Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

Suy Niệm CHÚA NHẬT II MÙA CHAY  Mt 17, 1 – 9

Suy Niệm CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

 Mt 17, 1 – 9

 M. Gregorio – An Phước

            Theo trình thuật của Mattheu, bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ba môn đệ riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Sự kiện Chúa Giêsu biến hình, là diễn tả Thần tính của Con Thiên Chúa được tỏ hiện, mà thường ngày bị che giấu dưới xác phàm của con người.

            Thực vậy, Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa. Khi nhập thể vào trần gian, Ngài mang thêm bản tính nhân loại. Nơi Ngài có hai bản tính: Bản tính Thiên Chúa, ta gọi là Thần tính và Bản tính nhân loại, ta gọi là Nhân tính, hai bản tính đó kết hợp chặt chẽ với nhau.

            Thần Tính của Chúa Giêsu luôn hiện diện. Nhưng hàng ngày, Thần Tính đó được che phủ qua bức màn Nhân tính, Thần tính không biểu lộ ra bên ngoài, nên người ta chỉ thấy Đức Giêsu như một phàm nhân giống như chúng ta. Chỉ khi Ngài lấy quyền phép của Thần Tính để làm phép lạ như cho kẻ chết sống lại, khiến giông tố đang hoành hành tức khắc yên lặng…thì người ta mới nhận biết Ngài là Thiên Chúa Toàn Năng. Khi Chúa Giêsu biến hình, là lúc Thần tính của Ngài được tỏ lộ, không còn bị nhân tính che phủ. Và đây là lần đầu tiên ba môn đệ: Phêrô, Giacôbê, và Gioan chứng kiến tận mắt Thần tính của Đức Giêsu, và cả ba người đều ngây ngất.

Sự xuất hiện của Môsê và Êlia trong lúc Chúa Giêsu biến hình mang ý nghĩa:

           Môsê tượng trưng cho Lề Luật, Thiên Chúa ban Mười Giới Răn qua Môsê. Môsê được coi là nền tảng của Lề Luật, và biến cố hôm nay chứng tỏ Lề Luật phải hướng về Đức Kitô để được nên trọn vẹn, và hoàn hảo.

          Êlia tượng trưng cho các Ngôn Sứ, Êlia được coi là ngôn sứ cao trọng nhất trong các ngôn sứ về những lời rao giảng và uy quyền làm phép lạ. Biến cố hôm nay chứng tỏ các Ngôn Sứ phải hướng về Đức Kitô, để tìm thấy sự hoàn hảo của các lời tiên tri về Đấng Thiên Sai.

          Như vậy, sự biến hình của Chúa Giêsu trên núi Tabor làm hiện lên hai cảnh giới. Trong đó: Phêrô, Giacôbê, và Gioan đại hiện cho cảnh giới hữu hình. Môsê và Elia đại diện cho cảnh giới vô hình, còn Đức Kitô là trung tâm điểm giữa hai cảnh giới. Nghĩa là, Đức Kitô là mối giây liên kết giữa trời và đất, giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình, là Đấng quy tụ tất cả mọi tâm hồn ở mọi nơi và mọi thời đại, và cũng là nơi hội ngộ của mọi tâm hồn được Cứu Độ.

           Tuy nhiên, khi chứng kiến sự hội ngộ của hai cảnh giới qua sự kiện biến hình của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta được mời gọi đến để chiêm ngắm thần tính của Chúa nơi con người nhân loại của Ngài, chứ không phải đến để cho những cơn mộng tưởng lôi cuốn chúng ta như câu nói của Phêrô: “Lạy Ngài chúng con ở đây thật là hay” (Mt 17, 4).

          Dĩ nhiên, sự mơ mộng nào cũng đẹp, cũng hấp dẫn, nhưng xét cho cùng, chúng ta cũng phải từ bỏ nó, để trở về với thực tại và làm trọn Thánh ý Thiên Chúa. Thánh ý Thiên Chúa không gì khác hơn ngoài con đường của Đức Giêsu đã đi. Con đường Đức Giêsu đã đi là con đường xuống núi, con đường vác thập giá của đời mình. Có như thế, người ta mới đạt tới cảnh giới vinh quang như Môsê và Elia.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...