Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

M: Ephrem TP.

Về mặt tự nhiên, chúng ta cảm ơn Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta có một người mẹ hết lòng yêu thương chúng ta, bởi vì trên trần gian, không ai gần gũi đứa con bằng mẹ của chúng. Không ai yêu thương chúng ta hơn là mẹ ruột của chúng ta. Thì trên bình diện siêu nhiên, Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta một người mẹ, cũng yêu thương chúng ta vô cùng, một người mẹ mà Công Đồng Vaticanô II trong hiến Hiến Chế về Giáo Hội có nói: “Nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy, đức mến nồng nhiệt của Mẹ, Mẹ đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình cứu chuộc của Đấng Cứu Thế để tái lập sự sống siêu nhiên cho các tâm hồn. Bởi vậy trên bình diện ân sủng, Đức Ma-ri-a thật là mẹ chúng ta. Đối với người mẹ trần gian, chúng ta dành một ngày trong năm để nói lên tình yêu và lòng biết ơn của chúng ta đối với công ơn trời bể của mẹ mình. Nhưng đối với Mẹ Ma-ri-a, chúng ta không chỉ dành một ngày mà nhiều ngày trong một năm, cả hai tháng trong một năm: tháng năm và tháng mười. Thậm chí có thể khi chúng ta đọc kinh Mân Côi.

Về tình mẹ hiền, Mẹ chăm sóc tất cả chúng ta là những người con của mẹ đang trên đường lữ hành dương thế và đang gặp bao nguy hiểm khó khăn cho đến khi đạt được hạnh phúc quê trời. Mẹ Maria đã hiện ra nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau, với máu ở trong nước mắt, và mẹ đã hiện ra với những lời nhắn nhủ tha thiết cho đoàn con của mẹ… Do đó Giáo Hội kêu cầu mẹ là Trạng Sư, là Đấng bảo trợ, là Đấng phù hộ, và là Đấng trung gian các ơn Thiên Chúa. Và Giáo Hội cũng khuyên nhủ chúng ta tôn kính Đức Mẹ bằng những hình thức phụng vụ đã được Giáo Hội công nhận. Một trong những hình thức đã được Giáo Hội và Đức Mẹ ưa thích, đó là kinh mân côi. Kinh mân côi là bản Tin Mừng rút gọn, là kinh ca ngợi mẹ trên trời, là kinh ngợi khen Chúa đã làm một điều trọng đại nơi Đức Mẹ, như chính Mẹ đã nói: từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc.

Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI trong tông huấn “Sùng kính Đức Mẹ” cho biết hai giá trị của kinh mân côi, đó là các bài kinh kết thành kinh Mân Côi và việc suy các mầu nhiệm khi đọc kinh Mân Côi.

Trước hết kinh Mân Côi gồm những kinh đẹp nhất và ý nghĩa nhất là kinh Lạy Cha, kinh kính mừng và kinh Sáng Danh.

Giá trị thứ hai của kinh mân côi là suy niệm những mầu nhiệm cứu độ. Những mầu nhiện này được trình bày theo hình thức dàn cảnh, chia ra làm bốn phần: vui,sang, thương, mừng. Vui với những mầu nhiệm nhập thể, Sáng với những mầu nhiệm giảng dạy công khai, Thương với những mầu nhiệm khổ nạn, Mừng với những mầu nhiệm sống lạivà lên trời của Chúa Giê-su và Đức Mẹ. Như vậy Kinh mân côi đưa chúng ta đến mầu nhiệm Chúa Giê-su cứu chuộc một cách đầy đủ. Đó là điều phụng vụ suy diễn trong một năm, kinh mân côi chỉ suy diễn trong một giờ với sự tổng hợp 20 mầu nhiệm. Chính vì thế, khinh mân côi được coi như một bản tóm lược Tin Mừng. Tức là chúng ta vừa đọc những lời kinh đẹp nhất, chúng ta vừa suy niệm việc Chúa làm người, giảng dạy, chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta. Chúa đã nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi, đến nổi nhận lấy cái chết của chúng ta, để biến đổi đời sống và cái chết cảu chúng ta nhờ sự sống lại của Chúa. Nhờ Ngài, chúng ta biết mình sống để làm gì và đi đâu: biết rằng sống để làm con cái Thiên Chúa, góp phần với Chúa trong công việc làm cho thế giới này thêm hoàn hảo; biết rằng chết không phải là đi vào ngõ cụt, đường cùng, nhưng là chúng ta nhìn vào Đức Mẹ-ma-ri-a như là dấu chứng của Thiên Chúa để bảo đảm cho chúng ta rằng chúng ta cũng sẽ được vinh quang như Mẹ.

Kinh Mân Côi rất giá trị về hình thức, về các kinh đọc, nhưng nếu thiếu suy niệm, kinh Mân Côi trở thành một hình thức máy móc, vì lặp đi lặp lại những kinh quen thuộc, nhàm chán. Vậy khi đọc kinh Mân Côi, chúng ta đừng bao giờ thiếu hay bỏ việc suy niệm, có thể nói, đây là hồn của kinh Mân Côi. Chính vì thế, kinh mân Côi là một cách thức cầu nguyện rất tốt, rất dễ dàng với những giá trị như chúng ta vừa thấy trên đây. Nếu không lạ gì trong những lần Đức Mẹ hiện ra, Đức Mẹ đều mang theo trang hạt và kêu gọi người ta sốt sáng, siêng lần hạt, cụ thể nhất là những lần hiện ra ở Lộ Đức và Pha-ti-ma. Trong lần hiện ra cuối cùng ở Pha-ti-ma, ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ phán: “Mẹ là Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Mẹ muốn mọi người siêng năng lần hạt mỗi ngày”.

Nếu mỗi ngày chúng ta đọc năm chục kinh, đọc được đàng hoàng đầy đủ thì tốt, rất đáng khuyến kích, nếu không đọc được như vậy thì chúng ta cũng nên đọc một chục kinh, nhưng phải đọc thật nghiêm chỉnh, sốt sắng suy niệm một mầu nhiệm nào đó phù hợp với hiện trạng tâm hồn hay hoàn cảnh sống cụ thể của mình, và cố gắng sống tinh thần mầu nhiệm ấy.

Kinh Mân Côi là cách thức vừa tầm mọi người và luôn luôn thích hợp. Những lời kinh đơn sơ dễ nhớ giúp chúng ta thân thưa với Chúa. Cách phân chia mầu Nhiệm cứu chuộc thành từng điểm giúp chúng ta dễ nhớ dễ suy, giống như một bản tóm tắt giáo lý. Nhưng nên nhớ, đừng chỉ chú ý đến số lượng, tức là đọc cho thật nhiều, mà quên mất phần phẩm, và suy niệm và sống kinh Mân Côi. Đọc, suy niệm và sống kinh Mân Côi mới là cách cầu nguyện đầy đủ và có giá trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...