Thứ Năm, 16 Tháng Năm, 2024

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

40. MÙA ÁP HÃY BẮT ĐẦU LẠI

Mùa Áp, là đầu Năm Hội Thánh. Chúng tôi hãy bắt đầu lại. Bắt đầu một cách vui mừng, mạnh mẽ: “Ecce nune coepi, này đây tôi bắt đầu”. Chừa bỏ tội lỗi và thói hư tính xấu mình đi, hầu được lòng vui mừng mà rước Chúa Giê-su trong ngày Lễ Sinh Nhật.

Vậy, phải xét mình lại, xem bấy lâu nay chúng tôi ăn ở có giống Chúa Giê-su chăng? Trí khôn chúng tôi suy xét, có phải vì Chúa không? Mọi việc chúng tôi làm, có phải làm cho Chúa chăng? Vậy, chúng tôi hãy bắt đầu dọn mình lại cách vui mừng: trước không phải thì sau phải! [A]

Năm ngoái trễ nải lôi thôi, rày hãy lo ăn chừa cải, và đừng xét đến nữa, vì là việc đã qua; bây giờ, hãy bắt đầu lại năm nay cho thật sự mà thôi [B].

Thật, Chúa rất rộng rãi với chúng tôi, không nói sao xiết [C]. Chúng tôi dâng Chúa một chút, Chúa ban lại bằng mười bằng trăm. Chúng tôi rán bước tới Chúa một chút, Chúa liền vội vã chạy lại bồng ẵm chúng tôi vào lòng Người.

Chúng tôi hãy hỏi mình xem thử, ngày hôm nay chúng tôi có làm gì cho được tấn tới chăng? Chúng tôi hãy cố gắng. Ngày nào cũng phải làm ít việc chi dâng lên Chúa, cho linh hồn mình được tấn tới: khi thì chừa tính xấu, lúc lại tập nhân đức, lúc khác lại vui lòng chịu lấy sự khốn khó.

Nếu mỗi ngày chúng tôi có làm được một việc chi, thì thấy trong mình thêm vui. Mà ngày nào cũng có việc mà làm, cho nên vui luôn [D]. Còn như ở nhưng ở nể, không làm chi, thì chỉ thêm buồn.

Nhà Dòng là “TRƯỜNG HỌC TẬP LÀM TÔI CHÚA”, cho nên chúng tôi ngày nào cũng phải tấn tới, thì ở Nhà Dòng mới vui.

Vậy, chúng tôi hãy dọn mình cho được vui mừng trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh.

41. VỀ ĐỨC KHÔNG NGOAN

Sự khôn ngoan có 3 thứ: Khôn ngoan xác thịt,

                                        Khôn ngoan tự nhiên,

                                        Khôn ngoan thánh thiện.

  1. Khôn ngoan theo xác thịt: là toan mưu hại người ta cho được chức quyền của cải, toan mưu ăn trộm ăn cướp.
  2. Khôn ngoan tự nhiên: như một người có chức quyền, biết dùng quyền mình mà cai trị công chính, việc chi cũng cứ theo lẽ phải mà làm. Sự khôn ngoan ấy cũng đáng khen.
  3. Khôn ngoan thánh thiện: là chỉ lo cho mình kinh mến Chúa mà thôi. Đó là đức khôn ngoan thật [A]. Nhưng, đức khôn ngoan Chúa đổ vào linh hồn, và sự khôn ngoan do tập thì khác nhau [B].

Một người khôn ngoan thật, chỉ lo về đời sau mà thôi, là biết mình sống ở đời này là lo sửa soạn về nhà thiên đàng đời sau. Tin thật chắc chắn, không hồ nghi chi hết, lại ra sức nên thánh mà thôi. Đức khôn ngoan chúng tôi phải tập, là biết dùng một phương thế mà nên thánh, cả khi phải buồn bực, lúc đau đớn, hay khi bị xấu hổ. Lúc bình thường thì chúng tôi nhớ, đến khi đau đớn cách này thể kia thì lại quên, khi ấy chỉ lo một việc đau đớn mà thôi, không dùng đau đớn ấy mà nên thánh.

Cho nên, chúng tôi phải tập đức khôn ngoan, và đón nhận đức khôn ngoan do Chúa đổ vào linh hồn.

42. VỀ SỰ KHAO KHÁT THIÊN ĐÀNG

Chúng tôi hãy xét mình xem, lòng chúng tôi có mong mỏi khát khao thiên đàng chăng?

Khi chúng tôi suy một ít nữa được về thiên đàng, một ít nữa chúng tôi được nhìn thấy Chúa và Đức Me yếu dấu chúng tôi. Khi chúng tôi suy như vậy, trong lòng có lấy làm vui, có mong mỏi mau về cùng Chúa không?

Nếu thấy trong mình vui mừng, và mong mỏi về với Chúa, ấy là dấu tốt, là dấu linh hồn khỏe mạnh. Nếu suy về thiên đàng, trong lòng cũng thế đó, không lấy làm chi, ấy là dấu chỉ linh hồn không khỏe mạnh, vì không lấy thiên đàng làm chi, không lấy phước của Chúa làm chi, vì thiếu đức cậy.

Thiếu đức cậy, thì cũng thiếu đức tin và đức mến nữa. Nghĩa là, hãy còn yêu thế gian. Cha thánh Biển Đức hằng suy xét về sự đời sau luôn. Và các thánh, cũng đều thể cả [A].

Xin Chúa, xin Đức Mẹ thêm đức tin, đức cậy, đức mến Chúa vào lòng chúng tôi hơn nữa.

43. TRẦN GIAN KHÔNG PHẢI LÀ THIÊN ĐÀNG

“Lúc con vắng nhà, cọp bắt mất một con bê, ăn hết chỉ còn cái đầu… Cách hai ngày sau, một đôi trâu kéo xe qua sông, nước chảy xiết, trôi cả xe lẫn trâu … may người đánh xe thoát nạn… Các chuyện ấy cho thấy đất này không phải thiên đàng. Khỏi 50 năm nữa, các sự ấy đều bảo nhau qua đi hết, không còn phải nói đến nữa, phải không mẹ”? [1][A]

“Việc Nhà Dòng cũng xuôi, song không vui trọn. Vì mẹ biết: dưới đất này, không có chi hoàn hảo. Nếu công việc xuôi thuận, quả là không phải do con, mà là nhờ Chúa. Càng ngày, con càng rõ sự ấy. Cám ơn Chúa”[2].

44. VUI SỐNG TRONG NHÀ CHÚA

Lễ Thánh Bê-na-đô, chúng con mừng trọng thể lắm. Ở nhà cơm, chúng con có dọn xôi. Ngày ấy, hai thầy mặc áo nhà tập, có bài giảng đại thể. Chiều chầu Thánh Thể long trọng…[A] Nay chúng con cả thảy 9 tập sinh, xin mẹ cầu cho chúng con. Việc khó nhất, không phải ăn chay, cũng không phải dậy 2 giờ khuya, nhưng là ở chỗ phải trở nên THẦY DÒNG, phải tập cho quen suy xét như THẦY DÒNG. Điều ấy khó nhất mà chúng con chưa được… [B]

Nay đã đến mùa mưa, chúng con phải mau mau cày đất trong thơm, chuối, trà, cà phê v.v… [C] Tạm biệt mẹ. Nguyện xin Chúa ban cho chúng tôi kính mến Người ngày một hơn[3].

“Con yêu quí cảnh rừng thanh vắng này hơn bao giờ hết! [D] Con tưởng con không thể sống ở ngoài thế gian được nữa. Mấy ngày con vừa phải ở ngoài thế gian, con lấy làm cực khổ hơn ăn chay trót mùa chay… Con gặp cha nào cũng tiếp đãi con tử tế, và thương mến con lắm. Mặc dầu, mẹ nghĩ sao, bỏ con cá vào bình mứt, nó thích ở đó hay ở trong bình nước hơn? Phần con, con thích Nhà Dòng con hơn. Con tiếc vì phải bỏ nhà Dòng mà ra ngoài[4] [E].

45. TÌNH CHÚA YÊU

“Chúa thương yêu chúng tôi dường nào. Người hằng lưu ý đến chúng tôi, hằng tìm cách làm ích cho chúng tôi. Chúng tôi không thấy Người, không hiểu biết các việc xảy ra cho chúng tôi đều do lòng nhân từ của Người, và là bằng chứng tình thương của Người [A]. Chúng tôi xem, con nít có biết mẹ nó hằng tìm cách mưu ích cho nó không? Thế mà nó cứ khóc hoài! Chúng tôi cũng như con nít thế đó! Trí khôn chúng tôi, quá thấp kém; đức tin chúng tôi, quá non yếu. Nên trong các biến cố hằng ngày, chúng tôi không nhìn ra ý Chúa, bởi vậy cứ khóc luôn! Ôi, bao giờ chúng tôi mới thấy sự sáng”![5][B]

“Hãy để Chúa làm việc Chúa. Người thương chúng tôi, Người biết phải làm chi cho chúng tôi… [C] Lại nữa, ở đâu mà không có Thánh Giá? Chúng tôi muốn lên trời mà không phải chết sao… Phải chết thì mới biết chúng tôi là không, Chúa là mọi sự. Song Chúa là Cha tốt lành, chúng tôi đừng sợ”[6].[D]

46. VÂNG Ý CHÚA VÀ SỐNG PHÓ THÁC

“Về sức khỏe con, thì đừng nói đến nữa [A]. Con đang ngồi xe lửa qua lũng khóc lóc này, còn 7 ngày nữa thì chẵn 40 tuổi! Thế con đi được nửa đường chưa? Hy vọng! Tuy nhiên, khi đã qua một ngày, con không hối tiếc chút nào. Vậy con mạnh luôn, mạnh là mạnh theo sức của mọt thầy dòng khổ tu.

Thời sự: cọp mới bắt của chúng con hai con chó. Con mèo của Nhà Dòng đã hóa cáo, xơi mất 40 con gà, may thầy nhà bếp mới đánh bẫy được. Độ này khó tìm mộc quá… Từ khi cháy nhà tới nay, chưa ai giúp cho một xu, song hy vọng sẽ có, nếu Chúa muốn. Nếu Người không muốn, thì con cũng không ưng. Luôn luôn vạn tuế cho Sự Vui![7]

“Con nói có lẽ mẹ không tin, song rất thật, là hôm nay lạnh lắm, con run cả mình, vì áo mỏng, nhà trống tứ vi, của ăn lại kém v.v… Mặc dầu, muôn năm ông thần lạnh, vì Chúa nhân từ muốn thế”[8].

“Xin Chúa ban cho chúng tôi được bằng lòng chịu đau khổ, và chịu cách vui vẻ. Luyện ngục còn cực hơn bội phân…. Vả lại, sự Thương Khó Chúa chịu vì chúng tôi còn khốn cực muôn phần, không so sánh được. Hãy ngước nhìn Thánh Giá và thưa: ‘Dạ, con xin vâng mọi sự Chúa gởi cho con’. Chính lúc con viết cho mẹ đây, con cũng liếc mắt nhìn Chúa trên Thánh Giá [B] và thầm thỉ cầu cho mẹ. Con nói: con cũng như mẹ, nghĩa là con cũng cần phải nói: ‘Xin vâng theo thánh ý Chúa, vì mọi sự không xảy ra như ý con cả cả đâu’. Có người viết thư hăm dọa: ý tứ, sẽ có bão táp cả thể đổ xuống trên Phước Sơn! Con nói, muốn bão mấy thì bão, không can chi! Nếu Chúa nhân từ muốn vậy, thì còn chi mà sợ!” [9]

47. NHIỆT THÀNH CỨU CÁC LINH HỒN CHƯA TIN NHẬN CHÚA

“Lạy Cha,

Mấy người cha muốn cho vào Dòng, con rất vui lòng nhận, vì chúng con sẽ không bao giờ kê là đông quá. Con lại ước ao giảng cho khắp đất Việt, nghe mấy lời Thánh Tổ Bê-na-đô rằng:

– Sung sướng thì cheo leo cho đức khiết tịnh;

– Lắm của thì để mất sự khiêm nhường;

– Lo toan nhiều việc thì giảm lòng sốt sắng; [A]

– Nói nhiều thì để lỗi sự thật thà; [B]

– Ở giữa thế gian điên đảo, khó giữ được lòng mến. [C]

Vậy, anh em hãy tránh khỏi Babylon, hãy lo cho linh hồn mình được rỗi.

Và con xin thêm rằng: Hãy lo cho kẻ ngoại rỗi nữa! Con xin thêm mấy lời đó, vì mục đích chúng con ở đây, là đem phần rỗi cho các linh hồn [D]. Hằng ngày, chúng con lần hạt 3 chuỗi cầu cho kẻ ngoại. Các kinh chúng con đọc, việc chúng con làm, sự đau khổ chúng con chịu, đều dâng lên trước tòa Chúa, qui về mục đích ấy cả.

Mỗi ngày có một thầy trong chúng con chầu Thánh thể một giờ, đi đàng Thánh Giá một lần… cầu cho kẻ ngoại. Lại hằng tháng, các ngày 15, chúng con dâng 1 lễ mi-sa; xem lễ, rước lễ, cầu cho Viễn Đông trở lại…[10]

KINH CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI CHƯA TIN NHẬN CHÚA

 Lạy Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng: hay thương xót linh hồn kẻ có tội. Xin Chúa đoái thương dân nước Việt-Nam, đang còn ngồi trong bóng tối tăm ngoại giáo, mà đưa về đàng chính lộ, cho khắp nước đều thờ một Chúa mà thôi. Ớ Chúa tôi! Xin Chúa lắng tai nghe tiếng máu muôn vàn Đấng Tử Vì Đạo, đã đổ rưới khắp cả nước này, hằng kêu đến cùng Chúa. Xin hãy làm cho những giọt máu ấy, đặng trở nên hạt giống tốt lành, trổ sinh con nhà có đạo, cho đâu đó đặng thờ  Chúa sum vầy.

Lạy Chúa, thuở Chúa mới giáng sinh, Chúa đã kêu gọi ba vua phương Đông đến thờ lạy Chúa. Lại Chúa cũng đã phán rằng: “Ngày sau sẽ có nhiều kẻ bởi Đồng Tây, đến nghỉ ngơi cùng Thánh Abraham trên nước thiên đàng”. Nay nước Việt-Nam cũng là một cõi phương Đông, đang còn nhiều kẻ chưa hề nhìn biết Đấng Chí Tôn. Xin hãy đưa về cùng Chúa, hầu ngày sau đặng nghỉ ngơi trên nước thiên đàng. Chúc tụng khong khen Chúa đời đời kiếp kiếp. Amen.

Lạy Đức Bà Maria là Mẹ riêng Dòng chúng tôi, xin Mẹ nhậm lời chúng tôi nguyện, việc chúng tôi làm, mà đưa lên trước tòa Chúa, xin Chúa chịu lấy mà ban cho dân ngoại giáo nước Việt-Nam đặng trở lại Đạo Thánh, làm tôi Chúa cùng làm con Đức Mẹ ở đời này, hầu ngày sau đặng về cùng Chúa và Đức Mẹ trên Thiên Đàng. Amen[11].

48. VUI MỪNG CẢM TẠ CHÚA LUÔN

“Dầu phải lo làm nhà ở giữa rừng, thiếu thốn mọi sự, con cũng vui luôn. Hoan hô Chúa! Mẹ biết, hễ phụng sự Chúa, không thiệt bao giờ… Người là ông chủ tốt nhất… Cha chúng tôi trên trời giàu có vô cùng, chúng tôi cứ cậy trông Người luôn! Chớ gì mọi người trên mặt đất đều chúc tụng, ca ngợi, thờ lạy, và hết lòng phụng sự Người”! [12][A]

“Cái nhà đẹp nhất của chúng con, nay đã biến thành đống tro tàn. Trót cơ nghiệp Nhà Dòng ở cả trong đó: sách vở, thuốc men, quần áo, vật thực, hạt giống thay thảy đều cháy hết. Mặc lòng, chúng con đã hát MAGNIFICAT trong thể tạ ơn Chúa, vì lẽ ra các nhà khác cũng bị đồng một số phận… Vạn tuế thánh đức khó nghèo… Chúng con không mất sự bình an vẻ. Bị rủi ro như thế, chỉ là dấu Cha nhân hậu tỏ lòng thương con cái. Chúng con hằng ca ngợi, và tạ Người luôn”[13][B].

“Xin Chúa ban cho Mẹ gặp được tất cả niềm vui Chúa. Xin mẹ cũng cầu xin ơn đó cho con, và cho các thầy dòng của con nữa”[14].

“Alleluia ! Xin Chúa nhân lành, ban cho mẹ được bình an vui vẻ, dầu phải đau đớn cực khổ, cũng cứ vui luôn… Xin Người trở nên sự vui mừng, an ủi, sức mạnh cho chúng tôi! Người hằng chứng dám mối tình mật thiết giữa mẹ con chúng tôi. Chúng tôi hãy gặp nhau trong Thánh Tâm Người”[15].

“Nhà Dòng không có chi lạ, trừ ra cọp bắt 2 con bê. Hôm qua, một con trâu rất to, tự nhiên chết, không nói vì sao. Tuần rồi, mất 3 con bò mẹ… Mặc lòng, cám ơn Chúa luôn. Chúng con mạnh cả, vui vẻ luôn, cám ơn Chúa… Xin mẹ cầu cho chúng con, và xin mẹ luôn luôn nói: ‘Dạ, dạ, xin vâng theo Thánh Ý Chúa!”[16]

“Thánh Ý Chúa là nhất cho chúng tôi. Trong hết mọi sự, hãy thưa cùng Chúa: ‘Xin vâng! Cảm tạ Chúa!”[17]

49. LỜI DỐC LÒNG[18]

– Đừng xét đoán ai. [A]

– Đừng nói lời gì làm phiền lòng ai (trừ khi có phân sự phải nói). [B]

– Đừng cố chấp trong việc chi. [C]

– Cư xử với mọi người cách dịu dàng, thương mến. [D]

– Hết sức giúp đỡ và làm vui lòng mọi người. [E]

– Cầu nguyện.

– Chịu đau khổ.

– Ở lặng. [F]

 Này con là tôi tớ Chúa, và là con Đức Mẹ.

50. LỜI TRỐI

“Cha gần về cùng Chúa, không biết chắc là ngày nào. Song theo sự thường, thì cha không còn ở thế gian này với chúng con lâu ngày nữa.

Cha khuyên chúng con hãy nhớ: Đàng nhân đức là tuân theo Thánh Ý Chúa [A], mà theo Thánh ý Chúa là giữ Luật Dòng cho trọn. Cha còn nói một lần nữa: chúng con muốn nên thánh thì hãy giữ Luật Dòng; muốn nên thánh, thì hãy giữ Luật Dòng. [B]

Còn phần cha, thì đi bình an lắm. Cha không áy náy lo lắng chi hết. Vì cha biết rõ Chúa là Cha chung, Chúa thương cha và cũng thương chúng con; cho nên không sợ chi cho cha, và cũng không sợ chi cho chúng con.

Vậy, xin chúng con hãy ở bình an như cha, vì Chúa là Cha thương chúng tôi quá lẽ. [C]

Chúng con muốn xin phép lạ[19], thì mặc ý. Còn phần cha thì không xin. Cha xét: phó mình trong tay Cha lành là điều tốt hơn cả. [D]

Vậy, trong chúng con chớ có ai buồn, chớ có áy náy lo sợ. Một đi chung cùng nhau, vui vẻ theo Thánh ý Cha chúng ta. Cảm ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ. [E]

  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp thánh lễ Phiên bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...

Nén Hương Lòng

 Nén Hương Lòng                     Chúng con thắp nén hương...