tổ chức trên boong một du thuyền lớn, tiến sĩ A. Simpson giải thích với chủ toạ thế nào là người ở trong Chúa và Chúa ở trong họ. Ông lấy một cái chai quăng vào lòng biển. Cái chai rơi vào đại dương và đang ở trong đại dương. Nước biển chui vào chiếm hữu cái chai, nước biển càng vào, cái chai càng từ từ chìm sâu và lòng đại dương.

Ông kết luận: Cái chai ở trong đại dương và đại dương ở trong cái chai. Đó là hình ảnh xác thực nhất để chỉ mối tương giao giữa Chúa Giêsu và chúng ta là những môn đệ của Ngài.

Cũng vậy, việc các cành nho luôn phải kết nối với cây nho mà Chúa Giêsu đã diễn tả trong Tin Mừng hôm nay. Ngài đã ví mình chính là cây nho thật và các môn đệ là cành nho. Đối với người Do Thái, hình ảnh cây nho rất giàu ý nghĩa bởi vì vùng đất của Israel được bao phủ bởi nhiều vườn nho như cây bầu cây bí ở Việt Nam vậy. Và nó thường chuyển tải một ý nghĩa về tôn giáo. I-sa-i-a nói về Ít-ra-el như: “Vườn nho của Thiên Chúa,” (Is 5,7); Giê-rê-mi-a nói rằng Thiên Chúa đã trồng Ít-ra-el “như cây nho được Ngài lựa chọn,” (Gr 2,21). Trong khi cây nho trở thành một biểu tượng của Ít-ra-el như một quốc gia, đồng thời nó cũng được đề cập đến như một dấu hiệu của sự thoái hóa. Một ví dụ nữa cũng từ lời của tiên tri I-sa-i-a nói về Ít-ra-el như một vườn nho mà chỉ mang lại những trái nho dại, (Is 5,1-7); Giê-rê-mi-a nói rằng Ít-ra-el đã trở thành một cây nho thoái hóa và cành nho tạp chủng (Gr 2,21).

Khi Chúa Giêsu tự gọi mình là ‘cây nho thật’ và chúng ta là ‘cành nho’, thì Ngài đã dạy rằng, sự kế thừa và sự nuôi dưỡng tâm linh của chúng ta đến từ một mình Ngài chứ không phải từ sự liên kết của chúng ta với bất kỳ ai hay bất kỳ tổ chức nào khác, mặc dù có thể có sự trợ giúp khác. Chúng ta nhận được ân sủng đời sống thiêng liêng từ mối liên hệ của chúng ta với Ngài. Không thể được cứu trừ khi chúng ta thiết lập mối quan hệ sống mật thiết với Ngài. Nếu ngắt kết nối với Ngài, chúng ta sẽ trở nên khô héo về mặt tâm linh và trở nên vô dụng như lời Ngài khẳng định: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (c.5). Cành lìa khỏi cây thì chỉ còn chờ ném vào lửa mà đốt đi.

Quả thật, nhìn vào sự tồn tại thể lý của con người sống, phải có sự kết nối với không khí bằng hơi thở. Còn hít thở không khí sự sống còn được bảo tồn, ngưng thở là sẽ dẫn đến sự phân rã. Con người không phải là thể chất thuần tuý; nó là một tinh thần nhập thể và cần có sự kết nối với nguồn gốc thần linh của mình là chính Thiên Chúa.

Trong thân phận làm người, Chúa Giêsu đã trở nên gương mẫu cho ta về sự nối kết tâm linh với Chúa Cha bằng đời sống cầu nguyện. Kể cả những ngày thi hành sứ vụ cách công khai, mặc dù vô cùng bận rộn, thậm chí có nhiều ngày Ngài và các môn đệ không có chút thời giờ để ăn uống và nghỉ ngơi, thế nhưng Ngài vẫn luôn tìm mọi lúc có thể, đặc biệt vào lúc sắp rạng đông để cầu nguyện. Hoặc có những biến cố đặc biệt cần quyết định như việc tuyển chọn nhóm mười hai Tông Đồ, Ngài đã thức suốt đêm để cầu nguyện, để kết nối với Chúa Cha.

Chúa Giêsu kết hiệp cách trung thành giữa sứ vụ của Ngài trong cầu nguyện. Cầu nguyện là một kết nối cần thiết với Thiên Chúa cách trọn vẹn cho đời sống tâm linh và nó không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ nghi. Cầu nguyện là một nghĩa vụ và một đặc ân; nó có thể được thực hiện riêng tư, cá thể, ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào. Nhưng cầu nguyện một mình là không đủ; nó nên được thực hiện cùng với cộng đồng tín hữu, ở một nơi linh thiêng như nhà thờ. Vì, sự nối kết tâm linh hoặc hiệp thông không chỉ giữ chúng ta ở sự liên lạc riêng tư với Thiên Chúa, mà nó cũng giữ cho chúng ta liên lạc với nhau. Ai sống trong đức tin mà không cầu nguyện là tự ngắt kết nối chính mình khỏi nguồn sống là chính Thiên Chúa. Và sẽ khô héo như cành nho bị cắt tỉa ra khỏi thân cây.

Mối liên kết với thân cây nho là Chúa Giêsu là để sinh hoa kết trái bội thu. Vì chúng ta không thể được cứu bằng cách đơn giản tuyên xưng mình là Kitô hữu và sau đó làm điều gì đó trái ngược. Cuộc sống của chúng ta phải sinh hoa trái không thể trở nên vô dụng đang khi kết hợp với Chúa Giêsu. Nhưng, làm thế nào để cành nho trổ sinh hoa quả tốt? Thưa, bằng cách chăm bón và cắt tỉa cẩn thận các nhánh không tốt, không phù hợp để cây nho bảo tồn sức mạnh của nó để sinh hoa trái tốt.

Hình ảnh cây nho và cành nho mà Chúa Giêsu sử dụng để mô tả cuộc sống mà Ngài tạo ra nơi những người hợp nhất với Ngài. Đó là hoa trái của “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần” (Rm 14,17).

Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con đã từng bị cắt lìa khỏi Chúa khi chúng con phạm tội và đặc biệt sự kiêu căng tự phụ, thờ ơ trong cầu nguyện và không kết nối với Chúa trong sự tham dự bàn tiệc thánh. Tâm hồn chúng con khô cằn và không sinh hoa trái tốt, xin Chúa ban Thánh Thần là nguồn lực trợ giúp, phục hồi chúng con thành những cành nho tươi tốt và trổ sinh nhiều hoa trái để Thiên Chúa Cha được tôn vinh. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...