Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số10: TRÊN NỀN TẢNG ĐỨC KITÔ

 

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM

   

 Nội san linh đạo đan tu

 

 TRÊN NỀN TẢNG ĐỨC KITÔ

 

 Số 10 – Tháng 1 năm 2011

 

LỜI MỞ

Đã có rất nhiều người viết về Chúa Kitô, với những cách tiếp cận khác nhau. Đức giáo hoàng Benedictô XVI đã cho xuất bản phần thứ nhất của các suy tư của ngài về Chúa Giêsu Kitô: Chúa Giêsu thành Nazareth. Nói cũng như viết về Chúa Kitô thì không bao giờ cho đủ được. Thánh Gioan tông đồ, tác giả Tin Mừng thứ tư, đã kết luận: “Còn những điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng diều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (Ga 21,25).
Dù là suy tư, khảo cứu, bàn luận về Chúa Giêsu không bao giờ cùng, vì Ngài là Thiên Chúa, chúng ta vẫn được mời gọi tiếp cận Ngài bằng những nẻo đường khác nhau. Các thần học gia đã nghiên cứu để trình bày một vài khía cạnh nào đó về Chúa Kitô cho những người thuộc thời đại mình. Họ tiếp cận bằng con đường tư duy của lý trí. Thánh Thoma Aquinô là một ví dụ điển hình. Những nhà thần bí lại chọn con đường chiêm niệm để tiếp cận với Chúa Kitô. Các linh phụ Xitô đã chiêm ngưỡng nhân tính Chúa Kitô như là con đường mặc khải thiên tính và tình yêu của Đấng Tình Quân. Cầu nguyện, chiêm niệm, trong thinh lặng và tôn thờ, giúp họ khám phá ra vẻ đẹp tuyệt vời của Ngôi Lời Nhập Thể. Một thứ thần học đan tu thành hình, thần học của “khôn tả”.

Dù là suy tư, khảo cứu, bàn luận về Chúa Giêsu không bao giờ cùng, vì Ngài là Thiên Chúa, chúng ta vẫn được mời gọi tiếp cận Ngài bằng những nẻo đường khác nhau. Các thần học gia đã nghiên cứu để trình bày một vài khía cạnh nào đó về Chúa Kitô cho những người thuộc thời đại mình. Họ tiếp cận bằng con đường tư duy của lý trí. Thánh Thoma Aquinô là một ví dụ điển hình. Những nhà thần bí lại chọn con đường chiêm niệm để tiếp cận với Chúa Kitô. Các linh phụ Xitô đã chiêm ngưỡng nhân tính Chúa Kitô như là con đường mặc khải thiên tính và tình yêu của Đấng Tình Quân. Cầu nguyện, chiêm niệm, trong thinh lặng và tôn thờ, giúp họ khám phá ra vẻ đẹp tuyệt vời của Ngôi Lời Nhập Thể. Một thứ thần học đan tu thành hình, thần học của “khôn tả”.

Kiếm tìm và khám phá vị trí của Chúa Kitô cuộc đời là một công việc hết sức hệ trọng cho mọi Kitô hữu, đặc biệt cho tu sĩ. Vì nếu không khám phá ra chỗ đứng và địa vị của Chúa Kitô trong cuộc sống mình, sĩ có nguy cơ xây dựng đời tu trì trên những điều phụ  thuộc và thứ yếu. Trái lại, khám phá Chúa Kitô để xây dựng đời thánh hiến trên nền tảng là chính Ngài là một hành trình cần được thực hiện mỗi ngày và suốt cuộc đời.  

“Trên nền tảng là Đức Kitô” là chủ đề của số 10 nội san Hạt Giống Chiêm Niệm. Khi chọn chủ đề này Ban Biên Tập muốn mời gọi anh chị em trong Hội Dòng, đặc biệt anh chị em trẻ, đồng hành với các bạn trẻ trên thế giới sẽ qui tụ về thành phố Madrid, Tây Ban Nha, trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức từ ngày 16 đến 21 tháng 8 năm 2011. Cùng với các bạn trẻ, chúng ta đi gặp gỡ Chúa Kitô và việc ngày càng khám phá Ngài giúp cuộc đời chúng ta được xây dựng trên một nền tảng vững chắc.

Trong ý hướng đó, Ban Biên Tập gởi đến quí độc giả trong cũng như ngoài Hội Dòng những bài viết xoay quanh chủ đề xây dựng cuộc đời trên nền tảng là Đức Kitô, với những ánh nhìn, những lối tiếp cận khác nhau và được triển khai trong các phạm vi khác nhau. Vì một chủ đề quan trọng, nên chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai chủ đề trên trong số kế tiếp (số 11).

Kính chúc quí độc giả, xuyên qua những hình thức văn chương và những ý tưởng, nắm bắt và cảm nghiệm được một thực tại  cao quí tà Chúa Kitô, và ngày càng nhiệt tâm xây dựng đời mình trên nền tầng là Chúa Kitô.

 

 MỤC LỤC

 

 

 

 

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG

TRÊN NỀN TẢNG ĐỨC GIÊSU KITÔ

 

FM.Duy Ân    

Chúa Giêsu khi rao giảng Tin Mừng, đã sử dụng các sự kiện cụ thể của đời thường. Ví như hạt giống được gieo vào đất tốt sẽ sinh hoa kết trái, nhưng nếu rói vào sỏi đá, vì không thể đâm rễ sâu, nên bị héo khô (x Mt 13,18-23); hoặc, như nhà xây trên nền đá, nhà sẽ đứng vững, trái lại, nhà xây trên cát sẽ sụp đổ tan tành (x. Mt 7,24-27). Thánh Phaolô, trong thư gởi giáo đoàn Côlôsê, đã liên kết cả hai hình ảnh này, khi đề cập đến đời sống kết hợp với Chúa Giêsu Kitô: “Như anh em đã nhận Đức Kitô Giêsu làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. Anh em hãy BÉN RÊ SÂU VÀ XÂY DỰNG đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ”(Cl 2,6-7). ĐGH Bênêđictô XVI đã trích dẫn lời này làm đề tài cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXVI tại Madrid, từ ngày 16 đến 21 tháng 8 năm 2011. Quả thật là một đề tài phong phú và rất thích hợp, vì theo ý Đức Thánh Cha, nhằm đối lại trào lưu xã hội tục hoá hiện nay, với chủ thuyết duy tương đối, đang làm mất đi, hoặc xóa mờ các nguyên lý căn bản, cần thiết để định hướng đời sống con người. Bởi vậy, XÂY DỰNG ĐỜI SốNG TRÊN NỀN TẢNG ĐỨC KITÔ GIÊSU thật là điều khẩn thiết .

 

I.ĐỨC KITÔ GIÊSU , NỀN TẢNG DUY NHẤT

Nhận xét về xã hội hôm nay, ĐTC Bênêđictô XVI cũng đã tuyên bố: “Phải nhận ra rằng một trong những tác hại trầm trọng nhất sự tục hóa là đẩy đức tin kitô giáo ra bên lề cuộc sống … Thất bại của lối sống “như thể không có Thiên Chúa” giờ đây hiện ra nhan nhản trước mặt mọi người. Ngày này, thật CẦN KHÁM PHÁ LẠI ĐỨC GIÊSU KITÔ, không đơn giản chỉ là một xác tín cá nhân hay một học thuyết trừu tượng, nhưng là một con người đích thực, mà sự hội nhập của Người vào trong lịch sử có khả năng làm mới mẻ đời sống của mọi người” (ĐGH Bênêdictô XVI .TH Sacramentum Charitatis n.77). Thực trạng này đòi hỏi con người ngày nay, cách riêng giới trẻ, là tương lai của Giáo Hội và xã hội, cần tìm đến Đức Giêsu Kitô như nền tảng cho cuộc đời mình. Đó là nhu cầu cần thiết để cuộc sống được triển nở và đạt được ý nghĩa đích thực, nhớ Chúa Giêsu Kitô, Đấng không ai có thể thay thế. Qủa thật, chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, vị Trung Gian duy nhất đã xác định: “ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Hơn nữa, Ngài còn quả quyết: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Vì nhận thức cần gắn bó với Chúa Giêsu, Thánh Phêrô đã xác quyết : “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Kết tiếp, sau biến cố Phục sinh, khi “được đầy tràn Thánh Thần“, Ngài đã mạnh mẽ tuyên xưng về Đức Giêsu Kitô: “Ngồi Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được ơn cứu độ” (Cv 4,12). Chính Đức Giêsu Kitô là nền móng Thiên Chúa đã dự liệu, và “không ai có thể đặt nền móng nào khác, ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô” (1Cr 3,11). Thật vậy, đối với ngôi nhà thiêng liêng của tâm hồn, cũng như tòa nhà Hội Thánh, “đã tảng góc tưởng là chính Đức Kitô Giêsu…Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng, cùng với những người khác, thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí” (Ep 2,20.22). Quả thật, Đức Giêsu Kitô được sai đến thế gian là để thực hiện công trình cứu độ của Thiên Chúa, Đấng tỏ mình và ban mình cho nhân loại trong “thiên ý nhiệm mầu, là kế hoạch yêu thương Người dã định từ trước trong Đức Kitô” (Ep 1,9).

 

II- ĐỨC GIÊSU KITÔ: ĐẤNG CỨU ĐỘ

Nhiệm cục cứu độ, công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa, được thực hiện qua Chúa Giêsu Kitô (x. Ep 1,9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bán tính của Thiên Chúa (x. Ep 2,18; 2Pr 1,4). Nhờ mặc khải này, chân lý thâm sầu về Thiên Chúa cũng như về phần rỗi con người, được sáng tỏ nơi Chúa Kitô (x. DV, số 2). Chính Chúa Giêsu Kitô mặc khái về Thiên Chúa Cha và thực hiện kế hoạch yêu thương của Người dành cho chúng ta.

 

1.Mạc khái qua Lời Chúa

Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha chính Người đã tỏ cho chúng ta biết ” (Ga 1,18). Ngài mạc khải trọn vẹn về Chúa Cha và kế hoạch yêu thương cứu độ của Người (x. Ga 16,25). Quả thật, Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha nhân từ (x. Lc 6,36), rất mực yêu thương chúng ta (x. Ga 16,27): Đấng đã tạo dựng chúng ta và yêu thương quan phòng cho đến từng sợi tóc (x. Lc 12,7). Và để diễn tả tình Cha nhân hậu, Chúa Giêsu đã cho chúng ta dụ ngôn tuyệt vời, về người con hoang đàng được cha tiếp nhận với tất câ lòng ưu ái cảm thương (x. Lc 15,11- 31 ). Tuy nhiên, bằng chứng tình thương vượt mức (x. Ep 2,4 ) của Thiên Chúa Cha là trao ban Con Một chí ái cho chúng ta (x. Ga 3,16), hơn nữa, còn chấp nhận Ngài chịu hiến tế trên thập giá để cứu chuộc chúng ta (x. Rm 5,8). về tình yêu triệt để lạ lùng của Chúa Cha, Thánh Phaolô đã suy diễn: “Đến như chính Con Một Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32). Mục tiêu Chúa Cha yêu thương là để chúng ta trở thành nghĩa tử: “Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thật chúng ta là con Thiên Chúa” (1Ga 31). Chính vì vậy, trong Tin Mừng, đặc biệt qua bản Hiến chương Nước Trời (x. Mt 5-7) và những lời tâm huyết sau bữa Tiệc ly (x. Ga 13-16), Chúa Giêsu đã phác họa cho chúng ta hình ảnh cao quý con người, được phúc trở thành con Thiên Chúa, nhờ liên kết với Chúa Giêsu, Người Con chí ái của Chúa Cha. Như vậy, Chúa Giêsu là phản ảnh trung thực về Chúa Cha (x. Cl 1,15), đến nỗi Ngài đã quả quyết được rằng: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Đồng thời Ngài cũng là mô hình trọn hảo cho chúng ta trong chức vị làm con Thiên Chúa, vì Ngài “hằng làm những điều đẹp ý Chúa Cha” (Ga 8,29). Quả thật, Lời Chúa Giêsu là “Thần Khí và là Sự Sống” (Ga 6,63), lời trao ban “niềm vui trọn vẹn, niềm vui của chình Ngài” (x. Ga 15,11; 16,24 ), lời dẫn chúng ta vào hồng ân hiệp thông với Thiên Chúa Cha (x. Ga 17,13.26). Có thể nói Lịch sử thánh là một thiên tình sử, vì thế, các thánh Giáo Phụ vẫn xem Thánh Kinh là bức thư tình của Thiên Chúa trao cho con người. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể đi sâu vào mối tình Thiên Chúa, nếu chúng ta tiếp nhận Lời Chúa, với tâm hồn rộng mở cho tình yêu cứu độ. Quả thật, qua Chúa Giêsu Kitô, “do tình yêu vô biên, Thiên Chúa vô hình ngỏ lời với con người như với bạn hữu. Người đối thoại với họ, để mời gọi cho họ hiệp thông với Người ” (x. DV 2; GLHTCG142)

 

2. Cứu độ qua các bí tích

Thánh Âutính xác nhận: “Tất cả những gì đã trở nên hữu hình nơi Đấng Cứu Độ nay được chuyển sang cho các bí tích” (Bài giảng 74,2. PL 54,398). Quả thật, để thể hiện hiệu quả công trình cứu độ, Chúa Kitô đã thiết lập các bí tích “là, những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng… Qua các bí tích, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thần linh”(GLHTCG 1131). Sau đây, chỉ đề cập tới hai bí tích căn bản là THÁNH TẨY VÀ THÁNH THỂ, được xem như biểu trưng, phát xuất từ Trái Tim rộng mở của Đấng Cứu Thế (x. Ga 19,34).
Trước hết, bí tích THÁNH TẨY, được thực hiện nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, theo lệnh truyền của chính Chúa Giêsu (x. Mt 28,19). Đây là bí tích đặt nền tảng cho toàn bộ đời sống kitô hữu: “Bí tích Thánh Tẩy không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên một “thụ tạo mới”(2Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), được thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô (x. 1Cr 6,15; 12,27) và đồng thừa tự với Người (Rm 8, 17), thành đền thở Chúa Thánh Thần” (1Cr 6,19; GLHTCG 1265). Tất cả đều là hiệu quả phát sinh từ ân sủng, nhờ kết hợp với Đức Kitô: “Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3,27). Như vậy, bí tích Thánh Tẩy khơi nguồn toàn bộ đời sống kitô hữu, dựa trên nền tảng Đức Giêsu Kitô.
Còn bí tích THÁNH THỂ lại được coi là “tột đỉnh của đời sống kitô hữu ” (LG, số ll). “Những bí tích khác, cũng như các thừa tác vụ trong Giáo Hội và các hoạt động tông đồ đều gắn liền với bí tích Thánh Thể và quy hướng về đó (x.Tổng luận Thần học III, q 73 a 3 c). Thật vậy, Phép Thánh Thể chí thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội (nđd, q 65 a 3 ad 1) đó chính là Chúa Kitô…Bánh hằng sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính Thịt của Người, Thịt đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống” (GLHTCG 1324). Vì thế, Thánh Anphongsô trình bày nêu cao bí tích này: “Vì Thánh Lễ là tổng hợp, là tóm kết việc nhập thề và cứu chuộc, mầu nhiệm hàm chứa giáng sinh, khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, những mầu nhiệm Thiên Chúa hoàn tất vì chúng ta” (1001 Danh ngôn các thánh. Tr.76 n 327). Thánh Thể vì vậy, được gọi là bí tích tình yêu, tổng hợp tất cả tình yêu Thiên Chúa được thực hiện cho chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô.

 

III-TÌNH YÊU ĐỨC KITÔ THÔI THÚC

Để thể hiện tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta, Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương chúng ta đến cùng (x. Ga 13,1). Thật lạ lùng thay, Thiên Chúa Cha đã chấp nhận cho Đức Giêsu Kitô, Con Một chí ái của Người hiến tế mạng sống để cứu độ chúng ta: “Thiên Chúa thi thố lòng yêu mến của Người đối với ta thế này: là Đức Kitô đã chết vì ta, ngay lúc ta còn là tội nhân ” (Rm 5,8). Đó cũng là bằng chứng tình yêu cao cả nhất chính Chúa Giêsu dành cho chúng ta (x. Ga 15,13). Vì vậy, khi con người tiếp nhận tình yêu Đức Kitô đã hiến tế vì mình, sẽ cầm nhận một thúc bách rất đỗi lớn lao. Đó là điều Thánh Phaolô đã trải nghiệm và chia sẻ với chúng ta:
Lòng mến của Đức Kitô thúc bách chúng tôi, bởi đã được xác tín: Một Đấng đã chết vì mọi người, vậy thì mọi người đều đã chết. Và Ngài đã chết vì mọi ngườĩ, để ai sống thì đừng còn sống cho mình nữa, nhưng là cho Đấng chết và sống lại vì họ!”(2Cr 5,14-15. Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn). Như thế, “Đức Giêsu Kitô cho chúng ta thấy chân lý về tình yêu có thể biến đổi ngay cả mầu nhiệm sự chết đầy đen tối thành ánh sáng phục sinh huy hoàng” (ĐGH Bênêđictô XVI. TH Sacramentum Charitatis. n. 35). Từ đó, hình ảnh Đức Giêsu, Đấng chịu đóng đinh và phục sinh đã in dấu sâu đậm vào tâm hồn và cuộc sống của vị Tông đồ dân ngoại (x. 2Cr 4,10). Vì đã được tình yêu Đức Kitô chiếm đoạt (x. P1 3,12), tâm hồn sẽ cảm nhận mình THUỘC VỀ ĐỨC KITÔ: “Thật vậy, chẳng ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa; vì Đức Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14,7-9). Được chứng nghiệm ân huệ tình yêu này sẽ khơi dậy quyết tâm tự nguyện NHẬN ĐỨC GIÊSU KITÔ LAM CHÚA mình trong cuộc sống. Đây là mầu nhiệm Tình Yêu và ân sủng của Thiên Chúa, cũng là mầu nhiệm ân huệ tự do được trao cho con người: một Thiên Chúa toàn ái và toàn năng đang kiên trì, đứng trước cửa lòng ta mà gõ và đợi chờ (X. Kh 3,20). Chính sự chọn lựa căn bản của con người trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, là điều thiết yếu để thực sự xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu. Kinh nghiệm sống của Thánh Phaolô cũng là kinh nghiệm của mọi tâm hồn thiện chí sống trọn mối tình Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Thánh Têrêxa Avila diễn tả ân huệ này bằng những lời đầy sốt mến, đã được Lm đan sĩ Ân Đức phổ nhạc trong bài ca: “Lạy Đấng Tình Quân, con tôn thờ, “con nay thuộc về chúa, chúa nay thuộc về con…; con xin lầm nô lệ của tình yêu, xin làm khí cụ của tình yêu”…, Tâm hồn thuộc về Chúa, tôn Ngài làm Chúa đời mình, sẽ trở thành khí cụ tình yêu cứu độ của Ngài. Đó là diễn tiến của mối tình nhiệm hiệp giữa linh hồn với Đức Giêsu Kitô. Chính vì vậy, ân huệ này đã được Thánh Phaolô trình bày như một tiến trình sinh động của tình yêu: “Như anh em đã nhận Đức Kitô Giêsu làm chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu” (Cl 2,6) . Vậy, chúng ta cần thực hiện việc xây dựng kỳ diệu ấy cụ thể như thế nào?

 

IV- XÂY DỰNG TRÊN NỀN TẢNG ĐỨC KITÔ
Để xây dựng đời mình trên nền tảng Đức Giêsu Kitô, thiết tưởng trước hết cần tận dụng một số nguôn ân huệ trụ cột đã được dành sẩn cho chúng ta: 1-tiếp nhận ân huệ hiện diện của Đức Kitô; 2-hưởng ứng tác động của Thần Khí Đức Kitô, và 3- sống liên kết gắn bó với Thân mình Đức Kitô là Hội Thánh.

 

1. Sống ân huệ hiện diện cửa Đức Kitô

ĐGH Gioan Phaolô II mời gọi chúng ta: “Chiêm ngưỡng Đức Kitô đòi buộc ta biết nhận ra Người bất cứ nơi nào Người biểu lộ, trong nhiều hình thức hiện diện”…(TĐ Ecclesia De Eucharistia 6). Chúa Kitô Phục sinh đã hứa: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế“.(Mt 28,20). Lời hứa ấy trước hết được thể hiện cách kỳ diệu qua nhiệm tích Thánh Thể, nhờ đó “Hội Thánh vui hưởng sự hiện diện này với một cường độ mãnh liệt duy nhất… Phép Thánh Thể chí thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội Thánh;… nơi đó Hội Thánh khám phá sự biểu lộ trọn vẹn tình yêu vô biên của Người”(TĐ Ecclesia de Eucharistia, 1). Cũng do tình yêu, Chúa Giêsu còn hứa: hiện diện nơi tâm hồn yêu mến, qua ân sủng (x. Ga 14,23); hiện diện nơi người anh em được chính Ngài đồng hoá với mình (x. Mt 25,40.45); và Ngài còn bảo đảm hiện diện giữa cộng đoàn quy tụ nhân danh Ngài (x. Mt 18,20). Vậy, trước hết cần ghi nhận, chúng ta được “Đức Kitô ngự trong tâm hồn, nhờ lòng tin” (x. Ep 3,17). Đây là đức tin được linh hoạt bởi tình mến; tin như thế, có nghĩa là mở rộng tâm hồn để tiếp nhận chính Chúa Kitô (x. Gal,12). Vậy, chúng ta hãy nghe lời Thánh Phaolô cảnh tỉnh, giúp chúng ta tự kiểm điểm về sự kiện này: “Anh em hãy tự xét xem mình có còn sống trong đức tin hay không? Hãy tự kiểm điểm: anh em chẳng nhận thấy là có Đức Giêsu Kitô ở trong anh em sao?” (2Cr 13,5). Cảm nghiệm Đức Kitô hiện điện trong ta sẽ giúp nhận thức Ngài hiện diện nơi người anh em. Sự thật ây chỉ cảm nhận được trong ánh sáng của đức tin và năng động của tình mến. Bởi vậy, trong Thánh Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta cầu nguyện: “Để được cháy lửa yêu mến và biết nhận ra Đức Kitô hiện diện trong anh chị em chúng con”. Vậy, không những phải coi người anh em như “cái tôi thứ hai” của mình (GS, số 27), mà còn phải nhận ra Đức Kitô hiện diện trong họ và tự đồng hóa với họ. Đây là xác tín chúng ta có được, dựa vào lời Chúa (x. Mt 25,40.45). Chúa Giêsu còn hiện diện ở giữa cộng đoàn, như Ngài đã hứa (x. Mt 18,20), là để làm tràn đầy và sinh động các mối tương giao trong đời sống hiệp thông. Bởi vậy, chúng ta được mời gọi “sống làm sao để cùng với người anh em kiến tạo một khoảng không gian thần lỉnh trong đó chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện huyền nhiệm của Chúa Phục sinh” (VC n.42; ĐHY. Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Chứng nhân Hy vọng, tr.194). Vậy, sự hiện diện đa dạng của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn thông ban ân sủng và tình yêu của Ngài. Gũng chính xuyên qua tình yêu, chúng ta mới chứng nghiệm được sự hiện diện ân phúc đa dạng của Chúa. Sau đây là chứng từ chia sẻ sống động của Cha Karl RAHNER, một trong những nhà thần học sâu sác thời Công đồng Vaticano II: “Chỉ trong tình yêu, con mới tìm được Chúa … Có tha thiết mến yêu Ngàiy con mới có khả năng cởi mở lòng ra, trao phó chính mình, quên hẳn mình. Toàn bộ bản thân con, thoát khỏi những bức tường giam hãm cứng ngắc, vượt khỏi những tính toan ích kỷ đóng khung con trong sự nghèo nàn rỗng tuếch của chính mình. … Có vậy, mọi sự nơi con sẽ biến tan trong Ngài. Ngài là Đấng lấy tình thương mà ngự trị giữa trái tim con. Đấng gần gũi con còn hơn chính mình con nữa ” (Karl RAHNER.S,I,, Réo gọi vị Thiên Chúa thầm lặng. 2003, tr.21). Và kế tiếp, tác giả đã dâng lên Chúa lời nguyện cầu: “Lạy Thiên Chúa vô biên hằng hữu, khi tình yêu được trao hiến cho Chúa, nó cho con khả năng tìm gặp được Ngài ở mọi nơi, mọi lúc, cho con vươn lên khỏi các sự vật đời này để tan biến trong cõi bao la vô tận là chính mình Ngài. Khi yêu mến Chúa, con tìm lại được những gì đánh mất. Tất cả biến thành bài hát ca khen chúc tụng tạ ơn trước nhan Đấng uy linh vô hạn. Những gì chia rẽ, tình yêu Ngài quy tụ hợp nhất; những gì tản mác, Ngài thâu họp trong Ngài” (nđd, tr.98). Đó là điều Thần Khí Đức Kitô thực hiện trong tâm hồn chúng ta.

 

2. Nhờ Thần Khí Đức Kitô tác động

Thánh Phaolô, qua kinh nghiệm sống, đã mạnh mẽ xác định: “Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, thì không thuộc về Đức Kitô”(Rm 8,9), Chính Đức Kitô Phục sinh thông ban Thần Khí của Ngài cho chúng ta (x. Ga 20,22). Để xây dựng đời mình trên nền tảng Đức Giêsu Kitô, chúng ta được, Thần Khí dẫn vào mối tương giao liên kết với Đức Giêsụ Kitô, vì “Không ai có thể nói rằng: “Đức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí’ (1Cr 12,3). Thánh Thần Chúa Giêsu phái đến từ Chúa Cha (x. Ga 15,26), như Chúa Giêsu báo trước, “sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn… Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13-14). Qua tác động của Thần Khí Đức Kitô, chúng ta được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, theo ý định của Thiên Chúa Cha (x. Rm 8,29). Quả thật, Thánh Thần không ngừng tác động trong chúng ta (x. 2Cr 3,18), thánh hóa con người toàn diện (x. lTh 5,23), từ trong nội tâm cho đến nếp sống bên ngoài. Về nội tâm, chứng ta được mời gọi: “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em” (Ep 4,23), nhờ đó “có được cảm quan của Đức Kitô” (1Cr 2,16). Đồng thời, Thần Khí cũng giúp chúng ta “mặc lấy Đức Kitô” (x. Rm 13,14), không ngừng được hướng dẫn (x. Rm 8,14) để trong cuộc sống, chúng ta có thể dõi theo “vết chân của Chúa Giêsu Kitô” (x. 1Pr 2,21), “ tiến bước trên con đường Đức Giêsu đã đi” (Ga 2,6). Có như thế, chúng ta mới thực sự được “bén rễ sâu và xây dựng ” trên nền tảng Đức Giêsu Kitô, để sinh hoa trái trong Thánh Thần (x. Gl 5,22), mà làm vinh danh Thiên Chúa Cha (x. Ga 15,8). Như vậy, luật Thần Khí ban sự sống trong Đức Kitô (x. Rm 8,2 ), phát xuất từ Thần Khí nghĩa tử (x. Rm 8,15), cho chúng ta sống tình hiếu thảo với Cha trên trời; đồng thời cũng là Thần Khí hiệp nhất (x. Ep 4,3-4 ) qui tụ cùng với các anh chị em kết thành nhiệm thể Đức Kitô là Hội Thánh.

 

THAY LỜI KẾT: NÊN MỘT VỚI ĐỨC KI TÔ

Nhận Đức Giêsu Kitô làm Chúa (kyrios), để xây đựng đời mình trên nền tảng Đức Giêsu Kitô là thể hiện thiên ý nhiệm mầu của Thiên Chúa: “thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Kitô. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ep 1,9-10). Vậy, thánh ý Thiên Chúa là quy tụ tất cả về một mối là Đức Kitô. Vì thế Lm Bernard Haring nhận xét: “Quyền làm Chúa củá Đức Kitô Giêsu là một chủ đề và một nhãn giới quan trọng trong nền đạo đức đặc trưng Kitô Giáo” (Bemard Haring CSsR. Tự Do & Trung Thành Trong Đức Kitô, t.1, tr.43). Lý do vì Đức Kitô là “Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người “(1Tm 2,5), là “Con Đường” độc nhất dẫn đến Chúa Cha (x. Ga 14,6). về dây chuyền quy tụ này, thánh Phaolô đã xác định: “Tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô lại thuộc về Thiên Chúa” (1Cr 3,22-23). Đó chính là kế hoạch yêu thương Thiên Chúa dành cho chúng ta trong Đức Kitô Giêsu. Quả thật, vì yêu thương, Thiên Chúa Cha đã trao ban Con Một (X. Ga 3,16), để: chúng ta được phúc “hiện hữu trong Đức Kitô”(x. 1Cr 1,30) nhờ được “hiệp thông với Ngài” (1Cr 1,9), được “đồng hình đồng dạng với Ngài” (Rm 8,29), để trong ân phúc nghĩa tử, “trở nên lời ngợi ca vinh quang Thiên Chúa ” (Ep 1,5- 6.12.14). Nhờ NÊN MỘT VỚI ĐỨC KITÔ, chúng ta được hưởng sự sống thần linh bắt nguồn từ Chúa Cha (x. Ga 6,57; 3,16). Chính Chúa Kitô phục sinh đã trao ban cho chúng ta Thánh Thần là nguyên lý tác sinh (x. Ga 20,22; 7,39). Bởi đó, Đức Kitô cũng đã ban cho chúng ta “lời hằng sống” (x. Ga 6,63), “Nước hằng sống”(x. Ga 7,38). “Ánh sáng ban sự sống” (x.Ga 8,12), Đặc biệt, Ngài là “Bánh Hằng Sống” (x. Ga 6,35.41), tức là Thánh Thể cực trọng của Ngài được trao ban, để chúng ta được ơn “ở trong Ngài, sống nhờ Ngài và được sống muôn đời’’ (x. Ga 6,56-58). Chúng ta, nhờ đó được kết hợp với Đức Kitô trong cùng một nguồn sống, như cành nho gắn liền với cây nho (x. Ga 15,5). Vì thế, Ngài tha thiết mời gọi chúng ta “HÃY Ở LẠI TRONG NGÀI” (Ga 15,4), để “sinh hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Vậy, từ nơi Cha, Chúa Giêsu thông ban cho chúng ta sự sống (x. Ga 6,57), thì Ngài cũng từ nơi Cha, chuyển đạt cho chúng ta tình yêu: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em HÃY Ở LẠI TRONG TÌNH THƯƠNG CỦA THẦY” (Ga 15,9; 17,23). Hai lời mời gọi Ở LẠI này của Chúa Giêsu bao gồm hồng ân cứu độ và là nội dung đời sống tâm linh của chúng ta: Đức Kitô trở thành lẽ sống cho chúng ta. Vì thế, Thánh Phaolô quả quyết được rằng: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô”(Pl 1,21). Và cụ thể hơn nữa: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi”(Gl 2, 20). Đổ chính là mục tiêu của việc xây dựng đời sống trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô. Vậy, chúng ta phải sống thế nào cho xứng hợp trong thực tế? Đức Kitô là Đấng Trung gian duy nhất của chúng ta, tất nhiên Ngài cũng phải là Trung tâm của tâm hồn và cuộc sống chúng ta. Vì Ngài là Sự Thật và là Sự Sống, thiết tưởng, đòi hỏi trước tiên phải là từ bỏ ngẫu tượng dưới mọi hình thức, bởi vì “chiều theo những dục vọng xấu xa… tham lam cũng là thờ ngẫu tượng” (1Cr 16,6-7; Ep 5,5). Nhưng, ngẫu tượng dai dẵng nhất phẩi từ bỏ, lại chính là cái “Tôi” của chúng ta. Chính vì vậy, Chúa Giêsu đã chỉ thị rõ ràng cho chúng ta ngay từ đầu: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Đó là điều kiện tiên quyết của lộ trình theo Chúa. Chân phước Têrêxa Calcutta suốt đời dấn thân phục vụ bác ái cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Tình yêu, nếu muốn tồn tại, phải được nuôi dưỡng bằng những hy sinh, nhất là hy sinh cái tôi”. (1001 Danh ngôn các thánh, tr.197, n. 932). Một cách tích cực, Lm William Barclay chú giải về ý nghĩa từ bỏ theo Tin mừng: “Từ bỏ mình là không còn lấy bản ngã làm quy tad chi phối đời sống, mà đặt Chúa làm quy tắc thống trị, niềm say mê chủ yếu cho đời sống. Một cuộc đời thưởng xuyên từ bỏ mình là cuộc đời thường xuyên làm vừa lòng Chúa”(William Barclay, Tin Mừng theo Thánh Mattthêu II, tr 127). Bởi vậy, cần phải thức tỉnh nội tâm để co thể nhận thức: Đức Kitô có thực sự đang là trung tâm đời sống và hoạt động của chúng ta hay không? Thật đáng sợ và cần suy gẫm, điều Tin Mừng ghi lại: vào giờ phán xét, có những người đã phải ngỡ ngàng thưa với Chúa: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chủa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” .Thế mà, căn cứ vào thực trạng bất chính của tâm hồn họ, Chúa đành phải tuyên bố: “Ta không hề biết các ngươi! ”(Mt 7,22-23). Chỉ có Thánh Thần sự thật mới cho chúng ta nhận thức sự thật về mình trước mặt Chúa. Vì vậy, Thánh Phaolô căn dặn chúng ta: “Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thỏa mãn đam mê của tính xác thịt nữa ” (Gl 5,16). “Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước ” (Gl 5,25). Quả thật, qua tác động của Thần Khí Đức Kitô, đời sống tâm linh cũng chính là tiến trình kitô hóa con người toàn điện. Bởi vậy, một lần nữa cần nhắc lại, điều quan yếu vẫn là, qua việc tiếp nhận và thực hành các đức Tin, Cậy, Mến, chúng ta thể hiện trong cuộc sống, lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Hãy ở lại trong Thầy! Hãy ở lại trong Tinh Yêu của Thầy” (Ga 15, 4.9). Thực hiện “Ở LẠI” để được thuộc về Chúa và tôn Ngài làm Chúa trong tâm hồn và cuộc sống. Như vậy, chúng ta sẽ được Ngài “SAI ĐI” (X. Ga 17,18), trở thành “sứ giả và chứng tá của Ngài” (x. Cv 1,8), với Tin Mừng Bình An và khí cụ là tình yêu cứu độ. Chính đây là nguồn động lực của sứ vụ tông đồ dưới mọi hình thức, phát xuất từ thúc bách của Tình yêu Đức Kitô. Quả thật, sứ vụ tông đồ là “được sai đi” làm chứng và chuyển đạt tình yêu cửa Thiên Chúa, như Chúa Giêsu xác nhận: “Như Cha đã sai con đến thế gian, thì Con cũng sai họ đến thế gian” (Ga 17,18). “Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, đề tình Cha đã yêu thương Con, ở trong họ và Con cũng ở trong họ nữa”(Ga 17,26). Là sứ giả của Tình Yêu cứu độ, người môn đệ cần mang dấu ân đặc thù của “Tình Yêu Giêsu” để có thể “ yêu anh em tất cả, với tình thương cửa Đức Kitô Giêsu” (Ph 1,8). Đó là một Tình Yêu khiêm hạ, “tự hủy” (kenosis, X. Ph. 2,6-8) Tình Yêu của : Đấng đến để phục vụ và hiến tế mình trên thập gíá cho muôn người được cứu rỗi (x. Mt 20,28). Như vậy, Thập giá đã trở thành chứng tích tình yêu cho chúng tá chiêm ngắm (x. Dt 12,2), để noi theo: “Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, đề lại một gương mẫu cho anh em dpi bước theo Người” (1Pr 2,21). Cũng vì thế, Chúa Giêsu đã trao cho chúng ta giới răn mới của Ngài: “Anh em hay yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (1Ga 15,12). Thánh tông đồ Gioan đã từ đó rút ra hệ luận cho cuộc sống: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thi mạng vì anh em”(1Ga 3,16). Và kế đó, thánh nhân đã hướng chúng ta vào cuộc sống cụ thế: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”(1 Ga 3,18), khởi đầu với việc chia sẻ của cải vật chất.. Điều này nhắc nhở chúng ta một chân lý rất quan trọng: đời sống tâm linh siêu nhiên luôn gắn liền với cuộc sống thực tế hằng ngàý, trong cả những tình tiết nhỏ nhặt nhất, nhưng lại kèm theo một tình yêu lớn lao (x. Mt 25, 35-36). Tình Yêu (Agapé) bắt nguồn từ Thiên Chúa Cha (x.Ga 15,9), được Chúa Giêsu thể hiện trong công trình cứu chuộc (x. Ga 15,13), và được đổ tràn vào lòng chúng ta qua Thánh Thần đã được trao ban (x. Rm 5,5). Vậỵ, chính nhờ đức mến mà chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa,vì : “Thiên Chúa là Tình Yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ỏ lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy”(1Ga 4,16). Hiệp thông là hồng ân cao cả, nhưng cũng là sứ vụ quan trọng, tất cả chỉ được thực hiện nhờ kết hợp với Chúa Giêsu Kitô, và luôn xuyên qua tình mến (x. 1Cr 13,4-7). Chỉ đức mến mới xây dựng hiệp nhất (x. Ep 4,16; 1Cr 8,1), và dẫn đến hiệp thông. Nhưng, tình yêu để trở thành đức mến cần được kiểm chứng bằng cuộc sống như được trình bày trong “bài ca bác ái: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất” (1Cr 13,4-8). Đó là “ân sủng cao quý” được trao ban (x. 1Cr 12,31), là phương án sống cụ thể, để đạt tới hiệp nhất NÊN MỘT, mục tiêu của việc xây dựng đời sống trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô. Vì yêu thương, Ngài đã đến hiện diện “ở với, ở giữa, ở trong chúng ta”, (x. Ga 1,14; Mt 18,20; Ga 15,5-7) vì thế, Ngài tha thiết mời gọi chúng ta thực hiện “ở lại trong Ngài, trong Tình Yêu của Ngài”(x. Ga 15,4.9), để kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa được hoàn thành. Vì cảm nhận ân huệ cao cả diệu kỳ thể hiện qua Chúa Giêsu Kitô, Thánh Phaolô đặc biệt khuyên bảo chúng ta: “Như anh em đã nhận Đức Kitô Giẽsu làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người… để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ ” (Cl 2,6-7). Qủa thật, đây là hồng ân hiệp thông trọng đại chúng ta được hưởng, “nhờ ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Thiên Chua Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần”(2Cr 13,13). Hướng về Đức Maria, chúng ta tuyên dương Thánh Mẫu đã sinh hạ Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể trong lòng Mẹ, và nay, theo cảm nhận của Thánh Âu-tinh, Mẹ đã trở thành “Khuôn mẫu thần linh” cho chúng ta. Nguyện xin Mẹ Maria, với tình Hiền Mầu, trợ giúp chúng ta trong tiến trình kitô hóa con người và đời sống chúng ta (x. Ep 4,13), để được cùng với Mẹ ca ngợi va cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi, từ bây giờ và cho đến muôn đời.

 

 

 

 

 

BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI

 

 

FM.Hiếu Liêm    

Khi viết đề tài này, tôi nhớ đến bài hát được nhiều người yêu mến của linh mục Thành Tâm:
«Bỏ Ngài con biết theo ai ?
Đời lộng gió cánh chim ngàn khơi
Trùng trùng sóng nước mênh mông
Thuyền buông lải biết trôi về đâu?…».
Bài hát được gợi hứng từ chương 6 của Tin Mừng theo thánh Gioan, đặc biệt là câu nói của thánh Phêrô: «Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời» (Ga 6,68-69). Các nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng đây chính là lời «tuyên tín» của Phêrô trong Tin Mừng Gioan. Để đào sâu ý nghĩa lời tuyên tín này, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu ngữ cảnh của câu nói trên. Sau đó, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung và ý nghĩa lời tuyên tín mà Phêrô đã đại diện cho các tông đồ thưa với Thầy mình.

1. Ngữ cảnh

Lời tuyên tín của Phêrô (Ga 6,68) được trích ở phần cuối trong diễn từ của Chứa Giêsu về «bánh hằng sống». Trong diễn từ này Chúa Giêsu đã tranh luận với người Do Thái vào dịp Lễ vượt Qua của họ. Vì thế trong phần ngữ cảnh này, chúng ta cần tìm hiểu về Lễ Vượt Qua của người Do Thái và diễn từ của Chúa Giêsu về «bánh trường sinh».

 

1.1Từ Lễ, vượt Qua Do Thái giáo đến Lễ Vươt Qua Kitô Giáo

Lễ vượt Qua có một vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với người Do Thái. Trong ngôn ngữ Hy Lạp, từ “pasca” – pascha có nghĩa là tha cho, miễn cho hay vượt qua. Hàng năm, người Do Thái tổ chức Lễ Vượt Qua để tưởng nhớ biến cố xuất hành khỏi ách nô lệ Ai Cập. Theo sách Xuất Hành, lễ này kéo dài trọn một tuần, từ chiều ngày 14 đến ngày 20 tháng Nisan (khoảng tháng 3 hay tháng 4 dương lịch). Vào chiều 14 tháng Nisan, người ta sát tế con chiên vượt qua tại đền thờ, tư tế lấy máu chiên đổ dưới chân bàn thờ. Dân Do Thái cũng lấy máu chiên bôi lên cửa để thiên thần Chúa đi ngang qua thấy máu sẽ không giết hại các con đầu lòng của họ, nhưng giết hại tất cả các con đầu lòng Ai Cập. Trong bữa tiệc Vượt Qụa này người ta ăn thịt chiên với bánh không men và rau đắng để nói lên sự vội vã trong đêm xuất hành. Trong bầu khí linh thánh của bữa ăn, vị chủ tọa kể lại biến cố xuất hành (x. Xh 12,1-28). Lúc tiệc gần tàn, nguời ta đọc các thánh vịnh ca ngợi (Hallel) tức là các Tv 113-118[1] . Đoạn sách Xuât Hành chương 12 này cũng được đọc trong phụng vụ Do Thái giáo để nhắc nhở con cháu họ về ý nghĩa ngày lễ Vượt Qua cũng như lịch sử hào hùng của cha ông họ. Đức Chúa đã giải thoát dân Do Thái từ cảnh nô lệ đến tự do, từ cõi chết đến cõi sống. Khi nhớ lại cuộc giải phóng xưa, họ hy vọng Chúa cũng sẽ giải phóng khỏi ách nộ lệ của người Roma.

Lễ Vượt Qua có liên hệ chặt chẽ với bữa Tiệc Ly và bí tích Thánh Thể của Chúa Giêsu, bữa ăn cuối cùng của Ngài với các môn đệ. Chính trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể (x. Mc 14; Mt 26; Lc 22; 1Co 11). Như vậy, có sự tiếp nối từ Lễ Vượt Qua Do Thái giáo đến Lễ vượt Qua Kitô giáo. Cũng trong bối cảnh Lễ vượt Qua, bí tích Thánh Thể đã được thiết lập qua ba giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn I, Lễ Vượt Qua Do Thái giáo là một bữa ăn linh thánh, mang tính thờ phượng. Việc thờ phượng này bao hàm ba chiều kích thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Ý nghĩa chiều kích thời gian này được tìm thấy trong bí tích Thánh Thể.

Giai đoạn II, Chúa Giêsu đã tiếp nhận Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Có một sự tiếp nối trong nghi thức giữa Lễ Vượt Qua Do Thái giáo và Kitô giáo qua dâu chỉ và ý nghĩa của bữa ăn. Nhưng trong bữa tiệc này Chúa Giêsu đã thay đổi lễ vật hiến tế. Ngài chính là Chiên Hiến Tế thay cho Chiên Vượt Qua của người Do Thái. Nghĩa là Chúa Giêsu đã lập một Giao Uớc Mới bằng chính thịt máu Ngài.

Giai đoạn III, Lễ Vượt Qua được cử hành bởi các kitô hữu tiên khởi. Trong giai đoạn này, chúng ta ghi nhận năm điểm chính sau: Các kitô hữu tiên khởi đã cử hành Lễ Vượt Qua vào ngày thứ nhất trong tuần. Việc cử hành này được lập đi lập lại mỗi tuần để tưởng niệm Chúa Kitô đã chết và đã sống lại vinh quang. Chúa Giêsu Phục Sinh thực sự hiện diện trong bí tích Thánh Thể dưới hình bánh và rượu như là manna, là lương thực thiêng liêng của tín hữu. Vì thế, Lễ Vượt Qua tự bản chất mang tính hiến tế. Chúa Giêsu chính là Chiên Vượt Qua đã tự hiến tế.để gánh tội trần gian. Việc cử hành Lễ Vượt Qua. là mối dây hiệp nhất cộng đoàn kitô hữu trong Chúa Kitô, với mục đích làm «vinh danh Chúa và ơn cứu độ còn người». Như vậy, Lễ vượt Qua Kitô giáo là một sự hoàn tất ơn cứu độ. Trong ý nghĩa đó, Giáo Hội luôn cử hành bí tích Thánh Thể (Lễ vượt Qua) cho đến khi Chúa lại đến. Tới đây, chúng ta có thể sang phần kế tiếp để tun hiểu về diễn từ «bánh hằng sống».

 

1.2 Từ Manna đến bí tích Thánh Thể: Bánh Hằng sống

Trước khi nói về bánh ban sự sống, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho 5 ngàn người ăn tại biển hồ Tibêria (X. Ga 6,1-15). Chứng kiến phép lạ ngoạn mục Chúa Giêsu làm, dân chúng mừng vui nói với nhau: «Ông này là vị ngôn sứ Đấng phải đến thế gian» (Ga 6,14). Họ tin Ngài là Đấng Mêssia đã đến để thiết lập một nền quân chủ hùng mạnh như thời vua David và Salomon. Biết rõ ý đồ của đám đông đi theo không phải vì tin, nhưng vì lợi lộc vật chất và chính trị, nên Chúa Giêsu đã bỏ họ về miền Caphamaum. Nhưng họ vẫn chạy theo với ý định tôn Ngài lên làm vua (x.Ga 6,15). Hôm sau, họ tìm thấy Ngài trong hội đường Caphamaum. Tại đây Chúa Giêsu đã tranh luận với về «bánh ban sự sống» hay «lương thực trường tồn». Ngài bắt đầu bằng lời kêu gọi: «Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh…» (Ga 6,28). Khi nghe Chúa Giêsu nói về «lương thực trường tồn», họ liền xin Ngài ban cho họ «bánh trường sinh» ấy (x. Ga 6,34), và cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với người Do Thái được mở màn bởi bánh Manna (x. Ga 6,31)- Theo nguyên ngữ Hy Lạp, “mama”-Manna có nghĩa là «cái gì đó»? Bởi vì khi nhìn thấy manna rơi trên mặt đất dân Do Thái không biết đó là cái gì, «họ liền hỏi nhau: “Man hu?” Nghĩa là cái gì đây?» (Xh 16,15). Môsê đã giải thích cho họ đó là bánh Đức Chứa đã ban cho làm lương thực. Manna là một loại bánh có vị ngọt như mật ong. Mỗi buổi sáng trong tuần (trừ ngày sabat), manna rơi đầy trên mặt đất. Sáng nào dân Israel cũng ra nhặt manna về ăn trong ngày, chứ không để qua đêm, vì để qua đêm manna sẽ bị hư (x. Xh 16,17tt.). Hôm nay, đám đông cũng đòi Đức Giêsu cho họ một dấu lạ tương tự như vậy để họ tin. Họ muốn được ăn bánh từ trời, bánh đem lại sự sống cho thế gian (x. Ga 6,33). Để đáp lại đòi hỏi của dân chúng, hai lần Đức Giêsu khẳng định Ngài chính là bánh trường sinh ấy. Lần thứ nhất Ngài xác quyết: «Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!» (Ga 6,35). Với lời khẳng định này, người Do Thái sầm xì với nhau và họ bắt đầu nghi ngờ về nguồn gốc của Đức Giêsu. Họ càng phản đối mạnh hơn khi Ngài khẳng định lần thứ hai:«Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng vẫn chết… Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời» (Ga 6,47-51). Người Do Thái không chịu nổi những lời chói tai này, họ tranh luận sôi nổi với nhau. Nhưng họ càng không tin, Chúa Giêsu càng khẳng định mạnh mẽ hơn: «Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống» (Ga 6,53-56).
Nhiều nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng đây chính là bản văn Chúa Giêsu nói về bí tích Thánh Thể trong Tin Mừng Gioan. Bởi vì những lời này tương tự như công thức Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ tại bữa tiệc ly khi Ngài lập Phép Thánh Thể trong Tin Mừng Nhất Lãm (x. Mt 26,26-29; Mc 14,17-21; Lc 22,21-23). Chúa Giêsu tự hiến thịt máu mình làm manna, làm lương thực trường tồn đem lại sự sống đời đời cho những ai tin. Như vậy, từ hình ảnh manna, Chúa Giêsu đã đưa đám đông dân chúng đến Bánh Hằng sống là thịt và máu Ngài, tức là bí tích Thánh Thể.
Thế nhưng, với những lời «phạm thượng» này, dân chúng không còn tin vào Đức Giêsu nữa, họ đã bỏ đi. Họ không tin, bởi vì theo luật Môsê ăn thịt và uống máu là điều cấm kỵ (x. St 9,4; Đnl 12,16). Ngay cả các môn đệ cũng cảm thấy «Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi» (Ga 6,60). Từ lúc đó, nhiều môn đệ đã nít lui, không còn theo Thầy nữa. Tất cả đều quay lưng bỏ Thầy Giêsu ra đi. Đức tín của đám đông tưởng chừng như không gì dập tắt nổi của những ngày hôm trước nay tan tành như mây khói. Sự gắn bó của các môn đệ tưởng chừng như không gì chia cắt nổi bỗng trở nên nhạt nhẽo lạnh lùng. Khi gặp thử thách, gian nan họ không có đủ đức tín vững mạnh để vượt qua. Tất cả đều thất vọng và bỏ cuộc giữa đường.
Giữa cơn khủng hoảng ấy, Chúa Giêsu đã quay sang nhóm 12 và hỏi: «Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?» (Ga 6,67). Đại diện cho nhóm 12, Phêrô tuyên xưng: «Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh cùa Thiên Chúa» (Ga 6,68-69). Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung và ý nghĩa thần học của lời tuyên xiữig này qua hai điểm chính dưới đây.

 

2.Bỏ Thầy con biết theo ai?

 

2.1Bỏ mọi sự nhưng không bỏ Thầy

Lời tuyên xưng của Phêrô thật tuyệt vời, vì được thốt ra trong lúc mọi người đang gặp khủng hoảng và đang quay lung lìa xa Chúa. Trong lời tuyên tín này, Phêrô dành cho Đức Giêsu một danh hiệu thật cao trọng: «Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa» (Ga 6,69). Nếu trong Tin Mừng Nhất Lãm, Phêrô đã tuyên xưng: «Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống» (Mt 16,16; x.Mc 8,29; Lc 9,20), thì ở đây cũng chính Phêrô đại diện cho nhóm 12 thưa với Thầy mình: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai?” Hai công thức khác nhau, nhưng cùng một nội dung. Tuy nhiên ở đây, Phêrô muốn nhấn mạnh đến vai trò ngôn sứ của Chúa Giêsu. Vì ông tuyên xưng Đức Giêsu “có những lời ban phúc trường sinh”. Mà người có lời ban phúc trường sinh phải là vị ngôn sứ Trong Cựu Ước, ngôn sứ được gọi là «Đấng Thánh của Thiên Chúa» (2V 4,9; 1V 17,18), nghĩa là người được thánh hiến, dành riêng cho Thiên Chúa. Do đó, Đức Giêsu chính là Đấng Thánh của Thiên Chúa đã được Chúa Cha sai đến trần gian. Nếu Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Đấng Hằng sống và là Đâng ban sự sống thì Đức Giêsu cũng là Đấng Hằng Hữu và là Đấng ban sự sống đời đời cho những ai tin vào Ngài. Như vậy, theo Chúa Giêsu là đón nhận Ngài chính là Đấng Thánh và tin là tháp nhập vào trong bản thể sự sống vĩnh hằng của Ngài. Sự sống đời đời ấy cũng chính là nhận biết Cha của Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và duy nhất (x. Ga 17,1-3), và nhận biết Đức Giêsu là Người Con đã được Chúa Cha sai đến trần gian. Trong diễn từ về bánh trường sinh này, Đức Giêsu cũng đã mạc khải cho đám đông biết về Cha, Đấng đã sai Ngài đến trần gian để ban Lời và ban bánh trường sinh cho nhân loại: «Tôi từ trời mà đến… » (Ga 6,38). Đó chính là mạc khải xa lạ và khó tín đối với người Do Thái. Với sức phàm không thể tin được, do đó dân chúng đã bỏ Đức Giêsu khi nghe Ngài nói họ phải ăn thịt và uống máu Ngài thì mới được sống đời đời. Riêng Phêrô đã tin và trung thành với Thầy trong những lúc gian nan nhất. Dù tết cả bỏ đi, Phêrô vẫn theo Thầy chứ không theo ai khác. Quả là một đức tin kiên trung hùng mạnh.
Như vậy, theo Chúa Giêsu cũng đồng nghĩa với việc tin vào Ngài. Niềm tin không phải là gắn bó với những chân lý trừu tượng, nhưng là với một con người Giêsu. Tin là đi vào mối tương quan nhân vị nghĩa thiết với Giêsu. Chính việc tuyên xưng đức tín mạnh mẽ và mau lẹ của Phêrô đã làm tan biến mọi do dự hay ngã lòng của nhóm 12. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Tin vào Đức Giêsu khi thời cơ thuận lợi thật dễ dàng. Nhưng vẫn tin và gắn bó với Ngài trong trong cơn thử thách và bách hại mới thật sự là niềm tín chân chính và vững bền. Trong ý nghĩa đó, Phêrô chính là mẫu gương cho mọi tín hữu, đặc biệt cho người môn đệ Đức Giêsu.
Thế nhưng, không phải lức nào Phêrô cũng trang kiên với Thầy như thế. Trái lại, con người Phêrô luôn mang những nét mạnh và nét yếu vổi hai tính cách, hai mặt đối lập nhau. Đọc Tin Mừng Nhất Lãm, chúng ta thấy rõ nhân cách của ông. Phêrô rất bộc trực, thẳng thắn và mạnh mẽ nhưng cũng rất nhút nhát, yếu đuối và kém tin. Mặc dù ông được Thầy đặt cho danh hiệu là “đức tín đá tảng” (x. Mt 16,18), nhưng khi được Thầy cho đi trên mặt biển thì ông lại run rẩy yếu tin và bị chìm xuống trước sóng gió, để rồi Thầy phải đến cầm tay kéo ông lên và nói: “người đâu sao kém tin” (Mt 14,22-32).
Cũng chính Phêrô đã thề hứa với Thầy: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã…” (Mt 26,33). Thế nhưng thực tế thật phô phàng, ông đã chối bỏ Thầy không những một lần mà ba lần: “Tôi không biết ngitời ấy là ai… ” (x. Mt 26,69-75). Tệ hơn nữa ông đã chối Thầy trước một đầy tớ gái khi cô hỏi ông: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với ông Giêsu người Galilê đó chứ gì?” Ông liền chối trước mặt mọi người mà nói: “Tôi không biết cô nói gì!” (Mt 26,69-70). Dù trước đó Phêrô đã từng quả quyết là sẽ không bỏ Thầy, nhưng giờ đây ông bộc lộ rõ con người yếu đuối hèn nhát và sợ hãi, niềm tin đá tảng của ông không còn nữa. Tuy nhiên, cũng chính người môn đệ yếu đuối ấy đã ba lần tỏ lòng mến với Thầy: “Thầy biết rằng con yêu mến thầy” (Ga 21,15-17). Với lòng mến đó, sau khi Chúa Giêsu về Trời, Phêrô đã lãnh đạo Giáo Hội với tư cách là thủ lãnh trong giai đoạn bách hại cam go nhất. Cuối cùng với lòng tin vững mạnh và lòng mến thẳm sâu Phêrô đã đón nhận cái chết tử đạo trên thập giá như Thầy mình. Như vậy, cuộc đời của Phêrô xen kẽ những yếu đuối và sức mạnh của lòng tin. Điều quan trọng là trong mọi biến cố cuộc đời ông luôn bám chặt vào Thầy, nhất là trong lúc đen tối, ông vẫn tuyên tín: “Bỏ Thầy thì con biết theo ai? Thầy mới có những Lài đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Phêrô đã từ bỏ mọi sự nhưng không bỏ Thầy.
Lời tuyên xưng mẫu mực của Phêrô phải là lời vang lên trên môi miệng và trong lòng của người môn đệ Chúa Kitô. Theo Chúa là chấp nhận chịu thử thách trong từng giây phút cuộc đời, nghĩa là chấp nhận phiêu lưu vào một cuộc tình mạo hiểm. Đặc biệt là trung thành trong đức tín và tín thác vào Ngài cho dù có phải trải qua đau khổ tan nát thịt xương.

 

2.2Một lời tuyên xưng mang tính cá nhân và Giáo Hội

Phêrô đựợc Đức Giêsu đặt làm trưởng nhóm mười hai, do đó lời tuyên tín của ông vừa diễn tả một hành trình đức tín cá nhân, vừa là một hành trình đức tin của Giáo Hội. Trựớc hết đó là tiến trình đức tin cá nhân của Phêrô. Hành trình đức tìn này đòi hỏi sự dấn thân hết mình. Đặc biệt là trong lúc thử thách gian truân, những khi bị từ chối, hoặc đối lập. Chính trong cơn khủng hoảng Phêrô đã tuyên xưng đức tín của mình: «Bỏ Thầy con biết theo ai ?» Lời tuyên xưng này nói lên niềm tin tuyệt đối của Phêrô vào Đức Giêsu. Đức tin ấy là một hành động sống động và là một tương quan năng động, một sự ưng thuận cá nhân của ông với con người Giêsu. Mối tương quan đó được cảm nghiệm và kiểm chứng qua kinh nghiệm đức tin, đó là tin vào Đức Giêsu, Đấng ban sự sống đã được Chúa Cha sai đến trần gian (Ga 6, 57-58). Đồng thời, hành động khai sinh đức tin của Phêrô được trùng khớp với sự từ bỏ chính mình và dân thân theo Chúa Kitô như lời Ngài mời gọi: «Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo» (Mt 16,24). Niềm tin đòi buộc phải từ bỏ tất cả và đánh mất chính mình để tìm lại trong Thiên Chúa. Cần phải chết đi thì mới được sống muôn đời. Khi nghe Chúa Giêsu gọi, Phêrô đã từ bỏ mọi sự và «lập tức» bước theo Ngài (x. Mc 1,18-20). Lời đáp trả mau lẹ của Phêrô nói lên sự dấn thân, tình thần từ bỏ và quyết tâm theo Thầy Hành trình đức tin cá nhân của Phêrô luôn gắn liền với hành trình đức tin của Giáo Hội và hành trình của Giáo Hội cũng chính là hành động đức tin của Phêrô. Vì ô đấy tác giả Tin Mừng đã đặt kinh nghiệm đức tin của Phêrô trong mối tương quan với nhóm 12. Phêrô như là phát ngôn viên thay cho cả nhóm để tuyên xưng đức tin của họ vào Thầy Giêsu. Đấy là lần duy nhất trong Tin Mừng Gioan, nhóm 12 được nhắc đến như là một nhóm duy nhất. Cũng chính trong giấy phút quyết định này, nhóm 12 bị đe dọa bởi sự phân hóa nội bộ và Phêrô đã đại diện cho nhóm 12 tuyên xưng Đức Giêsu là «Đấng Thánh của Thiên Chúa» (Ga 6,69). Đấy là một công thức rất hiếm thấy trong Tin Mừng nhằm để tôn vinh danh Thánh Chúa Giêsu đối lập với tội lỗi của thế gian và của con người. Chính tội lỗi đã ngăn chặn tất cả những mối tương quan sống động của con người với «Đấng Cứu Độ trần gian». Trong ý nghĩa đó, lời tuyên xưng phát ra từ miệng Phêrô trong giấy phút thử thách nhất này sẽ là khúc dạo đầu cho những thách đố của thập giá sau này của Giáo Hội. Có thể nóị rằng, Phêrô đã tuyên xưng niềm tin nhân danh Giáo Hội để hiệp nhất Giáo Hội với Chúa Giêsu trong cùng niềm tin hầu vượt qua mọi thử thách và tội lỗi. Tấm bi của một thế giới bị phân chia, của trái tim bị chia rẽ, của nhân loại bất trung là minh chứng cho hành động đức tin của người môn đệ và của Giáo Hội qua dòng thời gian. Chính trong yếu đuối, tội lỗi Chúa Giêsu đã khai sinh đức tín cho các môn đệ. Cũng chính trong đức tin người môn đệ kinh nghiệm về sự xa cách Thiên Chúa, và một cách nào đó, càng xa cách Thiên Chúa bao nhiêu người môn đệ càng không thể là một hữu thể thực sự. Bi kịch về sự khước từ Thiên Chúa được đo lường trong chính kinh nghiệm cỏa đức tin và sự kết hiệp với Chúa Giêsu chính là trước đo về sự vắng mặt của Thiên Chúa trong thế giới này.
Như vậy, niềm tin mời gọi người môn đệ vượt qua mọi rào cản như Đức Kitô đã vượt qua từ cõi chết đến cõi sống vĩnh hằng. Hiệp nhất với Chúa Giêsu sẽ được cứu độ với Ngài trong chính kinh nghiệm thân xác và lịch sử cuộc đời của Ngài. Niềm tín chỉ trở thành đức tin của cá nhân và của Giáo Hội khi người môn đệ biết liên kết với toàn thể nhân loại. Trong Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ đức tin liên kết người môn đệ với tất cả anh chị em mình trong thân phận con người. Đó chính là thước đo sự hiệp nhất của Giáo Hội và của mỗi người môn đệ với Chúa.
Chính niềm tín sống động vào Chúa Giêsu làm cho cuộc đời người môn đệ có mục đích, có hướng đi, có niềm vui vĩnh cửu và sự sống vĩnh hằng. Đó chính là xác tín của Phêrô: “Thầy mới có những Lời ban sự sống đời đời“. Khi tuyên xưng điều đó, chắc hẳn Phêrô biết rằng, Lời Thầy ban hoàn toàn khác với lời của các thầy dạy khác. Lời của Chúa Giêsu là ánh sáng, là chân lý đến từ Trời cao, do đó Lời ấy là thần khí và là sự sống (x. Ga 14,6). Lời ấy có sức mạnh làm biến đổi lòng người và đem lại sự sống đời đời cho những ai tin. Chúa Giêsu là Lời hằng hữu, Lời muôn thủa (x. Ga 1,1-18). Như vậy Lời ấy chính là Thiên Chúa và là sự sống của Thiên Chúa. Nói khác đi, Chúa Giêsu chính là sự sống đời đời và là Đấng ban sự sống cho nhân loại. Ai tin Ngài sẽ được thông phần vào sự sống đích thực và chỉ khi nào “ăn thịt và uống máu Con Người” thì mới được hưởng phúc trường sinh.

 

Kết luận

Trên đấy, chúng ta đã trình bày lời tuyên tín của Phêrô trong bối cảnh lịch sử cụ thể với hai hình ảnh: Lễ Vượt Qua và bánh manna. Cả hai hình ảnh này đều gợi lại biến cố lịch sử hào hùng của dân tộc Do Thái, đó là cuộc Xuất Hành ra khỏi Ai Cập và hành trình 40 năm trong sa mạc. Nếu trong Lễ Vượt Qua dân Do Thái đã giết chiên sát tế, thì trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu chính là Con Chiên hiến tế, Con Chiên gánh tội trần gian. Nếu trong sa mạc Môsê đã ban Manna làm lương thực nuôi dân chúng, thì trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu tặng ban chính thịt và máu Ngài làm lương thực trường tồn. Ngày xưa dân Do Thái được ăn manna nhưng vẫn chết, ngày nay ai ăn thịt và uống máu COM Người thì được sống muôn đời.
Qua cuộc tranh luận về «bánh hằng sống» Chúa Giêsu đã mạc khải cho dân chúng biết rằng bánh đích thực mà con người ước mong đó chính là Lời Chúa (x. Ga 6,35-47) và Thịt Máu Ngài (Ga 6,48-59), còn phép lạ hóa bánh ra nhiều hôm nào chỉ là lương thực tượng trưng tạm thời. Các nhà chú giải Kinh Thánh đồng ý rằng qua diễn từ về «bánh hằng sống», Chúa Giêsu mạc khải về bí tích Thánh Thể. Vì trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu trở thành lương thực trường sinh cho những ai tin và đón nhận Ngài dưới hình bánh và rượu. Đồng thời Chúa Giêsu cũng cho chúng ta thấy sự giới hạn về đức tín của dân chúng cũng như của các môn đệ Ngài. Hành trình đức tin của chúng ta chắc chắn sẽ không khác hành trình đức tín của các môn đệ khi xưa. Khi gặp khó khăn thử thách trong đời, chúng ta cũng dễ bị cám dỗ bỏ Chúa ra đi như người Do Thái và các môn đệ ngày nào. Cần phải có đức tín thì mới có thể đón nhận được sự thật mạc khải của Đức Giêsu. Ước chi trong những giờ phút tăm tối và khó khăn nhất của cuộc đời, khi niềm tin của chúng ta bị chao đảo, muốn đầu hàng và bỏ cuộc, chúng ta luôn biết nhớ đến lời tuyên tín của Phêrô và thân thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Thầy, bỏ Thầy con biết theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”.

 

 

 


[1] X. Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam, Thánh Kinh Tân Từ Điển, Nxb. Đông Phương, 2009, tr. 1018 -1020; X. Nhóm CGKPV, Dẫn nhập Tân ước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỌC LẠI HUẤN THỊ

XUẤT PHÁT LẠI TỪ ĐỨC KITÔ

 

 

FM..Dominico Phạm Văn Hiền   

Đầu Thiên niên kỷ thứ in, Đức Gioan Phaolo II gửi đến toàn thể cộng đoàn Dân Chúa lời mời gọi của Đức Kitô: “Hãy ra khơi”. Thế nên, hai năm sau, vào ngày 19/05/2002, thánh bộ Dòng ta và Tu hội đời ra Huấn Thạ gửi các tâm hồn thánh hiến trong Giáo Hội với lời mời gọi “xuất phát lại từ Đức Kitô”. Hai lời mời gọi với hai cụm từ, bổ sung cho nhau, vì ra khơi làm sao được nếu chưa trở về nguồn cội của ân sủng và quyền năng của Đấng Cứu Thế, vì “từ sự sung mãn của Ngài ta nhận được hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16).
Các chiến sĩ Tin Mừng hôm nay phải chăng cũng mang tâm trạng như Phêrô và các bạn chài của ông năm xưa: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả thả lưới suốt đêm mà không bắt được con cá nào” (Lc 5,5). Đúng thế, vietcatholicnews, trong ngày Khánh nhật truyền giáo 2010, qua bản thống kê chi tiết, đã cho hay hiện thời trên thế giới chỉ có 17% nhân loại tin vào Chúa Kitô. Đáng buồn thay qua hai nghìn năm rao giảng Tin Mừng, hàng triệu tông đồ đã đổ bao mồ hôi nước mắt và cả máu nữa cho công cuộc loan giảng Tin Mừng, thê kết quả chỉ có bằng ấy thôi ư? Hẳn chắc có người tự bảo: Thôi cuốn lưới, kéo thuyền lên bờ là vừa! Nhưng “Đức Kitô hôm qua, hôm nay vẫn là một và cứ thế mãi cho đến muôn đời” (Dt 13,8). Hãy trở về với Đức Kitô, Đấng đang gọi ta: “Hãy ra chỗ sâu hơn” (Duc in altum). Phải ra khơi dù nơi đó đầy sóng gió nhưng cũng là nơi cố nhiều cá to! “Thưa Thầy, theo lời Thầy, chúng tôi xin thả lưới”. Phêrô không còn tin vào mình nữa rồi, nhưng tin vào lời của một “bác thợ mộc”, chẳng có chút chuyên môn nào về nghề biển! Ông tìn ông Giêsu, không chỉ là con người nhưng còn là một Đấng đầy quyền năng, vì: “Chỉ có Thầy mới có lời ban sự sống vĩnh cửu” (Ga 6,63). ở đấy, Phêrô đã phải nại đến đức tin. Nhờ tin, phút chốc ông có khả năng nhảy vào một lãnh vực vô cùng huyền nhiệm. Tất cả sự thành công của mẻ cá không tuỳ thuộc vào tài khéo của ông, nhưng ở quyền năng của Lời Chúa. “Xuất phát lại từ Đức Kitô” khồng chuẩn miễn việc ra khơi. Tuy nhiên điều kiện tiên quyết cho một khởi hành mới phải là Đức Kitô. Phải chăng đó là nội dung chính của Huấn Thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô”, được ban hành cách đấy gần 10 năm? Huấn thị có mang lại nhiều kết quả cho việc tông đồ của những tâm hồn thánh hiến không? Hội nghị của Thánh bộ Dòng tu và Tu hội đời đã nhóm họp vào đầu tháng 05 năm 2002 và ra văn kiện này không ngoài mục đích để đánh giá hiệu năng của Huấn Thị, đồng thời, noi gương Đức Gioan Phaolo II, gióng lên một lời mời gọi các tu sĩ nam nữ hăng say bước vào thiên niên kỷ thứ III.

Huấn Thị được chia làm bốn phần:
Phần thứ I: Tôn vinh đời thánh hiến như sự hiên diện của tình yêu Thiên Chúa giữa lòng nhân loại.
Phần thứ II, Huấn Thị nhân danh Giáo Hội khích lệ các tâm hồn thánh hiến hãy can đảm trước mọi thử thách và thách đố.
Phần thứ III, Huấn thị nêu rõ điều kiện của việc xuất phát lại từ Đức Kitô là phải luôn luôn đặt đời sống thiêng liêng lên hàng dầu.
Phần thứ IV, Huấn Thị nhân mạnh đến tầm quan trọng của đời thánh hiến giữa lòng thế giới hôm nay vì họ là chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa. Nói rõ hơn, họ có bổn phận làm cho mọi người nhận biết tình yêu Đức Kitô qua việc phục vụ của mình.

Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại nội dung của Huấn Thị và nêu lên những điểm nổi bật, đồng thời lượng giá các kết quả mà Huấn Thị đã mang lại cho Hội Thánh qua đời sống và hoạt động của các tâm hồn thánh hiến.
Như vừa nói trên, các tâm hồn thánh hiến đã làm cho tình yêu của Đức Kitô được hiện diện giữa thế giới hôm nay, cụ thể là các hoạt động bác ái đa dạng, dù là ở giữa chợ đời hay ở nơi kín cổng cao tường. Đàng khác, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, đời thánh hiến làm toả sáng niềm hy vọng Kitô giáo, bằng cách thể hiện các đoàn sủng của thần khí giữa trần gian. Điều ấy giả định rằng người thánh hiến đã trở thành gương mẫu thánh thiện. Vì sứ mạng đó mang lại kết quả nhiều hay ít là tuỳ vào mức độ mà các người thánh hiến mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần.
Những cơn khủng hoảng hiện nay trong Giáo Hội, đặc biệt trong đời tu, có thể sánh ví với những ngày chao đảo của các tông đồ và các môn đệ trước cái chết của Đức Kitô. Tất cả những cơn khủng hoảng ấy, nếu nhìn dưới ánh sáng đức tín, thế nào cũng sẽ qua đi, một khi Chúa Thánh Thần đã được ban xuống trên họ. Huấn Thị rất lạc quan về tương lai: Ngày mai Giáo Hội sẽ rạng rỡ hơn với điều kiện là các tâm hồn thánh hiến có đủ can đảm đối đầu với những thử thách và thách đố.

 

Trong phần thứ II, khi đề cập đến việc đối đầu với thách đố và thử thách, Huấn thị có một cái nhìn rất thực tế và hiện sinh. Người thánh hiến đi vào đời không thể không gặp thử thách và thách đố. Dù rằng khuynh hướng hưởng thụ nơi người đương thời đôi khi cũng tạo nên cơn cám dỗ: Nếu chưa chạy trốn trước những khó khăn và thách đố thì ít ra cũng đã hơn một lần muốn phớt lờ chúng. Thánh Phaolo cũng đã trải qua khi ngài tuyên bố: “Những ân huệ vô giá của Thiên Chúa được chứa đựng trong những bình sành” (2Cr 4,7). Tất cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra cho Giáo Hội đều nằm trong thánh ý của Đấng “có quyền năng biến mọi sự xấu thành những điều hữu ích cho những ai yêu mến Ngài” (Rm 8,28)

Tin là liều! Huấn Thị nói: “Tin cổ nghĩa là tín thác”. Tuy nhiên, trước hết phải khám phá ra phẩm tính của đời thánh hiến. Nói đến phẩm tính là nói đến những gì cao đẹp, đang chất chứa trong đời tu, khả đĩ tô điểm khuôn mặt của Hội Thánh. Nhiều tu sĩ quên mất phẩm tính của đời thánh hiến, nên đã bóp méo đời tu bằng hai chữ “duy”: duy hoạt động và duy hiệu năng. Hẳn thật, sống trong một thế giới đề cao lượng hơn phẩm, đặc biệt ở Việt Nam, các vị tông đồ của Chúa có lẽ hơn một lần rơi vào cảm bẫy của “duy hoạt động”, vì mong rằng cái duy hoạt động ấy sẽ mang lại cái mà người ta gọi là “duy hiệu năng”. Họ quên rằng Tin Mừng của Đức Kitô được ví như hạt giống, và để hạt giống lớn lên sinh nhiều bông hạt, nó còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không phải chỉ do sức người. Người nông dân thường nói “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cơ mà! Phaolô hẳn công nhận chỗ đứng của mình trong công trình cứu độ nên đã thành thực tuyên bố: “Tôi trồng, Apolo tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1Cr 3,6).

Một khi đã mắc phải căn bệnh “duy hoạt động” và “duy hiệu năng” thường các tâm hồn thánh hiến dễ tự chuẩn miễn việc cầu nguyện. Một nữ tu kia thuộc hạng này nói như tự bào chữa: “Tôi đã đưa Chúa ra khởi nhà thờ để Ngài ở văn phòng và ở những chỗ tôi đang làm việc”. Nghe lý luận như thế, có lẽ ai đó cho là tuyệt vời, vì như Phaolô, họ sống mà không phải họ, nhưtìg Đức Kitô sống trong họ mà! Nhưng chúng ta đừng quên lời nói của Sư huynh Roger Schutz: “Trong ngày sống của các tông đồ Chúa muốn họ dành riêng cho Ngài những thời gian đặc biệt (temps fort)”. Hẳn thật trong tình bạn với Chúa, cũng như với người anh em, cần phải có những giờ tâm sự! Riêng cầu nguyện nơi sâu kín của tâm hồn hay trong những giờ kinh, thánh lễ tạo cho họ cơ hội đun nóng tình bạn giữa họ với Chúa Kitô. Những thời điểm này cần tăng cường biết bao cho đời thánh hiến hôm nay nếu họ muốn ra khơi một cách hiệu quả.

“Xuất phát lại từ Đức Kitô”, như thế cũng có nghĩa là nên một với Đức Kitô. Vì Ngài “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Nhận mệnh lệnh ra khơi mà chưa biết được chỗ sâu như thế nào thì làm sao xuât bến được? Đức Kitô là nguồn suối phúc lành và sự sống (Ga 10,10), vì thế cần phải đến với Ngài để kín múc mọi phúc lành và nghị lực cho bản thân.

Để kịp thời sửa sai các lệch lạc trên đấy, Huấn Thị nhấn mạnh đến việc huấn luyện và tái Huấn luyện. Các bề trên, theo Huấn Thị, đóng vai trò hàng đầu, bởi lẽ huấn luyện thiêng liêng, chủ yếu hệ tại ở việc đồng hành, tâm truyền tâm, hơn là truyền thụ một mớ lý thuyết. Sự hiện diện của các bề trên giữa cộng đoàn cần thiết biết bao! Thế hệ trẻ ngày nay, khi tới tìm hiểu ơn gọi trong một Tu Hội, mong sao tìm được một lối sống Tin Mừng đích thực và những phương thức khả dĩ đạt tới các giá trị thiêng liêng cao cả cho đời sống nhân bản và Kitô Giáo của họ.

Ở đấy việc đồng hành giữ vai trò tối ưu. Nó hệ tại: “Một sự biện phân thanh thản, không bị ràng buộc bởi cám dỗ về số lượng hay về hiệu năng”. Nói cách khác, nhiều khi vì người ta muốn có số đông hay có những người chuyên môn để đạt tới những thành tích ngoạn mục trong một lãnh vực nào đó, nên đã thiếu sự chắt lọc về phẩm. Dĩ nhiên các bằng cấp, học vị cũng cần thiết nhưtig chưa phải là chính yếu trong đời tu. Về việc huấn luyện, Huấn thị nhắn nhủ các nhà đào tạo thiêng liêng hãy bắt chước người nông phu, biết kiên nhẫn chờ đợi hoa quả của sự gieo trồng, đừng quá sốt một mà đốt giai đoạn trong việc huấn luyện. Vì trước hết và trên hết con người thụ huấn cần đạt tới một sự chín mùi và trưởng thành thiêng liêng.

Trong phần thứ III, Huấn thị nêu rõ vai trò trung tâm của Đức Kitô trong đời sống thiêng liêng của người thánh hiến.
Với xác tín, Ngài vừa là nguồn suối, vừa là thầy dạy, nên các nhà giáo dục phải liệu sao cho người thụ huấn ngày càng thêm gắn bó mật thiết với Đức Kitô. Cũng như thánh tông đồ Gioan, các chiến sĩ Tin Mừng chỉ có thể ảnh hưởng trên người nghe, khi chính họ đã có kinh nghiệm nội tâm về Thầy Chí Thánh: “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời” (1Ga 1,1-2).

Đến đấy Huấn Thị không ngại nhắc đến những phương cách mà trải qua kinh nghiệm 2000 năm, biết bao tâm hồn thánh hiến đã sử dụng, để tiếp cận với Đức Kitô. Chính Thầy Chí Thánh cũng đã áp dụng phương cách rất hiện sinh này “hãy đến mà xem” (Ga 1,38).

Nói đến tiếp cận với Đức Kitô, thì làm sao không đề cập đến Thánh Thể và Lời Chúa. Những ai muốn trở nên môn đệ Đức Kitô không thể coi thường hai phương thế này! Qua Thánh Thể và Lời Hằng sống, họ tiếp nhận chính sự sống của Đức Kitô và trở nên một với Ngài. Họ có thể áp dụng cho chính bản thân câu nói của tông đồ Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Nếu Đức Kitô sống trong tôi thì khuôn mặt của Ngài sẽ trở thành khuôn mặt của tôi, những tâm tình có nơi Ngài cũng phải có nơi tôi (x. Pl 2,5). Trong Tông Huấn Đời sống Thánh Hiến (Vita Consecrata), Đức Gioan Phaolô II đã dành ra phần lớn để bàn về vấn đề này.

 

Qua Phần IV, Huấn Thị mở ra cho những người thánh hiến một chân trời mới: Chân trời của hiệp thông, chân ừời của đại kết và chân trời của sự sống.
Chân trời hiệp thông: Thế giới hôm nay đã tạo cho mình một tầm nhìn, rộng hơn và bao quát hơn về nhân loại. Con người Kitô chắc còn phải đi xa hơn tới mọi chân trời góc biển: Vì nơi đâu có sự hiện diện của con người, ở đấy Tin Mừng tình thương cứu độ phải được loan giảng. Nhưng nói đến tình thương là nói đến hiệp thông vì mục đích của tình thương là tạo hiệp thông giữa người với người. Huấn Thị rất có lý khi khẳng định rằng: “Hiệp thông cũng đồng nghĩa với truyền giáo” (số 33). Một khi có hiệp thông đi kèm, nhà truyền giáo sẽ làm cho việc rao giảng Tin Mừng trở nên sinh động và bền vững hơn. Tại sao? Thưa, cũng như Phaolô xưa, họ phải nói với mọi người: “Không những chúng tôi loan báo? Tin mừng cho anh em mà còn thí mạng sống cho anh em nữa” (1Tx 3,7). Ở đấy hẳn thật Phaolô không tách cái LÀ khởi cái LÀM vì cái LÀM không thể thực hiện được nếu chưa có cái LÀ: Gieo vãi tình thương mà chính bản thân người rao giảng tận nơi đáy sâu tâm hồn chỉ chất chứa tình yêu, và tình yêu đó phải xuất phát từ Đức Kitô. Chính Phaolô đã tuyên bố với giáo đoàn Philiphê: “Tôi hằng canh cánh có anh chị em trong lòng tôi, bởi lè tôi yêu anh chị em bằng chính tình yêu của Đức Kitô” (Pl 1,7). Việc rao giảng Tin Mừng xuất phát từ tình yêu Đức Kitô, nên vượt lên trên mọi ranh giới không gian và thời gian. Người thánh hiến dám hiến cuộc đời mình cho sứ vụ, đặc biệt cho sứ vụ giữa người nghèo: nghèo về vật chất cũng như nghèo về tinh thần – Biết bao người đang đói tình yêu, đói chân lý và hoà bình!

Mẹ Têrêsa Calcuta hay cha Damien tông đồ người cùi, và biết bao tâm hồn tận hiến đang dấn thân phục vụ những người cùng khổ nhất trong thời đại hôm nay, hẳn đã mang lấy tâm tình như thánh Phaolo xưa.
Hội Thánh cũng đang cần đến những người thánh hiến trong lãnh vực đại kết, vì nói cho cùng, đại kết cũng là hiệp thông: Hiệp thông giữa các giáo đoàn trong các giáo hội anh em. Hơn bao giờ hết, lời cầu nguyện của Đức Kitô phải được quan tâm: “Xin cho họ nên Một”, vì có nên một, Hội Thánh mới là dấu chỉ loan báo sứ mạng cứu độ của Đức Kitô trên trần gian: “Để thế gian nhận biết rằng Cha đã sai con ” (Ga 17,19.21).

Như thế, sứ mạng của Đức Kitô đã và đang được chuyển qua Hội Thánh trong mọi thời đại. Những tâm hồn thánh hiến được coi như những thành phần cốt cán, theo nghĩa họ đã hiến trọn cuộc đời cho sứ vụ, là “mang lấy vào thân cho đủ mức những gian nan thử thách của Đức Kitô còn phải chịu vì lợi ích thân thể Ngài là Hội Thánh ” (Cl 1,24). Lý tưởng ấy, một lần nữa Hội Thánh đặt ra cho các tu sĩ nam nữ và các tâm hồn thánh hiến khác, giáo sĩ cũng như giáo dân chỉ đạt tới mức toàn hảo khi chính họ nỗ lực nên thánh (số 46). Tin tưởng vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần đang đồng hành với Hội Thánh, họ chắc chắn đạt tới đích, với điều kiện “bắt đầu lại mỗi ngày” (lời thánh Augustino). Nhưng bắt đầu lại từ đâu, nếu không phải từ Đức Kitô? Lời mời gọi của Huấn thị “xuất phát lại từ Đức Kitô” trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết. Trong sức mạnh của Thánh Linh, Mẹ Maria có đó, người sẽ cùng ta luôn tiến về phía trước trong niềm hân hoan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THINH LẶNG CỦA CHÚA KITÔ

THINH LẶNG ĐAN TU

 

Trích từ Collectanea Cisterciensia, Tome 38,1976, Emmanuel LATTEUR OSB.    
Chuyển ngữ:FM. Phan Bảo Luyện   

I. THINH LẶNG TRONG MẦU NHIỆM CHÚA KITÔ

Khi suy nghĩ về những yêu sách của thinh lặng đan tu, chúng ta buộc phải cứu xét đến chuẩn mực cuối cùng, đố là thinh lặng của chính Chúa Kitô. Nhưng thinh lặng ghi dấu quá sâu đậm vào toàn thể mầu nhiệm Chúa Kitô nên trong khuôn khổ những trang này không thể nói gì khác ngoài những tiếp cận rất giới hạn thôi. Những tiếp cận này sẽ dần dần đưa chúng ta tới một vài phương diện quan trọng nhất nơi thinh lặng của Chúa Kitô.
Tất cả cuộc đời Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta vị trí rất lớn của thinh lặng trong toàn bộ mầu nhiệm của Ngài:

 

1.Thinh lặng và đời sống ẩn dật. Mặc dầu Thánh Kinh ít nói về sự thinh lặng của Chúa Giêsu, chúng ta cũng không được quên rằng Ngài đã trải qua phần lớn cuộc đời dương thế trong nếp sống thinh lặng tại Nadaret. Sự kiện đơn giản này cho chúng ta thấy thinh lặng có thể nói là bản tính của Chúa Giêsu. Ngôi Lời thành xác phàm đã giữ thinh lặng trong ba mươi năm!

 

2.Thinh lặng chống lại ồn ào. Trong cuộc sống công khai, Phúc Âm cho thấy Chúa Giêsu không ưa tiếng động, sự ồn ào, tiếng kêu la. Được dẫn đến với Chúa Giêsu, người bị thần ô uế nhập gào thét (Mc 1,23- 24), người bị quỉ nhập ở Ghêrasa kêu lớn tiếng (Mc 5,7), thằng quỉ câm thét lên và lay đứa trẻ rất mạnh (Mc 9,26), đám đông khóc lóc kêu la ầm ĩ (Mc 5,38).

Đôi lại với những tiếng ồn đó, Chúa Giêsu chỉ nói nhẹ nhàng, vắn gọn: “Câm đi!”, như ngài bảo thần ô uế (Mc 1,24; Lc 4,35), bảo mặt hồ dội sóng (Mc 4,39) hay: “Tại sao mà ồn ào?” (Mc 5,39). Khi ngài có mặt là ồn ào bùng ra, nhưng ngài chế ngự ngay bằng sức mạnh nhiệm mầu cùa thinh lặng và bình an nơi ngài (Mc 4,39; 5,15; 6,50-51; 9,26). Tiên tri Isaia đã nói: “Ngài không kêu la, không lớn tiếng” (42,2).

 

3.Thinh lặng-kín đáo. Hoạt động công khai của Chúa Giêsu luôn luôn diễn ra rất kín đáo. Trước đám đông sửng sốt thán phục và náo nhiệt vì những phép lạ Ngài làm, Chúa Giêsu lại tở ra chán ghét cái danh tiếng tạm bợ và rẻ tiền ấy. Ngài rất sợ những lời ca tụng cởj con người gấy phương hại cho sứ mệnh cứu thế cùa mình. Khi đã chữa người mù ở Betsaiđa, Ngài bảo anh ta: “Anh chớ vào làng!” (Mc 8,26); và Ngài bảo người bệnh phong vừa được ngài chữa khởi: “Anh hãy cẩn thận, đừng nói gì với ai!” (Mc 1,44); với người câm điếc (Mc 7,36) và với ba môn đệ từ trên núi Tabo xuống (Mc 9,9) Ngài cũng căn dặn như thế. Nhưng, vì người ta không thể âm thầm giữ kín niềm vui do những ân huệ đã nhận được nên Chúa Giêsu phải lánh đi. Ngài không thể công khai vào thành nào được, nhưng ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành (Mc 1,45). Sự kiện đám đông loan truyền cách bồng bột những biểu lộ diệu kỳ của mầu nhiệm Chúa Giêsu khiến người ta mộ mến Ngài theo chiều hướng xã hội quá đáng và có nguy cơ gấy tổn hại cho công việc giáo dục đầy nhẫn nại của ngài để dẫn đưa con người tới đức tin. Vinh quang nhân loại luôn luôn có nguy cơ chiếm chỗ của Chúa Kitô trong các tâm hồn. Vì thế Ngài không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn, nhưng ngài lại giải thích hết cho các môn đệ (Mc 4,34) và ngài chúc tụng Cha Ngài đã giấu các nhà khôn ngoan thông thái những điều ấy và đà mạc khải cho những kẻ bé mọn (Mt 11,25). Đó là tât cả bước khởi sự đi vào mầu nhiệm Nước Trời (x. Mc 4,11-12) có liên quan trong sự thinh lặng-kín đáo này.

 

4.Thinh lặng và thanh vắng cửa sa mạc. Nếu Chúa Giêsu ở lại những nơi vắng vẻ, chính vì có sự tương hợp nhiệm mầu nào đó giữa Ngài và những nơi ấy. Ngay sau khi Ngài chịu phép rửa, Thánh Thần đẩy Ngài vào sa mạc (Mc 1,12). Chính trong nơi vắng vẻ ngài đã làm cho các môn đệ lấy lại sức (Mc 6,31), ngài dạy dỗ và cho dân chúng ăn (Mc 6,34-44), Ngài tìm đến để cầu nguyện (Mc 1,35). Chính nơi thanh vắng của núi đồi ngài đưa ông Phêrô, ông Giacôbê và ông Gioan tới khi Ngài biến hình hay khi ngài hấp hối (Mc 9,2; 14,33).

Nơi bản thân Ngài tóm gọn lại tất cả kinh nghiệm thiêng liêng mà Israel đã có nơi sa mạc. Trong Thánh Kinh, sa mạc là phần đất cằn cỗi, không cấy, không tói, không nước, không đường đi, không người hướng dẫn, vùng đất chết và bị chúc dữ, nơi ưa thích của Kẻ Thù. Nhưng đó cũng là vùng đất mà trong cuộc xuất hành Thiên Chúa dẫn đưa dân Ngài vào để cho họ thấy quyền năng của Ngài và để thử thách họ.

Khi ở trong sa mạc lâu ngày, Chúa Giêsu cũng trải qua những thử thách về sự tin tưởng, vâng phục, nghèo khó và về việc phụng sự Thiên Chúa như Israel đã trải qua. Nhưng Ngài đã thắng Kẻ Thù và tước đoạt chủ quyền của nó. Như vậy ngài đã làm chủ sa mạc và trở nên nguồn ơn cứu độ cho dân ngài. Phải chăng điều đó đã không phản ánh nơi Phúc Âm, đặc biệt là nơi thánh Gioan, khi Chúa Giêsu tuyên bố ngài là nước ban sư sống, bánh bỏi trời, manna, ánh sáng hay cột lửa con đường, người dẫn lộ và mục tử. Tất cả ý nghĩa thiêng liêng của thanh vắng và thinh lặng trong sa mạc đều tái xuất hiện nơi Chúa Giêsu.

 

5.Thinh lặng-thân mật. Ban ngày Chúa Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ; nhưng đến tối Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Cây Dầu. Sáng sớm, toàn dân đến với Người trong Đền Thờ để nghe Người giảng dạy (Lc 21,37-38).

Chúng ta biết rằng nơi thanh vắng mà Chúa Giêsu tìm đến chưa diễn tả được tất cả những gì người ta muốn nói về sự thinh lặng của Ngài. Thanh vắng chưa phải là tất cả nội dung của thinh lặng. Ở một mình trên núi Horeb, nhưng tiên tri Êlia vẫn phải học cho biết thế nào là thinh lặng, nơi Thiên Chúa ẩn mình: tiếng ri rào của làn gió nhẹ! Ai sẽ nói cho chúng ta hay về sự thân mật nhiệm mầu giữa Chúa Giêsu và Cha Ngài trong thinh lặng của những đêm nguyện cầu? Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán rằng ngài đã lắng nghe Cha Ngài cách vô cùng tình tế, đã tha thiết khẩn cầu, đã bày tở lòng tri ân hiếu thảo, đã nồng nàn yêu mến và kính trọng Cha. Tất cả những điều đó mang lại cho lời giảng dạy cùa Ngài sáng hôm sau một sức thu hút mãnh liệt Ngài hoàn toàn thuận hợp theo tư tưởng, ý muốn và lời của Cha. Ngài luôn chăm chú lắng nghe lời Cha, Ngài là tiếng vọng tuyệt hảo của lời Cha, Ngài chính là Ngôi Lời Thiên Chúa. Thánh Gioan Thánh Giá nói: “Cha trên trời chỉ có một lời, đó là Con của ngài. Ngài nói lời ấy từ muôn thủa trong thinh lặng muôn thủa, và chính trong thinh lặng của tâm hồn mà lời ấy lên tiếng[1] . Lòng yêu mến Chúa Cha thúc đẩy Chúa Giêsu sống mật thiết với Cha trong thinh lặng sâu thẳm. Như cha Hausheư nói: “Càng gần gũi thân mật với Đấng Duy Nhất, người ta càng ít nói, càng trở nên thầm lặng, câm nín, và không chịu được tiếng động dù nhỏ nhất, nó khác nào như một lưỡi dao đâm. Người ta chán ghét tiếng nói, dù là trong nội tâm, nó giống như tiếng chó sủa giữa cái thinh lặng khi tôn thờ Chúa ban đêm[2] .

 

6.Thinh lặng và từ bỏ mình. Khi mặc khải cho chúng ta tình thân mật thắm thiết với Chúa Cha, Chúa Giêsu không chỉ muốn nêu gương mẫu bên ngoài cho sự thinh lặng của chúng ta, nhưng nhất là Ngài muốn dẫn chúng ta theo gương Ngài mà từ bỏ mình, đó là điều kiện để được đón nhận mặc khải của Ngài. Không ai biết Chúa Cha trừ Chúa Con và người nào Chúa Con muốn mặc khải cho (Mt 11,27). Để chúng ta, những kẻ điếc, có thể đón nhận Ngài, thì bằng việc nhập thể, Ngôi Lời đã vào trần gian, một điều chưa từng thấy. Đó là từ bỏ mình, là cởi mở và vâng phục trong thinh lặng, là tự hủy hay trở nên trống không, nhờ vậy mà thế giới sẽ được đem trở lại tình trạng gần như nguyên thủy trong bàn tay tạo dựng của Chúa Cha. Chúa Kitô chuẩn bị một cuộc tạo thành mới theo cách đó. Người ta không đựng rượu mới trong bầu da cũ (Lc 5,38), người ta không lấy miếng vải mới để vá áo cũ (Lc 5,36). Để thực hiện trong thế giới điều mới mẻ của Đấng đã tuyên bố: “Này đấy ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5), xem ra phải cần có đoạn tuyệt cách nào đó giữa cái cũ và cái mới, cũ kỹ và lỗi thời, một lỗ hổng, lỗ hổng của bỏ mình hoàn toàn và của thinh lặng nơi toàn hữu thể trước nhan Chúa Cha. Từ lỗ hổng ấy Ngài đợi chờ một trật tự mới sẽ sinh ra.

Cần phải dốc sạch bình, phải gắng sức chà cọ thật mạnh cho sạch bình để nó có thể Chúa đựng được thực tại nhiệm mầu này[3]. Tất nhiên Chúa Giêsu mời gọi những ai nghe ngài kể dụ ngôn noi theo Ngài mà thực hiện thinh lặng-bỏ mình, trong khi giúp họ hiểu hơn mầu nhiệm của Ngài. Ngài mời gọi họ vượt lên trên những cuộc gặp gỡ quá hời hợt và sức lôi cuốn của những cái kỳ diệu lạ lùng để gặp Ngài ở mức độ cao hơn, mức độ từ bỏ chính mình, để mất chính mình, tự xóa mình đi vì yêu mến một Đấng Khác mà Ngài quí chuộng hơn chính mình. Ngài đã không dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hủy mình ra không, mang lấy thân nô lệ, nên giống như người phàm. Ngài còn hạ nùnh hơn nữa khi vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá (Pl 2,6-8). Sự triển nở tròn đầy trong ơn gọi Chúa Kitô – và cũng trong nhân cách của Ngài theo bình diện tâm lý – cần phải có sự cởi mở hoàn toàn, sự lệ thuộc, sự tước đoạt mình, sự chối từ mình như thế. Nói không với chính mình, đó là thinh lặng đích thực làm cho toàn thể con người dịu lại, cho tới tận nơi sâu thẳm của linh hồn đang chăm chú hướng về một mình Thiên Chúa mà thôi [4] .

Vì thế Chúa Kitô hoàn toàn trong suốt trước sự hiện diện, trước giáo thuyết và hành động của một Đấng Khác. Sự trong suôt thinh lặng này xác nhận tính chân thực nơi chứng từ của Ngài. Chúa Giêsu hoàn toàn thuận hợp với Lời của một Đấng Khác: “Đạo lý Tôi dạy không phải là của tôi, nhưng là của Đấng đã sai Tôi Ai tự mình mà giảng dạy, thì tìm vinh quang cho chính mình, còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình thì là ngứời chân thật” (Ga 7,16-18). Tôi không tự mình mà nói, nhưng Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền cho tôi phải nói gì và tuyên bố gì Vậy những gì tôi nói thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi (Ga 12,49-50).

Cũng vậy, khi hành động, Chúa Giêsu không làm công việc riêng của Ngài, hay làm theo ý Ngài. Chúa Con không thể làm điều gì mà không phải là điều Ngài thấy Chúa Cha làm: điều gì Chúa Cha làm, Chúa Con cũng làm như vậy (Ga 5,19). Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì Tôi luôn luôn làm điều Người ưa thích (Ga 8,28-29). Khi giữ thinh lặng bằng trọn cả bản thân mình Chúa Giêsu không ham muốn giữ lại bất cứ điều gì cho mình, Ngài qui hướng tất cả, lời nói và hành động, về cùng đích của Ngài là Chúa Cha: “Lạy Cha, con đã hoàn tất công việc Cha trao cho con, Họ thuộc về Cha Con đi đến với Cha” (Ga 17,2-11). Ngài tự hiến mình làm của lễ toàn thiêu dâng lên Chúa Cha, Ngài tự thiêu và tiêu hao trọn cuộc đời vì Chúa Cha. Và thập giá chính là sự hoàn tất chung cuộc của lễ toàn thiêu này.

Thinh lặng-bỏ mình đó là điều cốt yếu tới độ Chúa Giêsu không muốn thực hiện một mình. Bằng khoa sư phạm trong Phúc Âm, Ngài muốn ghi khắc nó vào tâm trí chúng ta. Biết được con người là gì, Ngài từ từ chuẩn bị các môn đệ của Ngài đón nhận sự mât mát lớn lao mà cái chết của Ngài và mầu nhiệm của tối tăm sẽ đề nghị với con người vốn đã cho mình là đầy đủ mọi sự. Ngài dạy các môn đệ đừng mù quáng tín tưởng nơi mình, nơi những tình cảm và rung động của mình. Ngài truyền thông sự thinh lặng của Ngài vào lòng các môn đệ.

Và để làm thế, Ngài cho họ thấy tính mỏng manh của lòng con người: “Con sẽ liều mạng vì thầy ư? …Quả thực, gà chưa gáy con đã chối thầy ba lần rồi!” (Ga 13,38). Bấy giờ các con tin à? Này đến giờ các con sẽ bỏ thầy một mình! (Ga 16,31-32).

Ngài cho các ông thấy sự dồn mỏng thiêng liêng cửa cả cộng đoàn khi nói nó sẽ bị mầu nhiệm của tối tăm hành hạ: “Các con không sạch cả đâu” (Ga 13,10- 11); “Một trong các con là quỉ!” (Ga 6,70); “Thầy không nói về tất cả các con đâu. Kẻ ăn bánh của Ta lại giơ gót đạp Ta” (Ga 13,18). Các con sẽ bị phân tán (Ga 16,31).
Ngài cũng dạy các ông về sự dòn mỏng trong các tương quan giữa con người, kể cả những tương quan xem ra thiêng liêng nhất: khi Ngài loan báo rằng sẽ chỉ còn ở với các ông ít lâu nữa thôi, sẽ không chuyện trò với các ông nữa, chẳng bao lâu thế gian sẽ không thấy ngài nữa, Ngài sẽ từ bỏ thế gian, v.v. (Ga 13-17). Ngài cũng để lộ cho các ông thấy tính dễ bị tổn thương của ngài phần nào như bước khởi đầu đi vào mầu nhiệm của bóng tối: “Giờ đấy tâm hồn Thầy xao xuyến. Biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này (…)

 

7.Thinh lặng-tin tưởng. Nhưng cùng lúc với mầu nhiệm tự hủy, Chúa Giêsu dẫn đưa các môn đệ vào mầu nhiệm về sự tin tưởng của Ngài nơi Chúa Cha. Ngài củng cố đức tín và niềm trông cậy của các ông. Ngài không muốn các ông xao xuyến. Ngài trấn an các ông và yêu cầu các ông tựa nương vào Thiên Chúa, bám chặt lấy Thiên Chúa, ở lại trong Thiên Chúa, khi lãnh nhận Đấng An ủi, Đấng Bảo Trợ, Đấng cố vấn mà Ngài sẽ gửi tới từ nơi Chúa Cha. Như thế, Ngài dạy các ông đón nhận hành động của Chúa Cha, để Chúa Cha làm việc, nhào nặn, uốn nắn các ống, như thánh Irênê nói[5] . Mối tương quan sống động với Chúa Cha bằng sự tin tưởng dịu dàng, ngoan ngoãn, phó thác, dễ dạy nói lên cách sâu xa hữu thể làm con của Chúa Giêsu. Sự tín tưởng đó là cội rễ mọi hành động của Ngài. Trong tư cách là Con, Chúa Giêsu hoàn toàn phó thác mình trong tay Chúa Cha. Chính niềm xác tín tuyệt đối vào tình thương của Chúa Cha đã giúp Chúa Giêsu bày tỏ sự từ bỏ mình hoàn toàn, ngay cả khi xem ra Chúa Cha ruồng bỏ Ngài. Chúng ta khám phá ra rằng sự thinh lặng ấy của Chúa Giêsu vừa là đĩnh cao của tuổi thơ ấu thiêng liêng vừa là sự trưởng thành hoàn hảo của con người. ĐC. Bloom nói rằng tuổi thơ ấu thiêng liêng không là khởi điểm con đường thiêng liêng nhưng là đích điểm. Ngài thêm: “Tôi nghĩ khi Chúa Giêsu nói với chúng ta hãy nên như trẻ thơ Ngài đòi hởi một điều chúng ta không thể làm được. Trước hết phải đạt tới sự trưởng thành nhân bản trọn vẹn rồi mới có thể từ bỏ mình và đạt tới sự đơn sơ mà tôi nghĩ không ai trong chúng ta đấy có khả năng đạt tới được”[6].
Tại vườn Cây Dầu hay trong cuộc thụ nạn, Chúa Giêsu đứng trước thử thách lổn lao là sự thinh lặng của Thiên Chúa. Ngài hoàn toàn tin tưởng trong lúc mà, theo thánh Macaire, “Thiên Chúa tránh mặt Ngài như nước rút khởi bãi biển. Có thinh lặng nào lạ lùng cho bằng thinh lặng của Chúa Giêsu trước những kẻ xét xử Ngài! “Lúc ấy vị Thượng tế đứng lên hỏi Ngài: ‘Ông không đáp lại gì ư? Nhưng Chúa Giêsu thinh lặng” (Mt 26,62- 63). Chúa Giêsu không tự bào chữa. Ngài phó thác cho Chúa Cha. Thiên Chúa sẽ bênh vực Ngài (Mt 26,53-54). Quan Philatô hỏi: “Ông không nghe họ tố cáo ông sao? Ngài không đáp lại lời nào, khiến quan tổng trấn rất ngạc nhiên” (Mt 27,13-14; x. Mc 14,60). Chúa Giêsu thực hiện điều ngài đã đạy: “Các con hãy ghi lòng tạc dạ điều này là các con đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào, vì chính Thầy sẽ cho các con ăn nói thật khôn ngoan, khiến địch thù của các con không thể nào chống chọi hay cãi lại được” (Lc 21,14-15). Với Ngài lúc này, ăn nói thật khôn ngoan chính là thinh lặng. Thinh lặng gây ngạc nhiên và là một chứng từ. Chúa Giêsu thể hiện điều mà thánh Biển Đức gọi ỉà bậc khiêm nhường thứ bốn. Kiên cường trong tình yêu của Chúa Cha, ngài đứng vững không hề lay chuyển và âm thầm nhẫn nại trước những bất công, những lời cáo gian, những ngược đãi. Khi ấy Ngài sống nơi bản thân mình lời thánh vịnh: “Con thinh lặng chẳng hé môi, vì chính Chúa đã hành động” (Tv 38,10). Con như kẻ điếc chẳng nghe gì, như người câm không mở miệng, như người chẳng nghe chi hết, không một lời đối đáp ngoài môi, vì lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con tin cậy. Lạy Thiên Chúa của con, chính Chúa sẽ đáp lời (Tv 37,14-16). Ngài giữ vững niềm tin tưởng nơi Chúa Cha, mặc dầu sự thinh lặng của Cha trở nên nặng nề hơn, tới độ đã để cho Ngài bị chơi vơi đơn độc mà chết trên thập giá và bị mai táng trong mồ. Pseudo-épiphane nói: “Hôm nay, thinh lặng bao trùm mặt đất, thinh lặng và cô tịch. Vì Đức Vua đang ngủ. Trái đất run dùng rồi lặng yên vì Thiên Chúa đã thiếp ngủ trong thể xác và Ngài đi đánh thức những kẻ đã ngủ từ ngàn xưa” [7] . Nếu Chúa Kitô đã chấp nhận cái cô tịch toàn diện, cái vẻ thất bại hoàn toàn, chính bỏi vì một sự thinh lặng như thế là cần thiết để Thiên Chúa có thể tái tạo mọi sự nên mới, cải tân loài người tận gốc rễ.
Cha Urs von Balthasar có lý khi nghĩ có thể liên kết sự thinh lặng đan tu với sự hoàn tất việc “Ngôi Lời trở nên xác phàm”, với việc Ngôi Lời chìm sâu vào cuộc đời thinh lặng, với thái độ của con chiên bị dẫn đi làm thịt mà “không hề mở miệng kêu than [8] .

 

8.Thinh lặng-phong phú. Bằng sự thinh lặng của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Thiên Chúa đã chôn vùi Lời Ngài xuống chỗ sâu thẳm nhất của tạo thành. Khi mở ra một không gian nội tâm trong nhân loại bằng cuộc khổ nạn và thập giá của mình, Chúa Kitô đã trao phó nơi Chúa Cha trọn vẹn công trình tác sinh. Vào ngày Lễ Vượt Qua và ngày Lễ Ngũ Tuần, Lời được trả ỉại cho chúng ta, trong suốt và mang sức mạnh truyền thông phi thường. Ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Cha nói! Ngài làm cho Lời đã trở nên xác phàm thành phong phú, làm cho thập giá phải im lặng. Ngài làm cho Lời ấy hóa ra nhiều (phép lạ ngôn ngữ) và mọi người đều hiểu được. Và nhờ đức tín, Ngài đặt Ngôi Lời của Ngài vào lòng mỗi người, để Ngôi Lời nói trong chúng ta và hoàn tất trong chúng ta công trình của ngài. Chúng ta trở nên một hữu thể vổi Ngôi Lời (Rm 6,5). Chúng ta được tái tạo trong Ngôi Lời: “Ai ở trong Chúa Kitô, người ấy là một tạo vật mới; con người cũ đã qua đi, bấy giờ là con người mới” (2Cr 5,17; x. Gl 6,15). Và từ nay tâm lòng người tín hữu trở nên đền thờ Thiên Chúa, cung điện của Chúa Kitô [9] . Guardini đã nói: “Khi Chúa Giêsu lên trời, Thánh Thần mở ra trong con người một không gian nội tâm, nơi đó Đức Chúa đã được biến đổi có thể đi vào. Giờ đấy Ngài ở trong chúng ta, và chúng ta ở trong Ngài nhờ Thánh Thần[10] .

Hiệu quả chính phát sinh từ đó là sự thinh lặng của kitô hữu không được và không thể chỉ là bắt chước từ bên ngoài sự thinh lặng của Chúa Kitô, nhưng từ nay nó liên kết với Đấng đang sống và đang nói trong chúng ta. Phúc thay linh hồn tự hủy chính mình, hoàn toàn qui hướng về Thiên Chúa, không sống nơi mình nhưng sống trong Chúa Kitô, được thâm nhuần trọn vẹn bằng tình yêu của ngài [11] . Và Tauler nói: “Chẳng bao giờ con người nghĩ rằng mình sẽ trở nên hoàn thiện nếu con người bên ngoài không mất hút đi trong con người nội tâm[12]. Thinh lặng của chúng ta là để cho một Đấng Khác với mình cư ngụ nơi mình, nhường hết chỗ cho Ngài và không cậy dựa vào cái cũ kỹ trong ta đã được mời gọi tan biến đỉ. Lúc này chúng ta phải mặc lấy con người mới (Cl 3,10) và để chúng ta được đổi mới nhờ bản thân Chúa Kitô đã được đặt để trong lòng chúng ta, phải quan tâm đến Ngài như tới điều cần duy nhất và để Ngài lên tiếng nói trong bản thân chúng ta, hy sinh vì Ngài mọi giao động vô ích. Paul Evdokimov nhấn mạnh điều này: “Vì Thiên Chúa làm mới lại mọi sự, nên phải có đoạn tuyệt, con người bên ngoài nơi ta phải bị tiêu hủy đi và con người nội tâm phải được đổi mới. Từ đó, sự sống thiêng liêng qui hướng rất chính xác về sự biến đổi này: mặc lấy con người mới (…). Các thánh Giáo Phụ dạy rằng không phải ta bắt chước nhưng ta nội tâm hóa Chúa Kitô. Như thế ta hiểu được sự sống thiêng liêng gây nên một sự đoạn tuyệt tức khắc như thế nào[13].

 

Sau khi tìm hiểu vắn tắt như thế, hẳn chúng ta đã thấy rõ hơn thinh lặng của Chúa Giêsu bao gồm những chiều kích rộng lớn hơn là chì giữ gìn môi miệng:

a) Nếu Chúa Giêsu sống ẩn dật lâu dài, trốn tránh những lời ca tụng và yêu thích nơi thanh vắng chính là để đáp ứng tốt hơn những yêu sách của mối thân tình giữa ngài với Chúa Cha;

b) Sâu xa hơn nữa, sự thinh lặng của Ngài cho thấy điểm trung tâm trong mầu nhiệm của Ngài, đó là việc từ bỏ ý riêng của con người trước Thiên Chúa và tín tưởng tuyệt đối vào tình yêu của Chúa Cha;

c) Chính vì đã chiến thắng thử thách khi kiên trì trong niềm tin tưởng ấy mà Chúa Giêsu trở nên hiện diện đối với mỗi người chúng ta, một sự hiện diện tuôn ừào cách mầu nhiệm từ nơi sâu thẳm nhất của chúng ta, nhờ quyền năng tác sinh của Chúa Cha. Chúa Kitô tiếp tục thinh lặng trong chúng ta. Ngài mời gọi chúng ta cùng thinh lặng với Ngài trong nơi sâu thẳm đó, nơi mà Ngài nói với chúng ta bằng tiếng nói nhở nhẹ của Thánh Thần.

 


[1] Thánh GIOAN THÁNH GIÁ, Châm ngôn 307, trong Oeuvres spirituelles de saint Jean de la Croix, Paris, Seul 1947, tr.1226

[2] I. HAUSHERR, Prière de vie, vie de prière, Paris, Lethielleux, 1965, tr. 421.

[3] Thánh AUGUSTIN, Commentaire de la Ire Épitre de S.Jean, Tr. 4. 6-7: Sources chrétiennes 75, Paris, 1966, tr. 233

[4] G. CHOPINEY, Le silence dans la tradition monastique (Chưa xuất bản).

[5] Saint IRÉNÉE DE LION, Contre les hérésies, IV, 39, 2-3: Sources chrétiennes 100**, Paris, Cerf, 1965, tr. 965-969.

[6] A. BLOOM, Prière et sainteté, Notes ronéotypées, Louvain, 1968, tr. 72.

[7] PSEUDO-ÉPHIPHANE, Homélie pour la Samedi Saint (PG 43,440-464) được trích dẫn trong H. URS VON BALTHASAR, Dieu et l’homme d’aujourd’hui, Paris ĐB, 1966, tr. 258.

[8] H. URS VON BALTHASAR, Les themes johnnaiques dans la règle de saint Benoit et leur actualité dans Colectanea Cisterciensia 37 (1975) tr.6.

[9] x. 1Cr 3,16;  6,19;  2Cr 6,16; 1Ga 4, 4.

[10] R. GUARDINI, Le Seigneur, Paris, Alsaria, 1945, tr. 151

[11] BX. PAUL GUSTIANIANI trong Jean LECLERCQ, Seul avec Dieu, La vie érémitique d’après la doctrine de Bx P.Gustiniani, Paris, 1955, tr. 144.

[12] Jean TAULER, Homélie pour la veille des Rameaux trong Sermons de Tauler, bản dịch của Hugueny và Thery, Paris, 1928, tr. 301.

[13] P. EVDOKIMOV, Les âges de la vie spirituelle, Paris, DDB, 1964, tr. 64.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÚA KITÔ ĐẤNG TÌNH QUÂN

 

FM.Eugenio Nguyễn Mạnh Ý   

 

Lạy Đấng Tình Quân con tôn thờ, con nay thuộc về Chúa, Chúa nay thuộc về con, mũi tên nào say đắm, bắn trúng con tim hồng. Để từ nay con sống là sống cho tình yêu, và dầu cho con chết là chết cho tình yêu“. Lời nguyện cầu tha thiết và tâm tình trên đây của thánh nữ Têrêsa Avila chính là một lời tuyên xưng về lý tưởng sống duy nhất mà thánh nữ đã chọn và đã dùng để xây dựng cuộc đời. Đó là Chúa Kitô.

Tâm tình của thánh Têrêsa cũng chính là nỗi lòng, là nỗi khắc khoải khôn nguôi của các linh phụ Xitô, những bậc thầy thiêng liêng của đời sống đan tu Xitô. Suốt cuộc đời tìm Chúa trong chiêm niệm. Các ngài đã xem mối tình giữa linh hồn và Chúa Kitô như một “kết ước hôn nhân”, mà Chúa Kitô chính là Đấng Tình Quân muôn thuở và chung tìiuỷ của linh hồn.

Tuy nhiên, việc các ngài gọi Chúa Kitô là “Đấng Tình Quân” hay “Hôn Phu” có thích hợp không? Chuyện các thánh nữ hay các nữ tu gọi Chúa Kitô là Đấng Tình Quân là diều thường thấy và dường như được mọi người “mặc nhiên” chấp nhận. Trong khi đó, các linh phụ và các nam đan sĩ, những nam nhân, thì liệu việc gọi Chứa Kitô là Tình Quân, là Hôn Phu có dễ chấp nhận không? Chúng ta cùng tìm hiểu xem liên hệ Hôn – Thê giữa Chúa Kitô và các ngài cần được hiểu như thế nào, hiền thê là ai? Trong mối tình với Chúa Kitô hiền thê mong chờ điều gì, hay nói đúng hơn, Hôn Phu Kitô ban cho hiền thê những gì khi mời gọi hiền thê kết hợp với Ngài? Và cuối cùng, làm sao hiền thê có thể sống trọn vẹn mối tình hôn — thê với Đấng Tình Quân Kitô? Đó là những điều chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua những suy tư của các linh phụ Xitô.

 

1.Ái là Hiền Thê?

Trong liên hệ hôn nhân trần thế, nói đến hiền thê hay tân nương là người ta nghĩ ngay đến một người thiếu nữ – cô dâu. Còn trong Kitô giáo, thánh Phaolô dùng liên hệ Phu – Thê để nói về tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, trong đó Hội Thánh chính là hiền thê (x. Ep 5,21-33). Với các linh phụ Xitô, đặc biệt là thánh Bênađô, khi tình bày về tình yêu thiêng liêng giữa Chúa Kitô và linh hồn, thì hôn nhân là hình ảnh mà các ngài lấy làm tâm đắc và thích hợp nhất. Theo đó, hiền thê mà các ngài muốn nói đến chính là linh hồn của các ngài cũng như của mỗi người chúng ta: “Ai là Hiền Thê? Đó là linh hồn khao khát Thiên Chúa”. Thánh Bênađô biện hộ danh xưng hiền thê là xứng hợp với linh hồn: “Một linh hồn ngoan ngoãn trong ân sủng không thề không khao khát Thiên Chúa[1]. Ngài đã dùng bốn câp độ liên hệ để so sánh và chú giải như sau: “Chúng ta hãy xem xét những thái độ của con người đề thấy xuất hiện rõ ràng thái độ nào xứng với hiền thê. Nô lệ sợ hãi khuôn mặt của chứ; người làm thuê chờ đợi cái gì đó từ bàn tay ông; môn đệ lắng nghe lời dạy dỗ từ người đón nhận mình. Một người con tôn kính cha mình; nhưng người mà xin một nụ hôn là người yêu mến tha thiết. Trong tất cả các loại tĩnh cảm của bản tính tự nhiên, tình cảm cuối cùng này là tuyệt vời hơn cả, nhất là khi nó trỏ về với nguyên lý cửa nó là Thiên Chúa…[2]

Cũng vậy linh phụ Guillaume gọi hiền thê là “linh hồn trung tín và trinh khiết”, một linh hồn “lúc nào cũng nghiêng lòng mình trước Chúa là Thiên Chúa của mình, và hoàn toàn sung sướng lắng nghe điều Thiên Chúa nói trong mình[3].

Còn với linh phụ Aelredo, hiền thê là linh hồn, vì sau khi đã được thanh luyện bởi chay tịnh và canh tân bởi bố thí, đi vào căn phòng của trái tim mình, đóng chặt cửa của những giác quan thể lý đề đi đến tận cung thánh kỳ diệu nơi cư ngụ của Thiên Chúa[4].

Linh phụ Gilbert de Hoiland qua việc chú giải câu nói của sách Diễm Ca: “Suốt đêm trên giường ngủ, tôi tìm người lòng tôi yêu dấu” đã cho thấy rằng, hiền thê là linh hồn không ngừng ủm kiếm Thiên Chúa: “Thật là một thiện hảo lớn lao khi tìm kiếm Thiên Chúa và là sự tiến bộ cuối cùng của linh hồn” [5].

Linh phụ Jean de Ford gọi hiền thê là “linh hồn nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình và thao thức khôn nguôi kiếm tìm Thiên Chúa trong tiếng rên rĩ cửa con tim để mong đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa[6].

Như vậy, mặc dù mô tả hiền thê ở nhiều thái độ và tâm trạng khác nhau, nhưng điểm chung mà các linh phụ nối về hiền thê đó là những linh hồn khao khát kiếm tìm Thiên Chúa và ước mong được Ngài yêu mến, cũng như yêu mến Ngài.

Một khi đã hiểu ý nghĩa thiêng liêng của danh từ “hiền thê” mà các linh phụ nói về linh hồn của chính các ngài cũng như của những ai khao khát Thiên Chúa trong liên hệ với Chúa Kitô, chúng ta thây rằng, việc các ngài gọi Chúa Kitô là Đấng Tình Quân không có gì là bất hợp lý và không thích hợp cả, vì các ngài đang trình bày về tình yêu hiệp nhất của Chúa Kitô và các linh hồn trong địa hạt thiêng liêng.

Hiền thê là linh hồn khao khát Thiên Chúa, đỉều này đã rõ rồi, nhưng khi khao khát kiếm tìm Thỉên Chúa với sự khắc khoải của con tim như thế, linh hồn hiền thê chờ mong điều gì? Hay nói đúng hơn, Đấng Tình Quân Kitô mang lại điều gì khiến cho linh hồn hiền thê phải chờ đợi?

 

2.Linh hồn hiền thê chờ đợi gì nơi Đấng Tình Quân Kitô?

Trong Kitô giáo, niềm tín vào Thiên Chúa như người Cha nhân hậu, quan phòng, như gia nghiệp đời đời, phần thưdng tuyệt hảo, ơn cứu độ vĩnh cửu của nhân loại là một niềm tín phổ quát, và đó cũng chính là hy vọng lớn lao nhất mà mọi ki tô hữu luôn cầu xin và chờ mong nơi Thiên Chúa. Riêng với các linh phụ Xitô, vì đặt liên hệ giữa Chúa Kitô với linh hồn trong tương quan phu thê, nên các ngài đã có những hình ảnh sâu sắc, thân tình, thân mật thậm chí là lãng mạn và gợi cảm nữa là khác, để diễn tả những khao khát và hy vọng mà hiền thê linh hồn cầu xin và chờ đợi nơi hôn phu của mình.

Nụ Hôn: Với linh phụ Bênađô yà Guillaume, điều đầu tiên mà linh hồn chờ đợi nơi hồn phu là “nụ hôn”: “ước gì chàng hôn tôi với nụ hôn bằng miệng’’. Tôi cảm thấy dung nhan Ngài sáng ngời ánh sáng trên tôi, tôi đã cảm thấy ân phúc, tôi đã hưởng nếm nét duyên dáng trên đôi môi Ngài. Đừng ai can thiệp, đừng ai chen vào: Ngài, ước gì Ngài hôn tôi với nụ hôn bằng miệng, vì từ nay tôi không thể nào chấp nhận và đón nhận một làn hơi của nụ hôn xa lạ. Đối với tôi, tất cả những thứ khác chỉ là mùi hôi thối nồng nặc, nhưng nụ hôn của Hôn Phu chất chứa hương thơm thần linh[7].

Nhắc đến nụ hôn, một số tu sĩ cảm thấy ngượng ngùng và có thể là khó chịu nữa. Vi hình ảnh này có vẻ trần tục và không thích hợp với đời sống độc thân dâng hiến. Thế nhưng, nụ hôn mà các linh phụ nói đến ở đây có một ý nghĩa Kitô học sâu xa mà khi hiểu được, chúng ta phầi nghiêng mình bái phục khả năng “quy Kitô” nơi suy tư của các ngài. Từ một hình ảnh nụ hôn trần tục, các ngài đã mặc cho nó một ý nghĩa cao sang. Đây lời lý giải của tình phụ Guillaume: “Nụ hôn là một sự tiếp giáp thân tình của những thân xác, đồng thỉri diễn tả và khuyến khích sự kết hợp bên trong; miệng được dùng như một trung gian, để qua sự tiếp giác hỗ tương này, không những các thân xác mà cả các tâm hồn cũng trở thành một.

Chúa Kitô như đã trao ban cho Giáo Hội hiền thê của mình một nụ hôn từ trời cao. Khi Ngôi Lời mang xác thịt, Ngài đã tiến lại gần Giáo Hội đến nỗi Ngài kết hiệp với Giáo Hội, kết hiệp mật thiết đến nỗi cả hai là một: Thiên Chúa đã làm người, con người trở nên Thiên Chúa[8].

Khi trình bày về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, một số vị thánh đã gọi Ghúa Thánh Thần lá nụ hôn nhiệm xuất giữa Ngôi Cha và Ngốí Con. Còn ở đây, khi trình bày về nụ hôn mà hiền thê linh hồn cầu xin Đấng Tình Quân Kitô, các linh phụ đã xem Chúá Kitô chính là nụ hôn ấy, nói khác đi, nụ hôn mà Chúa Kitô trao cho linh hồn không gì khác hơn chính là Ngài.

– Sự hạ cố viếng thăm: “Nụ hôn là sự tiếp giáp thân tình giữa hai thân xác”, nhưng làm sao có thể có sư tiếp giáp nếu không đến gần nhau? Đó chính là điều linh hồn hiền thê nhận thức được và cầu xin sự viếng thăm của Đấng Tinh Quân. Vì một khi đến viếng thăm Đấng Tình Quân sẽ mang lại cho linh hồn “sự chúc lành và lòng thương xót”. Đồng thời, “khi Hôn Phu đến, nàng sẽ nhận biết lòng khao khát cháy bỏng cửa chàng, bỏi vì khi chàng ở đó, nàng sẽ ra ngay: Khi chàng nhìn nàng, nàng sẽ thấy niềm hạnh phúc trong đôi mắt của Hôn Phu, mà ánh nhìn như một tia sáng mặt trời…”[9]. Cũng trong tâm tình đó, linh phụ Guillaume viết: “Chàng đến với nàng như chú hươu non, nghĩa là như Con Người ngày xưa đến trên trần gian này, Ngài mang đến cho Giáo Hội kho tàng huyền nhiệm của nhân tính Ngài làm bảo chứng tình yêu, như vậy Ngài thổi vào linh hồn trung tín hoài niệm tín trung về ân sủng để khơi dậy tình yêu. Như thế Hôn Phu như chú hoẵng hay chú hươu non đối với hiền thê, khi bằng những luồng ánh sáng và những soi sáng chiêm niệm, Ngài nuôi nấng kẻ đói khát, an ủi kẻ khổ đau, những người mà chỉ có thể được no thoả khi được nhìn thấy thánh nhan Ngài [10].

Không chỉ có thế, theo thánh Bênađô, niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất của Hiền Thê chính là sự hạ cố của Hôn Phu để nhìn đến phận hèn tội lỗi của linh hồn: “Tôi không thể cầm giữ được niềm vui khi thấy Đấng Cao cả đoái thương hạ mình xuống tận sự yếu đuối của bản tính chúng ta bằng việc trao đổi rất dịu êm và thân tình, và Thần Tính vô song muốn nhận linh hồn đang trong nơi lưu đày làm hiền thê, và chứng tỏ cho nó biết nỗi đam mê của Hôn Phu mang một tình yêu nồng cháy chừng nào[11].

Một khi đã đến viếng thăm và nhận linh hồn làm hiền thê, Đấng Tình Quân Kitô ban cho linh hồn được hưởng nếm sự ngọt ngào của Ngài.

-Hưởng nếm sự ngọt ngào của tình yêu: Thánh Bênađô viết: “Đôi khi xảy ra là linh hồn được đưa ra khỏi mình và thoát khỏi các giác quan, đến nỗi nó không còn cảm thấy mình nữa, ngay cả khi nó “cảm thấy” Ngôi Lời. Điều đó xảy ra khi tràn đầy sự dịu ngọt khôn tả của Ngôi Lời, linh hồn thoát ly khỏi chính mình, hay đúng hơn, được nâng cao và dứt ra khỏi chính mình để hưởng nếm Ngôi Lời[12]. Và trong khi hưởng nếm Ngôi Lời, niềm khao khát của linh hồn chính là được dự phần vào tiệc cưới Ngôi Lời, hay đúng hơn họ chờ đợi, cầu xin được Hôn Phu dẫn vào tiệc cưới.

-Tham dự tiệc cưới Ngôi Lời: Trong những bài giảng cuối cùng về sách Diễm Ca, thánh Bênađô tóm tắt bằng khẳng định chắc chắn rằng mọi tâm hồn kitô hữu đều có thể khao khát kết hôn với Ngôi Lời. Rồi một khi đã được “kết hôn” với Ngôi Lời, linh hồn đi vào sự viên mãn khi được “đồng hình đồng dạng với Ngôi Lời”. Sự đồng hình đồng dạng nào vậy? Đó là thứ đồng hình đồng dạng của tình yêu.

-Nên đồng hình đồng dạng với Ngôi Lời: Linh hồn được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nhưng vì tội lỗi và yếu đuối nó đã bị biến dạng, bị “dị dạng” với Thiên Chúa, hay như thánh Bênađô còn nói, nó đã đi xa trong “miền đất khác biệt”. Như vậy, nó phải trở về với Chúa Kitô, “hoán cải” về với Ngôi Lời, chính Ngài làm cho nó tìm thây sự nên giống với Ngài. Đó là công việc của tình yêu: “Sự trở về của linh hồn, đó là việc nó hoán cải về với Ngôi Lời, Đấng hoàn lại khuôn mặt, mà nó phải đồng hình đồng dạng … chính sự đồng hình đồng dạng này cưới linh hồn với Ngôi Lời, khi đã giống Ngài qua thánh ý của Ngài, yêu mến Ngài như chính mình được yêu mến”[13] .Linh phụ Aelredo gọi sự đồng hình đồng dạng này là “sự hưởng nếm tại nội tâm”. Ngài viết: “Điều bí mật thuộc về tôi, điều bí mật thuộc về tôi’ (Is 24,16). Vậy, hỡi hiền thê, đâu là điều bí mật của bạn, bạn là người duy nhất có thể kinh nghiệm được sự ngọt ngào mà người ta cảm thấy trong nụ hôn thiêng liêng, khi mà hai thần trí gặp và hoà tan vào nhau, hay đúng hơn, khi cả hai chỉ là một, Đấng Tạo Thành và người được tác thành, Đấng công chính hoá và người được công chính hoá, Đấng thần hoá và người được thần hoá…[14].

Ý vị hơn nữa, linh phụ Gilbert cho rằng điều hạnh phúc mà Hôn Phu mang lại cho linh hồn chính là “Vết thương tình ái”: “Này em gái của anh, hiền thê của anh, mắt em, chỉ một liếc nhìn thôi, đã làm trái tim anh bị thương” (Dc 4,9). Trái tím của Thiên Chúa, của Chúa Kitô bị thương vì tình yêu đối với những tâm hồn yếu đuối. Còn những linh hồn nhạy cảm và tế nhị sẽ nhận ra tình yêu hạ cố của Thiên Chúa dành cho mình mà cảm thấy đau đớn vì sự hư hèn của mình, nói cách khác là “bị thương” vì tình yêu Thiên Chúa. Để rồi khi nhận ra được sự ngọt ngào và đáng trân trọng của những vết thương tình ái này, linh hồn phải háo hức cầu xin: “A! ước gì Ngài nhân lên trong tôi những vết thương như thế, đến nỗi trong tôi không còn chỗ nào nguyên vẹn, từ gót chân đến đỉnh đầu! (Is 1,6). Liếc mắt đáp lại liếc mắt. Vậy, bạn hãy cố gắng làm Ngài bị thương bởi đá lông nheo! Ước gì đôi mắt của bản luôn hướng về Chúa, để chúng rơi vào chiếc lưới cửa trò chơi tình ái của bạn[15].

Cuối cùng, cũng như hy vọng chung của mọi linh hồn, linh phụ Gilbert hướng về “ngày trường cửu, ngày của chúng ta”, vì đó là ngày linh hồn hoàn toàn chiếm được Hôn Phu cách trọn vẹn và được chiêm ngưỡng Ngài diện đối diện.

-Chiêm ngưỡng Thiên Chúa; Linh hồn chỉ cố thể chiêm ngưỡng Thiên Chúa cách trọn vẹn trong ngày trường cửu, ngày của “chúng ta” như kiểu nói của linh phụ Gilbert. Các linh hồn khao khát hướng về ngày cánh chung, ngày không hề xế bóng, nơi chúng ta sẽ no thoi Thiên Chúa. Linh phụ Gilbert nói rằng ngày đó chính là Chúa: “Đó là ngày mà vị tiên tri nói đến khi tuyên bố- ‘Sẽ có một ngày dành cho chúng ta trước tôn nhan Thiên Chúa. Không còn đắp đổi ngày đêm. Chiều tối vẫn còn ánh sáng, Mặt trời cửa ngươi sẽ không còn lặn nữa, vầng trăng sẽ chẳng bao giờ khuyết nữa, nhưng Thiên Chúa sẽ là ánh sáng trường cửu cửa ngươi’. Đó là ngày Thiên Chúa biết đến, vì ngày đó chính là Thiên Chúa[16]. Sự chiêm ngắm Thiên Chúa trong ngày trường cửu hoàn toàn khác việc chiêm ngắm Thiên Chúa qua đức tin, xuyên qua tạo thành và các công trình thần linh, nhưng là việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa trên trời, một sự hưởng kiến trực tiếp, tức thì, không qua hình ảnh.

Qua những kinh nghiệm và những suy tư thần bí của các linh phụ xitô, chúng ta thấy rõ ràng rằng, tất cả những gì Đấng Tình Quân Kitô mang lại cho hiền thê linh hồn đều là những ân sủng và kinh nghiệm thiêng liêng, chứ không hề có hay đúng hơn không có nhiều những ân huệ cho đời sống vật chất trần thế của chúng ta. Nhưng dựa vào đâu và làm thế nào mà linh hồn có thể xứng đáng hi vọng và đợi chờ để đón nhận những tặng phẩm thiêng liêng cao quý của Hôn phu?

 

3.Làm thế nào linh hồn hiền thê có thể chiêm đoạt và vui hưởng Hôn Phu?

Thật ra chúng ta không hề xứng đáng và không thể tự tạo nên công trạng cho mình để hy vọng chiếm đoạt được tình yêu Thiên Chúa. Vì tự thân chúng ta là những thụ tạo thấp hèn và nhất là vì chúng ta đã nhiễm nhơ quá nhiều tội lỗi, đến nỗi bị “biến dạng” và lạc lôi trong vùng đất lạ của bóng tốì và tội lỗi. Chính vì thế, việc được kết hợp với Thiên Chúa của chúng ta là do ân sủng đi trước của Thiên Chúa. Chúng ta không xứng đấng nhưng nói như các linh phụ Xitô, Thiên Chúa đã hạ cố xuống viếng thăm và nâng chúng ta lên, đặt ngang hàng với Ngài xuyên qua mầu nhiệm nhập thể: “Ôi! Tình yêu nào phải thiêu đốt linh hồn biết mình gắn bó với Chúa Kitô bằng những tượng quan thân ái như thế! Dù tình yêu cửa tình hồn có nồng nàn đến đâu, thì sẽ khống bao giờ là một tình yêu nhưng không, nhưng chỉ là một tình yêu đáp đền, vì “chính Ngài đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4,10), dù vậy, chúng ta không được phép phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa và chờ đợi cách thụ động, vì “ân sủng không phá bỏ tự nhiên”. Thiên Chúa ban ân sủng, Thiên Chúa đến viếng thăm nhưng chúng ta cũng phải biết cộng tác, biết mở lòng đón nhận và biết tình thức đón tiếp khi Thiên Chúa viếng thăm.

Thái độ đầu tiên mà linh hồn cần phải cố đó là lòng khao khát Thiên Chúa, về điểm này, linh phụ Isaac đã có những lời tâm nguyện thật tha thiết: “Lạy Chúa, biết Chúa hiện hữu, biết Chúa không là cái gì và Chúa là ai là ba chân lý mà chúng con khao khát đi đến. Vâng, đây là khát khao bỏng cháy còn thiêu đốt chúng  con mạnh hơn nữa: biết Chúa là ai … Lạy Chúa xin tỏ mình ra cho chúng con, là những kẻ hôm nay chỉ còn khao khát Chúa mà thôi, chỉ yêu mình Chúa mà thôi và vì Chúa chúng con đã trốn chạy thế gian một cách vật chất nhưng hoàn toàn cách thiêng liêng, để hoàn toàn sẵn sàng tìm kiếm Chúa[17].

Linh phụ Guillaume cũng cảm nhận y như thế: “Lạy Chúa đã rõ ràng, con không còn dám hướng mắt lên nhìn Chúa – Nhan Thánh Chúa làm con chết vì khao khát! – bời vì Chúa đã nói với Môsê: ‘Con người không thể nhìn thấy ta mà còn sống được’. Vậy là con muốn chết để nhìn thấy Thánh Nhan, hay là con nhìn thấy để phải chết…”[18]

 vì theo lịnh phụ Glbert, việc tìm kiếm chân thật phải là lương tâm ngay chính và đức ái. Lương tâm ngay chính là ý hướng ngay lành, trái tim đơn sơ; đó là có thể nhìn thấy Chúa Giêsu trong đôi mắt.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhận ra được lương tâm của mình tinh tuyền hay không khi “trở về với lòng mình”. Đó chính là giáo huấn của linh phụ Isaac: “Nếu bạn muốn nhận biết chính mình và chủ hữu mình, hãy đi vào trong chính bạn, đừng tìm bạn ở bên ngoài”. Sự trở về, hồi tâm này luôn song hành với sự cô tịch, thinh lặng. Vì chỉ trong thinh lặng, chúng ta mới nghe được tiếng nói của lòng mình. Thánh Bênađo đã ví trạng thái an tĩnh của tâm hồn với hình ảnh chú chim gáy trong sách Diễm Ca. Ngài khuyên chúng ta: “Nếu bạn muốn là hiền thê, hãy luồn cô đơn như chú chim gáy … Hãy lấy làm gương mẫu chú chim tinh tuyền kia, và ở trong cô tịch, như lời khuyên cửa vị tiên tri (Ac 3,28), bởi vì bạn sẽ được đưa lên cao khỏi chính mình[19].

 Khi chú giải sách Diễm Ca, linh phụ Guillaume đã ví sự hồi tâm, gặp gỡ của linh hồn với Chúa Kitô trông cô tịch và thinh lặng như sự gặp gỡ và an nghỉ của Hôn Phu và Hiền Thê trên “chiếc giường tân hôn”: “… Người ta còn gọi là sách Diễm Tình Ca … mỗi phần được kết thúc với “sự an nghĩ trên giường nằm”, nghĩa là sự kết hiệp của Hôn Phu và Hiền Thê … mỗi phần được giáo đầu bằng một bài thơ mừng hôn lễ, nghĩa là một khúc ca lễ cưới, dẫn đưa Hôn Phu và Hiền Thê vào giường tân hôn, và kết thúc cũng bằng cách này: “Hiền Thê an nghỉ trong vòng tay ôm ấp của Hôn Phu, sống trong thanh thản và an bình[20].

Chiếc giường tân hôn ấy đương nhiên chính là linh hồn tính tuyền của linh hồn khao khát Thiên Chúa. Nhưng chiếc giường ây cần được trang trí thật đẹp, thật ấm cúng hầu xứng đáng cho Hôn Phu Kitô ngự vào. Đó là lý do thánh Bênađô căn dặn chúng ta: “Bạn mến, chính bạn cũng hãy khao khát sự an nghỉ của chiêm niệm, và bạn có lý; chỉ mong bạn đừng quên đi những cánh hoa mà bạn đọc thấy được rải trên chiếc giường của Hiền Thê. Bạn hãy cẩn thận rải hoa trên giường bạn bằng những cánh hoa của việc lành, và việc thực thi các nhân đức đi trước sự an nghỉ như là cánh hoa báo trước hoa trái[21].

Nếu như trong đời sống hôn nhân trần thế, điều kiện nền tảng và tiên quyết để xây dựng một mái âm gia đình hạnh phúc chính là tình yêu của vợ chồng dành cho nhau, thì trong đời sống thiêng liêng hay trong tương quan giữa linh hồn và Chúa Kitô cũng thế, điều kiện để xây dựng đời sống thiêng liêng, đời sống nội tâm chính là tình yêu. Mà theo thánh Gioan, tình yêu chính là Thiên Chúa (x.1Ga 4,8.16) và chúng ta cũng có thể nói tình yêu chính là Chúa Kitô. Chính vì thế, Chúa Kitô là nền tảng để linh hồn xây dựng đời sống nội tâm của mình, và đồng thời Ngài cũng là đích điểm tốt thượng và duy nhất mà linh hồn muốn đạt đến. Nơi Chúa Kitô, Ngài vừa là đối tượng tình yêu của linh hồn và đồng thời Ngài là tình yêu mà linh hồn chờ mong được hưởng nếm. Điều này cũng chính là xác tín của linh phụ Guillaume: “… Xin hãy đến, xin hãy đến với phúc lành phong phú ban trong con, là tôi tớ Chúa, trong tìm con là căn nhà của Chúa, nơi mà con không thể tìm gặp Chúa nếu chính Chúa đã không đến tìm thấy con trước tiên, là nơi cư ngụ cửa Thiên Chúa, là cung thánh của Thiên Chúa nhà Giacob! (Tv 131,5). Bao lâu con không tìm thấy nó cho Chúa, con không thể lên giường ngủ, cũng không để mắt con ru vào giấc ngủ, cũng không để mi con chợp mắt được!” (Tv 131,4-5)”.

 

 


 

[1]Lm Gioan TG Lê Văn Đoàn, Những nhà thần bí Xitô, Giáo trình linh đạo đan tu II, lưu hành nội bộ, tr. 115.  

[2]Sđd, tr.161

[3]Sđd, tr.141

[4]Sđd, tr.167 

[5]Sđd, tr.194

[6]Sđd, tr.231-232 

[7]Sđd, tr.136-137

[8]Sđd, tr.138

[9]Sđd, tr.107

[10]Sđd, tr.143

[11]Bài Giảng sách Diễm Ca 52,2, Sđd, tr.110

[12]Bài Giảng sách Diễm Ca 52,2, Sđd, tr.111

[13]Bài Giảng sách Diễm Ca 52,2, Sđd, tr.116-117

[14]Sđd, tr.168

[15]Sđd, tr.202

[16]Sđd, tr.204

[17]Sđd, tr.183-184

[18]Sđd, tr.133

[19]Sđd, tr.123

[20]Sđd, tr.137

[21]Sđd, tr.121

 

 

 

 

 

 

CHÚA KITÔ:

TRỤC XOAY

CUỘC ĐỜI CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

 

FM.Duyên Thập Tự   

Khi nhìn vào cuộc đời cha Biển Đức Thuận, chúng ta thường dừng lại “mặt nổi” với những thay đổi trong ơn gọi của ngài và những hoạt động khác nhau: từ chủng viện giáo phận sang chủng sinh của một hội thừa sai, từ vai trò của một giáo sư đến một nhà truyền giáo, từ những hoạt động của một vị thừa sai đến cuộc sống tĩnh lậng của một đan sĩ. Tất cả những ánh nhìn đó đều chính xác với những gì diễn biến trong cuộc đời cha Biển Đức Thuận.

Nhưng, cuộc sống không chỉ được kết đệt bằng những yếu tố bên ngoài, tuy là cần thiết để có thể nhìn thấy và nhận định; nhưng phải được “động lực hoá” từ bên trong. Cái giá trị ẩn kín này ít được lượng định đúng mức – vì nó quá sâu kín nhưng lại là “hồn” của những diễn tả bên ngoài, nội đung của những hình thức được diễn đạt.

Khi dùng hình ảnh, “trục xoay cuộc đời”, tôi muốn hình tượng hoá cái “hồn” đang vận hành bên trong cuộc sống của ngài. Phải chăng là dễ dàng để khám phá ra trục xoay đó, khi mà ngài rất kín đáo rất ít nói về bản thân và cũng chẳng viết một khảo luận hay tự thuật khả đĩ cho phép chúng ta đọc ra được những sâu kín tầm hồn. Tôi chỉ cố gắng thử “giải mã” một vài sự kiện để có thể khám phá thêm chút động lực nào đó chi phối cuộc đời ngài, với ý thức là luôn có nguy cơ chủ quan, phóng chiếu trên ngài điều mình mong ước hay theo đuổi. Dầu vậy, tôi sẽ tiến hành cuộc “điều tra” này để xét xem trục xoay được hình thành và vận hành làm sao để mang lại những kết quả nào.

 

l HÌNH THÀNH

Một trục xoay bao giờ cũng có những yếu tố cấu thành. Một trục xoay trong động cơ máy cũng phải làm bằng những vật liệu tương xứng với các bộ phận khác nhau khả dĩ cho phép vận hành đúng và bền. Nó được cấu thành bởi những thành phần và những chi tiết được liên kết với nhau.

Trong cuộc đời cha Biển Đức Thuận, một vài yếu tố cấu thành liên kết với nhau, hình thành một trục xoay cho phép vận. hành cả chiều dài của cuộc sống và tạo thành mối liên kết và duy nhất hoá cuộc sống. Những yếu tố liên kết này hình thành trong tuổi thơ, qua những trung gian khác nhau, hình thành một động cơ duy nhất.

 

1.“Được dạy cầu nguyện từ thời thơ ấu ”

Sau nhiều cuộc nghiên cứu, người ta đưa ra nhận định rằng tuổi thơ là thời gian ghi nhận mọi sự xảy ra chung quanh và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến tuổi triíỏng thành sau này. Như chiếc máy ghi âm thu lại các tín hiệu âm thanh rồi sau đó phát ra qua các phản ứng theo những hoàn cảnh khác nhau. Những phản ứng này trong đại đa số trường hợp, là những kết quả của ca một quá trình hình thành mà vô thức có một vị trí đáng kể.

Nếu tâm hồn trẻ thơ như chiếc băng thu thanh còn trắng, thì những gì in trên những băng từ trắng đó lại có những tác động tích cực hay tiêu cực trong nếp sống tương lai.

Viện phụ Emmanuel-Triệu Chu Kim Tuyến đã viết tiểu sử của cha Biển Đức Thuận, qua chính những lời kể của cha và những chứng từ của những người đã biết về ngài. Trong nhật ký, cậu Henri Denis viết: “Tôi có phước vì ngay từ thời thơ ấu đã được mẹ dạy cho biết ham mộ sự đọc kinh cầu nguyện “[1]

Cha mẹ Henri Denis đã dạy dỗ con về đường thiêng.liêng bằng những bài học vỡ lòng rất đơn giần nhưng đã in sâu nơi tâm khảm em một “ký ức sâu xa về Thiên Chúa”, để em ghi nhận và đã viết lên những chữ thật đẹp trong nhật ký khi sử dụng cụm từ “tôi có phúc”. Những bài học đó mang tích chất linh động bằng chính gương lành của người truyền thụ. Tác giả sách Hạnh Tích viết tiếp:

Ông Henri không chịu thua lòng sốt sắng của bà. Dẫu hằng ngày vẫn thức khuya dậy sớm thấu bột đốt lò nướng bánh, mà kinh hạt ông không bao giờ bê trễ. Tinh mơ sáng ông gọi mẹ con dậy đọc kinh, rồi bắt phải nín lặng ba giờ luôn để cầm trí nguyện gẫm”, tác giả chú thêm trong ngoặc đơn (chính ngài kể lại)[2] .

Công việc giáo dục Henri Denis trong mối tương giao với Thiên Chúa, qua việc đọc kinh cầu nguyện, đã hình thành rất sớm nơi cậu bé một “thiên hướng” về Thiên Chúa. Thiên hướng này là một trong những yếu tố cấu thành nên chính động lực, trục xoay vận hành cuộc đời của Henri Denis.

 

2.“Quì trước Thánh Giá bên vệ đường”

Một yếu tố khác hình thành trục xoay cuộc đời Henri Denis là Thánh Giá Chúa Kitô. Và đây là chứng từ của cha Biển Đức Thuận mà tác giả sách Hạnh Tích thuật lại:

Những khi đánh xe bán bánh chung quanh thành, phải qua một đồi nhỏ có đền thánh giá, ông thường dừng xe, xuống quì cầu nguyện lâu. Khi Henri lên năm sáu tuổi, có lần ồng cũng đem theo để tập quì cầu nguyện trước tượng Thánh giá[3].

Chúng ta không hiểu cậu bé Henri Denis nghĩ gì và cầu nguyện thế nào trước một tượng Thánh Giá. Đâu là những ý tưởng xuất phát trong đầu óc thơ ngây của một trẻ em đứng trước hình ảnh của Chúa Giêsu treo trên thập giá? Dù là một hình ảnh quá quen trong Ki-tô giáo – vì thánh giá được trưng bày hầu như mọi nơi thánh giá vẫn in sâu vào tâm khảm chú bé khi quì cầu nguyện. Một thứ “khuynh hướng thiêng liêng” về tình yêu hy sinh, trao hiến trong khổ đau được hình thành tiệm liến; để từ đó thập giá trở thành yếu tố cấu thành trục xoay cuộc đời, vận hành cuộc sống. Chúng ta sẽ đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố này trong cuộc đời cha Biển Đức Thuận.      

Tuổi thơ của em Henri Denis là thời kỳ được nuôi dưỡng bồi những yếu tói thánh thiêng và những hình thức đạo đức. Bầu khí đạo đức đó được tiếp tục sống và triển nở trong môi trường tiểu chủng viện Boulogne và đại chủng viện Arras, là những nơi hun đúc đời sống thiêng-liêng, của các ứng sinh linh mục tương lai[4]. Chúng ta có thể nói rằng mối tương giao với Chúa Kitô, qua cầu nguyện và suy niệm trước Thánh giá, đã là những yếu tố hình thành tiệm tiến nơi Henri Denis một trục xoay khả dĩ làm chuyển động cuộc sống theo đứng định hướng Kitô Giáo.

 

3.Trước chân dung các Vị Tử Đạo

Giờ đây chúng ta gặp thầy Henri Denis đang sống trong chủng viện của Hội Thừa Sai Paris. Nhưng trước khi “điều tra” xem tại nơi đây, có điều gì trở thành một yếu tố hình thành nên trục xoay cuộc đời của thầy, chúng ta tìm thấy trong thư của cha giám đốc đại chủng viện giáo phận Arras – cũng gọi là đại chủng viện thánh Tôma – gài cho cha bề trên Hội Thừa Sai Paris :

[•••] Việc thầy rời bỏ chúng tôi sẽ là một mất mát đối với giáo phận vốn đặt nhiều kỳ vọng tốt đẹp nơi thầy; tuy nhiên mặt khác, điều đó sẽ có lợi: “Chúng ta nên có một vài ơn gọi đặc biệt. Những ơn gọi như thế sẽ duy trì ở một mức độ cao hơn chuẩn mực của những ơn gọi bình thường…[5].

Phải chăng khi dùng diễn ngữ “ơn gọi đặc biệt” để áp dụng cho trường hợp thầy Henri Denis, cha giám đốc đại chủng viện thánh Tôma muốn đề cao ý tưởng sứ vụ tông đồ và phúc tử đạo?

Thầy Henri Denis bước chân vào Hội Truyền Giáo Paris vào thời điểm mà tại Việt Nam và Viễn Đông (cách gọi ngày xưa để chỉ vùng Á Châu xa xôi!) các cuộc bách hại đã chấm đứt được vài năm. Viễn ảnh tử đạo để làm chứng cho Chúa Kitô không còn là vấn đề thời sự nữa. Tuy nhiên, đối với các chủng sinh của Hội Truyền Giáo, Chân dung của các Vị Tử Đạo luôn luôn là những tấm gương cho họ noi theo trong suốt quá trình đào tạo.

Các thừa sai ngày trước như là Isidore Gegeli, Joseph Marchand, Augustin Schoeffer, Théophane Vénard Etienne Cuénot.. đã lên đường, không phải để tìm cái chết, mà chỉ để loan báo Chúa Kiô. Tuy nhiên, theo sự nhận xét của các chủng sinh tiếp bước theo họ, thì cuộc đời của họ trở thành một cuộc tử đạo liên lỉ cho tới khi được lấy cái chết để làm chứng cho lòng tín trung với Chúa Kitô . 

Thầy Henri Denis có nghĩ đến phúc tử đạo vì Chúa Kitô chăng? Thầy có mơ cái chết như người ta cầu mong một ơn phúc chăng? Chúng ta không biết được. Tuy nhiên yiễn ảnh truyền giá ố ở một đất nước xa xôi chắc chắn gợi lên trong tâm trí thầy những ý tưởng rất thực tiễn về những khó khăn, vất vả, hy sinh. Nói tóm lại, tất cả sẽ là thập giá vì Chúa Kitô.          

“Khúc ca lên đường của các thừa sai”[6] đứợc cất lên mỗi dịp các tân thừa sai lên đường đến một điểm truyền giáo xa xôi lại là một dịp cho các thừa sai tương lai ghi khắc trong tâm khảm mình một sự chuẩn bị tốt cho ngày mình lên đường:

“Nhanh chân lên, mau đến với muôn muôn người

Hãy còn đắm chìm trong bóng đêm tăm tối

Chẳng biết chân lý, chẳng biết Thiên Chúa, chẳng chút hy vọng.

Hỡi chiến sĩ Chúa Kitô,                        

hãy bắt vũ trụ tùng phục Người.

Khắp nơi nơi ai cũng nghe tiếng các bạn!

Khắp nơi nơi rực rỡ ánh thần linh Khắp nơi nơi tung bay cờ Thập giá.

Việc suy niệm và cầu nguyện trong nhà nguyện trưng bày chân dung các vị tử đạo đã dần dần hình thành trong thầy Henri Denis một sự chuẩn bị tốt đẹp cho sứ mệnh sau này đòi hỏi nhiều hy sinh. Chấp nhận đau khổ vì tình yêu Chúa Kitô trong việc rao giảng Tin Mừng về Chúa Kitô là một trong những yếu tố cấu thành nên chính trục xoay cuộc đời của cha Biển Đức Thuận.

 

4.Tâm sự cùng Chúa Kitô Thánh Thể

Trong cuộc đời cha Biển Đức Thuận, những giờ phút quì trước Chúa Kitô Thánh Thể là những thời khắc hết sức linh thiêng và thân mật, vì lúc đó ngài “vào nhà thờ chầu Mình Thánh nói chuyện với Chúa[7].

Ngoài lúc kết hiệp với Chúa Kitô khi hiệp lễ, thì khi chầu Thánh Thể Ịà thời gian các kitô hữu sống sự hiệp thông với Chúa Kitô một cách sâu xa. Thật vậy, quì trước Thánh Thể, người ta cám nghiệm thấy tình yêu bao la của Chúa Kitô hiến trao bản thân và ở lại mọi ngày cho đến tận thế. Sự ở lại của Chúa Kitô, không chỉ ở lại trong một không gian chật hẹp của Nhà Tạm – Ngài hiện diện thật sự trong Bánh đã được Truyền Phép và được cất giữ để tôn thờ và có mặt thật sự nơi cất giữ Mình Thánh Chúa nhưng nơi Ngài vui thích là chính trong tâm hồn và trong cuộc sống của con người. Việc “ở lại” của Chúa Kitô trong Thánh Thể cũng mời gọi các Kitô hữu ở lại với Chúa trong một mốì tình kết hiệp gắn bó sâu xa.

Nhưng Thánh Thể không chỉ mang một chiều kích cá nhân là mối thân tình giữa Chúa Kitô là linh hồn mằ còn mang chiều kích cộng đoàn. Đó là Chúa Kitô Toàn Thể gồm Đầu và Thân Mình. Không thể kết hợp chỉ với Đầu và quên đi các chi thể khác. Quì trước Thánh Thì là lúc sống tình hiệp thông với tha nhân. Cha Biển Đức Thuận viết một cách dễ hiểu cho song thân: “…đó là lúc con nói truyện với Ngài về cha mẹ[8].

Khi cha Biển Đức Thuận chìm sâu trong chiêm niệm trước Thánh Thể Chúa, nghĩa là đi vào mối tình thân của Chúa, ngài đã chứng nghiệm những chiều kích của tình yêu Chúa Kitô, không những dành cho từng cá nhân, mà cho Giáo Hội với tư cách là Thân Mình của Ngài. Đó là một ý thức và một xác tín quan trọng trong việc xây dựng cuộc đời trên nền tảng là Chúa Kitô, và trở thành một động lực cho việc xây dựng Giáo Hội và tham gia tích cực vào sứ vụ của Giáo Hội đón nhận từ Chúa Kitô. 

Qua phân tích trên kia, chúng ta có thể nhận ra trục xoay cuộc đời cha Biển Đức Thuận được cấu thành và hình thành bởi những yếu tố nào. Chung quy những yếu tố đó đều qui về Chúa Kitô. Đó là những hoạt động thiêng liêng mà đối tượng chính là Chúa Kitô. Như vậy, xét về phía cha Biển Đức Thuận, việc qui hướng về Chúa Kitô là nỗ lực xây dựng cuộc đời mình trên Chúa Kitô. Xét khách quan, trục xoay cuộc đời của cha chính là Chúa Kitô. Chúa Kitô được hình thành trong cuộc đời cha và chuyển vận cuộc đời đó trong chính quĩ đạo của Thiên Chúa và chương trình của Người. Trong ý nghĩa đó, chúng ta có thể nói là Chúa Kitô là “hồn”, là “động lực”, là “trục xoay” cho cuộc đời và mọi hoạt động của cha Biển Đức Thuận.

 

II.VẬN HÀNH

Sau khi đã đề cập đến các yếu tố câu thành nên “trục xoay” cuộc đời cha Biển Đức Thuận, giờ đây chúng tà cùng tìm hiểu xem Chúa Kitô – như trục xoay vận hành thế nào trong cuộc đời cha.

Như đã nói trên, chá Biển Đức rất kín đáo khi nói về mình và chẳng có khảo luận nào cha viết cho phép nhìn thấy phần nào “nội tâm” của cha. Dầu vậy, như cuộc điều tra thực hiện trong phần thứ nhất khi đề cập đến những yếu tố hình thành trục xoay, chúng ta cũng thử tìm hiểu qua một số “lời giáo huấn” đâu là việc Chúa Kitô vận hành trong đời sống cùa cha. Nói cách khác, Chúa Kitô đã ảnh hưởng gì trong ánh nhìn và hành động của cha. Những gì cha nói cho người khác là những điều cha đã sống đã cảm nghiệm.

 

1.Ánh nhìn chiêm niệm trước mầu nhiệm Nhập Thể

Chúa Kitô là đối tượng của việc chiêm niệm nơi các nhà thần bí Xitô như thánh Bênađô, Aelred de Rievaulx, Guillaume de Saint-Thierry, Gilbert de Hoyland Jean de Ford… Nơi các linh phụ Xitô, việc chiêm ngắm nhân tính của Chúa Kitô là con đường đưa đến chỗ chiêm ngưỡng thiên tính của Chúa Nhập Thể và là cơ hội để bao cảm nghiệm thiêng liêng tuôn trào. Ngày lễ Chúa Giáng Sinh nào đó đã là dịp để thánh Bênađô kinh ngạc và cảm thấy hoan lạc trước tình yêu của một Thiên Chúa cao cả đối với con người là thụ tạo nhỏ bé như loài sâu bọ. Ngài viết:

Anh em thân mến, chúng ta vừa mới cử hành biến cổ của Chúa, với tất cả tâm hồn, hớn hở một niềm an ủi khôn tã; sững sờ về một sự hạ cố đến như vậy, nồng ấm vì một tình, yêu đến như thế[9]

“Chúng ta vừa nghe một từ đầy ân sủng, một lẽ thật đáng được tiếp nhận: “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, sinh ra tại Bê-lem miền Giu-đa”. Tâm hồn tôi chảy tan ra vì hạnh phúc khi nghe lời đó, trái tim tôi được sưởi ấm trong lồng ngực, nó vội vàng cho anh em tham dự vào niềm hạnh phúc và hoan lạc của nó![10]

Tôi không thể cầm giữ lại được niềm vui khi thấy Đấng Cao Cả đoái thương hạ mình xuống tận sự yếu đuối của bản tính chúng ta bằng một việc trao đổi rất dịu êm và thân tình, và Thần Tính vô song muốn nhận linh hồn đang trong nơi lưu đày này làm hiền thê, và chúng ta cho nó biết nỗi đam mê của hôn phu mang một tình yêu nồng cháy chừng nào[11] .

Đối với cha Biển Đức Thuận, việc chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập Thể đưa đến ánh nhìn về tình thương của Chúa Kitô và từ đó nhận ra hạnh phúc đích thực và chân giá trị của cuộc sống và hành động sao cho xứng hợp với ơn gọi. Ngài nhắn nhủ các môn sinh của mình :

Chúng tôi là một loài rất hèn mọn, mà Đức Chúa Trời là Đấng trọng vô cùng, đành lòng xuống mặc tính loài người như chúng tôi, mà nên Cha chúng tôi, Anh chúng tôi, Bạn chúng tôi. Ấy thật là một điều lạ quá, trí chúng tôi suy chẳng thấu ”[12] .

Một điều vượt quá trí hiểu nhân loại, nhưng Thiên Chúa đã thực hiện điều đó trong Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể. Chính trong ánh sáng chiêm niệm “điều lạ quá” mà cha Biển Đức Thuận nhận định rõ giá trị và cuộc sống con người: “phước rất trọng là Chúa ở cùng chúng ta. Người ngự thật trong lòng chúng ta”. Chúa Giêsu Kitô là “EMMANUEL”.

Niềm hạnh phúc đích thực của con người không gì hơn là được chính Chúa Kitô: “chúng ta được điều rất qúi trọng là được chính mình Chúa”. Nhưng niềm hạnh phúc đó không phải là một thứ cảm xúc chóng qua, dù là dạt dào. Phước thật đó phải phản chiếu trong cuộc ráng bằng những xác tín có khả năng biến đổi cuộc đời và những chọn lựa đúng đắn trong cuộc sống. 

Khi chúng ta đã được Chứa rồi, chúng ta đâu còn thiếu gì nữa[13] . Đó là xác tín căn bản. Nói cách khác Chúa Kitô là tất cả, và trong Ngài, chúng ta có tất cả. Thánh Gioan Thánh Giá, một nhà chiêm niệm của thế kỷ 16 cũng đã thốt lên:  

Trời là của tôi, đất cũng là của tôi; các dân tộc, người công chính, kẻ tội nhân, các thiên thần là của tôi; Mẹ Thiên Chúa là của tôi và tất cả mọi sự, cả Thiên Chúa cũng là của tôi, bởi vì tôi được Chúa Kỉtô toàn vẹn, Chúa Kitô là của tôi[13] .

Ánh nhìn chiêm niệm mang đến niềm xác tín và tin tưởng trong cuộc sống, thì cũng đòi hỏi như hệ quả đương nhiên, là phải có chọn lựa đúng đắn trong nếp sống. Nghĩa là phải tìm cái gì chính yếu thật sự là -nền tảng, chứ không để hồn, để lòng chạy theo những thứ phù vân, mau qua chóng tàn. Cha Biển Đức Thuận nhận định:

“Chúng ta thì cứ ra sức mà tìm những sự hèn hạ đời này, mà quên phước rất trọng là Chúa ở cùng chúng ta… chúng ta thì cứ ra sức tìm một hai chút hèn hạ cho vừa xác thịt, như khi muốn cho người ta khen, khi anh em làm trái ý một chút thì không bằng lòng, hay là khi ai chê thì không ưng, hoặc bề trên quở hay ở hơi thẳng thì không chịu cho vui lòng, và trăm điều khác như vậy. Lại nữa, khi chúng ta không bằng lòng, hay là lánh sự cực mà tìm những sự cho vừa ý xác thịt, chúng ta thật là dại dột điên cuồng” [14] .

 

2.Ngắm nhìn cuộc thương khó Chúa Kitô để ấp yêu thánh giá

Chúng ta đã đề cập đến Thánh Giá như là một thành tố hình thành trục xoay cuộc đời cha Biển Đức Thuận. Thánh Giá đã in sâu vào tâm hồn ngài và trở thành đối tượng chiêm niệm. Trong một lá thư gởi cho bà kế mẫu – mà ngài thật tình yêu mến như chính từ mẫu của mình. Cha Biển Đức Thuận tâm sự:

Con cầu nguyện cho mẹ hơn mọi khi. Xin Chúa ban cho mẹ được bằng lòng chịu đau đớn và chịu cách vui vẻ. Luyện ngục còn cực hơn bội phần. Trong đó không lập công được nữa. Vả sự thương khó Chúa chịu vì ta còn cực hơn muôn phần, không so sánh được. Mẹ hãy ngửa mặt trông Thánh Giá Chứa mà thân thưa: “Dạ con xin vâng chịu mọi sự Chúa gởi cho con! Chính lúc con viết thư cho mẹ, con cũng liếc mắt trông lên Chúa trên Thánh Giá và thầm thỉ cầu cho mẹ “[15].

Liếc mắt trông lên Chúa Giêsu trên Thánh Giá”: một diễn ngữ dễ thương nhưng cũng rất khó thực hiện. Một ánh nhìn, một liếc mắt, để định vị hướng đi cho cuộc sống. Thánh Giá Chúa Kitô được ví như ngọn hải đăng chiếu sáng để dẫn đường, con đường thập giá. Nhưng con đường đó, ít người muốn bước theo, vì đó sẽ là hy sinh và từ bỏ. “Ai muốn theo tôi, hãy bỏ mình vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo tôi”, Chúa đã quả quyết và chính Ngài đã vác thập giá để rồi bị đóng đinh và chết trên đó.

Cha Biển Đức Thuận không chỉ “liếc nhìn” Thánh Giá mà cha còn ôm ghì thập giá trong suốt cuộc đời Cha khuyên nhủ các môn sinh của mình:

“Có ít câu này, cha tưởng cũng sinh ích cho chúng ta, nên chúng ta hãy đem vào trí vào lòng mà suy nghĩ, chắc sẽ sinh ích cho linh hồn chúng ta nhiều. Vậy, lời rằng: một lần chịu khổ vì Chúa, thì hơn trăm lần làm lành cho thế gian”[16]

 Sau khi đã nhắc lại câu châm ngôn và giải thích bằng cách nêu lên những “ý hướng ngầm” của việc hy sinh cho Chúa và nhất là làm ơn cho thế gian, cha kết luận:

“Nếu chúng ta biết ấp yêu Thánh Giá vào lòng, thì mọi sự gian nan tân khổ đời này, không làm cho chúng ta nao núng. Có lòng trìu mến Thánh Giá thật, thì ở trong Nhà Dòng này rất đỗi vui mừng. Như vậy, ai làm chi được chúng ta! Bề trên có quở phạt, anh em có khinh chê, đó là Thánh Giá. Là điều mình hằng nâng niu trân trọng. Những kẻ ấy ở trong Nhà Dòng này vui thích biết mấy’- Như vậy, Thánh giá Chúa Kitô không những là thành tố hình thành trục xoay cuộc đòi cha Biển Đức Thuận mà còn vận hành trong mọi chọn lựa và hướng đi. Từ đây, mọi thập giá trong cuộc nhân sinh đều được ấp yêu trân trọng và là ngọn hải đăng rọi chiếu ánh sáng trên mọi ngõ ngách của hành trình dương thế và trong mọi tương giao.

Trong một lời giáo huấn, cha đã nối kết việc chiêm ngắm Chúa Kitô trên Thánh giá với nhiệt tâm cứu các linh hồn: “Chúa Giêsu giơ tay đầy thương tích, xin chúng ta rằng: ‘Hỡi chúng con, hãy cứu các linh hồn cho Ta với”. Chúng ta lại khá làm ngơ sao?”.

 

3.Nên giống Chúa Kitô: nỗ lực nên thánh

Nếu Chúa Kitô là trục xoay cuộc đời cha Biển Đức Thuận, thì đối với cha, việc nên thánh không gì khác hơn là tiến trình trở nên giống Chúa, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Trong bài giáo huấn về mùa vọng – mùa áp, cha kêu mời các môn sinh hãy bắt đầu lại. Việc bắt đầu lại này là tái xuất phát từ Chúa Kitô, nghĩa là xét xem Chúa Kitô có là nền tảng cuộc đời mình không. Ngài nói:

Phải xét mình lại, bấy lâu nay chúng ta ăn ở có giống Chúa Gỉêsu không? Trí khôn chúng tôi suy xét, có phải vì Chúa không? Mọi việc chúng ta làm, có phảỉ làm cho Chúa chăng? Vậy, chúng ta hãy bắt đầu dọn mình lại cách vui mừng: trước không phải thì sau phải[17].

Trong một bài giáo huấn khác, cha Biển Đức Thuận đưa ra một phương thế để có thể trở nên giống Chúa Giêsu : noi gương Chúa trong mọi hành động. Việc noi gương này không phải là lặp lại những gì Chúa đã thực hiện, vì thực ra chúng ta đâu có thấy hành động của Chúa. Đây là một việc phản tỉnh bằng việc đặt Chúa Giêsu vào vị trí chúng ta để xét xem Ngài có vi hành xử như thế nào. Nói cách khác, Chúa Giêsu là chính trục xoay chuyển hành vi cử chỉ và hồn sống của chúng ta.

Vậy, “trong mọi việc chúng ta làm hằng ngày hãy chăm chì coi Chúa Giêsu làm thế nào, thì ra sức soi gương. Chúa Giêsu đọc kinh thế nào? Người đứng ngồi cách nào? Lúc đọc “Vinh danh” Người cúi đầu thế nào? Người nguyện gẫm ra sao? Người ăn cơm, làm việc cách nào? Hãy xét từng việc từ mai tới tối như vậy, ai theo phận nấy. Hãy làm như Chúa Giêsu ở kế bên, và làm một cách rất tử tế, trọn hảo. Có điều chi khó, xin Chúa giúp; có chi sai lỗi, xin Chúa thứ tha .”[18]

Việc trở nên giống Chúa Giêsu không chỉ đem lại kết quả là sự kết hiệp mật thiết với Chúa và trở nên thánh thiện như chính Chúa mà còn nối kết tương giao chiều ngang và hưỏng niềm hạnh phúc ngay tại trần gian này. Cha Biển Đức Thuận nói tiếp: “Nếu cả Nhà Dòng chúng ta ai nấy cứ chăm lo làm như vậy, thật là tốt lành biết mấy! Người ta trông vào thì thấy Giêsu, Giêsu thay thảy. Ấy, sự sống thiêng liêng là đó. Cha xin chúng con thử coi, chắc sẽ sinh ích, và Nhà Dòng chúng ta sẽ ra khác, vì là thiên đàng ở dưới đất mà chớ”.

Như vậy, việc trở nên giống Chúa Kitô phải là lý tưởng của đan sĩ. Đây là một tiến trình tiệm tiến và được thực hiện suốt cả cuộc đời. Chân phước đan sĩ Columban Marmion đã trình bày trong sách Chúa Kitô, Lý Tưởng Người Đan Sĩ: “Sự chiêm ngắm Chúa Gièsu Kitô chỉ đạt tới tất cả giá trị của nó trong chiều kích của sự hiệp thông nhiệm mầu với Đức Giêsu Kitô, đề trở thành một sự tiếp nối của Chúa, theo kiểu nói của chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi : trở thành “nhân tính phụ trội ” của Ngôi Lời Nhập Thể”[19].

 

4.Toả hương thơm của Chúa Kitô

“Nhân tính phụ trội của Ngôi Lời Nhập Thể”: kiểu nói này muốn diễn tả ý tưởng là sự kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu Kitô bao giờ cũng mang lại những hoa trái trong việc xây dựng tha nhân. Nối cách khác, một khi đã được ướp hương thơm của Chúa Kitô, thì việc toả hương Chúa Kitô là hệ quả đương nhiên: hữu xạ tự nhiên hương.

Các linh phụ Xitô đã cảm nghiệm thế nào là một cuộc đời đã được tình yêu biến đổi và được mời gọi trở nên tình yêu. Cha Biển Đức Thuận cũng đã cảm nghiệm việc được Chúa biến đổi. Ngài dùng những kiểu nói đơn sơ dễ hiểu để chuyển đạt những ý tưởng sâu xa cho các môn sinh xuất thân từ nông dân và đơn sơ:

Ai có ơn nghĩa chừng nào, càng gần Chúa hơn chừng ấy”. Ví dụ:

Một thước vải đáng một xu, mà khi đã nhuộm thú màu chi rất xinh đẹp, thì đáng giá bằng trăm bằng ngàn. Cũng thể ấy, linh hồn khi chưa có ơn nghĩa thì đáng giá đôi ba tiền như thước vải thô, mà bây giờ đã nhuộm màu Đức Chúa Trời, thì đáng giá bằng trăm bằng ngàn vậy vì được phước của Chúa”[20] 

Trong Hiến Pháp do ngài soạn thảo, cha Biển Đức Thuận, khi đề cặp đến lao động, đã viết những dòng chữ thật đẹp:

Theo gương Chúa Cứu Thế, các tu sĩ lao động nhu những người nghèo, sống cuộc sống trong cảnh nghèo để đền tội, để toả hương thơm Chúa Kitô, và để có khả năng dùng phần dư mà giúp đỡ những người đang hoạt động cho phần rỗi của những người chưa nhận biết Chúa”.

Những chiếc áo thấm đẫm mồ hôi, những khuôn mặt lem luốc bùn đất, mà lại toả hương thơm của Chúa Kitô. Cái nghịch lý chỉ được giải mã bằng chìa khoá “tình yêu”. Tình yêu dành trọn vẹn cho Chúa Kitô và cho mọi người. Những người khách đến đan viện được tiếp đón như chính Chúa Kitô[21], những anh em đau ốm được chăm sóc chu đáo như chăm sóc chính Chúa Kitô [22] và giúp đỡ anh em là giúp chính Chúa Kitô[23]. Như vậy, chính Chúa Kitô là hương thơm, con chúng ta khi sống thân mật với Chúa sẽ được ướp mùi hương Chúa Kitô bằng những tâm tình và hành vì yêu thương.

Dùng hình ảnh Chúa Kitô như trục xoay có điều gì không ổn, vì có thể hạ thấp Chúã Kitô và biến Ngài thành một công cụ cho con người sử dụng. Dầu vậy khi sử dụng hình tượng này, tôi muốn đề cao vai trò của Chúa Kitô trong đời sống của cha Biển Đức Thuận: một cuộc đời được Chúa Kitô lôi cuốn, biến đổi và hiện thực chính Chúa trong cụ thể. Không những Chúa Kitô là hồn sống, mà còn là động lực, là trục xoay, làm chuyển động con người và cuộc sống của cha Biển Đức Thuận. Cuộc đời đó như cuộc đời khác, với những sinh hoạt và những vấn đề của kiếp nhân sinh. Cha Biển Đức Thuận không là một “siêu nhân”, một “siêu sao”, nhưng mãi mãi là một con người khiêm hạ, sống đời ẩn kín trong đời đan tu, trong cảnh rừng vắng Phước Sơn. Nhưng con người bình thường đó lại mang trong mình cả một kho tàng cao quí nhất là Chúa Kitô. Con người khiêm hạ đó lại được linh động bởi cả một “khối động lực” mạnh mẽ nhất là Chúa Kitô. Có thể nói Chúa Kitô là tên gọi của cuộc đời cha Biển Đức Thuận.

“Xây dựng cuộc đời trên nền tảng là Chúa Kitô”: điểm nhấn và chủ điểm của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào năm 2011 tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha, là dịp nhắc nhở cho mọi Kitô hữu, nhất là những người trẻ tái ý thức về nền tảng thực sự của cuộc đời mình. Câu hỏi “Chúa Kitô là ai” vẫn mãi là chât vân cho mỗi người chúng ta.

Là những đan sĩ trẻ của ngàn năm thứ ba, chúng ta đã định hướng đời mình nơi nào, xây dựng cuộc đời và ơn gọi đàn tu trên nền tảng nào? Chúa Kitô là lý tưởng đan sĩ, nhưng cũng là lý hữu và động lực. Ngài là trục xoay chuyển vận mọi năng lực thể lý, tâm lý và tâm linh.

Dừng lại một khoảng thời gian để “điều tra” và “chiêm ngắm” điều chính yếu nào tác động trong cuộc đời cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận, là dịp để chúng ta tự hỏi chính mình có đồng hành, cùng nhịp với ngài trong tiến trình “trở nên Giêsu, Giêsu thay thảy” trong nỗ lực cá nhân và cộng đoàn? Và cùng bao nhiêu bạn trẻ trên thế giới, mang trong mình nhiệt huyết của tuổi thanh niên, sáng tạo và năng động, đi tìm lại cho mình ý nghĩa cuộc đời, xây dựng nền tảng cuộc sống mình… và rồi tìm gặp lại AI ĐÓ với danh xưng GIÊSU KITÔ.

 

 

 


[1]Emmanuel-Triệu Chu Kim Tuyến, Hạnh Tích Cha Benoit (HT), Nhà In Hồng Lam, 1968, tr. 30

[2]Emmanuel-Triệu Chu Kim Tuyến, sđd, tr.30

[3]Emmanuel-Triệu Chu Kim Tuyến, sđd, tr.30

[4]X. Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn, Tiểu sử cha Biển Đức Thuận, Phần I Trực diện với Thiên Chúa, tr. 46-52. 

[5]Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn, sđd, tr. 54-55.

[6]Gounod phổ nhạc dựa theo lời thơ của chủng sinh Charles Dallet ở Hội Truyền Giáo Paris, soạn vào năm 1851.

[7]Emmanuel-Triệu Chu Kim Tuyến, Hạnh Tích, tr. 46.

[8]Emmanuel-Triệu Chu Kim Tuyến, Hạnh Tích, tr. 46.

[9]Thánh Bênađô, BG lễ Giáng Sinh, 4,1

[10]Thánh Bênađô, BG lễ Giáng Sinh, 6,1

[11]Thánh Bênađô, BG lễ Giáng Sinh, 52,2

[12]Di Ngôn, phần giải thích, s. 109 “Khi được ơn nghĩa thì được gì?”, tr, 129.

[13]Di Ngôn, s. 109 “Khi được ơn nghĩa thì được gì?”, tr, 129-130.

[14]Di Ngôn,s. 58, thư tháng 07 năm 1921.

[15]Di Ngôn, s. 126 “Về sự yêu mến Thánh Giá”, tr, 156.

[16]Di Ngôn, s. 146 “Mùa Áp: Hãy bắt đầu lại”, tr. 188.

[18]Di Ngôn, s. 136 “Một phương thế có thể giúp chúng ta nên thầy dòng… và để kết hiệp với Chúa ”, tr. 172.

[19] Di Ngôn, chú giải s. 136 “Một phương thế có thể giứp chúng ta nên thầy dòng… và để kết hiệp với Chúa”, te. 173.

[20]Di Ngôn, s108, “Về ơn nghĩa”, tr.128

[21]x. Hạnh tích, tr.258

[21]x.Di Ngôn, số 95, tr. 111

[22]X. Di Ngôn, số 127, tr. 158-160.

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẤNG CỨU CHUỘC LOÀI NGƯỜI

 

 

FM.Mặc Lâm và Gêrađô Hợp  

 

Nội san Hạt Giống Chiêm Niệm số 10 dành riêng cho chủ đề “Xây Dựng Cuộc Đời Trên Nền tảng Chúa Kitô”, và Những Hạt Sáng Thức Tỉnh được góp nhặt đây đó trong Tông Huấn đầu tiên của Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.
Tông Huấn được trao cho toàn thể Giáo Hội vào ngày 04 tháng 03 năm 1979, nghĩa là vài tháng sau khi Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyla được bầu làm Giáo Hoàng (16/10/1978). Đức Giáo Hoàng nêu lên vai trò và vị trí cửa Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống con người với tư cách là ĐẤNG CỨU CHUỘC LOÀI NGƯỜI.
Xin mời qúi độc giả dừng lại đọc, suy niệm và chiêm ngắm Chúa Kitô trong cuộc sống của loài người và của mỗi chúng ta.

 

-Anh em rất thân mến. chính ở đây đã lộ rõ một câu trả lời căn bản và cốt yếu, tức là: định hướng duy nhất của tinh thần, hướng đi duy nhất của trí tuệ, của ý chí, Chúa Kitô đấng cứu chuộc thế giới (số 7)

-Gíao hội trong Chúa Kitô, là bí tích hoặc dấu chỉ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và sự hiệp nhất toàn thể nhân loại (số 7)

-Nội dung sự sống hằng ngày của Giáo Hội: Giáo Hội không bao giờ thôi sống lại cái chết của Người trên thập giá và sự phục sinh, (số 7)

– Đức Kitô Đấng cứu chuộc thế giới, là Đấng đã đi vào đến mầu nhiệm của con người, đã vào trong “tâm” của con người.(số 8)

– Chúa Kitô, Adam mới, trong khi mặc khải về Chúa Cha và tinh yêu của Ngài, đã cho con người biết rõ về chính mình và tỏ cho họ biết thiên chức rất cao cả của họ. (số 8)

-Tình yêu của Người là một tình yêu không lùi bước trước bất cứ điều gì mà sự công chính của Người đòi hỏi. (số 9)

-Con người là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người mất nghĩa nếu không nhận lấy mặc khải về tình yêu. (số 10)

-Phải vào trong Đức Kitô với tất cả thực hữu của mình, phải đồng thời thu nhận tất cả thực tại của Nhập thể và cứu chuộc thì mới tìm lại được chính mình. (số 10)

-Đức Giêsu Kitô là nguyên lý vững chắc và trung tâm thường xuyên của sứ mạng mà chính Thiên Chúa đã trao ban cho con người, (số 11)

-Giáo Hội muốn phục vụ mục tiêu duy nhất này là mọi người phải có thể gặp lại Đức Kitô, ngõ hầu Đưc Kitô có thể đi tiếp con đường của cuộc sống bên cạnh từng người, với sức mạnh của chân lý về con người và về thế giới được hàm chứa trong mầu nhiệm nhập thể và cứu độ, với sức mạnh của tình thương toả ra từ mầu nhiệm ấy. (số 13)

-Đức Giêsu Kitô là con đường chính yếu cuả Giáo Hội chính người là đường cho chúng ta đi về nhà Cha. (số 13)

-Giáo Hội không còn nguồn sống nào khác ngoài nguồn sống mà phu quân và chính Chúa mình ban cho mình Bởi vì đức Kitô đã kết hợp mình trong sứ vụ cứu độ của Người, nên Giáo Hội cũng phải kết hợp chặt chẽ với từng người một. (số 18)

-Muốn phục vụ tha nhân cách xứng đáng và hữu hiệu con người phải biết làm chủ chính mình, phải có những đức tính cần thiết cho biết việc làm chủ chính mình. (số 21)

 

 

 

 

 

 

 

ĐỂ ĐỨC KITÔ

ĐƯỢC LỚN LÊN TRONG ANH EM

 

FM.Toma Giang   

Lớn lên nghĩa là phát triển. Lớn lên là một tiến trình thay đổi cả về thể xác và tinh thần. Đời sống người kitô hữu cũng là một tiến trình “lớn lên” của niềm tin. Sự lớn lên này đi theo tiến trình của chiều kích tâm linh, nhờ đó mà hạt giống đức tin phát triển và sinh hoa trái thánh thiện. Cũng thế, đời sống tu trì là một hành trình “lớn lên” của lời đáp trả “xin vâng” theo tiếng gọi của tình yêu Chúa, để dân thân phụng sự Ngài và phục vụ anh em đồng loại. Người môn đệ Đức Kitô, hành trình đáp trả tiếng gọi tình yêu này trước tiên là thái độ đón nhận qua việc lắng nghe, ở lại và cuối cùng để được Ngài sai đi.

Đối với những người mới bước vào đời sống tu trì, hành trình tâm linh trước tiên sẽ là kết quả của “thái độ sẵn sàng” cộng tác với ân sủng Chúa từ phía các ứng sinh, sự cộng tác của mọi thành viên trong cộng đoàn, và cách trực tiếp là vai trò của các nhà đào tạo. Nhưng làm thế nào để giúp các thụ huấn sinh đi vào và thăng tiến trong hành trình tâm linh đó? Và đâu là các yếu tố cần nhấn mạnh giúp các thụ huân sinh có thể đạt đên tầm mức viên mãn của đời sống tận hiến?

 

1/ Huấn luyện nhắm đến sự biên đối để đạt tới sự tự do đích thực

Chúng ta phải nhìn nhận rằng hoàn cảnh xã hội và văn hóa là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách của con người. Nhân cách của mỗi người là yêu tố tự nhiên rất quan trọng tác động trên hành trình thiêng liêng của họ. Khi những người trẻ đến với Đan Viện, hình như họ đang chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi trào lưu xã hội trong đó dường như người ta đang đề cao sự “không chắc chắn”, hay chấp nhận dễ dàng sự “thay đổi”, mà hệ lụy của một nền văn hóa đang do dự hay nghi ngờ với tất cả những giá trị nền tảng giúp định hướng cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, nơi nhiều ứng sinh, thái độ sống không đi đôi với thiện chí và ước muốn, họ chưa dám dấn thân với trọn cả con người của mình, nên đôi khi nơi người này là sự khép kín, thiếu tự tín, nơi người kia là thái độ sống dè chừng, đề phòng, chưa dám sống thật với con người của mình… Chung qui là họ thiếu sự tự do thật sự trong tương quan xã hội, không có sự “tự do nội tâm” đích thực. Trước thực tại đó, điều quan trọng đầu tiên trong tiến trình Huấn luyện là làm thế nào để họ có được một sự tự do đích thực của con cái Chúa.

Để có được sự tự do đích thực, chỉ trong Chúa Thánh Thần họ mới được biến đổi thành con người mới, những con người tự do khỏi sự ràng buộc của sợ hãi, của gian dối. Tiến trình này trước hết và trên hết là công việc của ân sủng, là hoạt động của Thánh Thần trong các tâm hồn. Như lời thánh Phaolô nói; “Nơi nào có Thần Khí cửa Chúa, nơi đó có tự do” (2Cr 3,17). Chính Thánh Thần Thiên Chúa sẽ tác động và biến đổi tận tâm can con người, Ngài sẽ đưa ra ánh sáng những gì còn tối tăm, những gì còn ẩn nấp trong bóng tối, bị che đậy bởi những thái độ ấu trĩ, chưa trưởng thành trong đức tin. Vì chỉ Thiên Chúa mới có thể giúp con người thoát khỏi tình trạng “ấu trĩ” của tâm linh, như Đức Giêsu nói với người Do thái: “Nếu các ông ở lại trong Lời của tôi, thì các ông là môn đệ đích thực của tôi; các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32). Thánh Phaolô cũng đã khẳng định: “Chính để ta được tự do mà Đức Kitô đã giải phóng chúng ta” (Gl 5,1).

Đức Giêsu đích thực là người hoàn toàn tự do trước mọi ràng buộc, và tự do với chính bản thân mình nữa. Ngài đã hoàn toàn tự do đối với cả cái chết: “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy’ (Ga 10,18). Sự tự do nội tâm đó làm phát sinh tình yêu nơi Ngài. Tự do mang đến tình yêu.

Quan tâm đến chiều kích “tự do hóa” này nơi các thụ Huấn sinh là một đòi hỏi đầu tiên và căn bản trong việc đồng hành với các thụ huấn sinh, để dẫn đưa họ dần đi vào trong môi tương quan thân tình với Đức Kitô, để sống với Ngài, Đấng là Chân-Thiện-Mỹ. Để thực hiện điều đó, thiết nghĩ điều đầu tiên cần làm là giúp họ thanh luyện lương tâm mỗi ngày. Bởi vì, “nhờ lương tâm, con người nhận thức và hiểu biết những mệnh lệnh của lề luật Chúa, họ phải trung thành tuân theo lương tâm ấy trong mọi hoạt động của mình hầu tiến tới Thiên Chúa là cùng đích”[1]. Việc Huấn luyện lương tâm trước hết giúp họ có được một con tìm biết nhạy cảm trước những giá tri đạo đức, rồi nỗ lực mỗi ngày để kiếm tìm thánh ý Thiên Chúa qua giáo huấn của Tin Mừng.

Đây là chiều kích quan trọng trong tiến trình mở ra để Đức Kitô có thể hiện diện và “lớn lên” trong tâm hồn con người. Đối với một thụ huấn sinh, chiều kích tâm linh này đặt ra cho họ một lời mời gọi “biến đổi”, nghĩa là hình thành một thái độ sống phù hợp với tinh thần của tin mừng và giáo huấn cùa Giáo Hội. Điều đó đòi hỏi trước tiên nơi thụ huấn sinh là dám từ bỏ để được biến đổi, từ bỏ cách sống, lối suy nghĩ cùa con người cũ, để được thanh luyện vằ được “tái sinh” (Ga 3,3). Qua đó giúp hình thành và làm phát triển đời sống nội tâm nơi các thụ huấn sinh. Cụ thể giúp cho họ lớn lên trong Đức Kitô.

 

2/ Huấn luyện giúp trưởng thành đời sống tâm linh: sống trong Đức Kitô.

Việc Huấn luyện nhằm giúp cho người thụ Huấn đạt đến một mức độ trưởng thành về đời sống thiêng liêng mà ta gọi là “trưởng thành tâm linh”. Sự trưởng thành tâm linh là một tiến trình của niềm tín. Nền táng vững chắc của cuộc hành trình tâm linh nơi thụ Huấn sinh phải là sự vững chắc nội tâm được đặt trong tương quan với Thiên Chúa ngang qua cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô, một tương quan của sự tin tưởng sâu đậm trong tình bạn đích thực với Đức Giêsu. Một khi đã đạt đến sự trưởng thành của niềm tín, các thụ huấn sinh sẽ hoàn toàn phó thác nơi Thiên Chúa, sẽ khám phá và cảm nghiệm về tình yêu của Người. Khi cảm nghiệm được Chúa yêu thương, họ sẽ sẵn sàng hơn để cho Chúa biến đổi khối óc và con tim của mình.

Khi được Thiên Chúa chiếm hữu và cư ngụ nơi lòng mình, thì con người cũng có khả năng để đối thoại và đáp lại lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa, đồng thời khám phá ra sự thật về bản thân và dám chấp nhận dấn thân để thay đổi từ ước muốn đến hành động, từ ý hướng đến việc làm. Sự biến đổi đó sẽ tác động đến lối suy nghĩ cũng như cung cách hành xử và mọi đánh giá của họ đều dựa trên ánh sáng của Lời Chúa, theo cung cách và tiêu chuẩn của Chúa, theo tiêu chuẩn của Tin Mừng, theo sự “điên rồ của thập giá” [2].

Có thể khẳng định rằng việe đào tạo phải nhắm đến mục đích là giúp họ trở nên “đồng hóa” với Đức Kitô, giúp cho các thụ Huấn sinh biết mặc lấy những tâm tình của Đức Kitô (x. Rm 13,14), nghĩa là mỗi ngày trở nên “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, ngõ hầu họ can đảm để cho Thần Khí đổi mới tâm trí và mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, công chính và thánh thiện (x. Ep 4, 23- 24). Vì khi sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Ngựời là Đầu (x. Ep 4,15).

Theo thánh Phaolô, khi nói rằng các tín hữu phải “mặc lấy”[3] tâm tình của Chúa Giêsu-Kitô, nghĩa là các tín hữu được khuyến khích mà tin rằng thân xác yếu đuối của họ phải cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô, chết với tội lỗi của mình, để rồi sống một cuộc sống mới đã được ban tặng cho họ trong Đức Kitô. Mỗi kitô hữu cần tìm cho được câu trả lời về bản chất đích thực của danh xưng “kitô hữu” mà họ mang trên mình qua hành động cụ thể và trong chính cách thế hiện hữu của họ. Hay nói khác đi, giờ đây chính sự sống của Đức Kitô hiện diện nơi người kitô hữu và làm cho họ sống, biến đổi họ thành những con người sống trong Đức Kitô. Chính Đức Kitô từ đây hiện diện nơi họ và những người kitô hữu từ đây sống trong Đức Kitô, và mỗi ngày để cho Đức Kitô lớn lên trong họ, biến đổi họ và làm phát sinh nơi họ hoa trái của sự thánh thiện.

Đó là chiều kích căn bản mà các thụ huấn sinh cần nỗ lực sống với tất cả sự xác tín, như lời thánh phụ Biển Đức đã dạy các môn sinh của mình rằng: “Không lấy gì làm hơn Chúa Kitô[4]. Vì đó là điều kiện và bản chất của việc để cho Đức Kitô “lớn lên” nơi tâm hồn các thụ huấn sinh. Nhưng làm thế nào để họ có thể sống viên mãn chiều kích này? Chắc chắn rằng đây là một tiến trình lâu dài và tiệm tiến. Nhưng trước hết cần có tác động hỗ tương giữa các thụ huấn sinh với cộng đoàn trong tiến trình để Đức Kitô lớn lên trong cuộc đời thụ huấn sinh.

 

3/ Huấn luyện giúp triển nở trong Đức Kỉtô qua trung gian của cộng đoàn

Có thể nói, không thể sống với Đức Kitô và không thể để cho Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình bao lâu người ta chưa lắng nghe và chưa nhận ra lời mời gọi của Ngài. Sự lắng nghe lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa trước hết mang tính “cá nhân”, nghĩa là công việc của mỗi người trong tương quan sống động với Thiên Chúa. Các thụ huấn sinh cần học hỏi để biết lắng nghe tiếng nói yêu thương của Thiên Chúa bằng thái độ “sẵn sàng”, như cha thánh Biển Đức trong lời mở đầu của Tu luật đã dạy: “Hỡi con, hãy lắng nghe lời thầy dạy, hãy ghé tai lòng con mà thuận tình đón nhận lời cha hiền khuyên nhủ…[5].

Bên cạnh đó, mọi thụ huấn sinh còn phải biết lắng nghe tiếng Chúa qua truyền thống của dòng và tinh thần của đấng sáng lập, lắng nghe lời dạy bảo của các vị bề trên và mọi phần tử khác trong cộng đoàn là thái độ cần thiết Thánh Biển Đức gọi đó là “thứ nhiệt tâm tốt” mà các đan sĩ cần phải có[6]. Sự lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe nhau sẽ nối kết mọi phần tử thành một cộng đoàn hiệp nhất, xây dựng một cộng đoàn huynh đệ có Đức Kitô là đầu. Trong Đức Kitô, mọi tâm hồn thiện chí sẽ trở nên một với Chúa, sống trong sự kết hiệp thân mật với Đức Kitô, để Ngài tác động và hướng dẫn, soi sáng và chỉ bảo, đồng thời ý thức và khát vọng hướng về Thiên Chúa.

Như thế, một cộng đoàn tu tà phải trở thành một cộng đoàn huấn luyện, như Thánh bộ các hội dòng sống đời thánh hiến đã khẳng định: “theo cách thức mà cộng đoàn đó giúp cho mỗi phần tử lớn lên trong sự trung thành với Thiên Chúa, theo đoàn sủng của hội dòng… Để được như vậy, dưới tác động của Thánh Thần, cộng đoàn phải tự kiến tạo mỗi ngày bằng cách để cho Lời Chúa phê phán và đổi mới…, cộng đoàn làm tăng triển tinh thần hiệp nhất bằng việc quảng đại giúp đỡ lẫn nhau…, ngõ hầu lôi kéo những người trẻ dấn thân theo Chúa Kitô[7] .

Cộng đoàn huấn luyện cần phải được mô phỏng theo gương mẫu của “cộng đoàn tiệc ly” (x. Cv 1,12-14; 2,42-46), tất cả mọi phần tử chuyên cần hiệp nhất trong lời cầu nguyện, làm cho sự hiện diện của Chúa ở nơi có sức hấp dẫn người khác lưu lại và cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện. Họ cùng nhau lắng nghe Lời Chúa để cho Lời Chúa chất vấn bản thân, chất vấn cộng đoàn và khi mọi người cùng nỗ lực để tìm kiếm thánh ý Chúa thì nơi cộng đoàn phát sinh sự tín tưởng và thương yêu nhau. Sự yêu thương, lòng bác ái huynh đệ giữa moi phần tử kiến tạo một cộng đoàn hiệp nhất, họ cùng nhau bẻ bánh và chia sẻ cho nhau mọi điều tốt đẹp, tất cả cùng nỗ lực xây dựng một cộng đoàn yêu thương. Đó chính là dấu chỉ hữu hình để cho những thụ huấn sinh nhận biết Đức Kitô là đầu của thân mình mầu nhiệm, và nỗ lực sống để trở thành những người môn đệ đích thực của Ngài, như lời Chúa Giêsu nói: “Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là môn đệ của Thầy là các con yêu thương nhau ” (Ga 13, 35).

Có được như thế, các thụ huân sinh mới có thể làm gia tăng và triển nở ơn gọi thánh hiến của mình, nghĩa là ơn gọi đi theo Đức Kitô và sống trong Đức Kitô, theo một đặc sủng riêng và nơi một cộng đoàn mà ở đó họ cảm nếm được “sự bình an và niềm vui phục sinh, đó là những hoa trái của sự chết đi nơi bản thân và đón nhận ơn Chúa Thánh Thần”[8] .

 

Thay lời kết
Để Đức Kitô lớn lên trong lòng mình và trong lòng anh em mình, chính là phải sống và lớn lên trong Đức Kitô. Đó là hành trình “bước theo Đức Kitô”. Đây là con đường duy nhất cho tất cả những ai muốn trở nên môn đệ của Ngài. Cho dù có phải bước đi trên con đường hẹp, trong những điều kiện khó khăn, cho dù có phải từ bỏ, phải chết đi với con người cũ của mình, thì mục đích cuối cùng phải đạt tới là khám phá ra chương trình yêu thương của Thiên Chúa đối với mỗi người.
Một khi nhận ra thánh ý yêu thương của Thiên Chúa như lời mời gọi cho riêng mình, thì sự dấn thân theo tinh thần của Tin Mừng dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần sẽ biến đổi và canh tân, để mỗi ngày trở nên chứng tá sống động của Thiên Chúa qua đời sống, với tình liên đổi, sự yêu thương của một lương tâm ngay thẳng. Trong ơn gọi chiêm niệm Xitô, chúng ta sẽ làm chứng cho mọi người về sự hiện diện của Thiên Chúa qua khuôn mặt của Đức Giêsu-Kitô, Đấng luôn sống trong sự thân tình với Cha và yêu thương con người bằng tình yêu của Cha. Đó là sứ mạng và bản chất của đời sống chúng ta, những kẻ đang nỗ lực mỗi ngày để “biểu dương” Đức Kitô, để được Ngài chiếm hữu và làm chủ cuộc đời của mình.
 

 

 


[1]Công đồng Vatican II, sắc lệnh Tự do tôn giáo, số 3. 

[2]P.Nguyễn Thái Hợp, Để Họ Lớn Lên, Đức tin và văn hóa, 2005, p.197

[3]Động từ “mặc lấy” (revêtir) trong tư tưởng của Thánh Phaolô bao hàm những dấu chỉ như: Mặc lấy Đức Kytô (GI 3,27; Rm 13,14); mang lấy vũ khí của ánh sáng (Rm 13,12); thân xác hay hư nát mặc lấy tính không hư nát và sợ bất diệt (1Cr 15,53-54); mặc lấy con người mới (C13,10)…

[4]Tu luật Thánh Biển Đức, Ch.4. 72

[5]Tu luật Thánh Biển Đức, Lời Mở

[6]Tu Luật Thánh Biển Đức, Ch. 72

[7]Thánh bộ các hội dòng sống đời thánh hiến và các tu hội hoạt động tông đồ, Những chĩ dẫn về việc huấn luyện trong các hội dòng, 1990, số 27.

[8]Ibidem, số 26

 

 

 

 

 

 

CẦU NGUYỆN TRONG LAO ĐỘNG

 

FM.Huy Mỹ   

Ai đã từng đọc Kinh Thánh Cựu ước, nhất là sách Châm ngôn, chắc không ai lại không có cảm tình với hình ảnh người phụ nữ mà tác giả diễn tả ở chương 31,10-30: Nàng chăm chỉ làm việc, lưng luôn thắt đai gọn gàng và luyện cánh tay mạnh mẽ dẻo dai để có của nuôi bản thân và gia đình từ những giọt mồ hôi đổ ra. Nàng còn luôn tỉnh thức để thắp đèn nhà mình cháy sáng thâu đêm và quán xuyến mọi việc trong nhà. Đặc biệt nàng luôn khôn ngoan, đảm đang và kính sợ Thiên Chúa. Hình ảnh người phụ nữ đó tuy bình thường, giản dị, gắn liền với trách nhiệm và bổn phận thường ngày, nhưng lại thể hiện một nét đẹp sâu kín của một tâm hồn đức hạnh.

Qua hình ảnh trên, ta liên tưởng đến hình ảnh một đan sĩ lao tác theo linh đạo cha thánh Biển Đức: “Cầu nguyện và lao động”, dưới hai khía cạnh:

1/ Khi lao tác, đèn của đan sĩ luôn thắp sáng

2/ Khi lao tác, đan sĩ luôn thắt lưng cho gọn

 

I. ĐÈN ĐAN SĨ LUÔN THẮP SÁNG

Người đan sĩ trong lao tác, đèn vẫn luôn thắp sáng. Ngọn đèn ở đây tượng trưng cho lòng mến đối với Thiên Chúa và đối với con người. Khi ngọn đèn đó bừng cháy, dưới tác động của Lời Chúa mà đan sĩ hằng gẫm suy đêm ngày: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 118,105), như một động lực phi thường giúp đan sĩ khơi lên nguồn tin yêu hy vọng, để nhận ra giá trị của từng giọt mồ hôi rơi xuống như một niềm vui, hạnh phúc và tự hào vì được cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo, nhằm cải biến vũ trụ ngày càng tốt đẹp hơn. Có thể nói, Thiên Chúa tạo dựng con người và trao trái đất cho họ chiếm hữu, cai trị và khuất phục (x. St 1,26-28). vườn Êđen từ nay con người được thay mặt Thiên Chúa để chăm sóc vun trồng và gìn giữ (x. St 2,15), làm cho cây cối thêm trái trăng, mặt đất ngày càng phì nhiêu, phong cảnh thêm tươi đẹp… Hình ảnh đó đã phản chiếu nơi người đan sĩ lao tác, một cuộc sống tuy tầm thường chỉ là những công việc chân lấm tay bùn, nhưng nhờ ngọn đèn đức ái bừng cháy mà khuôn mặt của họ thể hiện được hình ảnh con cái Thiên Chúa, họa lại mẫu gương Đức Giêsu: “Cha Tôi làm việc, thì Tôi cũng làm việc”(Ga 5,17). Từ nay, đan sĩ vui sướng và tự hào rằng, thế giới này Thiên Chúa không trao cho thiên thầĩi hay là một loài thụ tạo nào khác coi sóc, gìn giữ, nhưng Ngài đã trao cho con người canh tác chăm nom (x. Dt 2,5).
Là đan sĩ, ai lại không tự hào với Thánh Vịnh sau:
Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo,
Muôn trăng sao Chúa đã an bài,
Thì con người là chi mà Chúa cần nhớ đến,
Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm?
Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy
Ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên,
Cho làm chả công trình tay Chúa sáng tạo
Đặt muôn loài muôn sự dưới chân”(Tv 8,4-7).

 Có thể nói, ngọn nến muốn cháy sáng thì phải tiêu hao chính nó. Cũng thế, khi đan sĩ thắp đèn mình bừng cháy, đòi hỏi đan sĩ phải chấp nhận tiêu hao đời mình bằng cả con tim hoàn toàn thuộc về Chúa và thuộc về anh em với một lòng mến không lệ thuộc thời gian và không gian. Có như vậy, ngọn đèn của đan sĩ mới thực sự bừng sáng từ những công việc tưởng chừng như nhỏ bé trong đời thường, trở nên ngọn hải đăng cho người khác thấy được giá trị cuộc sống, giá trị của từng giọt mồ hôi đổ xuống không những đem lại thành quả nuôi sống cho bản thân mình và xây dựng xã hội ấm no hạnh phúc, mà còn giúp con người thời đại hôm nay nhận ra một giá tri tâm linh cao cả như lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27).

 Như vậy, khi đan sĩ lao tác dưới tác động của Lời Chúa sẽ trở thành món quà cao quý mà Thiên Chúa dùng để ban tặng cho nhân loại[1] , nghĩa là bao nhiêu giọt mồ hôi của đan sĩ đổ ra là bấy nhiêu của lễ, được hòa tan với giá máu của Đức Kitô đổ ra trên thập giá. để cùng với Đức Kitô dâng lên Thiên Chúa Cha của lễ tốt đẹp nhất hầu đem lại ân lộc cho nhân loại.

 

 II. ĐAN SỸ LUÔN THẮT LƯNG CHO GỌN

Khi lao động, đan sĩ thắt lưng cho gọn, thể hiện một tinh thần luồn tỉnh thức sẩn sàng đợi lệnh để thi hành công việc vô điều kiện. Tinh thần đó như một người con lao tác vì tình mến đốỉ với cha mẹ, và tính thần đó cũng có thể là lao tác như một người nô lệ biết ơn ông chủ đã cứu sống mình:
Như mắt cửa nữ tỳ,
Luôn hướng nhìn tay bà chủ ” (Tv 122).
Đan sĩ cũng luôn hướng nhìn lên Chúa qua người chia công tác. Người đó có thể là một người nhỏ tuổi (tuổi dòng lẫn tuổi đời), nhưng với con mắt đức tín, đan sĩ cảm nhận như một mệnh lệnh của Thiên Chúa mà hôm nay phải thi hành. Công việc đó có thể là đồng áng cày sâu cuốc bẩm, có thể là náu ăn, có thể là trồng cây, tưới nước, quét dọn và cũng có thể là học hành nghiên cứu….
Dầu làm công việc nào đi nữa thì đan sĩ vẫn như người phụ nữ trong sách Châm Ngôn luôn thắt lưng cho gọn và luyện đôi tay mạnh mẽ, nhanh nhẹn (x. Cn 31), để sẵn sàng và ý thức chu toàn công việc với số “nén” mà Chúa trao, có thể là năm nén, là hai nén, và cũng có thể là một nén. Nhưng khi đan sĩ đã thắt lưng gọn gàng trà dầu một nén cũng không đem chôn dưới đất để ngày ông chủ trở về đào lên trao lại và than trách: “Tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi… của ông đây, ông cầm lấy” (Mt 25,24). Trái lại, người đan sĩ với lòng mến và tỉnh thức luôn tìm mọi cách để sinh lợi. Hình ảnh đan sĩ cần cù lao động với đôi tay cày sâu cuốc bẩm, như dấu chỉ năm nén sức khỏe Chúa trao, đang bướn chải để kiếm lãi trả cho Người; hình ảnh đan sĩ chân lảo đảo lê bước, với đôi tay run rẩy quét từng chiếc lá rụng trên hành lang nhà dòng như dấu chỉ niềm hy vọng còm cỏi chắt lót những đồng xu cuối cùng sinh lợi, để mỉm cười với số vốn đã nhận, chờ ngày ông chủ đến để trao lại.

Trong Tin Mừng, ta thấy Đức Giêsu cho là bất thường khi một nén bạc chôn cất không sinh lợi (x. Mt 25,14-30), như là tiếng chuông thức tỉnh nhắc cho đan sĩ mỗi giây phút cuộc đời phải tình thức không ngơi nghỉ chiến đấu chống lại sự ngái ngủ và cẩu thả để đạt đến mục đích là làm đẹp lòng Thiên Chúa. Với mục đích làm đẹp lòng Thiên Chúa, đan sĩ luôn chờ đợi và sẵn sàng đón tiếp Chúa đến bất cứ lúc nào. Do đó, đan sĩ  dầu sống trong đêm tối, vẫn không thuộc về đêm tối; dầu sống trong vất vả lầm than cũng không bao giờ lãng quên hay khờ dại như năm cô trinh nữ thiếu khôn ngoan, không chuẩn bị dầu đèn của mình cháy sáng khi chàng rể tới, nên hậu quả họ gánh chịu là mất đi người mình yêu, mất đi hạnh phúc (x. Mt 25,1-13).

 Như người phụ nữ trong sách Châm Ngôn,“không bao giờ ăn bánh của sự ở nhưng” (Cn 31,27), đan sĩ luôn có thái độ sẵn sàng như thể người luôn thắt đai lưng gọn gàng chu toàn mọi công việc được giáo phó. Họ không “ăn không ngồi rồi” vì “ở nhưng là thù địch của linh hồn”[2]. Họ sống kỷ luật và lao công vất vả để giúp đỡ tha nhân như gương mẫu của thánh Phaolô: ‘Khi ở giữa anh em, chúng tôi đã không sống vô kỷ luật. Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai; trái lại đêm ngày đã làm lụng vết vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em” (2Tx 3,7- 8)

Muốn được thế, đan sĩ như một tinh binh sẵn sàng lao vào cuộc chiến, “mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ” (1Tx 5,8).

 

Kết
Đức giáo hoàng Phaolo VI, khi tôn phong thánh Biển Đức là bổn mạng của toàn Âu Châu, đã nêu lên ba biểu tượng cho việc xây dựng lục địa này. Thánh Giá, cuốn sách, cái cày. Đan sĩ gắn liền với cái cuốc, cái cày, nhưng mắt luôn hướng vọng trời cao, và chiếu tỏa ánh vinh quang Thiên Chúa được chứa đựng trong những bình sành dễ vỡ, để nói cho nhân loại biết rằng quyền năng và tình yêu Thiên Chúa luôn bao bọc trong những gì rít tầm thường của cuộc sống. Lời của Đức Thánh Cha Benedicto XVI, như một niềm khích lệ đan sĩ hôm nay: đan sĩ như một người “cày tung sỏi đá”, khai phá cánh rừng hoang trở nên màu mỡ, chuẩn bị cho một địa đàng mới xuất hiện. Trong đó cây kiêu ngạo bị đổ xuống, cỏ lùng đâm rễ trong tâm hồn được nhổ sạch chuẩn bị cho bánh mì của thân xác và linh hồn được hoa kết trái [3]. Chính trong tình thần đó, đan sĩ làm quang toả một cách ẩn kín chân giá trị của Đấng hiện diện phía sau, Đấng luôn làm việc không ngơi nghĩ ban ơn cứu độ cho nhân loại. Những giọt mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt, thấm đẫm áo quần, lại chất chứa bao niềm hy vọng và ý nghĩa cho cuộc sống con người
Khi lao tác, đan sĩ diễn tả hình ảnh Chúa Giêsu Nagiarét, âm thầm xây dựng cuộc sống với hai bàn tay lao động để qua những giọt mồ hôi, ơn cứu độ của Người được trào dâng trên khắp mặt đất này.
Là đan sĩ, đời sống lao động chỉ có giá trị khi lấy Đức Kitô làm nền tảng cho mọi nỗ lực của mình. Nếu mọi công việc không có Đức Kitô, sẽ trở nên vô ích trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Lời cha tổ phụ Biển Đức Thuận: “Nếu nhà này không có cầu nguyện thì hoá ra nhà nông phu”. Thánh Biển Đức định hướng cho cuộc đời đan sĩ: “không lấy gì làm hơn Chúa Kitô”. Do đó nói tới đan sĩ là nói đến CẦU NGUYỆN TRONG LAO ĐỘNG hoặc LAO ĐỘNG TRONG CẦU NGUYÊN.

 


 

[1] x. ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn đời sống thánh hiến, số 1

[2] Tu Luật thánh Biển Đức, chương 48

[3] ĐTC Benecto XVI, Thông Diệp Spe Salvi, số 15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỨC KITÔ Ở ĐÂY?

 

FM. Dom. Saviô   

“Đức Kitô là ai?” Là một câu hỏi vẫn luôn được đăt ra cho mọi người, đặc biệt cho các tín hữu dưới nhiều hình thức. Và câu trả lời cũng rất phong phú, muôn màu muôn sắc không những tuỳ theo niềm tin mà còn bị chi phối bởi tâm thức, não trạng cũng như môi trường văn hóa, điều kiện xã hội.
Chân dung cửa Đức Kitô đã được thích nghi với mọi hoàn cảnh. Trong một bài báo dựa trên bài phát biểu với tư cách chủ tịch Hội Kinh Thánh Công Giáo năm 1986 (Catholic Biblical Society), ông Daniel Harrington đã trình bày bảy hình ảnh khác nhau về Đức Kitô do các học giả đề nghị trong những năm qua, tất cả đều dựa vào những bối cảnh Do Thái khác nhau. Họ coi Chúa Kitô như một nhà cách mạng chính trị, một tay phù thuỷ, một thủ lãnh uy tín người Galilê, một rabbi, một Pharisêu mẫu mực, một người thuộc bè Esseniô hoặc một tiên trì thời cánh chung. Dưới ảnh hưởng của thần học giải phóng, Chúa Giêsu đã được phác hoạ như một nhà cách mạng xã hội, thậm chí còn bị coi như một du kích quân mang khí giới. Một số tác giả đồng tính luyến ái đã mô tả Chúa Kitô như một kẻ thuộc giới tính thứ ba dựa trên cơ sở của mối tương quan của Ngài với “người môn đệ yêu dấu” theo Tin Mừng Gioan. Các nhà theo phong trào nữ quyền đã thay đổi giới tính của Chúa Kitô, sử dụng cây thập giá với kẻ chịu đóng đinh mang khuôn mặt phụ nữ, tên là “Chresta” [1]

 Suốt hai ngàn năm lịch sử, chưa có vị giáo tổ nào được thiên hạ thảo luận nhiều như Chúa Giêsu Kitô. Trong mấy thập niên gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng như nhật báo, tạp chí, truyền thanh truyền hình, điện ảnh, hội hoạ, internet… tích cực tham gia vào những cuộc thảo luận xoay quanh cuộc đời và giáo thuyết của Đức Giêsu Kitô [2] . Từ đó, rộ lên những tiểu thuyết, những bộ phim xem ra khá li kỳ lấy Chúa Kitô làm đề tài. Ngôn ngữ, hình ảnh và tư liệu được sử dụng không còn thuộc loại tôn nghiêm, đạo đức, hiền lành, kính cẩn… như trong các tác phẩm truyền thông.

Dung mạo của Đức Kitô được vẽ bằng những nét cọ “phàm tục” như thế, ít nhiều đã gây phản ứng đối với các kitô hữu truyền thống, Nhưng có thể đã được những kẻ “ngoại đạo” và giới trẻ lấy làm thích thú. Dù muốn dù không, các tiểu thuyết hay phim ảnh nói trên cũng cho ta thấy tâm thức, nếp nghĩ và lối hiểu của nhiều người hôm nay về Đức Kitô hoàn toàn xa lạ với truyền thống.

Sau một thời gian dài vất vả, ngược xuôi rao giảng cho dân chúng về Nước Trời mà xem ra họ chẳng hiểu là bao, thậm chí còn hiểu trật nữa là đàng khác. Đức Giêsu làm một cuộc thăm dò bỏ túi, khởi đi từ nhóm thân tín là các môn sinh, Ngài hỏi: Người ta bảo Thầy là ai? Dư luận không đồng nhất: người bảo Ngài là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo Ngài là Êlia, có người lại cho là Giêrêmia hay một ngôn sứ nào đó.

Nhưng điều quan trọng mà Chúa Giêsu muốn biết đó là thái độ và niềm tin của các môn đệ đối với Ngài. Ngài nhìn thẳng vàò các ông, đặt vân đề và đòi các ông tỏ rõ quan điểm, lập trường: Gòn anh em, anh em nói Thầy là ai? (x. Mt 16,15; Mc 8,27-29; Lc 9,18-20).

Từ đó đến nay, dù đã hơn hai ngàn năm, câu hỏi căn bản này vẫn không, ngừng vang vọng, không ngừng chất vấn mỗi người chúng ta, những kẻ muốn làm môn sinh của Đức Kitô.

Ta hãy mường tượng xem, ngay lức này, Thầy Kitô hiện điện trước mặt và cũng tra vân ta câu hỏi ấy. Hãy nói lên câu trả lời của cá nhân chứ đừng lặp lại lời của ai đó, dù là câu trả lời của thánh tông đồ Phêrô. Gay go đấy ! Đáp án không dễ chút nào.

Đã hẳn Đức Kitô hôm qua-hôm nay- và mãi mãi vẫn là một (x.Dt 13,8)» nhưng khi hội nhập vào các nền văn hoá và đi vào cuộc sống của những con người cụ thể lại mang những dáng vẻ cá biệt, độc đáo. Điều quan trọng không phải chỉ bằng lòng với việc tuyên xưng ngoài miệng mà cuộc sống phải diễn tả hành trình bước theo Ngài trên vạn nẻo đường. Nhận biết, tín theo Đức Kitô không chỉ giản lược vào những hình thức giữ đạo, stà các giới răn mà phải trải lòng ra không mệt mỏi, phải có kinh nghiệm thực sự gắn bó với Ngài, chia sẻ cuộc sống và vận mệnh của Ngài, tham dự vào sự vâng phục tự nguyện của Ngài đối với thánh ý của Thiên Chúa Cha.

 Đặt ra câu hỏi “Tin vào Đức Kitô nào đây?” hoặc “Với bạn, Đức Kitô là ai?” không có nghĩa là chúng ta bị khủng hoảng hay muốn chối bỏ đức tin nhưng đây là cơ hội tốt để không ngừng tái khám phá, củng cố đức tin của mình trên hành trình tâm linh.

Dù không có ý phủ nhận hay ngờ vực gì về vấn đề tín lý, nhưng Đức Kitô của sự hiểu biết cũng là một cái gì đó ở bên ngoài cuộc sống của mỗi người, và có lẽ Chúa Kitô đó chỉ là một Chúa Kitô của “người ta”! Chúa Kitô là ai, hay Chúa Kitô nào đây với tôi, nhất thiết phải thông qua trải nghiệm riêng tư, cá vị, độc nhất. Rất có thể Đức Kitô này không mặc lấy những thuật ngữ mà Giáo hội truyền dạy [3].
Tất cả những suy tư thần học về Đức Kitô là nhằm mở rộng nhãn giới, như phương tiện tốt để hội nhập vào môi trường sống cụ thể. Và điều quan trọng còn lại là phía ta có mong muốn gặp gỡ được chính Đức Kitô trong mối tương giao thân tình, cá vị, độc đáo hay không.
Thay cho lời kết, xin được mượn câu chuyện tưởng tượng của Cha Anthony de Mello để mỗi người tiêp tục suy nghĩ, cảm nhận và gặp gỡ một Đức Kitô như NGÀI LÀ thay vì như ta nghĩ tưởng, phóng chiếu.
Đức Giêsu than phiền là Ngài chưa một lần được tham dự một trận bóng đá. Chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa một đội Tin lành và một đội Công giáo. Người Công giáo làm bàn trước: 1- 0. Đức Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả nón lên trời. Vài phút sau, đội Tin lành gỡ hoà: 1-1. Đức Giêsu lúc này cũng vỗ tay và tung nón lên không. Một khán giả bên cạnh lấy làm khó chịu, không nén được lòng, ông quay sang hỏi Chúa: Ê ông bạn, ông ủng hộ bên nào vậy? Xem chừng như vẫn còn bị kích động bởi trận đâu, Đức Giêsu trả lời: Tôi à, tôi không ủng hộ bên nào cả, tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đâu mà thôi. Người khán giả này khó chịu về thái độ của Chúa nên lại càng bực bội hơn. Ông ta quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: “Hắn ta là một tên vô thần”.
Trên đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Đức Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế giới, chúng tôi nói với Ngài: “Thưa Chúa, những người có tôn giáo thật là buồn cười, họ tưởng rằng Chúa chỉ đứng về phía họ và nghịch lại với tất cả những người không thuộc tôn giáo của họ”. Đức Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý, Ngài nói: “Đó là lý do tại sao tôi không ủng hộ tôn giáo nào, mà chỉ ủng hộ con người thôi. Con người quan trọng hơn tôn giáo, con người quan trọng hơn ngày Sa-bát. Chúng con nên nhớ: Chính những người có tôn giáo đã treo Ta lên thập giá

 

 


 

[1]Thomas P.Rausch, Chúa Giêsu Là Ai? – Dẫn nhậo vào Kitô học, Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông, CSsR dịch, tháng 10.2007, tr.14

[2] Lm. p. Nguyễn Thái Hợp, Op, Nội San Thần Học-Mục Vụ-Tu Đức – Liên Tu Sĩ Thành Phố, số 51 , Chung Quanh vấn Đề Đức Giêsu, trang 15-16.

[3] Gs.Trần Duy Nhiên, Nội San Thần Học -Mục Vụ-Tu Đức- Liên Tu Sĩ Thành Phố, số 51, Đối Với Bạn Đức Kitô Là Ai? trang 40.

 

 

 

 

 

 

 

TỪ ALPHA ĐẾN ÔMÊGA

 

FM.Kolbé Thái   

Niềm tin của người Ki-tô hữu được đặt trên nền tảng Đức Kitô, và niềm tin đó không thể thay đổi, cho dù thời gian năm tháng có trôi qua thì Đức Kitô vẫn là một hôm qua cũng như hôm nay và mãi đến muôn đời (X. Dt 13,8). Bản tính Thiên Chúa không bị lệ thuộc vào không gian và thời gian, nhưng niềm tin của người kitô hữu lại bị thời gian chi phối bởi môi trường, hoàn cảnh, thời đại… Phải chăng càng xa với biến cố Đức Kitô chết và phục sinh thì cảm thức niềm tin của người kitô hữu càng mất dần, phai nhạt dần, niềm tin trở nên trống rỗng, đời sống đức tin có quá nhiều hình thức?
Đức Kitô đến trong thời gian, nhưng sự hiện diện của Ngài không bị lệ thuộc vào thời gian, thời gian không làm cho Ngài lu mờ; trái lại Ngài trở nên trung tâm của thời gian và niềm tin của người kitô hữu được xây dựng trên nền tảng đó như là cứu cánh và cùng đích cho cuộc đời. Khi con người đặt nền nơi Đức Kitô, thì Thiên Chúa sẽ thực hiện công trình cứu độ của Ngài cho tới hồi viên mãn. Sự hiện diện của Đức Kitô trong thời gian như là một cuộc tạo dựng mới, phục hồi lại những giá trị nơi sự sống con người mà tội lỗi đã đánh mất.
Vì thế, Đức Kitô trở thành trung tâm và điểm qui chiếu cho mọi hoạt động của con người. Ngài trở thành nền móng cho chúng ta xây dựng toà nhà đức tin một cách vững bền và vững chắc. Đó chính là công trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện cho tới hồi viên mãn.

 

1.Đức Kitô đến trong thời gian

Khi thời gian tới hồi viên mãn, Đức Kitô đã đến trần gian sinh bởi một người phụ nữ, và sống dưới lề luật. Đó là cách thức và giới hạn mà Đức Ki-tô đã mặc lấy để cứu phuộc những người sống dưới lề luật (x. GI 4,4). Từ đó Ngài đã nâng loài người sa ngã lên bằng cách đi vào trong những giới hạn qui luật của thời gian mà thân phận con người đang bị lệ thuộc. Nhờ sự vâng phục cách trọn vẹn mà Ngài bước qua để từ đó đi vào trong cuộc sống mới vĩnh cửu, không còn phụ thuộc vào những giới hạn của cuộe sống trong thời gian. Vì đau khổ và sự chết là của thời gian; còn sự sống thì vượt qua giới hạn của thời gian.
Đức Kitô đến trong thời gian là Ngài đặt nền cho mọi người thấy cuộc sống mới phát xuất từ Ngài mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Vì tự bản chất con người được tạo dựng mang hình ảnh và sự sống,trong Thiên Chúa, đồng thời có tự do để sống thế nào cho phù hợp với căn tính của mình nơi Thiên Chúa và phù hợp với giá trị nhân vị của mình. Cho nên, con người không ngừng phải đối diện với mầu nhiệm Nhập Thể để thấy được cách thức Thiên Chúa làm người, và Ngài trô thành nền tảng, khuôn mẫu cho mọi người. Chính đời sống và lời rao giảng của Ngài giúp cho mọi người nhận ra con đường cứu độ. Con đường đó là mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa làm người, để cho mọi người được đến gần Thiên Chúa, được nghe Lời của Người. Từ đó con người bắt đầu khỏi sự cuộc sống mới, chấp nhận thân phận, dám trả giá cho những lý do sống của mình. Một khi chấp nhận thân phận đau khổ của mình để tìm ra một giá trị sống trong đức tin thì mới có thể gặp được con đường cứu độ nơi mầu nhiệm nhập thể của Đức Kitô.
Đức Kitô đã nhập cuộc cách trọn vẹn trong thời gian, Ngài châp nhận sự yếu hèn, đau khổ, hư nát của con người, để từ đó Ngài thánh hoá và giúp con người nhận ra giá trị sống nơi những đau khổ, hy sinh, những việc làm đem lại cho mình một giá trị sống của niềm tín.
Cho nên việc làm của chúng ta luồn được khỏi sự từ Đức Kitô và cũng được kết thúc trong Đức Kitô, nghĩa là những gì Đức Kitô mang đến cho con người đều vượt ra khỏi những giới hạn của lề luật, cơ chế, tội lỗi và sự chết nơi thân xác con người (x. Rm 6,4)

2.Đức Kitô là khởi nguyên và cùng đích

Đức Kitô là khởi nguyên, là trưởng tử và cùng đích mọi loài trên trời dưới đất, vạn vật muôn loài nhờ Ngài mà được hiện hữu (x. Cl 1,18). Sự hiện hữu ở đây không những trong bản tính mà còn trong tình yêu của Ngài. Thiên Chúa muốn cho mọi loài được chia sẻ sự sống và vinh quang của Ngài, nên tất cả đều được khởi sự từ nơi Thiên Chứa và qui hướng về Ngài. Nhờ Ngôi Lời Nhập Thể, thời gian trở thành chiều kích của Thiên Chứa, Đấng tự mình là vĩnh cửu. Chính sự nhập thể của Con Thiên Chúa, thời gian được Đức Kitô đảm nhận. Ngài khởi đầu lại cho nhân loại một đời sống mới ngang qua cái chết và phục sinh của Ngài. Như vậy, Ngài đã giúp cho con người có một sự khởi đầu mới nhờ tin vào Ngài. Từ đó, con người được trở nên một và mặc lấy thần tính của Thiên Chúa nơi Đức Kitô Giêsu. Cho nên mọi vấn đề của cuộc sống con người đều là một sự khởi đầu cho một cuộc sống mới trong Đức Kitố, nghĩa là ơn cứu độ của Ngài không phải đợi đến ngày cánh chung, mà ơn cứu độ đã có ngay trong thực tại thời gian của mình rồi. Vì thế, Đức Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay và mãi đến muôn đời (x. Dt 13,8).

 

3. Thiên Chúa thực hiện công trình cứu độ tới hồi viên mãn

Thiên Chúa tạo dựng muôn loài muôn vật trong thời gian, nhưng tất cả đã bị tội lỗi làm hư hoại, méo mó, mất đi bản chất nguyên sơ thuở ban đầu mà Thiên Chúa đã dựng nên (x. St 3,5). Tội lỗi đã làm cho con người và Thiên Chúa không thể tới gần nhau. -Cho nên Thiên Chúa thực hiện chương trình cứu độ của Ngài qua Đức Giêsu Kitô. Từ đó, Ngài thánh hoá kiện toàn cuộc sống mỗi người trong niềm tin.
Nhưng khi con người đạt đến sự viên mãn trong Đức Kitô nhờ đức tin thì cuộc sống đó không còn có ỹ niệm về sự phân chia khoảng cách thời gian nữa vì đa được nên một với Ngài.
Thiên Chúa không ngừng muốn thực hiện công trình cứu độ cho con người nơi Đức Giêsu Ki-tô qua việc cử hành các bí tích, để đem lại cho con người một sự sống mới mỗi ngày. Ngài mời gọi con người cộng tác với ơn của Ngài thì con người mới có thể đạt đến sự nhận biết trọn vẹn trọng tinh thần và chân lý cứu độ. Và Thiên Chúa cũng chỉ thực hiện ơn cứu độ cho những người tín, những người thành tâm âm kiếm, những người gõ cửa. Vì ơn Chúa luôn hoạt động nơi mỗi con người và qua các bí tích mà giáo hội cử hành mỗi ngày cho đến thời viên mãn, khi mà mỗi người hoàn tất vận mệnh cuộc đời của mình trong Chúa.
Thiên Chúa thực hiện công trình cứu độ tới hồi viên mãn, là qui tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô (x. Ep 1,10), nghĩa là đưa con người đạt đến nguồn ơn cứu độ bằng ân sủng và tình yêu của Ngài. Thời gian viên mãn ở đây luôn thể hiện chiều kích của sự cứu độ nơi mỗi người mà Đức Kitô đang thực hiện cho họ một cách trọn vẹn và sung mãn. Cho nên, thời gian viên mãn mà Thiên Chúa thực hiện luôn thể hiện chiều kích tập thể cũng như cho từng cá nhân mỗi người đúng thời đúng lúc. Thời gian viên mãn mà Thiên Chúa thực hiện ơn cứu độ không chỉ nơi mỗi người trong thực tại của niềm tin, mà còn hướng mọi người tới ngày cánh chung, ngày tận cùng của thế giới đó là ngày trời mới đất mới mà chúng ta hằng mong đợi, nơi công lý ngự trị. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đỗ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan ra như lửa hồng mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ (X.2P 3,10-12).

 

KÊT LUẬN

Đời sống đức tin của người kitô hữu là một hành trình, không ngừng tìm kiếm, khám phá để nhận ra căn tính của mình. Để được như vậy thì mỗi người không ngừng đối diện và đặt mình trên nền tảng của Đức Kitô mới có thể thấy được đời sống đức tín của mình trong mầu nhiệm nhập thể. Chính Đức Kitô đã đi vào trong thời gian của mỗi con người, Ngài nhập cuộc vào trong cuộc đời mỗi người để đồng hành, chia sẻ thân thân phận với họ. Từ đó Ngài sẽ đưa và thánh hoá cuộc sống mỗi người nhờ tình yêu và ân sủng của Ngài.
Từ thân phận yếu hèn, Đức Ki-tô cho mọi người nhận ra chính Ngài là Đấng cứu độ, là khởi nguyên và cùng đích mọi loài trên trời dưới đất. Qua đó mọi người sẽ nhận ra chính Ngài là trung tâm của thời gian mà toàn bộ lịch sử cứu độ đều qui hướng về Ngài như một sự tái tạo, một sự tạo dựng mới qua mầu nhiệm Đức Kitô chết và phục sinh. Biến cố này không dừng lại trong thời gian, mà Thiên Chúa không ngừng thực hiện cống trình cứu độ nơi mỗi con người cho hồi viên mãn của ngày cánh chung.

 

 

 

 

 

 

 

GIÊSU ƠI! (Thơ)

 Sr.M.Mai Ân Thông    

                                   Thời gian là của Chúa
                                   Con tận hưởng Yêu Thương.
                                   Giêsu ơi, con nương tựa vào Ngài
                                   Nghe nhịp ru ân thiêng tràn bất tận
                                   Nghe cõi lòng ấm áp khoảng trời riêng
                                   Lòng bên lòng con tâm sự triền miên
                                   Con với Chúa cùng đi lên Núi Sọ.
                                   Đôi tay con ôm lấy Lời Thần Khí
                                   Tim đong đầy bao ý nguyện hương kinh
                                   Nhiều thao thức một đời xin đọng lắng
                                   Bước hành trình lặng lẽ theo Giêsu.
                                   Giai điệu bên Ngài, hợp hoan ca Lòng Mến
                                   Khúc hát trong Ngài, biển sóng vỗ Tình Thương
                                   Âm thầm quanh con, triệu vần thơ Tin – Cậy
                                   Kết dệt dòng đời với cuộc sống biến thiên.
                                   Thế trần chóng qua mau tan thành mây khói
                                   Nhẹ biến hình hài lúc “có ” lại lúc “không ”
                                   Trong hiện hữu Giêsu là Sự Thiện
                                   Nét Mỹ vĩnh hằng, Chân Lý sáng soi.
                                   Giêsu ơi! Tình Yêu là ở lại
                                   Đêm về rồi, đường đi lắm phiêu linh
                                   Xin nán thêm dẫu cuộc trần khuất tất
                                   Một lần thôi ghi dấu mãi nghìn thu.
                                   Giêsu ơi ! Xin Ngài thương ở lại
                                   Cung lòng con, mái ấm của Ngài thôi.
                                   Sao có thể, khi yêu mà thôi nhớ
                                   Sao có thể, bên Ngài không vấn vương
                                   Thân con đây luôn mong cần đến Chúa.
                                   Sao có thể, khi thương mà thôi khát
                                   Sao có thể, trong Ngài không choáng say
                                   Men Lời dịu ngọt, lòng bừng sức sống
                                   Thánh Thể Tình yêu, nối kết muôn người.
                                   Xin bẻ ra, đời con là của lễ
                                   Tim nguyện cầu, thắp sáng vạn lời kinh
                                   Một niềm tin, mở ra đời vâng phục
                                   Khiết tịnh, khó nghèo theo Chúa ngày đêm
                                   Xin hiến dâng, lòng thanh tình bạch ngọc
                                   Xin Tình Ngài nâng đỡ bước chân con.

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO CỦA HỘI DÒNG XITÔ 2010

 

FM.Duyên Thập Tự   

 Tổ chức đều đặn 5 năm một lần. Đại hội Dòng Xitô 2010 được tổ chức tại trung tâm linh thao Mondo Megliore (Thế giới tốt đẹp hơn), gần Castel Gandolfo (nơi nghỉ hè của Đức Giáo Hoàng, cách Roma khoảng 40km).Chiếu theo Hiến Pháp Toàn Dòng Xitô, Đại hội được        

                               

1.Thành phần tham dự: 132                                   

Cha Tổng Phụ Mauro ESTEVA triệu tập và chủ tọa Đại hội cho tới khi bầu Cha Tân Tổng Phụ.

Cha Tổng Quản Lý hiện diện như một thành viên của Đại hội

Các Viện phụ Hội trưởng (10) và Viện mẫu Hội Trưởng (2). Dòng Xitô gồm 13 Hội Dòng, nhưng đại hội lần này thiếu vắng VPHT Hội Dòng “Đức Mẹ Trung Gian Mọi Ân Phúc (Congregatio B.M.V. Mediatricis Omnium Gratiarum) (vì HD chỉ còn 9 thành viên già cả).

Mỗi HD cử đại biểu, cứ 25 khấn sinh có một đại biểu. Các Viện phụ, Viện mẫu hoặc Viện trưởng các đan viện trực thuộc Dòng, không thuộc một Hội dòng nào.

Phái đoàn Việt Nam gồm 28 thành viên (nếu tham dự tất cả, số thành viên sẽ là 38)

 

2.Nghị trình: xin lược lại một vài sinh hoạt chính.

Ngày khai mạc với Thánh lễ kính Chúa Thánh Thần. Cha Tổng Phụ sắp mãn nhiệm Mauro Esteva giảng lễ (bài giảng được đặng trong số nội san này).

Cha Tổng Phụ sắp mãn nhiệm đọc lời khai mạc Đại Hội (đăng trong nội san), và báo cáo tình hình Toàn Dòng. Sau đó ngài rút lui và chào tạm biệt mọi người.

Đại hội lần này bầu chọn Cha Tân Tổng Phụ vào ngày 03.10.2010. Và Viện phụ Mauro-Giuseppe LEPORI (VP đan viện Hauterive, Fribourg Thuỵ Sĩ) được bầu làm Cha Tân Tổng Phụ. Ngài sinh năm 1959 tại Lugano, Tessin, Thuỵ Sĩ Ý. Cha Tân Tổng Phụ chủ toạ Đại hội. Đại hội lần này là lần đầu tiên chọn một chủ đề để các Hội dòng học hỏi và chia sẻ trong Đại Hội. Chủ đề được Tổng Phụ Mauro Esteva và Ban cố vấn chọn và gởi cho các Hội Dòng các câu hỏi triển khai: “ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN LÀ NƠI ĐÀO LUYỆN CON NGƯỜI  TOÀN DIỆN VÀ LÀ NƠI CỦA SỰ THẬT TRONG VIỆC TÌM KIẾM THIÊN CHÚA”. Các Viện phụ và các Viện Mẫu Hội trưởng báo cáo và sau đó trả lời những câu hỏi các thành viên đại hội đặt ra. (Bản báo cáo của Hội Đòng Xitô Thánh Gia đăng trong số nội san này)

Ngoài ra Đại hội cũng bàn thảo một vài vấn đề liên quan đến Hiến Pháp Toàn Dòng với những đề nghị tu chính, như giảm số thành viên tham dự đại hội. Những đề nghị tu chính này chưa được Đại hội thông qua vì còn nhiều vân đề cần tìm hiểu và trao đổi kỹ hơn.

Một văn bản “Hướng Dẩn Tuần Viếng Thường Kỳ” trong các đan viện được đưa ra để các Hội Dòng áp dụng. Đây là văn bản mang tính hướng dẫn, nhưng rất lợi ích cho các cộng đoàn. (Bản văn được đăng trong số nội san này)

Bầu chọn Ban cố vấn gồm 4 thành viên nam và 2 thành viên nữ. Trong 4 thành viên nam của Ban cố vấn có sự hiện diện của VPHT Hội Dòng Xitô Thánh Gia.

Bầu chọn Các Nghị Phụ và Nghị Mẫu tham dự Thượng Hội Đồng Dòng Xitô (thành viên là các VPHT, VMHT), gồm 5 thành vỉên nam và 5 thành viên nữ. Trong 5 thành viên nam cổ sự hiện diện của Viện phụ Phước Lý. Đại Hội cũng nghe báo cáo về việc một vài đan viện muốn sát nhập vào Dòng Xỉtô. Vì thiếu thông tín, nên Đại Hội giao cho Cha Tổng Phụ xem xét tình hình của các cộng đoàn này, và sẽ quyết định trong đại hội lần tới.

Ngôn ngữ chính dùng ttong văn bản cửa Đại hội. Đại hội đã quyết định dùng tiếng Ý như ngôn ngữ chính. Từ văn bản bằng ngôn ngữ này sẽ được chuyển ngữ sang 3 ngôn ngữ khác là Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Thánh lễ cử hành bằng tiếng Ý. 

Đại Hội cũng bầu Ban phụ trách luật (Commission uridique) gồm 5 thành viên. Mục đích của Ban này là xem lại Hiến Pháp Toàn Dòng và đề nghị những tu chính giúp các Hội Dòng trong những gì liên quan đến Giáo Luật và Hỉến Pháp của mỗi Hội Dòng. (Việc xin Toà Thánh chuẩn nhận tu chính số Hỉến Pháp của Hội Dòng Xitô Thánh Gia chúng ta liên quan đến nhiệm kỳ của Viện phụ (quyết nghị Tổng Hội 2010) cần thông qua Ban này để được góp ý trước khi đệ trình Toà Thánh. Chứng ta đang trong giai đoạn này.)

Hội Đồng Đức Mẹ Vô Nhiễm (Lérins) và Hội Dòng Xitô Thánh Gia đồng đề nghị Đại Hội bầu một Thỉnh Cáo Viên (Postulateur) để giúp đỡ xúc tiến việc phong thánh ttong các íỉội Dòng và thông tri những gương mặt thánh thiện trong Dòng vào thời đại này. Đại Hội trao lại cho Ban cố Vân công việc này.

Vào ngày áp cuối đại hội, một tâm thư của Đại hội gởi cho anh chị em trong Toàn Dòng đã được soạn thảo văn được đăng trong số nội san này.)

Vào ngày cuối cùng của Đại hội, Cha Tân Tổng Phụ Mauro-Giuseppe Lepori đọc diễn văn bế mạc. (Diễn văn này được đăng trong số nội san này.)

Đại hội kết thức bằng kinh TE DEUM.

 

3.Một vài ghi nhận khác :

Thông dịch sang các ngộn ngữ khác. Bốn ngôn ngữ được thông dịch tại chỗ là Đức, Pháp, Tây Bân Nha, Ý. Ngoài ra, tiếng Việt Nam cũng được một anh em sinh viên của Hội Dòng, đang học tại Roma, chuyển dịch từ những phát biểu tiếng Ý!

Để chuẩn bị cho cuộc bậu chọn Cha Tân Tổng Phụ, mệt linh mục người Ý thuộc dòrig Capucinô La CantaLamessa đã được mời đến giảng huấn. Ngài chú giải và dẫn đưa cử tọa vào nội dung của kinh “Veni Creator”. Bài giảng sâu sắc và giọng thâm trầm của một vị giảng thuyết của Toà Thánh.

Đại hội cũng đón tiếp Cha Tổng Phụ Eamon Fitzgerald củâ Dòng Xitô Nhặt Phép, Nữ Bề Trên Tổng Quyền Dòng Bernardines, và một vài vị mục sư Đức đang quản lý các đan viện Xitô ngày xưa.

Bầu khí : Theo đánh gía của nhiều tham dự viên từng tham dự nhiều Đại hội, thì đại hội lần này mang lại nhiều điểm tốt. Trước hết là chủ đề chung cho toàn Đại hội. Mỗi Hội dòng báo cáo những điều các cộng đoàn đã cùng học hỏi. Các bản   tiếp đến phải nói tới tình huynh đệ. Có một sự gần gũi giữa các các thành viên. Bầu khí cỡi mở và vui tươi trong giờ họp và giờ dùng bữa cũng như lúc dạo chơi, cong phái nói đến sự trẻ trung của anh chị em Việt Nam khuôn mặt trẻ và luôn tươi cười. Sự tham gia tích cực qua góp ý các vấn đề bằng những ngôn ngữ khác nhau (anh chị em sinh viên đang theo học trong các gtóng với những ngôn ngữ như Đức, Pháp, Ý). Đây là một chứng từ được đăng trong lá thư của cộng đoàn Our Lađy of Dallas (tại Mỹ và thuộc Hội dòng Xitô Zirc). Trong thư luân lưu A Letter From Abbey, Septembre 2010 cha Viện phụ Denis Farkasfalvy, (một tham dự viên của nhiều đai hội và hiện diện trong đại hội lần này), đã báo cáo về một số sinh hoạt đại hội, và ngài viết trong bản tín đó : “Most remarkable and encouraging was not so much the large number of superiors and delegates from Vietnam – a growing trend for the last ten years – but, for the first time, their active purtipation. Thanks to the hospitality of the various European cistercian houses who hosted the visiting Vietnamese, we heard, one after other, theirs interventions in French, German, Italian or English (yes, all these four languages) expressing theirs views on varous matters. One young Vietnamese brother stood up to comment on the issues of Cistercian brothers from so many monasteries – with vastly different cultural and spiritual traditions – coming together in Rome to advance their studies…

Cha Nguyên Tổng Phụ Mauro Esteva muốn rời khỏi Đại hội ngay sau khi báo cáo xong. Nhưng, ngài bị giữ lại một thời gian vì có những phát biểu diễn tả lòng biết ơn đối với ngài trong việc giúp các Hội dòng, việc tổ chức Khoá Học Đan tu vào tháng hè tại nhà Bề Trên Cả (CFM – cours de formation monastique), và những đóng góp quí giá của ngài trong suốt thời gian phục vụ Toàn Dòng, đặc biệt đối với giới trẻ. Một anh em sinh viên Việt Nam đạng du học tại Roma cũng nói lên tâm tình tri ân đến ngài trong việc giúp đỡ anh em đang tu học tại đây. VPHT Hội Dòng Xitô Thánh Gia đã nói lên tâm tình biết ơn đối với quí Viện phụ và các cộng đoàn đón tiếp anh em đang tu học. Các Viện phụ cũng nói lên niềm vui và cám ơn vì sự tín tưởng củạ quí bề trên đã gởi anh em đến và nói rằng sự hiện điện và việc tham dự vào các sinh hoạt cộng đoàn sở tại của anh em sinh viên là một điều rất khích lệ.

Các tham dự viên nói lên niềỉn phân khởi trước sự phát triển của Hội Dòng chúng ta. Cha Tân Tổng Phụ nói lên ước muốn thăm anh chị em Xitô Thánh Gia tại Việt thấy những điều tốt lành Chúa thực hiện trong 7 cộng đoàn của Hội Dòng.

Ước mong cuộc sống chúng ta – cuộc sống mà cha Tổ phụ mong muôn của các đan sĩ thật và thầnh thiện, sẽ không phụ lòng những người đặt niềm tin và hy vọng nơi Hội Dòng chúng ta.

 

 

 

 

 

 

 

DIỄN TỪ KẾT THÚC TỔNG HỘI 2010

Kính thưa quí Thành Viên Tổng hội,
Tổng Hội 2010 sắp kết thúc. Viện Phụ Hội Trưởng dành vài lời ngỏ với tất cả các tham dự viên.
Chúng ta đã làm việc chung với nhau trong những ngày qua trong tinh thần muốn xây dựng Hội Dòng ngày càng tiến triển trong lý tưởng đan tu. Chính lý tưởng đan là nền tảng để chúng ta cùng nhau bàn thảo những vấn đề được đặt ra trong Tổng hội 2010 này.
Chúng ta đã nghe biết, qua cấc báo cáo và trao đổi tình trạng chung của Hội Dòng yới những điểm sáng và một vài bóng tối. Những thực tế trong các cộng toàn và toàn Hội Dòng không làm chúng ta chán nản tay thất vọng, nhưng là một thúc đẩy để tìm ra những phương án thích hợp hơn cho thời đại chúng ta, để đời sống Xitô Thánh Gia được triển nở trong lòng Giáo Hội và xã hội Việt Nam. Muốn được như thế, chúng ta cũng dám từng bước nhìn vào sự thật để tìm ra con đường vì “sự thật mới giải phóng”.
Chúng ta cũng đã trao đổi với nhau về những gì thực tế liên quan đến chủ đề của Tổng hội: “Chức Tư Tế Cộng Đồng và Thừa Tác”. Những cái nhìn thực tế đôi khi rất trần trụi là một cơ hội để chúng ta phản tỉnh trước một vấn đề vừa rất thánh thiêng nhưng cùng có thể bị nhiễm yếu tố trần gian tục lụy. Việc phản tình đó không chỉ giới hạn trong mức độ cá nhân mà phải bao gồm cấp độ tập thể. Chũng ta đã đề xuất một vài hình thức để việc sống chức tư tế cộng đồng và thừa tác được chân thực trong Hội Dòng chúng ta.
Chúng tạ cũng đã đưa ra những quyết định liên quan đến sinh hoạt của các cộng đoàn và Hội Dòng như việc nố Hiến Pháp liên quan đến nhiệm kỳ của Viện Phụ và viện Trưởng, hoặc nâng cộng đoàn Phước Hải lên hàng đan viện tự trị. Những quyết định đó đều phát xuất từ một mong ước là Hội Dòng chúng ta được phát triển và thích ứng với cuộc sống hiện tại, trong tinh thần biện phân.
Chúng ta đã trải qua những giờ phút trao đổi trong bầu khí trầm lắng hay hăng say, bằng lối giải thích hay nghi vấn; nhưng tất cả đều có một mong muốn tìm hiểu vấn đề dưới nhiều góc cạnh và tìm ra một con đường chung. Chúng ta học được cách tôn trọng những khác biệt trong cách nhìn, trong cách đặt vấn đề và cách diễn tả. Chúng ta cũng đã học được cách tìm tiếng nói chung xuyên qua những con đường và những giai đoạn khác nhau. Tất cả những điều đó và những yếu tố khác giúp
Chúng ta nhìn tương lai với một ánh nhìn lạc quan và tin tưởng.
Chúa Thánh Thần đã tác động trên Tổng Hội chúng ta trong thời gian chuẩn bị, qua những diễn tiến chúng ta trở về cộng đoàn của mình. Chúa Thánh luôn luôn đồng nhất trong thời gian; vì thế, chúng ta được mời gọi sống sự đồng nhất đó trong việc hiện thực những quyết định của Tổng Hội. Việc đó tạo nên một sức mạnh và niềm tin tưởng, không những giữa chúng ta mà còn cho toàn thể Hội Dòng.
Nhân dịp này, thay mặt Tổng hội, chúng con chân thành tri ân Viện phụ Ephrem Trịnh Văn Đức và cộng đoàn Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương, đã đón nhận và dành những gì tốt đẹp nhất trong việc phục vụ để các thành viên Tổng hội làm việc với một hiệu năng cao nhất Một tâm tình biết ơn đặc biệt đối với anh em phục vụ hậu cần đã hy sinh và vui tươi phục vụ Tổng hội trong những ngày qua.
Tổng Hội chân thành cám ơn hai vị Điều Hành các buổi họp. Khả năng và sự bén nhạy nắm bắt vấn đề giúp cho công việc được tiến triển tốt đẹp.
Tổng Hội cũng rất biết ơn hai vị thư ký đã ghi nhận những gì được nêu lên và ghi nhận những điều cốt yếu.
Và, Viện Phụ Hội Trưởng xin chân thành cám ơn tất cả các tham dự viên Tổng Hội đã đóng góp tìm ra kết luận cho những vấn đề được đặt ra.
Việc tổ chức Tổng Hội của Hội dòng chúng ta như bất cứ việc tổ chức nào, bao giờ cũng có phần khiếm khuyết và thiếu sót về nhiều khía cạnh. Viện Phu Hội Trưởng chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra nên xin các thành viên Tổng Hội tha thứ và thông cảm những sai sót trong việc tổ chức và chủ toạ Tổng Hội.
Chúng ta hãy hướng về tương lai với tất cả niềm tin tưởng phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Từ ngày Cha Tổ Phụ lập dòng trên Núi Phước cho đến hôm nay là cả chuỗi hồng ân, độ dài của những nhiệt tâm cộng tác và độ dầy của những kinh nghiệm. Bao thế hệ tiền nhân đã góp công sức của các ngài để xây dựng “đại cuộc”; phần chúng ta, với những khả năng Chúa ban, với thiện chí, chúng ta dám đối diện với những vân đề phát sinh ngày nay. Đó là những thách đố giúp chúng ta can đảm, vững tiến, lớn lên và cùng nhau đi trên hành trình theo Chúa Kitô với định hướng củâ đời đan tu Xitô Thánh Gia. .
Viện Phụ Hội Tưởng tuyên bố kết thúc Tổng Hội 2010.

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương, ngày 09 tháng 05 năm 2010.

M. Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn
Viện Phụ Hội Trưởng.        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THƯ TỔNG CÔNG NGHỊ DÒNG XITÔ

2010

GỬI ANH CHỊ EM DÒNG XITÔ

 

Rôma, ngày 10.09.2010

Anh chị em Dòng Xitô thân mến,
Trong tinh thần bình an và hiệp nhất, các viện phụ viện mẫu và các tham dự viên Tổng Công Nghị Dòng Xitô 2010 hân hoan thông báo cho anh chị em biết Tổng Công Nghị đã bầu chọn cha viện phụ Mauro-Giuseppe Lepori, thuộc đan viện Hauterive (Bờ Cao), làm Cha Tân Tổng Phụ Dòng Xitô chúng ta.
Các suy tư về đời sống các đan viện chúng ta qua các cộng đoàn khác nhau đã được thực hiện trong tình thần hiệp nhất. Bầu khí bình an và hài hoà này đã nhắc nhở từng tham dự viên Tổng Công Nghị một giai thoại đã được sống như sau:
Vào một buổi trưa, một đan sĩ sinh viên đặc trách văn khố lấy xe bus số 23 bên cạnh Quảng Trường Thánh Phêrô để về nhà Tổng Quyền. Một nhóm hành khách 7, 8, 15 người bước lên xe, tay khệ nệ mang theo các tập tài liệu. Nhóm hành khách ấy ở giữa xe bus. Một vài phút sau chiếc xe chuyền bánh mang theo khoảng 30 hành. Thinh lặng bao trùm… Mỗi hành khách thả hồn theo những suy tư riêng. Một lúc sau, nhóm hành khách 7, 8, 15 người ở giữa xe, nhẹ cất lên tiếng ca một cách khoan thai và hài hoà một bài ca truyền thống của Ý quốc, bài ca sẽ đồng hành với chúng ta một cách sảng khoái trong mọi cuộc hành trình. Khuôn mặt nghiêm nghị cứa các hành khách khác, đang khép kín vào chính mình bắt đầu thư giãn, và những nụ cười đón nhận, thán phúc và hài lòng hé nở trên môi, nhóm người ca hát đã biến đổi bầu khí trong chuyến xe bus “.
Đối với chúng tôi, giai thoại trên đây là một lời mời gọi để ước mơ. Biến cố được sống đó thực là hình ảnh của Tổng Công Nghị 2010 của chúng ta : một nhóm 70, 80, 150 người, ở giữa Dòng Xitô, dưới ánh nhìn của các ‘hành khách khác’ (nam đan sĩ, nữ đan sĩ, xã hội, thế giới..)
Đó là một Tổng Công Nghị mong muốn, và cần “sống bằng mạch nước vọt ra từ con tim”. Đề được như thế, trong 15 ngày, các thành viên của Tổng Công Nghị đã cầu nguyện, đã làm việc, đã trao đổi các cảm nghĩ của họ, đã thảo luận và tìm kiếm những đường hướng mới, cho các cộng đoàn đan tu cúa Dòng Xitô.
Vào lúc Tổng Công Nghị kết thúc, chúng tôi muốn chuyển đạt lại chứng nghiệm phấn khởi, hy vọng và tín thác của chúng tôi… bằng cách nhắc nhớ lời của thi sĩ Rilke nói với chúng ta: “Tôi sống cuộc sống như một trôn ốc lớn lên theo từng vòng xoắn xuyên qua các vật thể… và con người”. Theo thiển ý chúng tôi, Tổng Công Nghị là vòng xoắn thứ nhất của vòng trôn ốc. Tổng Công Nghị đã kinh qua hình trôn ốc này trong ý nghĩa là các thành viên của Tổng Công Nghị đã cố gắng lắng nghe tiếng róc rách của những mạch nước vọt ra từ con tim, trong sự lặng nghe, suy tư và thảo luận.
Tổng Công Nghị đã muốn là nhóm 70, 80, 150 người ở giữa chiếc xe bus trần gian này, đã thử cùng xướng lên một “khúc tân ca” cho đời sống Dòng Xitô và tiến trình đan tu chúng ta. Chúng tôi trực giác là đã tìm thấy “bài ca mới” đó. Đó là lý do nhờ đó chúng tôi ước gởi đến anh chị em lá thư này để nói với anh chị những người thuộc vòng xoắn thứ hai, rằng chúng ta phải vểnh tai lên nghe tiếng nước hằng sống vọt ra từ con tim. Những trực giác này đã được khẳng định qua những lời của Cha Tân Tổng phụ.
Một cách cụ thể, đó là ba ngôn từ, những lời rất đẹp.
Lời thứ nhất: một tiếng gọi mời. Cha Tân Tổng phụ nói với chúng ta rằng, đối với ngài, việc bầu chọn ngài làm Tân Tổng Phụ là một lời mời gọi mời; điều đó cũng đúng với chúng ta, những người đi theo ngài và cùng với ngài, chúng ta được mời gọi sống một cuộc canh tân công cuộc phúc vụ của chúng ta trong Giáo Hội hôm nay.
Lời thứ hai: tình bằng hữu. Cha Tân Tổng Phụ đã nói với chúng ta rằng ngài ước muốn phục vụ trong đường hướng và trong bầu khí thân hữu.
Lời thứ ba: tình bác ái, cần thiết cho mối tương quan các cộng đoàn chúng ta.
Ai lại không nhạy cảm với sự phong phú thiêng liêng của lời trên, nếu họ đang sống trong cộng đoàn?
Các trực giác này đến với chúng ta trong tiếng kêu của một xã hội căng thẳng, bạo lực, khổ đau…Thường xuyên, hầu như mỗi tháng, hay mỗi tuần, một tiếng kêu
thống thiết của xã hội đến với chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ đến những gì xảy ra ở Trung Đông, ở Haiti, ở Pakistan, ở Chilê…Đó ‘là những tiếng kêu với những lời gọi mới, những lời mời sống tình bằng hữu và bác ái Chúng ta không thể xuống xe bus. Chúng ta là một nhóm phải học một bài ca mới; chúng ta là một nhóm với những hành khách khác, họ co cụm vào chính họ xao động, đầy thất vọng…
Có lẽ chúng ta bận tâm về con số ơn gọi, về các vấn đề của các cộng đoàn chúng tar Nhưng, trong cuộc hành trình của nó, chiếc xe bus vẫn đợi chờ… nó cần nghe “bài ca mới” này. Bài ca mới này được viết và khuôn theo ba lời mà Cha Tân Tổng Phụ kích khởi chúng ta. Một lời mời gọi mới, một chứng nghiệm tình bằng hữu và tình yêu trong việc chiếm ngắm Chúa Kitô, Đấng mà chúng ta không được yêu quí gì hơn Ngài.
Vậy, sau cùng, chũng ta hãy chỗi dậy như lời Kinh Thánh thúc bách chúng ta: “Giờ đã đến rồi, hãy tính thức nào!
Chúng ta hãy mở mắt nhìn ánh linh quang thần hoá. Hãy chăm chú lắng nghe tiếng Chúa mỗi ngày cảnh giác chúng ta: “Ngày hôm nay, nếu anh em nghe tiếng Chúa, anh em đừng cứng lòng ” (TL, Lời mở, 8-10).

Anh chị em thân mến, anh chị em hãy sống bằng mạch nước tuôn trào từ trái tim!

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hạt Giống Chiêm Niệm số 32: Cầu Nguyện Đan Tu

CẦU NGUYỆN ĐAN TU Số 32 – Tháng Giêng năm 2024 ĐÔI LỜI ... Kính thưa quý độc giả, Như chúng ta đã biết, cầu nguyện là hành...

Hạt Giống Chiêm Niệm số 31: Hướng Vọng Trời Cao

 Số 31 – Tháng 7 năm 2023 Lời ngỏ Kính thưa quý độc giả, Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày qua đời của cha Biển Đức...

Hạt Giống Chiêm Niệm số 29: Tứ Hải Giai Huynh Đệ

Số 29 – tháng 07 năm 2022 Cùng Độc giả, Các sinh hoạt của Ban Biên Tập Nội San Hạt Giống Chiêm Niệm (HGCN) của Hội...

Hạt Giống Chiêm Niệm số 30: Một Đi Chung Cùng Nhau

LỜI NGỎ   Kính thưa Quí Độc Giả! Nội san Hạt Giống Chiêm Niệm số 30 phát hành vào tháng Giêng năm 2023 này mang chủ đích...

Giới Thiêu nội san “HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM” (Viện phụ Dominico Phạm Văn Hiền)

  NỘI SAN   HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM     LỜI GIỚI THIỆU      ...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 1: NGUỒN SUỐI CHIÊM NIỆM

    HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM       Nội...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 2: HƯƠNG VỊ LỜI CHÚA

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 3: THAO THỨC

  HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san linh đạo...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 4: Những Nẻo Đường Sống Đạo

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM     Nội san linh đạo đan tu   NHỮNG NẺO ĐƯỜNG SỐNG ĐẠO   Số 4 tháng 7 năm 2007 LỜI NÓI ĐẦU     Một người nọ hỏi...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số đặc biệt: Cội nguồn hy vọng

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san linh đạo...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 7: Thử Thách

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san linh đạo...