Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Gia Đình Thánh

LỄ THÁNH GIA THẤT

( Lc 2, 41- 52)

 Đan viện Phước Hải

Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách của con người. Vì thế mà, hằng năm mừng kính lễ Thánh gia được tổ chức vào Chúa nhật sau lễ Giáng sinh nhằm nêu lên một tấm gương sáng chói cho các gia đình noi theo. Đồng thời, hôm nay cũng là ngày bổn mạng của Hội Dòng Xitô Thánh Gia. Đây là dịp để giúp cho mọi thành viên trong Hội Dòng không ngừng noi gương, bắt chước các nhân đức âm thầm của Đức Maria, đức tin phó thác của thánh Giuse và sự vâng phục của Đức Giêsu, nhờ đó mà mỗi thành viên trong mà Hội Dòng cố gắng xây đắp cho gia đình cộng đoàn của mình ngày một vững mạnh trong tình của Thiên Chúa.

  Sự ra đời của lễ Thánh Gia và ý nghĩa của ngày lễ

Lễ Thánh Gia Thất được thiết lập để tôn vinh gia đình Thánh Gia: Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse, như mẫu gương cho mọi gia đình. Lễ này bắt nguồn từ lòng sùng kính Thánh Gia, phong trào phát triển mạnh trong thế kỷ 17. Mặc dù không được công nhận ngay lập tức, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã khuyến khích sùng kính Thánh Gia qua thông điệp Quamquam Pluries (1889), nhấn mạnh gia đình là tế bào cơ bản của xã hội và Giáo hội. Lễ Thánh Gia chính thức được đưa vào lịch phụng vụ chung năm 1921 dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV. Ban đầu cử hành vào Chúa Nhật sau lễ Hiển Linh, nhưng từ sau Công đồng Vatican II, lễ được mừng vào Chúa Nhật trong tuần Bát Nhật lễ Giáng Sinh để làm nổi bật mối liên hệ giữa Giáng Sinh và gia đình Thánh Gia. Nếu không có Chúa Nhật trong tuần Bát Nhật, lễ sẽ được tổ chức vào ngày 30 tháng 12.

Lễ Thánh Gia Thất có ý nghĩa đặc biệt vì được mừng ngay sau lễ Giáng Sinh, khi niềm vui Giáng Sinh vẫn còn tràn ngập trong lòng tín hữu, giúp chúng ta hiểu về hạnh phúc gia đình. Lễ này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong đời sống Kitô hữu, như sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy: “Gia đình Kitô giáo là sự hiệp thông giữa các nhân vị, là dấu vết và hình ảnh của sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Hoạt động sinh sản và giáo dục của gia đình phản ánh công trình tạo dựng của Chúa Cha” (GLHTCG số 2205). Điều này khẳng định tính linh thánh của gia đình theo lăng kính Kitô giáo.

  1. Gia đình là trường dạy đức tin

Bài đọc I nêu gương người mẹ Anna, người có đức tin mạnh mẽ và cầu nguyện kiên trì, được Thiên Chúa ban cho một đứa con: “Tôi đã cầu nguyện để được đứa trẻ này, và Đức Chúa đã ban cho tôi điều tôi đã xin Người” (1Sm 1,27). Anna đã dâng con mình cho Thiên Chúa: “Đến lượt tôi, tôi xin nhượng lại cho Đức Chúa. Mọi ngày đời nó, nó sẽ được nhượng cho Đức Chúa” (1Sm 1,28). Điều này cho thấy gia đình là nơi nuôi dưỡng và dạy dỗ đức tin.

Bài đọc II nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành đức tin: “Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người đó” (1Ga 3,24). Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta là con Thiên Chúa, nên phải sống thân mật với Ngài và theo giới luật yêu thương Ngài dạy. Gia đình không chỉ là nơi dạy đức tin, mà còn là nơi dạy tình yêu thương và sự hiệp nhất qua sự cộng tác của mọi thành viên trong gia đình.

  1. Gia đình là trường dạy tình thương

Có đức tin, có lòng đạo sẽ giúp mỗi người biết thương yêu và nhường nhịn nhau. Thánh Phaolô căn dặn: Anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu đựng nhau… Anh em hãy làm mọi việc vì sáng danh Chúa (x. Cl 3, 12-17). Tin Mừng hôm nay cho chúng thấy rõ điều này, khi thánh Giuse và Đức Mẹ cùng Chúa Giêsu luôn sống cho tình yêu “khi người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ”. Một khi đã có tình yêu thì lắng nghe nhau “sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,51). Thật vậy, Gia đình Nadarét là trường dạy tình thương với hai lý do: Một là, xét về tương quan nội bộ, vì trong gia đình này có trật tự và ở đâu có trật tự là ở đó có hòa bình hạnh phúc. Hai là vì trong gia đình này có Thiên Chúa hiện diện, mà ở  đâu có Thiên Chúa hiện diện là ở đó có hạnh phúc, ở đó là Thiên đàng. Cho nên, Thánh Gia là gia đình gồm những con người thánh, nghĩa là những người chọn Thiên Chúa làm tất cả, yêu thương và tôn trọng nhau. Như vậy, gia đình Thánh Gia chính trường dạy tình thương, vì ở đó, mỗi thành viên  trong gia đình luôn sẵn sàng và quảng đại cộng tác với nhau để tạo lập và duy trì tình thương, sự hiệp nhất, bằng việc thực thi ý Chúa trong cuộc sống và thể hiện tình yêu qua việc chu toàn bổn phận của mình cùng quên mình phục vụ người khác trong yêu thương. Hơn thế nữa, gia đình Thánh Gia luôn đặt ý Chúa lên trên và đặt tình yêu trong từng công việc phục vụ, nhờ vậy mà tình yêu Chúa luôn hiện diện nơi mái ấm này.

  1. Gia đình là trường dạy thực thi ý Chúa

Gia đình sống đức tin là gia đình luôn tìm kiếm và thực thi thánh ý Chúa. Thánh Gia là một gia đình thánh vì mọi thành viên trong gia đình luôn làm theo ý Thiên Chúa và sống gắn bó với Chúa. Các Ngài thể hiện việc sống gắn bó với Chúa qua việc chu toàn lề luật, dâng con vào đền thờ, đi hành hương… “hằng năm, cha mẹ Đức  Giêsu trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ vượt qua” (Lc 2, 41). Chính việc chu toàn lề luật, siêng năng cầu nguyện cùng sống gắn bó với Chúa, nên các Ngài nhận ra thánh ý của Thiên Chúa và mau mắn thi hành ý Chúa trong cuộc sống. Điều này được Ðức Giêsu thực thi qua việc Ngài nhận thấy bổn phận phải chu toàn là thánh ý Thiên Chúa “sao cha mẹ lại tìm Con? Cha mẹ không biết rằng con có bổn phận ở nhà Cha con sao?” (Lc 2, 49). Vì thế, việc chu toàn thánh ý Thiên Chúa chính là lối đi riêng của Người, và không có bất cứ lý do ngoại tại nào có thể ngăn cản hay làm lạc hướng được. Cho nên, trong cuộc hành hương về thành đô Giê-ru-sa-lem Ðức Giêsu phải ở nhà Cha Người, ở nơi Danh Thiên Chúa được tôn kính và Lời của Thiên Chúa được công bố. Như vậy, trong cuộc hành hương của mình, Ðức Giêsu đã tìm kiếm và đã gặp được Thiên Chúa, Cha của Người. Hơn nữa, chính lối đi riêng của Ngài giúp cho con người khám phá ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Bên cạnh đó Mẹ Maria là người luôn luôn thực thi ý Chúa “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói” (Lc 1,38), Mẹ thích thực hiện  ý muốn của Thiên Chúa hơn ý của chính mình. Còn thánh Giuse là người luôn vâng theo ý Chúa “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như Sứ Thần Chúa dạy” (Mt 1,24), Thánh Giuse sẵn sàng đón nhận và hết mình để sống cho tình yêu. Như vậy, gia đình Thánh gia là trường dạy thực thi ý Chúa, vì nơi đây tất cả mọi người trong gia đình đều hướng về Thiên Chúa và luôn làm đẹp ý Ngài.

Gia đình Thánh gia chính là gia đình Thánh, vì nơi mỗi thành viên trong đình này luôn sống cho đúng cương vị của mình là chồng, là vợ, là con cái đúng như Thánh Phaolô khuyên: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng” (Cl 3, 18-21).

Lạy Chúa, là nguồn mọi tình yêu, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con tấm gương Thánh gia, làm khuôn mẫu cho mọi quan hệ giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong gia đình và giữa cộng đoàn tu với nhau. Đặc biệt, đối với Hội Dòng Xitô Thánh Gia trong ngày mừng bổn mạng hôm nay, xin Chúa giúp cho từng thành viên trong Hội Dòng biết nhìn lên mẫu gương Thánh Gia Thất để sống, nhờ đó mà Hội Dòng trở thành gia đình thánh cho thế giới hôm nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)    ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu nhau muôn sự chẳng nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...