Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Ý NGHĨA CÁC BIỂU TƯỢNG NHÀ NGUYỆN CẦU

width=400

VÀO CUNG THÁNH 

LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG 

NỮ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU VĨNH PHƯỚC

30 / 5 / 2001

 
 

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

 

–  Đan Viện Nữ Xitô Thánh Mẫu Vĩnh Phước thành lập năm 1972 tại Phước Lý, đã được di chuyển về Ngọc Đồng vào năm 1991.

–  Với sự chấp thuận của chính quyền, Nguyện Đường Đan Viện được khởi công xây dựng vào đầu tháng Thánh Cả Giuse, 1.3.2000.

–  Nhờ hồng ân Thiên Chúa, và sự trở giúp của các vị ân nhân xa gần, nguyện đường đã được hoàn thành vào những ngày cuối tháng Đức Mẹ và được Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc, thánh hiến ngày 30.5.2001.

–  Sau đây là đôi lời giới thiệu về ý nghĩa công trình kiến thiết nguyện đường này. Hưởng ứng chủ trương của Giáo hội và theo lời mời gọi mới đây của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cùng với Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu (EA 21-22), nguyện đường được kiến thiết theo chiều hướng hội nhập văn hóa.

–  Do đó, một số yếu tố văn hóa Đông phương nói chung và Việt Nam nói riêng được sử dụng và được Kitô hóa. Đàng khác, nhiều biểu tượng của đức tin Công giáo được diễn tả qua những đường nét Á Đông.

width=250

Cụ thể, biểu tưởng “vuông tròn”, Thiên viên địa phương, mô hình của đài tế nam giao, là biểu tưởng đã thâm nhập rộng rãi trong nếp sống dân gian, được sử dụng khá nhiều trong công trình kiến thiết nguyện đường. Tuy nhiên, “vuông tròn” được liên kết với Thập Giá nói lên niềm tin Kitô giáo: Thập Giá Đức Kitô giao hòa Trời và Đất (Col 1, 20). Ngoài ra, thấp thoáng một vài tiểu tiết của trống đồng gợi lại nền văn hóa Lạc Việt.

Dưới tầm nhìn tổng quát, ngôi nguyện đường mang rõ nét hình ảnh CÁI ĐÌNH Vệt Nam, một phần nào đã được biến thể. Đối với lịch sử Việt Nam, ngôi đình làng mang nhiều ý nghĩa và giá trị văn hóa xã hội trong đời sống xóm làng của dân tộc Việt. Ngôi đình cũng mang thêm một giá trị tâm linh khác, khi trở thành nơi thờ Thần Hoàng, và là nơi dân làng hội họp cầu cho quốc thái dân an.

Đối với cộng đoàn Vĩnh Phước, giờ đây hình ảnh ngôi đình đã trở thành “Nhà Nguyện Cầu” cho cộng đoàn, đồng thời mở rộng cho mọi người đến cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã xác nhận như thế về Đền thờ: “Nhà Cha Ta là Nhà Cầu Nguyện” (Mt 21, 13; Ga 2, 16). Với ý nghĩa tôn giáo này, có thể nói “Nhà Nguyện Cầu” tiếp nối những hình ảnh khác từ trong Cựu Ước như “Lều hội ngộ”, “Trướng Tao phùng” nơi Thiên Chúa Giavê gặp gỡ, thông đạt với dân Ngài.

Bởi đó, mẫu tự Do Thái “Jahve” được khắc ghi vào trung tâm “Lá hỏa” trên chóp mái tiền đình, vừa mặc cho biểu tưởng quen thuộc này một ý nghĩa tôn giáo, đồng thời, gợi lại một giai đoạn của lịch sử cứu rỗi, khi Thiên Chúa ẩn tàng tự mặc khải là “Đấng Hằng Hữu” (Jahve) trên núi Sinai giữa bụi gai bốc cháy (Xh 3,2). Đây là khởi đầu của một tiến trình mạc khải tiệm tiến về Thiên Chúa, cho đến thời viên mãn, khi Chúa Giêsu Kitô bày tỏ tất cả về Thiên Chúa là Cha, như thế, con người cảm nhận được bản chất đích thực “Thiên Chúa là Tình Yêu”.width=300

 Bên trong “Nhà Nguyện Cầu”, đặc biệt tập trung vào cung thánh, các biểu tượng trình bày nội dung phong phú của giao ước mới.

Bước vào Nguyện đường, sẽ thấy ngay bức Hoành với ba chữ Thánh, Thánh, Thánh. Đây là bài ca chúc tụng Thiên Chúa từ trong phụng tự Cựu Ước (Is 6, 3) được chuyển sang Tân Ước (Kh 4, 8). Phụng vụ của Giáo hội Rôma trong thánh lễ, cũng như Giáo hội Đông Phương (Trisagion), vẫn hàng ngày trang trọng sốt sắng hát lên lời ca “Thánh, Thánh, Thánh” để tôn thờ Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

width=250

 Biểu tượng “Ba Ngôi” dưới hình ba vòng tròn liên kết trên chóp trần cung thánh cũng diễn tả mầu nhiệm trung tâm này của Kitô giáo.

Nổi bật trên bức phông của cung thánh là cuốn thư khắc ghi “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 8). Đây là tóm gọn đầy đủ mạc khải về Thiên Chúa, đồng thời nói lên kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa Cha, qua Chúa Giêsu Kitô, trong tác động của Chúa Thánh Thần.

–       Chúa Giêsu, Thánh Tử chí ái, vì yêu đã được trao ban (Ga 3, 16) trong mầu nhiệm nhập thể, và Thánh Thể  (Ga 6, 32) đã chịu hiến tế trên Thánh Giá. Ngài đã trở thành Emmanuel, và ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Chính Đức Kitô, hôm qua, hôm nay, mãi mãi là Đấng cứu độ trần gian, là Anpha và Omega, nguyên thủy và cùng đích của lịch sử.

width=250–       Hình ảnh “Chim câu” (Mt 3, 16) giữa bức Hoành cung thánh gợi lên sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần để hoàn tất chương trình thánh hóa loài người. Chính Ngài làm nên Thánh Kinh
,
nhờ linh hứng để truyền đạt Lời Chúa, chính Ngài làm nên Thánh Thể, khi thánh hóa bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa Kitô. (epiclèse).

 

Biến cố ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2, 1-4) được diễn tả qua bức phù điêu, trên vách đối diện với cung thánh, đánh dấu ngày khai sinh Giáo hội, ngày Tình yêu của Thiên Chúa được tràn đổ tròng lòng mọi tín hữu (Rm 5, 5), và canh tân mặt địa cầu.width=200

Ngoài ra, chúng ta có thể kể hình ảnh nho miến nơi bức “võng” và nơi bàn thờ, gợi ý về bánh rượu, chất liệu làm nên Bí tích Thánh Thể.

Dừng lại ở bàn thờ bằng gỗ được chạm trổ bằng mẫu tự Hy Lạp: Đức Kitô là Anpha và Omega (Kh 1, 8; 22, 13) về phía trước, với hình ảnh Con Chiên Vượt Qua, và phía sau, với hình năm chiếc bánh và hai con cá (Ga 6, 9).

Để phần trang trí trên vách và các cửa được thêm ý nghĩa, các biểu tượng về “Ba Ngôi”, “Chúa Kitô”, “Thánh Thể” và “Thánh Thần” đã được sử dụng lại, cùng với hình lư hươngbông sen là những hình ảnh quen thuộc và gợi cảm đối với tâm hồn người Á Đông. Hơn nữa, các chữ “Nhất”, “Phước” viết theo kiểu triện, dùng làm trang trí, tăng thêm một ý nghĩa: về sự                                                       hiệp nhất với Thiên Chúa, và hiệp nhất với nhau trong Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực.

width=90width=90Sau hết, hai pho tượng lớn: một bên, Thánh Mẫu chiêm niệm, trong thái độ trầm tĩnh và dáng dấp Việt Nam, bên kia, Thánh Cả Giuse cùng với Chúa Hài Nhi Giêsu. Tất cả Ba Đấng làm nên Thánh Gia Thất, đã được Hội Dòng Xitô Việt Nam chọn làm Bổn mạng. Thánh gia là nguồn cậy trông và mẫu gương cho các đan sĩ nam nữ của Hội Dòng để sống ơn gọi đan tu chiêm niệm giữa lòng Giáo hội và xã hội hôm nay.

 

 

Trên đây là một vài giải thích sơ lược nhằm giới thiệu “Nhà Nguyện Cầu” của Đan Viện Nữ Xitô Thánh Mẫu Vĩnh Phước.

Với tâm tình tạ ơn dâng lên Thiên Chúa, Đức Mẹ và Cha Thánh Giuse, chúng tôi cũng tri ân các Đức Giám Mục của Giáo Phận, và Quý vị ân nhân xa gần đã giúp chúng tôi thực hiện xong ngôi nguyện đường, mặc dù một số khó khăn còn tồn tại.

Từ nay, trong “Nhà Nguyện Cầu” này, cộng đoàn các nữ đan sĩ chúng tôi sẽ không ngừng dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi phụng vụ tôn thờ, đồng thời nguyện cầu Chúa ban muôn phúc lành cho tất cả Quý vị, các ân nhân và thân nhân.

Để trong mọi sự, Thiên Chúa được tôn vinh”. (Tu luật Thánh Biển Đức)
 

Cộng đoàn Nữ đan sĩ Xitô Thánh Mẫu Vĩnh Phước.

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 6 Tuần Thánh

Đi đàng thánh giá: Vì yêu, Chúa đã chấp nhận trở nên đồng phận với loài người yếu đuối, mỏng giòn, nghèo khó, để rồi...

Thứ 5 Tuần Thánh

TAM NHẬT THÁNH “ Đây là điều răn của Thầy, anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,...

Đây nén hương xuân, nén hương ân tình …

CHƯƠNG TRÌNH VUI XUÂN NGÀY MÙNG 2 TẾT QUÝ MÃO  2023 TRONG TINH THẦN HIỆP HÀNH “Đây nén hương xuân, nén hương ân tình, nén hương thành...

Nhịp đập thể thao

NHỊP ĐẬP THỂ THAO Ngay từ giây phút khởi đầu, nhịp đập thể thao đón xuân của Cộng Đoàn Vĩnh Phước chúng ta được khai...

Đôi lời chuyện vãn đầu xuân ….

ĐÔI LỜI CHUYỆN VÃN ĐẦU NĂM…       “Mùa xuân sang ta chúc nhau, bao ước muốn bao hy vọng, cùng rủ nhau mau bay về… về...

Mừng Thượng thọ Cửu tuần chị M. Têrêsa Avila Lưu Thị Nhàn

Mừng Thượng thọ Cửu tuần chị Maria Têrêsa Avila Lưu Thị Nhàn Tuổi già là ân phúc Chúa ban không chỉ riêng cho bản thân...

Kỷ yếu 50 Năm Hồng Ân Đan Viện Vĩnh Phước

XIN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ XEM NỘI DUNG KỶ YẾU