Thứ Tư, 25 Tháng 6, 2025

Thứ Tư, Tuần V PS, Ga 15,1-8: Thầy là cây nho thật

THỨ TƯ TUẦN V PHỤC SINH

THẦY LÀ CÂY NHO THẬT

Ga 15,1-8

M. Zita, CĐ Phước Thiên

Với lời khẳng định “Thầy là cây nho, anh em là cành”, Đức Giêsu đảm bảo cho người môn đệ một mối tương quan hiệp thông sâu xa bền vững với Ngài. Chính trong mối hiệp thông mật thiết với Đức Giêsu là cây nho thật, người môn đệ mới có đủ khả năng trở thành những cành nho sinh nhiều hoa trái tốt lành thánh thiện trong chính đời sống của mình.

Cây nho là loại cây thân mền, không thể tự mình đứng, mà phải được leo trên dàn. Gốc của nó không lớn, nhưng sinh rất nhiều cành lá sum suê. Đức Giêsu nhận mình là cây nho thật, còn các môn đệ là cành nho. Là những cành nho luôn gắn liền với thân và gốc nho thì mới có sự sống và tồn tại được trong mọi điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Vậy, đời sống kitô hữu chúng ta cũng thế, chúng ta phải được gắn liền với Đức Giêsu là cây nho thuần chủng, đã được Chúa Cha đem trồng vào trần gian (x. Ga 3,16) thì mới mong là cành nho chính thuần chủng. Chính thánh Phaolô từng nói: “Nếu rễ cây mà thánh thì toàn cây cũng thánh” (Rm 11,16). Tuy nhiên sự thánh thiện này phụ thuộc hoàn toàn vào sự liên kết của từng cành với thân cây. Trong thực tế, có thể có những cây nho rất tươi tốt, nhưng vẫn có những cành khô héo, vì chúng không hút nhựa sống từ thân cây hoặc bị sâu bệnh. Điều này đã xảy ra trước khi Đức Giêsu nói ra nỗi lòng của mình với các môn đệ thân tín (x. Ga 13,21-30).

Trong không gian và thời gian của bữa tiệc ly còn như đang giang dở bởi một người môn đệ thân tín đã phản bội Thầy, đã gây tổn thương sâu sắc trong tương quan. Và trong không gian của ly biệt, Đức Giêsu như khẳng định lại “Thầy là cây nho anh em là cành”. Ngài muốn nói lên mối hiệp thông sâu xa không thể tách rời được giữa Đức Giêsu và các môn đệ yêu dấu của Ngài. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra, trong bối cảnh ly biệt mà Đức Giêsu lại nói lên tâm tình như vậy có hợp lý không? Trong cái nhìn tích cực, chúng ta thấy giờ này người nói lên mối tương quan hiệp thông này cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của người mà mình sắp chia tay. Và hơn ai hết, Đức Giêsu hiểu không gian này và Ngài thấy trước là các môn đệ sẽ yếu đuối nên Ngài bày tỏ tình yêu của Ngài đối với họ.

Qua tình yêu nhưng không của Thầy mình, các môn đệ hiểu được dù họ có yếu đuối ngã lòng, cũng không làm cho tình yêu đến cùng của Ngài suy giảm (x. Ga 13,1). Trái lại càng mạnh mẽ hơn và thúc giục các ông gắn bó mật thiết hơn với Ngài, bằng cách “hãy ở lại trong Thầy”. Chính khi ở lại với Chúa, người môn đệ mới sống đúng danh nghĩa là môn đệ của Đức Giêsu, bởi không có Thầy anh em chẳng làm gì được (x. Ga 15,5 ). Cho nên, mỗi người môn đệ phải biết mình luôn có một vị trí quan trọng trong công trình của Thiên Chúa. Do đó, nếu là cành ở đầu ngọn, hoặc sát gốc hay ở  giữa thân cây thì cũng phải sống hết mình để cây nho sinh ra nhiều hoa trái tốt. Khi sống được điều đó chúng ta đã làm được điều Đức Giêsu mời gọi: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 15,8). Như thế, việc sinh hoa trái bắt buộc cành phải gắn liền với toàn cây nho. Điều này được diễn tả trong đời sống chúng ta. Những hoa trái do những gì chúng ta mang lại không nhất thiết phải là những thành công, thành tích mà mọi người thấy được. Nhưng phải là những khả năng đề kháng sâu bệnh, tức là thói hư tật xấu, tính ích kỷ cá nhân, làm tổn thương đến tình bác ái, lòng thù hận, sự chia rẽ…

Để sống sự liên kết mật thiết với Đức Giêsu “như cành nho gắn liền với cây nho”, mỗi người chúng ta được mời gọi “hãy ở lại trong Người”. Vì khi ở lại với và trong Chúa chúng ta mới có khả năng lắng nghe và thực hành lời Chúa, tức là có khả năng hút nhựa sống và cũng trao ban nhựa sống đó cho những cành khác.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Tư Tuần XII, Thường niên, Mt 7,15-20 Kitô hữu – Người sinh quả tốt trong đời

Thứ Tư Tuần XII, Thường niên, Mt 7,15-20 Kitô hữu – Người sinh quả tốt trong đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thế giới ngày...

Thứ Hai, Tuần XII, Thường niên, Mt 7,1-5: Đừng xét đoán – Đừng lấy cái rác trong mắt anh em

Thứ Hai Tuần XII, Thường niên, Mt 7,1-5 Đừng Xét Đoán – Đừng Lấy Cái Rác Trong Mắt Anh Em Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Một câu...

Thứ Bảy, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,24-34): Tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính

Thứ Bảy Tuần XI Thường Niên (Mt 6,24-34) Tìm Nước Thiên Chúa và Sự Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Trước hết, hãy tìm kiếm Nước...

Thứ Sáu, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,19-23): Đi tìm kho tàng bất diệt

Thứ Sáu Tuần XI Thường Niên (Mt 6,19-23) Đi Tìm Kho Tàng Bất Diệt Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Từ ngàn xưa đến nay, con người vẫn...

Thứ Năm, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,7-15): Tình con thảo đối với Cha

Thứ Năm, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,7-15) Tình Con Thảo Đối Với Cha Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Khi lần giở Tin Mừng, chúng ta ngạc...

Thứ Tư, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,1-6.16-18): Làm việc phúc đức với thái độ nào?

Thứ Tư, Tuần XI Thường Niên (Mt 6,1-6.16-18)  Làm việc phúc đức với thái độ nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. “Khi làm việc lành phúc đức,...