Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, 2024

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

Phụ Trương

Phần II: BẢNG PHÂN TÍCH THEO ĐỀ MỤC

I. TÌNH YÊU

1. TÌNH CHÚA YÊU.

– Chúa ban ơn nghĩa, ban chính Chúa  2,3.

– Vì yêu chúng tôi, để chúng tôi được phước, Chúa dạy chúng tôi phải kính mến Người 6.

– Chúa muốn dùng chúng tôi mà làm việc Người, cứu các linh hồn 15.

– Hoa đẹp quả tốt là do tình thương của Cha ban 35.

– Chúa muốn ban ơn cho chúng tôi, hơn chúng tôi ước ao cho mình 35.

– Chúa rộng rãi với chúng tôi, không nói sao xiết. Chúng tôi rán một chút, Chúa liền vội chạy lại bồng ẵm chúng tôi vào lòng 40.

– Mọi sự là nhờ ơn Chúa, chân lý đó ngày càng thấy rõ 43.

– Chúa thương chúng tôi dường nào, hằng lưu ý làm ích cho chúng tôi; chúng tôi như con nít không nhận ra, vì đức tin non yếu 45.

– Hãy để Chúa làm việc Chúa. Người thương chúng tôi, và biết phải làm gì 45.

– Chúa là Cha thương chúng tôi quá lẽ, nên không lo chi, bình an, phó thác. Cám ơn Chúa 50.

2. TÌNH YÊU CHÚA

– Mọi sự đều vô ích chóng qua, trừ sự kính mến Chúa 17,23,34.

– Sự sốt sắng trong ý muốn là sốt sắng thật 5.

– Dấu mến Chúa là thương yêu anh em 6.

– Làm mọi việc vì mến Chúa 7.

– Kính mến Chúa là hiệp một lòng một ý với Chúa 7,12.

– Mến Chúa thật trong lòng 8.

– Mến Chúa: ưng làm vui lòng Chúa 8.

– Tình yêu phạt tạ 9.

– Các bậc của đức mến 10.

– Chịu khó hằng ngày vì mến Chúa 20.

– Lo cho thêm số kẻ mến Chúa 29,32,34.

– Nói không đủ, phải mến bằng chịu khó làm việc xác 33.

– Khác nhau do ở lòng mến Chúa 34.

– Chính việc chúng tôi: tìm Chúa, kết hiệp với Chúa, nói khó với Chúa, kính mến Chúa    và lo cho nhiều người cùng mến Chúa nữa 34,35.

– Đó là phước chúng tôi 35.

– Khôn ngoan thật là do lo kính mến Chúa 41.

– Khó giữ lòng mến ở giữa thế gian điên đảo 47.

– Xin thêm ơn mến Chúa 44.

3. TÌNH YÊU ANH EM

– Dấu có lòng mến Chúa: thương yêu anh em 6.

– Cầu nguyện là cách yêu anh em 6.

– Đừng phân bì 6.

– Yêu anh em phải ra khỏi mình, quên mình đi 6,16.

– Yêu anh em, đạo ấy chắc là đạo 6.

– Yêu anh em là cùng vui cùng buồn 6.

– Phục vụ anh em tức là phục vụ Chúa 6.

– Yêu thương, điều ấy đã đủ 16.

– Đừng đoán xét, nhịn nhục giúp đỡ nhau 16,59.

– Đừng lợi dụng việc bổn phận mà lo cho ‘cái tôi’ mà làm cực anh em 16.

– Dễ lỗi sự yêu người lắm 16.

– Chớ xét trái cho anh em 16.

  Đó là dấu mình xấu, bệnh hoạn 16.

– Xét ý lành cho anh em, có ích luôn 17.

– Không khinh dễ hay phân bì vì là anh em với nhau, đang tiến về cùng một Cha 19.

– Tận tình lo cho anh em đau ốm 21.

– Nhắc bảo, giúp nhau tấn tới 32.

– Nhà Dòng là một gia đình 33.

– Gặp được Chúa thì thương yêu anh em lắm lắm 35.

– Lời dốc lòng : 49:

  • Đừng xét đoán ai;
  • Đừng nói lời phiền lòng ai;
  • Cư xử với mọi người cách dịu dàng, thương mến;
  • Hết sức giúp đỡ và làm vui lòng mọi người.

4. TÌNH YÊU PHỔ QUÁT: CỨU CÁC LINH HỒN

– Phải yêu mọi người thay thảy 6.

– Chúa dùng chúng tôi để cứu các linh hồn 15.

– Kẻ gặp Chúa thì khao khát cứu các linh hồn 35.

– Cả đời sống dâng lên Chúa, để cầu cho người chưa tin nhận Chúa 47.

II. SỐNG THIÊNG LIÊNG

1. NÓI CHUNG.

– Sống thiêng liêng với Chúa cách thiết thực 1.

– Cần chăm chỉ nguyện gẫm 1.

– Sống như Chúa Giê-su sống: đó là sống thiêng liêng 30.

2. ƠN NGHĨA.

– Ơn nghĩa được khi chịu Phép Rửa Tội 2.

– Ơn nghĩa làm cho chúng tôi được thông phần bản tính Chúa, nên con cái Chúa, nên bạn hữu Chúa, nên người lành thánh, nên thờ Chúa Ba Ngôi 2.

– Ơn nghĩa tăng thêm, nhờ: chịu các Bí Tích, làm việc lành, cầu nguyện 2,3.

– Được ơn nghĩa, chúng tôi được chính Chúa 3.

– Quí hóa, lạ lùng, không nói được 3,7.

– Thêm ơn nghĩa do việc làm bởi lòng mến 8.

– Nhờ Rước Lễ 11.

– Sốt sắng giúp thêm ơn nghĩa 11.

3. BA CHẶNG ĐÀNG. 4

a)- BỎ TỘI SỬA MÌNH 4.

– Lo chừa tính hư nết xấu trước đã 3,32,40.

– Đừng lầm, muốn đốt giai đoạn: ưa nghe nói về sự kết hiệp với Chúa, mà không muốn sửa mình 4.

– Sốt sắng thật: sửa đổi đời sống 5.

– Trễ nãi dẫn đến phạm tội 11.

– Lo chừa tội 14.

– Tội là thiệt hại đáng buồn hơn cả 23.

– Xiềng xích là tính mê nết xấu 25.

b) – TẬP ĐỨC 4.

– Nhân đức: Tin Cậy mến 4. đức phong hóa 2.

– Làm việc lành với ý ngay lành 2.

– Lo nên thánh, làm việc lành, kẻo hết giờ 3.

– Đừng chỉ sốt sắng trong xác thịt, trong trí khôn mà thôi; phải sốt sắng trong y muốn 5.

– Động lòng hay không, không quan trọng 8.

– Rước lễ thêm lòng sốt sắng 11.

– Sự sốt sắng giúp làm việc lành dễ hơn 11.

– Lo cho khỏi tội mọn 14.

– Cố gắng chèo đã 14.

– Tập nhớ Chúa 26.

c) – ƠN KẾT HIỆP 4.

– Lo sống kết hiệp với Chúa, làm mọi sự vì Chúa 1,26.

– Nhuộm màu Đức Chúa Trời 2.

– Được phước của Chúa 2.

– Thông phần bản tính Chúa 2.

– Là năng nhớ đến Chúa, nói khó với Chúa, một ý với Chúa 28.

– Là hiệp một lòng một ý với Chúa 4,7,12,13,28.

– Nên ước ao nguyện gẫm cách lạ (kết hiệp với Chúa luôn) 14.

– Sự chẳng trọn lành cũng cản trở 14.

– Khiêm nhường giúp chúng tôi kết hiệp với Chúa 18.

– Cả ngày tìm làm đẹp lòng Chúa, hằng kết hiệp cùng Chúa, lo đến phần rỗi kẻ khác 29,34,35.

– Cố gắng và sẵn sàng chịu lấy ơn Chúa 35.

4. CẦU NGUYỆN

– Cầu nguyện là thực sự gặp Chúa cách thân tình 12.

– Thầy Dòng phải là con người cầu nguyện 12.

– Chăm lo cầu nguyện, nên người hay nguyện gẫm 1,12.

– Là bổn phận chúng tôi 12,28.

– Phải tin cậy Chúa 12.

– Phải bền chí 12.

– Ba bậc của việc cầu nguyện cách thường:

  • Suy nhiều hơn;
  • Nói nhiều hơn;
  • Ở bình an yêu mến Chúa 14.

– Nguyện gẫm cách lạ, là hằng kết hiệp với Chúa luôn 14.

  • Do ơn Thánh Thần, như gió thổi vào buồm 14.
  • Nên ước ao và dọn lòng chờ ơn Chúa 14.

– Cầu nguyện là việc luôn làm được để giúp đỡ anh em 6.

– Cầu nguyên có ích luôn 12.

– Thấy khó thì cầu xin, sai thì xin tha, sửa chữa lại 30.

– Đọc Kinh có ba cách 12.

– Thưa “AMEN” cho thật tử tế 31.

– Chính việc nguyện gẫm: Kết hiệp với Chúa 13.

– Mến Chúa, hiệp với Chúa, vâng ý Chúa mọi đàng thì lời cầu mới có sức 28.

– Nói khó với Chúa ngự trong tâm hồn 35.

– Nhà dòng là Nhà Cầu Nguyện 12,14.

– Cầu nguyện, chịu đau khổ, ở lặng 49.

5. KHIÊM NHƯỜNG.

– Chúng tôi ưa được khen, buồn khi được sửa bảo 3.

– Tròn bổn phận, vẫn nhận là đầy tớ vô ích 7.

– Khiêm nhường là nền tảng đời Kitô Hữu 18.

– Là ưng ở bậc Chúa muốn, chịu lấy mọi sự như Chúa cho xảy đến. Do đó, được bình an luôn, được kết hiệp với Chúa 18.

– Cầu nguyện với Đức Thánh Michael 18.

– Nhận biết sự lành nơi mình là bởi Chúa, do đó không phô trương, hay phân bì 19.

– Không muốn người ta biết đến như đóa hoa ẩn kín, chỉ mình Chúa thấy 18.

– Nhận mình là kẻ xấu, có tính xấu 32.

– Trước không phải sau phải: lo sửa lại 40.

– Khác nhau là ở lòng khiêm nhường 34.

– Mọi sự xuôi, tốt, là nhờ ơn Chúa: Chân lý này ngày càng thấy rõ 43.

– Lắm của dễ mất sự khiêm nhường 47.

– Đừng cố chấp trong việc chi 49.

6. HÃM MÌNH.

– Chúng tôi ưa tìm sự hèn hạ đời này, mà quên phước trọng Chúa ban 3.

– Tìm lánh sự cực nhọc 3.

– Không sốt sắng, là vì thiếu hãm mình 11.

– Hãm mình :

  • Bỏ ý riêng, là khó hơn cả 29.
  • Cầm hãm trí lòng, là ích hơn cả 26.
  • Chấp nhận ý Chúa, là chắc hơn cả 20.
  • Chu toàn bổn phận theo Luật Dòng, là thường xuyên hơn cả 11, x.20,29,31.
  • Sống bác ái, là cần hơn cả 6,16.

– Chịu cực vì lòng mến, để cứu các linh hồn 15,19.

– Khi đau ốm 21.

– Bổn phận chúng tôi, là cầu nguyện hãm mình 12,28.

– Hãm mình bề trong: ích hơn hãm mình bề ngoài 29.

– Không nghĩ đến cực khổ trái ý, chỉ buồn vì người ta ít mến Chúa 29.

– Muốn đi đàng hẹp, giữ Luật Dòng đã đủ 31.

– Khó, không phải ăn chay, dậy 2 giờ khuya; song là nên Thầy Dòng, có tinh thần Thầy Dòng 44.

– Phải chết đi để biết chúng tôi là không, Chúa là mọi sự 45.

– Chịu lạnh, ăn kém, ở thô sơ 46.

7. VÂNG Ý CHÚA

– Là kết hiệp với Chúa 4.

– Trong lúc đau ốm 21.

– Khi bị thiệt hại trong công việc 23.

– Vâng ý Chúa mọi đàng, lời cầu mới có sức 28.

– Vì Chúa nhân lành muốn vậy, không sợ gì 46.

– Chúa không muốn, chúng tôi không ưng 46.

– Luôn nói: xin vâng 48.

– Thánh ý Chúa là nhất cho chúng tôi, trong mọi sự, thưa: xin vâng 48.

– Vui vẻ theo Thánh Ý Cha chúng tôi 50.

8. BÌNH AN.

– Được bình an, nhờ sống kết hiệp với Chúa, làm mọi việc vì Chúa 1.

– Bình an của tâm hồn khiêm nhường 18.

– Bình an vì biết Cha thương 35.

– ‘Cha đi bình an’ 50.

9. VUI MẦNG.

– Mất sự vui mầng ban đầu, vì không có sốt sắng thật 5.

– Vui mầng được dịp chịu khó vì Chúa, cứu các linh hồn 15.

– Vui vì trìu mến Thánh Giá 20.

– Hát để cất lòng lên 24.

– Cách sống nghiêm trang mà vui vẻ tự nhiên 29.

– Vui mầng an ủi vì có Chúa ở cùng 35.

– Vì biết Cha thương 35.

– Gặp được Chúa thì vui mầng quá chừng 35.

– Niềm vui mãnh liệt (thánh Phan-xi-cô) 38.

– Niềm vui khôn tả, khiến khinh rẻ mọi thú vui khác (thánh Tê-rê-sa Cả) 38.

– Mỗi ngày thêm vui, vì thêm việc dâng cho Chúa: sửa tính, tập đức, chịu khó v.v.. 40.

– Tấn tới, thì ngày nào cũng vui mầng luôn 40.

– Vui mầng vì mong ước hưởng Thiên Đàng với Chúa 42.

– Còn yêu thế gian, thì chưa được sự vui mầng ấy đâu 38, 42.

– Không vui mầng trọn, vì không có gì hoàn hảo ở dưới đất 43.

– Vạn tuế Sự Vui, mặc dầu gặp thử thách 46,48.

– Dẫu túng thiếu, vui mầng luôn, ca ngợi Chúa 48.

– Hát tạ ơn sau khi nhà cháy 48.

– Xin gặp được tất cả niềm vui trong Chúa 48.

– Xin bình an vui vẻ, dù phải đau đớn cực khổ Chúa là sự vui mừng 48.

– “Cùng nhau vui vẻ theo Thánh Ý Cha chúng tôi” – Lời Trối 50

10. CẢM TẠ CHÚA.

– Cám ơn Chúa về ơn gọi 1,25,27.

– Về ơn nghĩa tử 7, X. 2,3.

– Trong cơn bệnh hoạn 21.

– Trong các sự khó thường gặp 22.

– Vì Chúa cho khỏi tội 25.

– Vì hoa đẹp quả tốt 35.

– Vì Chúa luôn luôn tốt lành 48.

– Tạ ơn Chúa, hát Magnificat, sau khi nhà cháy 48.

– Trong mọi sự, thưa: xin vâng! Cảm tạ Chúa 8.

– “Cảm ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ” (kết thúc lời trối) 50.

III. ƠN GỌI TU DÒNG

1. PHƯỚC ĐỜI TU.

– Sự thế gian vô ích chóng qua 1,7,8,27.

– Ơn gọi rất quí: như là Rửa Tội lần hai 27.

– Được gọi vào Dòng để phụng sự Chúa 1, 8.

– Nhà Dòng là TRƯỜNG PHỤNG SỰ CHÚA 32,40.

– Nếu không có Thiên Đàng, chúng tôi là điên cuồng 7,35.

– Trong Dòng mà than van là rất nghịch 22.

– Thầy Dòng là người chúc tụng Chúa 22.

– Sự kín nhiệm của Thầy Dòng Contemplativi 35.

– Mục đích của chúng tôi, là lo cho người ngoại được rỗi 47.

2. LỜI KHẨN.

– Khiết tịnh 47.

– Khó nghèo:

  • Khi đau ốm 21.
  • Trong cảnh sống 47.
  • Khi túng cực 48.

– Vâng Lời:

  • Ý Bề Trên 28.
  • Giữ Luật Dòng 8,11,28,29,31,50.
  • Ta hơn nhau vì vâng lời 34.

– Bền Đỗ:

  • Không muốn rời bỏ 36.
  • Mến Nhà Dòng 44.

– Cải Quá Tự Tân:

  • Lo cho được tấn tới 28,40.

3. SỐNG CỘNG ĐOÀN (x. TÌNH YÊU ANH EM).

– Bề Trên cùng anh em lo một việc 34.

– Xem có làm gì cho anh em, cho Bề Trên 6.

– Ít là cầu nguyện, làm được luôn 6,21.

– Nhà Dòng là một GIA ĐÌNH 33.

4. LUẬT DÒNG

– Giữ Luật Dòng chín chắn, mà phải vì mến Chúa 8.

– Để nên Thầy Dòng, hãy giữ Luật Dòng 28.

– Hãm mình là giữ Luật cho kỹ 11.

– Tuân Thánh Ý Chúa là giữ Luật Dòng 50.

– Để nên thánh, phải giữ Luật Dòng 31,50.

– Giữ trọn Luật Dòng là giữ vì lòng mến Chúa 31.

5. THINH LẶNG (THỨC TỈNH).

– Một mình với Chúa 29.

– Khi nói, đừng nói về của ăn thức uống 24.

– Đừng nói sự đời, kiểu người đời 25.

– Thức tỉnh: không mê sự thế gian 25.

– Giữ lòng trí 26.

– Lo nhớ Chúa 26,29, 30.

– Ở lặng (Lời dốc lòng) 49.

6. LÀM VIỆC.

– Không có lòng mến, mọi việc vô ích 7,34.

– Đừng mê việc mà quên Chúa 7,8, 22.

– Đừng mơ tưởng, nhưng hãy khiêm tốn làm việc bổn phận 18.

– Việc xác: Chúa Giê-su, các thánh đều làm 33.

– Lo canh tác 44.

– Có những việc làm vẫn nhớ Chúa được 26.

– Nhà Dòng, không cầu nguyện thành nhà nông phu 12.

7. NÊN THÁNH.

– Vào Dòng để nên thánh 32.

– Rất khó, nhưng tập và cầu nguyện, thế nào cũng được 29.

– Ước ao nên thánh 14.

– Lo dùng mọi sự mà nên thánh 41.

– Khi đau ốm 21.

– Muốn nên thánh, phải giữ Luật Dòng 31.

– Thầy Dòng sốt sắng, hơn trăm thầy trễ nãi 37.

– Thầy Dòng thánh sinh ích cho Hội Thánh 14,29.

8. KHI NHÀ DÒNG SA SÚT.

– Hãy hãm mình cầu xin, lo sửa mình, giữ Luật, bền đỗ đừng lung lay thay đổi 36.

– Nhà Dòng hư, khi anh em ăn nói như người đời, không thương yêu nhau, tập họp xầm xì xét việc Bề Trên 37.

– Đừng làm gương xấu, thà về thế gian thì hơn. Ít người mà tốt còn hơn 37.

9. NIỀM VUI NHÀ CHÚA.

– Vui do sự sống bề trong 1.

– Vui vì yêu thương anh em 16,33.

– Vui vì lo cứu các linh hồn 15.

– Vui vì yêu mến Thánh Giá 20.

– Mộ mến Nhà Chúa 27,44.

– Mỗi ngày sống như Chúa Giê-su, biến Nhà Dòng thành Thiên Đàng tại thế 30.

IV. HIỆP THÔNG PHƯỚC LẠC

1. HỘI THÁNH.

– Sống kết hiệp với Chúa, sinh ích cho Hội Thánh 14,29.

– Cầu nguyện cho Hội Thánh 21.

– Nhân danh Hội Thánh, phương thờ Chúa 33.

2. CÁC THÁNH.

– Gương các thánh: sống bình thường mà phi thường là nhờ sự sống thiêng liêng bề trong 1.

– Hồn mạnh khi xác đau 21.

– Các thánh đã làm việc nuôi mình 33.

– Chúng tôi cũng làm một việc như các thánh:

  • Tu thân như các ngài xưa;
  • Mến Chúa như các ngài bây giờ đang làm 34.

– Các thánh hằng suy về đời sau 42.

– Các thánh: Bê-na-đô, Biển-đức, Gio-an, Ma-ri-a Magdalena De Pazzi, Phan-xi-cô, Phao-lô, Phêrô, Tê-rê-sa Cả, Tê-rê-sa Nhỏ. (xem phần TỪ LỤC).

3. THÁNH CẢ GIU-SE.

– Gương sống thiêng liêng, kết hiệp với Chúa 1.

4. ĐỨC MẸ.

– Gương sống thiêng liêng, kết hiệp với Chúa 1.

– Xin Đức Mẹ cho hiểu và được niềm vui do chịu khó vì mến Chúa 20.

– Hát bài ca tụng Chúa hay nhất 22.

– Dọn mình trước lễ Đức Mẹ 26.

– Đức Mẹ vui mầng vì có CHÚA GIÊ-SU 38.

– Kính danh Đức Mẹ, hết lòng kính mến Đức Mẹ 39.

– Lần hạt hằng ngày 47.

– Kinh Đức Mẹ 47.

– Mong ước được thấy Đức Mẹ yêu dấu 42.

– “Này con là tôi tá Chúa, và là con Đức Mẹ” (Lời dốc lòng) 49.

– “Cám ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ” ( Kết thúc Lời Trối) 50.

5. CHÚA GIÊ-SU.

– Thiên Chúa mặc lấy tính loài người ta, trở nên Cha, Bạn Hữu, và Anh chúng tôi. Ấy là điều lạ quá trí 3.

– Nhờ Rước Lễ, nên giống Chúa Giê-su hơn 11.

– Kêu mời chúng tôi cứu các linh hồn 15.

– Giúp anh em là giúp chính Chúa Giê-su 21.

– Phương thế: Chúa Giê-su làm thế nào 30.

– Tôi ăn ở có giống Chúa Giê-su không? 40.

– Ngắm nhìn sự thương khó Chúa Giê-su 46.

6. CHÚA THÁNH THẦN.

– Bảy ơn được ban với ơn nghĩa 2.

– Ơn nguyện gẫm: Ơn Thánh Thần như gió thổi vào buồm 14.

7. THIÊN CHÚA CHA.

– Nhờ ơn nghĩa, chúng tôi nên con cái Cha 2.

– Chúng tôi cùng tiến về một Cha 19.

– Tình thương của Cha cả trong hoa trái vật chất 35.

– Cha tốt lành 45.

– Cha chung, hằng yêu thương chúng tôi 50.

8. BA NGÔI CỰC THÁNH.

– Có ơn nghĩa, nên Đền Thờ của Ba Ngôi 2.

– Hiệp thông với phước của Ba Ngôi 2.

– Chúa ở với chúng tôi, trong chúng tôi, chúng tôi lại quên phước rất trọng ấy 3.

TỪ LỤC

– Anh em 6,32,33,16,17

– Ba Ngôi (Chúa) 2

– Bác ái 6,16,32,35,49

– Bê-na-đô (thánh) 10,15,44,47

– Bền đỗ 36,44

– Bí tích 2

– Biển Đức (thánh) 15,21,22,26,35,42

– Bình an 1,18,50

– Cải quá tự tân 28,40

– Cảm tạ 1,21,22,25,27,35,48,50

– Cầu nguyện 1,2,6,12 (x. Nguyện Gẫm)

– Cậy (đức) 2,12,42

– Cha (Thiên Chúa) 19,35,50,45

– Dòng (tu) 1,12,27,28,29,31,32,33,34,35,36,37

– Đau ốm 21

– Giê-su (Chúa) 3,11,15,21,30,33,40

– Giu-se (Thánh Cả) 1

– Gio-an (thánh) 16

– Hãm mình 3,11,12,15,20,26,29

– Hội Thánh 14,21,29,33

– Kết hiệp với Chúa 1,2,4,7,8,12,13,14,18

– Khiêm nhường 17,18,19,34,43,47

– Khiết tịnh 47

– Khó nghèo 21,47,48

– Làm việc 7,22,33,44

– Luật Dòng 8,11,28,29,31,50

– Lòng trí 26 (x. Tỉnh thức)

– Luyện ngục 21,46

– Ma-ri-a (Đức Mẹ) 1,22,25,38,39,47,49,50

– Maria Magdalena De Pazzi 27

– Mến (đức) 1,2,6,7,8,9,10,34,42,49,50 (x. Bác ái).

– Nguyện gẫm 1,13,14 (x. cầu nguyện).

– Nhân đức 2,21,50

– Ơn nghĩa 2,8

– Phan-xi-cô (thánh) 10,38

– Phao-lô (thánh) 7

– Phê-rô (thánh) 25

– Phúc Âm 37

– Phụng Vụ 12,31,44

– Khôn ngoan 7,41

– Satan (Lucifer, ma quỉ) 15,25,36

– Sống thiêng liêng 1,30 (x. Ơn Nghĩa)

– Sốt sắng 5,8,11,37,47

– Suy niệm 5,12,13,33

– Sửa mình 3,4,9,30,32,40

– Tập đức 2,3,4

– Tê-rê-sa Cả (thánh) 15,38

– Tê-rê-sa Nhỏ (thánh) 18

– Thanh vắng 44,48

– Thánh (nên) 14,21,28,29,31,32,50

– Thánh Gia 1,33

– Thánh Giá 20,46,47

– Thánh Tẩy 2,7

– Thánh Thần (Chúa) 2,14

– Thánh Thể 11,35

– Thế gian 1,9,27,35,42,43,44,47

– Thiên Chúa (yêu chúng tôi) 6,15,24,35,40,43,45,50

– Thiên Đàng 7,25,41,42,47

– Thiên thần 25

– Thiên thần Michael (Tổng lãnh) 18

– Thinh lặng 24,47,49

– Thức tỉnh 25

– Tin (đức) 2,12,42

– Tội 11,14,23,25,40

– Tông Đồ (việc) 15,21,29,35,47 (x. Hội Thánh)

– Vâng lời 28,34

– Vâng ý Chúa 4,18,21,22,46,50

– Vui mầng 1,15,20,35,38,40,42,43,46,48,50.

ĐỜI TU CHIÊM NIỆM theo CÔNG ĐỒNG VATICANO II

  1. Trích SẮC LỆNH “TRUYỀN GIÁO”.(GS)

“Bằng lời cầu nguyện hay bằng những công tác hoạt động, các nam nữ tu sĩ, cũng thực thi nhiệm vụ thiết yêu, để Nước Chúa Cứu Thế bén rễ và vững mạnh trong các tâm hồn, và được phát triển thêm mãi”. (số 15).

“Trong khi tận tụy hoạt động, để gieo trồng Giáo Hội và hoàn toàn thấm nhuần những ơn phước huyền nhiệm, đã từng làm vẻ vang truyền thống tu trì của Giáo Hội, các Hội Dòng phải cố gắng diễn tả và thông ban những ơn phước đó, tùy theo tinh thần và đặc tính của mỗi dân tộc. Các Hội Dòng đó phải cẩn thận suy xét, xem đời sống tu trì Kitô giáo, có thể đón nhận những truyền thống khổ hạnh và chiêm niệm, mà đôi khi Thiên Chúa đã gieo mầm trong các nền văn hóa cổ xưa, trước khi Phúc Âm được loan giảng không?

Đáng đặc biệt nhắc tới những sáng kiến nhằm đặt định đời sống chiêm niệm: có người chủ trương duy trì những yếu tố căn bản của tổ chức Đan Viện, nhưng vẫn cố gắng xen vào đó những truyền thống rất phong phú của Dòng mình; có người lại trở về với những hình thức đơn sơ hơn của bậc Đan Tu đời trước. Tuy nhiên, mọi người phải cố gắng tìm cách, để thực sự thích nghi với những hoàn cảnh địa phương. Thực vậy, vì đời sống chiêm niệm, thuộc về sự hiện diện trọn vẹn của Giáo Hội, nên phải được thiết lập khắp nơi trong các Giáo Hội trẻ trung”. (số 18).

“Các Hội Dòng sống đời chiêm niệm hay hoạt động, cho đến nay, đã và đang góp phần rất lớn vào việc loan giảng Phúc Âm cho thế giới. Thánh Công Đồng vui mầng nhìn nhận công lao của họ và cảm tạ Thiên Chúa, vì biết bao nỗ lực được thực hiện để làm vinh danh Chúa và phục vụ các linh hồn. Thánh Công Đồng khuyến khích họ, hãy hăng say theo đuổi công việc đã khởi sự, vì họ phải biết rằng sức mạnh của Đức Ái mà ơn kêu gọi buộc họ phải thực thi một cách hoàn hảo hơn, thúc đẩy và buộc họ phải có tinh thần và việc làm thực sự công giáo.

Các Hội Dòng sống đời chiêm niệm, góp phần rất lớn vào việc trở lại của các linh hồn nhờ những lời kinh nguyện, việc khổ hạnh và thử thách, vì Thiên Chúa là Đấng sai thợ đến gặt lúa của Ngài theo lời chúng tôi cầu xin, Đấng mở rộng tâm hồn người ngoài Kitô giáo để họ lắng nghe Phúc Âm, và làm cho lời cứu rỗi sinh hoa kết quả trong lòng họ. Hơn nữa, xin các Hội Dòng đó lập các Nhà trong các xứ truyền giáo, như họ đã làm khá nhiều, để ở đó, nhờ sống thích nghi với các truyền thống tôn giáo đích thực của các dân tộc, họ tỏ cho những người ngoài Kitô giáo, thấy một chứng tá cao đẹp về uy quyền và tình yêu của Thiên Chúa, cũng như về sự hiệp nhất trong Chúa Cứu Thế”. (Số 40).

——————————————

– Mt 9, 38.

– Cv 16, 14.

– 1 Cr 3, 7. (B.)

  1. Trích HIẾN CHẾ “ÁNH SÁNG MUÔN DÂN”.

“Những lời khuyên của Phúc Âm đưa đến Đức Ái; và nhờ Đức Ái, những lời khuyên ấy kết hiệp các tu sĩ cách đặc biệt với Giáo Hội và với mầu nhiệm Giáo Hội. Bởi đó, đời sống thiêng liêng của họ, cũng phải mưu cầu lợi ích cho toàn thể Giáo Hội. Do đó, mỗi người tùy sức và ơn gọi của mình, bằng kinh nguyện hoặc bằng hành động tích cực, có bổn phận làm cho Nước Chúa Cứu Thế ăn rễ sâu và vững mạnh trong các tâm hồn và bành trướng trên khắp vũ trụ. Vì thế, Giáo Hội duy trì và nâng đỡ đặc tính riêng biệt của các Tu Hội. “Việc khấn giữ các lời khuyên của Phúc Âm, thực là một dấu chỉ, có thể và phải lôi cuốn hữu hiệu tất cả mọi chi thể của Giáo Hội đến việc can đảm chu toàn ơn gọi Kitô hữu. Thực vậy, dân Thiên Chúa không đặt thành trì vĩnh viễn ở đời này, nhưng đi tìm một thành trì mai sau. Bậc tu trì giải thoát người tu sĩ bớt những lo lắng trần tục, cùng tỏ lộ cách hoàn hảo hơn cho mọi tín hữu thấy của cải trên trời đã có ngay dưới trần gian này; và làm chứng rằng, Ơn Cứu chuộc của Chúa Cứu Thế đã đem lại một đời sống mới và vĩnh cửu, đồng thời tiên báo sự phục sinh tương lai và vinh quang của Nước Trời. Hơn nữa, bậc sống tu trì, noi gương cách chính xác hơn và thực hiện liên tục trong Giáo Hội nếp sống mà Con Thiên Chúa đã nhận, khi Ngài xuống thế để thi hành thánh ý Chúa Cha, và cũng là nếp sống mà Ngài đã đề ra cho các môn đệ theo Ngài. Sau cùng, bậc sống ấy đặc biệt cho chúng tôi thấy Nước Thiên Chúa vượt trên mọi sự trần thế, và những đòi hỏi của Nước ấy cao cả biết bao; nó cũng cho mọi người thấy quyền lực cao trọng tuyệt diệu của Chúa Cứu Thế Vua và quyền năng vô cùng của Chúa Thánh Thần, đang hoạt động cách kỳ diệu trong Giáo Hội”. (số 44).

“Vì thế, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên của Phúc Âm, tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng dĩ nhiên cũng gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội. Vì trong Giáo Hội, giáo phẩm có nhiệm vụ chăn dắt và dẫn đưa Dân Chúa đến những đồng cỏ phì nhiêu, nên có nhiệm vụ dùng các luật lệ mà hướng dẫn cách khôn ngoan việc thực hành những lời khuyên của Phúc Âm, vì đó là phương thế đặc biệt để cổ võ Đức Ái trọn hảo đối với Thiên Chúa và tha nhân. Ngoan ngoãn vâng theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, giáo phẩm đón nhận những luật dòng do những nam nữ sáng lập viên đề nghị, và chính thức phê chuẩn sau khi tu chỉnh. Và do quyền hành của mình, giáo phẩm luôn có mặt để săn sóc và bảo trợ những dòng tu được thiết lập khắp nơi nhằm xây dựng Huyền Thể Chúa Cứu Thế, để các dòng tu ấy phát triển và sinh hoa kết quả theo tinh thần các đấng sáng lập.” (số 45).

“Các tu sĩ phải đem hết tâm lực làm cho Giáo Hội, qua con người của họ, thực sự biểu dương Chúa Cứu Thế, ngày một hoàn hảo hơn cho các tín hữu cũng như những người ngoài Kitô giáo: biểu dương Chúa Cứu Thế đang cầu nguyện trên núi, hoặc đang loan báo Nước Thiên Chúa cho dân chúng, hoặc chữa lành những kẻ đau yếu tàn tật, hay hoán cải các tội nhân trở lại đời sống phong phú, hoặc đang ban phước lành cho trẻ em, ban ơn lành cho mọi người, và trong mọi sự luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài đến.

Sau cùng, mọi tu sĩ nên biết rằng, việc khấn giữ các lời khuyên của Phúc Âm, tuy bao gồm sự từ bỏ những của cải – mà dĩ nhiên phải được quí trọng – sẽ không làm ngăn trở việc phát triển đích thực nhân vị; trái lại, do bản chất của nó, còn có lợi cho con người. Thực vậy, các lời khuyên của Phúc Âm, mà các tu sĩ đã tình nguyện chấp nhận theo ơn gọi riêng của mình, góp phần không ít vào việc thanh luyện tâm hồn và phát huy tự do thiêng liêng, và không ngừng khích lệ sống bác ái nhiệt thành, nhất là có sức làm cho người Kitô hữu ngày càng nên giống đời sống thanh khiết và thanh bần mà Chúa Cứu Thế đã chọn và Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Ngài, đã sống, như gương lành của bao đấng sáng lập dòng đã chứng tỏ. Không ai được nghĩ rằng, vì tận hiến như thế, các tu sĩ trở nên xa lạ với mọi người, và vô dụng đối với xã hội trần thế. Vì dù đôi khi không trực tiếp phụ giúp người đồng thời với mình, nhưng tu sĩ lại hiện diện cùng họ cách sâu xa hơn trong lòng Chúa Cứu Thế và cộng tác một cách thiêng liêng với họ, để việc xây dựng xã hội trần thế luôn đặt nền móng nơi Chúa và luôn hướng về Ngài, hầu những người xây dựng xã hội trần thế sẽ không luống công.

Vì thế, Thánh Công Đồng công nhận và khen ngợi nam nữ tu sĩ sống trong Tu Viện, Trường Học, Bệnh Viện hoặc trong các Xứ truyền giáo, đang trang điểm Giáo Hội của Chúa Cứu Thế bằng tấm lòng khiêm hạ và kiên trung trong sự tận hiến và quảng đại phục vụ mọi người dưới muôn vàn hình thức.” (Số 46).

  1. Trích SẮC LỆNH “ĐỨC ÁI HOÀN HẢO”.

“Trong những Hội Dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, các tu sĩ chỉ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình, cho dù nhu cầu hoạt động tông đồ có khẩn thiết đi nữa, thì những Hội Dòng ấy vẫn phải luôn giữ địa vị cao quí trong Huyền Thể Chúa Cứu Thế, trong đó, “mỗi chi thể đều có một tác động khác nhau” (Rm 12,4). Thực vậy, họ dâng lên Thiên Chúa hy lễ chúc tụng tuyệt hảo, làm vẻ vang Dân Thiên Chúa bằng những hoa trái thánh thiện dồi dào, lấy gương lành lôi cuốn và làm cho Dân ấy thêm lớn mạnh bằng một việc tông đồ âm thầm mà phong phú. Như thế, họ là vinh dự của Giáo Hội, và là mạch tuôn trào các ơn thiêng. Tuy nhiên, cũng phải duyệt lại cách sống của họ theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn về việc thích nghi canh tân như đã nói trên kia; dẫu vậy, vẫn phải kính cẩn bảo tồn sự cách biệt thế gian và những sinh hoạt riêng trong đời chiêm niệm của họ”. (số 7 )

“Phải trung thành duy trì và càng ngày càng làm sáng tỏ định chế Đan Viện khả kính trong tinh thần đích thực của nó, ở Đông Phương cũng như ở Tây Phương. Định chế ấy, qua bao thế kỷ, đã tạo được nhiều công nghiệp hiển hách trong Giáo Hội và cộng đồng nhân loại. Nhiệm vụ chính yếu của các Đan Sĩ là phục vụ Thiên Chúa Uy Quyền trong phạm vi Đan Viện, với sự khiêm tốn, nhưng đồng thời cao qúi, hoặc hoàn toàn hiến thân phụng sự Thiên Chúa trong đời sống ẩn dật, hoặc phụ trách cách hợp pháp một vài công cuộc tông đồ hay bác ái Kitô giáo. Vậy, tuy vẫn duy trì tính chất riêng của mỗi Dòng, họ cũng cần canh tân những tập truyền tốt lành xưa, và thích nghi chúng với những nhu cầu hiện đại của các linh hồn, để Đan Viện trở thành như trung tâm vun trồng dân Kitô giáo”. (số 9)

GHI CHÚ

ĐOẠN I.

  1. Đây là ý nghĩa của lời khởi đầu sách GƯƠNG PHƯỚC, một trong số những lời được Cha Tổ Phụ cho ghi rõ lên vách tường Đan Viện để anh em suy niệm.

Thánh Tê-rê-sa Nhỏ, sau Lời Chúa, đã tìm gặp nơi tập sách này của nuôi bổ dưỡng cho đời sống thiêng liêng.

Chúng tôi cũng nên nhớ, người ta đã nêu lên ảnh hưởng của Xi-Tô, đặc biệt của thánh Bê-na-đô, trên cuốn sách đạo đức thời danh này.

  1. Tu Luật thánh Biển-Đức: “không lấy gì làm hơn tình yêu Chúa Cứu Thế” (4) “Làm vì tình yêu Thiên Chúa, tình yêu Chúa Cứu Thế” (7).

Đức Phao-lô VI, nhắn bảo các đan sĩ chiêm niệm: “Các con hãy đem trọn tâm hồn và đời sống, để đáp lại lời kêu gọi hướng dẫn các con về với Thiên Chúa một cách vững bền, nhờ một nguyên động lực là tình yêu. Các con hãy coi mọi sinh hoạt trực tiếp khác mà các con phải đương đầu, những mối liên hệ huynh đệ, công việc không vụ lợi hay có lợi lộc, việc giải trí cần thiết, cùng những hoạt động giống như vậy, như một minh chứng cho Thiên chúa biết rằng: các con sống kết hiệp thân mật với Người, để Người ban cho chúng con cái chủ hướng trong sạch hiệp nhất, qui mọi sự về một mối, là điều rất cần để các con gặp được Người trong chính lúc cầu nguyện”. (Chứng Tá Phúc Âm, số 8).

  1. “Chuyên chăm nguyện gẫm”, đã trở thành mệnh lệnh trong Tu Luật thánh Biển-Đức (Ch. IV,6).

Thánh Augustino: “Của ăn nuôi cơ thể, con người bên trong được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện”.

  1. D. Lòng tôn sùng Đức Mẹ và Thánh Cả Giu-se, được đề cao trong truyền thống Xi-tô. Thánh Bê-na-đô đã có một phần ảnh hưởng lớn.

Riêng về Đức Mẹ, trong Hiến Chế ÁNH SÁNG MUÔN DÂN, Công Đồng đã trưng lời của thánh Ambrosio: ‘Đức Mẹ là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Cứu Thế’. (số 63)

Thánh Cả Giu-se, trong chương trình Cứu Chuộc của Thiên Chúa, chắc hẳn cũng có một vai trò đặc biệt đối với Giáo Hội.

  1. Tình yêu đòi hỏi sự hiện diện, chung sống (Thánh Thomas, IV Chống Ngoại Giáo 22).

ĐOẠN II.

  1. A. Với Bí Tích Rửa Tội, ơn nghĩa được trao ban, đặt nền tảng cho đời Kitô hữu. Chính sự thánh hiến này, làm căn bản cho sự tận hiến của đời tu. (xem ĐỨC ÁI HOÀN HẢO, số 5).
  2. B. Kể ra các yếu tố của đời sống thiêng liêng theo Tu Đức Học.
  3. “Thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4)
  4. D. 1 Ga 3,1; Ep 1,3-5; Thánh Thomas nói về sự thiết thực của ơn nghĩa tử, như một sự tham dự vào chức làm Con Hằng Hữu của Ngôi Lời (x. Tổng Luận III,3,8; và chú giải Rm 8).
  5. Ga 15,15;
  6. 1 Cr 1,2;
  7. Ga 14,23;
  8. Ơn nghĩa cũng như đức mến, được tăng thêm do sự Lãnh Bí Tích, cầu nguyện và làm việc lành (x. ÁNH SÁNG MUÔN DÂN, số 42).
  9. Một hình ảnh để diễn tả sự thông phần bản tính Thiên Chúa. Cũng như: lửa thâm nhập vào kim khí; hoặc chỏn bông thấm vào nước biển cả. Điều mà các thánh Giáo Phụ Đông Phương gọi là thần hóa (deifica- tio). Xem Tu Luật thánh Biển-đức, lời mở, “ánh sáng thần hóa” (lumen deificum).
  10. Thánh Thomas gọi ơn nghĩa là: “mầm vinh quang và là khởi đầu của sự sống vĩnh cửu” (Tổng luận II-II, 24, 3).
  11. Hiệp thông với Ba Ngôi: nhờ Đức Giê-su, trong cùng một Thánh Thần, đến với Thiên Chúa Cha (Ep 2,18).

Thánh Siméon nói:

– Cửa vào là Chúa Con (x. Ga 10,7)

– Chìa khóa cửa là Chúa Thánh Thần (x. Ga 20,22-23)

– Nhà chính là Thiên Chúa Cha (x. Ga 14,2-6)

Vậy, không chìa khóa, làm sao mở cửa được? Mà cửa không mở, chẳng ai vào được Nhà Cha!

Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi, chia sẻ: “Tất cả sự tập luyện của tôi là đi vào BÊN TRONG và trao trọn mình cho Ba Ngôi ngự đó. Ấy là Thiên Chúa hằng sống trong hồn tôi, tôi chỉ cần hồi tâm để gặp lại Người trong tôi. Và đó là tất cả phước lạc của tôi”. Và để giúp chúng tôi hiểu cách thức đi vào BÊN TRONG, Chị giải thích: “Đó không phải là một sự cách biệt BÊN NGOÀI, với những sự kiện bên ngoài; nhưng là một sự vắng lặng của Thần Trí, một sự gạt bỏ tất cả những gì không phải là Thiên Chúa”.

ĐOẠN 3.

  1. Thánh Thomas trong “Diễn giải Kinh Tin Kính” nói: “Kẻ sống trong Đức Ái, thì được tham dự vào tất cả mọi điều lành, đang được thực hiện khắp cùng thế giới”.

Được Chúa rồi, thánh Gio-an Thánh Giá có lý mà kêu lên: “Trời là của tôi, đất cũng là của tôi; các dân tộc, người công chính, kẻ tội nhân, các thiên thần là của tôi; Mẹ Thiên Chúa là của tôi và tất cả mọi sự, cả Thiên Chúa cũng là của tôi, bởi vì tôi được Chúa Cứu Thế toàn vẹn, Chúa Cứu Thế là của tôi”.

  1. Tu Luật thánh Biển-đức, đoạn 7: Một khi tâm hồn đã được sạch khỏi tội lỗi và tật xấu, tác động kỳ diệu của Chúa Thánh Thần sẽ tỏ hiện.
  2. C. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chúng tôi có nhiều cách: – Sự hiện diện tác tạo, như nguyên ủy tác thành mọi sự; – Sự hiện diện do ơn nghĩa thánh trong linh hồn người công chính được phước đặc biệt và mến Chúa. Cả sự hiện diện này cũng có cấp độ khác nhau: – Cách thường hữu trong tình trạng tiềm ẩn, cả khi ngủ, khi lo ra; – Cách trực hiện khi linh hồn hướng về Chúa bằng đức tin và lòng mến.

Cha Charles Foucauld dâng lên Chúa lời cầu nguyện cảm động: “Lạy Chúa, xin ban cho con được liên lỉ cảm nhận sự hiện diện của Chúa, sự hiện diện của Chúa trong con và chung quanh con, đồng thời ban cho con tình yêu biết kính sợ mà người ta cảm thấy khi đứng trước người mình say mê yêu mến. Do đó, họ hằng hiện diện với người mình yêu, dán mắt không rời, với ước nguyện to lớn và ý chí trọn đầy, muốn làm tất cả những gì vừa lòng và tốt lành cho người mình yêu; đồng thời với một mối sợ to lớn làm, nói hay nghĩ điều gì làm mất lòng hay phiền khổ cho người mình yêu…, Lạy Chúa, tất cả trong Chúa, bởi Chúa, và cho Chúa. Amen”.

  1. Rm 8,29; Dt 2,12.
  2. Tư tưởng “phải vội vàng chạy mau trên đường cứu rỗi, năng được Cha thánh Biển-đức nhắc tới. x.Lời mở và chương 73 Tu Luật.

ĐOẠN 4.

  1. Cha Tổ Phụ cũng như Thành tổ Biển-Đức, nhấn mạnh cách thực tế về sự cần thiết phải trừ tội và bỏ nết xấu. Xem Tu Luật.
  2. Truyền thống đan tu trình bày rộng rãi về sự tập luyện nhân đức, phân biệt: – Những tập luyện về cơ thể, như chay kiêng v.v… ; – Và các tập luyện thiêng liêng. Xem Tu Luật, ch.7.
  3. Xem Tu Luật, cuối Lời mở và cuối ch.7.
  4. Thánh Tổ Biển-đức cũng đã phân phô ngay trong Lời mở của Tu Luật ý định lập “TRƯỜNG PHỤNG SỰ CHÚA”, trong đó các việc được qui định để “sửa trị thói hư tật xấu và bảo tồn lòng mến”

ĐOẠN 5.

  1. Cám dỗ chán ngán trong đời sống thiêng liêng, là một điều truyền thống đan tu quen nói đến. Các Thánh Tổ quen gọi nó bằng những danh từ chỉ sự chán ngán (taedium acedia). Đó là “qủi ban trưa”, đáng sợ nhất trong đời tu.
  2. Thánh Tổ Biển-Đức đã dành một chương tuyệt vời nói về sự “sốt sắng tốt lành”. Tu Luật ch.72.
  3. Cha thành Bê-na-đô khuyên: “Phải từ bỏ những gì là cảm giác, đừng để những hình ảnh thể chất làm chủ tâm hồn, nhưng hãy biết sử dụng tất cả các điều đó, như bàn đạp vươn lên những thực tại vô hình”. ( Xem Diễn giảng về Diễm Tình Ca 52,5).

ĐOẠN 6.

  1. x. 1 Ga 4,20-21.
  2. Sự cầu nguyện cho anh em, không chỉ là một động tác thiện chí mà thôi, còn là một đòi hỏi thúc bách. Trước hết là do liên đới của mầu nhiệm hiệp thông, tiếp đến cũng do sự tham dự vào chức Hiến Tế của Chúa Cứu Thế biến chúng tôi thành “Tư Tế Vương Giả”. Ý nghĩa của tông đồ cầu nguyện là ở chỗ đó.

Theo thánh Augustino, bao lâu ĐỨC-KITÔ-TOÀN THỂ chưa được thành toàn với sự sát nhập của người được chọn cuối cùng, thì cần thiết vẫn phải cầu xin cho nhau là chi thể. Khi đã trọn toàn, thì chỉ còn TẠ ƠN.

  1. Tổ Isaac người Syrie làm chứng: “Kẻ nhìn tất cả mọi người với lòng thiện cảm, không còn coi ai là dơ ố, người đó đã đạt tới sự trong sạch đích thực”.
  2. x. PI 2,4.
  3. Trong di ngôn của các Thánh Tổ đan tu, có kể lại: Một đan sĩ đến bàn với Tổ Lucio, để thực hiện một cuộc hành hương. Tổ Lucio trả lời: được, nhưng tập giữ miệng lưỡi trước đã.

Đan sĩ vẫn tiếp tục đề nghị xin được giữ chay. Tổ đáp lại: được lắm, nhưng hãy bắt đầu giữ mình mọi tư tưởng xấu.

Bấy giờ đan sĩ thêm: Tôi muốn xa lánh người ta. Tổ liền nói: được, nhưng trước tiên anh hãy tỏ ra có khả năng sống thân thiện với họ.

  1. x. Rm 12,15.
  2. Di ngôn của các Thánh Tổ đan tu ghi lại lời mà truyền thống coi như là của Chúa: “Anh đã gặp thấy người anh em, anh đã gặp thấy Chúa”. Thánh Tổ Biển Đức năng nhắc đến sự cần thiết nhận thấy Chúa Cứu Thế nơi người khác để kính trọng, yêu mến và phục vụ.

ĐOẠN 7.

  1. Người ta hiểu tại sao Thánh giáo hoàng Pio X đã nói: “Ngày qúi nhất đời tôi, là ngày tôi được chịu phép Rửa Tội, ngày được sinh làm con Chúa”.
  2. Những sự lo lắng thế gian bóp nghẹt hạt giống Lời Chúa. x. Lc 21,34; Mc 4,19.

Lo lắng làm thành trở ngại cho sự cầu nguyện. Thành J. Climaco nhận định: “Con người sống thiêng liêng, mà ưu tư lo lắng, chẳng khác gì người bị vướng chân mà muốn chạy cho nhanh”.

  1. C. Tu Luật ch.7,32.

ĐOẠN 8.

  1. Một đan sĩ đến tâm sự với Tổ Poeman: “Cơ thể con đã gầy mòn đi rồi, mà các đam mê của con lại càng thêm!”. Tổ giải đáp: “Hỡi con, đam mê chỉ là những gai góc. Con hãy lấy lòng mến Chúa đặt vào, thì sẽ cháy tiêu hết”.
  2. Cha thánh Bê-na-đô: “Cân lượng của linh hồn là do nơi lòng mến” (Diễn giảng Diễm Tình Ca 27,10).

ĐOẠN 9.

  1. x. 1Ga 2,16..

ĐOẠN 10.

  1. Cha thánh Bê-na-đô, khảo luận “Về sự kính mến Chúa”.
  2. Đó là sự trong sáng tuyệt vời, như Cha Teilhard De Chardin nói: “Sự trong sáng, trong nghĩa cao đẹp nhất của nó, không phải chỉ là sự không có lầm lỗi, cũng chưa hẳn được khiết tịnh. Nhưng chính là sự ngay chính, và sức vươn tới, mà tình yêu đặt vào cuộc sống của chúng ta, một tình yêu mến Thiên Chúa, mà ta kiếm tìm trong mọi sự và trên hết mọi sự”.

ĐOẠN 11.

  1. x. Ga 6,57; Rm 8,29.
  2. Thánh Tổ Biển-Đức nhận xét: “Đan sĩ bây giờ chu toàn dễ dàng và cách tự nhiên điều xưa kia lấy làm khó, không còn vì sợ hỏa ngục; nhưng vì lòng mến Chúa Cứu Thế và vì ưa thích sự lành, ham chuộng nhân đức”. Tu Luật ch.7.

ĐOẠN 12.

  1. Trong di ngôn, các Thánh Tổ đan tu đã nói:

– “Cầu nguyện là gương soi của Đan Sĩ”. (Có nghĩa là, nhờ đó mà biết được con người thật của mình, đời sống mình như thế nào).

– “Cầu nguyện là bạn trăm năm của Đan Sĩ”: (Cần phải trung thành liên kết nên một).

Còn Cha Tổ Phụ, một cách đơn giản, nhưng quả quyết hơn: “Đan Sĩ phải là con người cầu nguyện”.

  1. có rất nhiều cách định nghĩa cầu nguyện. Một định nghĩa cổ xưa và quen được nhắc tới: “Cầu nguyện là nâng hồn lên với Chúa”.

Cách Cha Tổ Phụ diễn tả về sự cầu nguyện có tính chất nói được là hiện sinh hơn, tương tự như thánh Tê-rê-sa Cả đã viết: “Cầu nguyện là một sự trao đổi thân tình, chuyện vãn với Chúa, Đấng chúng tôi biết là Ngài yêu chúng tôi” (Tự truyện, ch.8). Hoặc như Cha Charles Foucauld: “Cầu nguyện là tưởng đến Chúa mà yêu mến Ngài”. Cha nói về Chúa Cứu Thế Giê-su:

“Cầu nguyện, trước hết là tưởng đến ta mà yêu mến… Càng mến nhiều thì càng cầu nguyện nhiều. Sự cầu nguyện chính là sự chú tâm của linh hồn vào ta cách yêu mến. Sự chú tâm đó càng trìu mến bao nhiêu, thì sự cầu nguyện càng giá trị bấy nhiêu” (Bút tích thiêng liêng trang 162).

  1. Mt 7,7; Lc 11,9.
  2. Công Đồng Vaticano II cũng xác định: “Trong các Hội Dòng hoàn toàn chiêm niệm, các tu sĩ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình” (SL Đức Ái Hoàn Hảo, số 7).
  3. x. Gc 1,6.
  4. Nghe lời khuyến cáo của Thánh Tê-rê-sa Cả: “Ai đã khởi sự cầu nguyện thì đừng nãn chí, tự bảo rằng: cầu nguyện mà tôi vẫn phạm lỗi, thì chỉ tệ hơn mà thôi! – Tôi thiết nghĩ: tệ hơn chính là bỏ cầu nguyện và không sửa mình. Nhưng, nếu không bỏ cầu nguyện, hãy tin tôi, việc cầu nguyện sẽ dẫn đưa đến ánh sáng. Mặc dầu tiến từng bước nhỏ, ngã rồi dậy, nếu không ngừng bước tới thì rồi cũng sẽ tới đích. Theo thiển ý, bỏ cầu nguyện là không còn đường đi tới”.

ĐOẠN 13.

  1. Quan niệm của truyền thống đan tu, được Evagre ghi lại trong “Khảo luận về sự cầu nguyện”: “Nếu anh cầu nguyện thật, thì anh là nhà thần học”.
  2. Những lời sau đây, truyền thống nhận là của Chúa Cứu Thế Giê-su, tuy không được chép trong Phúc Âm (anagraphon): “Hãy xin những sự lớn lao, những sự bé mọn sẽ được ban cho các ngươi. Hãy xin những của trên trời, những của dưới đất sẽ được ban thêm cho các người” (Theo chứng từ của Thánh Clemente Alexandria, Ông Origène, và Thánh Ambrosio).
  3. Đích tối hậu của sự cầu nguyện, luôn luôn là sự KẾT HIỆP với Chúa. Thánh J. Climaco nói: “cầu nguyện, theo bản chất của nó, là tâm giao và kết hiệp giữa con người và Thiên Chúa” (Bậc Thang, 28).

ĐOẠN 14.

  1. Cách phân chia này, dựa theo Thánh Tê-rê-sa Cả, “Lâu Đài Linh Hồn”, nhưng được thu gọn một cách dễ hiểu.
  2. Ngưng suy gẫm trước thời hạn cần thiết theo trình độ của linh hồn, cũng là một sai lầm. Thánh Tê-rê-sa Cả cảnh giác xu hướng an nhàn đó, bảo chúng tôi chớ: “cầm hãm trí khôn suy gẫm, và ở yên đó như những kẻ ngu đần” (Lâu Đài, căn phòng IV, ch. III).
  3. Thánh Augustino gọi là “sự an nhàn thánh thiện của sự cầu nguyện”. Các Tổ Phụ Xi-Tô quen dùng các danh từ QUIES, SABBATUM, OTIUM, để diễn tả trạng thái này. Các Giáo Phụ Đông Phương thì dùng các từ như HÉSYCHIA, PARRHÉSIA, để diễn tả sự tin cậy, bình an nội tâm, và thân tình với Thiên Chúa, của một tâm hồn đã được luyện sạch và có một tình mến đậm đà đối với Thiên Chúa”. (xem thêm Thánh Gio-an Thánh Giá, “Lên Núi Ca-mê-lô, II ch, 13”).
  4. Tác giả Aphraate (sách Minh Chứng 4,1) nói: “Chính sự thanh khiết của tâm hồn, là cầu nguyện hơn tất cả mọi cầu nguyện được diễn bằng lời. Sự yên lặng của một tâm thần thanh luyện, quí hơn tiếng vang động ngoài tai”.
  5. Thánh Gio-an Thánh Giá, vị thầy về kinh nghiệm thần bí, giải thích về ơn kết hiệp lạ lùng này: “linh hồn được tràn ngập ánh sáng của Thiên Tính, và biến nhập vào Đấng sáng tạo nó. Vì Thiên Chúa, một cách siêu nhiên, thông ban cho nó bản thể Ngài, đến nỗi, nó xem ra trở thành Thiên Chúa, có những gì Chúa có, và do sự biến nhập nói trên, như trở nên một với Chúa. Có thể nói do sự tham dự ấy, linh hồn xem ra trở thành Chúa hơn là chính mình, mặc dầu vẫn đúng là nó giữ lại bản thể nó, và bản thể này khác biệt với bản thể Thiên Chúa, cũng như tấm kính khác biệt với ánh sáng chiếu soi và xuyên qua nó vậy”. (Cha Caffarel trích dẫn).
  6. Hình ảnh gió thổi vào buồm để chỉ tác động của Chúa Thánh Thần nơi linh hồn nguyện gẫm, đã được Thánh Tê-rê-sa Cả sử dụng. (x. Đường Trọn Lành, ch.28). Đó là ơn chiêm niệm mà Thánh Thomas gọi là thần phú hay là thụ động (x. Tổng Luận I-II,111,2). Vì thực ra điều này vượt qua khả năng hoạt động của linh hồn và do ơn chúa tác động trong linh hồn.

Đó là ơn cầu nguyện bùng cháy (oratio ignita), theo kiểu nói được ông Cassien diễn lại (Thuyết Giảng IX, 25) như sau: “Linh hồn lúc ấy được tắm gội trong ánh sáng thiên quốc, và không còn dùng được từ ngữ nhân loại để diễn tả vì nó bất lực. Nhưng xảy ra trong tâm hồn như một đợt sóng dâng cao dồn dập tới từ mọi tâm tình thánh thiện, như nguồn suối tuôn trào, vọt lên lời cầu nguyện vươn tới Thiên Chúa một cách tuyệt diệu khôn tả. Trong khoảnh khắc vắn vỏi ấy, lời cầu nguyện đó đã nói lên được biết bao nhiêu điều, đến nỗi khi trở lại bình thường, cũng chẳng dễ gì mà diễn tả hoặc ôn nhớ lại được.”

  1. Thánh Nữ Angela Foligne, nói lên những lời thiết tha: “Linh hồn khôn ngoan, không chỉ bằng lòng biết Chúa cách hời hợt, với một thứ suy gẫm sơ sài. Nó muốn thực sự biết Chúa, cảm mến sự tốt lành tột mực của Ngài, và nghiệm được Ngài thế nào. Ngài chẳng những là Sự Thiện đối với linh hồn, nhưng là sự thiện tuyệt đối. Nó yêu mến Thiên Chúa vì sự tốt lành ấy; và vì yêu, nó muốn được chiếm hữu. Còn Ngài, rất tốt lành, Ngài tự ban mình cho nó; nó cảm được Ngài, khi nếm hưởng sự ngọt ngào tràn đầy hân hoan. Khi được thông dự với Đấng là Tình Yêu tuyệt đối, linh hồn được chìm ngập ân tình, được kết hiệp với Ngài… Nhưng, linh hồn không thể đạt tới được sự nhận biết cao vời ấy về Thiên Chúa, do tự mình, hay nhờ Thánh Kinh; nhờ học hỏi, hay nhờ phương tiện thụ tạo nào, mặc dầu tất cả những điều đó có thể giúp chuẩn bị. Điều cần thiết, chính là ánh sáng của Chúa và ân sủng của Ngài ban.

Mà muốn được hồng ân đó, cách chắc chắn và mau chóng từ nơi Thiên Chúa, Sự Thiện tuyệt đối, Ánh Sáng tuyệt vời, và Tình Yêu tuyệt diệu, tôi không biết gì hơn là CẦU XIN: một lời cầu xin sốt sắng, tinh ròng, liên lỉ, khiêm tốn và mãnh liệt; một lời cầu xin không phải từ đầu môi chót lưỡi, nhưng phát xuất tự tâm hồn, tự cõi lòng, tự tất cả mọi khả năng cơ thể và tinh thần.

Lời cầu xin do lòng khát khao vô biên, sẽ dành được ân phúc đó”. (Cha Caffarel trích dẫn).

  1. Để đánh tan mọi mặc cảm trước Hồng Ân của Thiên Chúa, Cha Thánh Bê-na-đô nói: “Tất cả mọi linh hồn, dẫu mang nặng tội tình, vương vấn tật xấu, mắc phải nhục thú, bị đọa đày, bị giam hãm, dính vào bùn nhơ, nhiều đau khổ, lắm lo toan, căng thẳng vì công việc, dồn nén vì sợ hãi, bị vấy nhơ với người đã chết, kể như số phận những người đã xuống âm ti. Tôi nói, mặc dầu bị mang án, bị tuyệt vọng như thế, nhưng tôi quả quyết rằng: Linh hồn ấy có thể hồi tâm lại để nhận biết, không những mình có thể hy vọng nhờ ơn tha thứ, hướng lòng từ bi, mà con được vươn lên cho tới sự kết duyên với Ngôi Lời, nối lại giao ước thân tình với Chúa. Vì linh hồn được mang hình ảnh Chúa, được nên giống Ngài, lẽ nào không được đầy lòng tin tưởng bên Ngài sao?” (Diễn giảng Diễm Tình Ca, 83,1).
  2. Thánh Gio-an Vianney dùng một hình ảnh rất bình dân. Ngài nói: “Khi tâm hồn chưa thanh thoát, còn vướng mắc các sự trần thế, nếu người ta đem dìm nó vào trong cầu nguyện, cũng vô ích thôi, và nó sẽ không thâu nhận được gì, chẳng khác chi mảnh хốр còn chứa đầy chất dơ, chưa vắt khô sạch đi”.
  3. Thánh Gio-an Thánh Giá nói đến chân con chim bị buộc, dẫu bằng sợi giây nhỏ, cũng không thể nào bay lên được.
  4. Tác động của Chúa Thánh Thần trong sự cầu nguyện.

xem thêm:       – Rm 8, 26-27.

-Rm 8,8.15.

– G1 4, 6.

– 2 Cr 3,18; 4,18.

  1. Thánh tổ Ammenas nói về ý nghĩa của sự thử thách con người cầu nguyện quen gặp: “Thiên Chúa trốn các linh hồn ấy và để mặc, để chúng biết chúng có thật tìm Ngài hay không…Nếu Thiên Chúa thấy họ hết lòng kêu xin Ngài và từ bỏ ý riêng mình, thì Ngài sẽ ban cho họ một niềm vui lớn lao hơn và tăng cường cho họ hơn trước”. Những thử thách đó nhiều khi thật là to lớn, khiến cho Isaac Tu Viện Sao Sáng (bài giảng 27), nói được: “Hiện giờ chúng tôi ở trong một thứ hỏa ngục, nhưng là hỏa ngục của lòng từ bi, không phải của cơn thịnh nộ và chúng tôi sẽ được hưởng Thiên Đàng”.

ĐOẠN 15.

  1. Hiến dâng tất cả đời sống để cứu các linh hồn, một điều mà Cha Tổ Phụ tha thiết sống và thúc giúp chúng tôi sống. (xem ở Đoạn 47-D sau đây). Biết Chúa, mến Chúa, không phải chỉ hưởng hạnh phúc riêng mình, mà còn phải thao thức ‘làm sao cho nhiều người mến Chúa với nữa’ (xem Đoạn 34 và 35).

Theo Thánh Tê-rê-sa Cả, “kết hiệp thiêng liêng phải phát sinh ra việc làm cho Chúa và cho các linh hồn” (Lâu Đài, căn phòng V, ch.3).

ĐOẠN 16.

  1. Theo thánh Hieronymo kể lại.
  2. Thánh An-tôn, Ông Tổ các Đan sĩ, nói: “Sự sống, sự chết của chúng tôi là tùy ở tha nhân. Nếu chúng tôi được anh em mình, là chúng tôi được Chúa. Nếu chúng tôi vấp phạm đến anh em, là vấp phạm đến Chúa”.

ĐOẠN 17.

  1. xem Mt 7,1-2.

ĐOẠN 18.

  1. Thánh Tổ Biển Đức đã đặt “Khiêm Nhường” làm nền tảng cho đời Đan Tu. Ngài đã dành một chương đặc biệt (chương 72 trong Tu Luật).
  2. xem Gc 4,6.
  3. Khiêm nhường là chấp nhận mình như ý Chúa muốn; mọi biến cố như Chúa muốn hôm nay, trong hiện tại, không bận tâm về những gì sẽ xảy ra.

Thánh Tê-rê-sa Cả quả quyết: “Ai có giây phút hiện tại, là có Chúa. Vậy ai có giây phút hiện tại, là có tất cả. Giây phút hiện tại là đủ… Đừng để sự gì làm xao xuyến tâm hồn”.

ĐOẠN 19.

  1. Lc 18,9-14.
  2. 1 Cr 4,7. Xem Tu Luật, Lời mở: “Những kẻ kính sợ Thiên Chúa không tự kiêu vì đã trung thành tuân giữ Lề Luật; trái lại, biết xác nhận rằng những sự lành nơi họ không do tự mình mà có, nhưng là do ơn Chúa”.

ĐOẠN 20.

  1. Thánh Tổ Biển Đức xem cuộc đời Đan Tu như một sự “thông phần vào sự thương khó Chúa, nhờ đó được phần trong Nước Ngài”.
  2. G1 6,14; Rm 5,3.

ĐOẠN 21.

  1. Thánh Tổ An-tôn có cái nhìn tích cực về cơ thể, khi nói: “Cơ thể và linh hồn như hai bên triền núi, mà chóp đỉnh ở giữa là sự cầu nguyện”.
  2. xem Tu Luật, 36.

ĐOẠN 22.

  1. xem Tu Luật các chương 4, 5, 23, 34, 35, 40, 41, 53.
  2. “Nhiệm vụ chính yếu của các Đan Sĩ, là phụng sự Thiên Chúa uy linh trong phạm vi Đan Viên, với lòng khiêm tốn nhưng đồng thời cao qúi” (Đức Ái Hoàn Hảo, số 9).
  3. Thánh Ambrosio nói: “Mỗi người cần phải có trái tim của Đức Mẹ để chúc tụng Chúa; phải có lòng trí của Đức Mẹ để ca ngợi Chúa”.- x. Lc 1,46 tt.

ĐOẠN 23.

  1. A. Cha Tổ Phụ khi nói về sự kính mến Chúa, đã nêu lên những điểm có nhiều tính chất thực hành, như:

– Một lòng một ý với Chúa (Đoạn 7 và 12).

– Đừng làm mất lòng Chúa, ra sức làm đẹp lòng Chúa (Đoạn 8 va 23)

Thánh Gregorio nói về Thánh Tổ Biển Đức (sách Đối Thoại II,1): “Ngài bỏ mọi sự ra đi, để làm đẹp lòng Chúa mà thôi”.

Nên nhớ, trong truyền thống Đạn Tu, nơi thánh Pakhôm cũng như trong các tác phẩm của thánh Basile,  kiểu nói “làm đẹp lòng Chúa”, năng được dùng tới.

Thánh Kinh cũng thường nói đến “làm đẹp lòng Chúa”: Rm 12,1-2; 14,18; 2 Cr 5,9; Ep 5,10; C1 3,20; Dt 11, 5-6; 12,28; 13,21.

ĐOẠN 24.

  1. Phước Chúa dành cho chúng tôi, là điều lòng con người chưa bao giờ tưởng đến được. x. 2 Cr 2,9.

Còn trong lãnh vực sinh hoạt con người, thánh Thomas nhận xét:

 – Thú vật được hướng dẫn do bản tính.

 – Con người thiêng liêng thì được hướng dẫn không do í chí riêng mình một cách chính yếu, mà do một thứ bản năng bởi Chúa Thánh Thần thúc giục, để hành động. (x. Thánh Thomas chú giải Rm 8,14).

ĐOẠN 25.

  1. xem 1 Tx 5,2-6.

ĐOẠN 26.

  1. Truyền thống Đan Tu chú trọng vào việc giữ trí lòng, điều các Thánh Tổ gọi là “custodia cordis”. Không để cho các tư tưởng có hại hoặc phù phiếm xâm nhập “cõi lòng thẳm sâu, cor profundum” của mình, theo kiểu nói của thánh Bruno.
  2. Sự nhớ Chúa (menê tou Theou), là điều các Thánh Tổ Đan Tu, như Pakhôm, Basile và cả Thánh Tổ Biển Đức đều khuyên dạy. Một trong những hình thức thực sự nhớ Chúa, là dùng lời nguyện tắt, những lời nguyện mà các Đan Sĩ Ai Cập xưa gọi là “cầu nguyện mũi tên, oraison flèche”. Ông J. Cassien còn ghi lại cho ta lời nguyện tắt quen dùng thời đó, là lời Thánh Vịnh “Lạy Chúa Trời, xin đến giúp con; muôn lạy Chúa, xin mau phù giúp con” (x. Thuyết giảng, ch.6-9).

ĐOẠN 27.

  1. Thánh Tổ Biển Đức nhận định theo kinh nghiệm là: “Đan Sĩ đi ra ngoài không ích gì cho linh hồn họ” (Tu Luật, 66).

ĐOẠN 28.

  1. Thánh Tổ Biển Đức cảnh giác chúng tôi: “Đừng muốn người ta gọi mình là thánh trước khi mình thánh thực; nhưng hãy thánh trước đã, để điều người ta nói được thực hơn” (Tu Luật ch.4,76).

Trong Di Ngôn Đan Tu, Tổ Silvano nói lời này: “Khốn cho người mang một danh hiệu lớn hơn chính các việc mình làm”.

  1. Như thế, cả cuộc sống đều có giá trị như một lời cầu nguyện liên lỉ. Thánh Basile đã giải thích: “Như thế anh sẽ cầu nguyện liên lỉ, không phải bằng lời, nhưng bằng sự kết hiệp với Chúa trong tất cả cuộc sống”.

Thánh Thomas cũng đồng một quan điểm như thế. (x. Tổng Luận II-II, 83,9).

  1. Về sức mạnh lời cầu của một linh hồn luôn luôn làm trọn ý Chúa, Thánh Tê-rê-sa Cả đã nói một cách mạnh mẽ: “Hai ý muốn đã trở thành một, và thay phiên nhau ra lệnh”.

ĐOẠN 29.

  1. Công Đồng coi “họ là vinh dự của Giáo Hội và là mạch tuôn trào các ơn thiêng” (Đức Ái Hoàn Hảo,7).
  2. Sự xếp đặt này, không có nghĩa là coi thường và bỏ một yếu tố nào. Thánh Tổ Agathon trình bày với một hình ảnh độc đáo: “Con người như một thân cây, cành lá là sự cố gắng của cơ thể, còn trái trăng tượng trưng cho sự định tâm bên trong. Ta cần qui về nội tâm trọn vẹn để hưởng trái trăng đó. Thế nhưng, ta cũng cần đến sự chở che và sinh lực của cành lá nữa, nghĩa là sự cố gắng của cơ thể”.
  3. Cộng Đồng Vaticano II cũng xác nhận điều đó, khi nói đến “việc tông đồ âm thầm mà phong phú” của đời tu chiêm niệm. (x. Đức Ái Hoàn Hảo, 7).

ĐOẠN 30.

  1. Sự chăm chú vào cuộc sống của Chúa Cứu Thế Giêsu, nhất là vào chính tâm tình của Ngài, được cha thánh Bê-na-đô đề cao và khuyên ta: “Danh Giê-su đừng rời khỏi miệng, đừng xa khỏi lòng”.
  2. Sự qui hướng vào Chúa Cứu Thế Giê-su, cũng là một nét nổi bật trong đời sống Biển Đức. Viện Phụ Marmion đã trình bày đầy đủ trong cuốn: “Đức Ki-tô, lý tưởng người Đan Sĩ”.

Do đó, sự nhìn ngắm Chúa Cứu Thế Giê-su, chỉ đạt tới tất cả giá trị của nó trong chiều kích của sự hiệp thông nhiệm mầu với Chúa Cứu Thế Giê-su, để trở thành một sự tiếp nối của Chúa, theo kiểu nói của chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi: “trở thành nhân tính phụ trội” của Ngôi Lời Nhập Thể.

  1. Chúng ta quen nghe kiểu nói truyền thống “thiên đàng Đan Viện” (paradisus claustralis).

ĐOẠN 31.

  1. Cha Tổ Phụ năng nhắc đến sự cần thiết phải giữ Luật Dòng để chu toàn ý Chúa, để nên thánh: điều trong Lời Trối, Ngài đã nhắc lại nhiều lần. Trong bài này, ngài giải thích cho chúng tôi thế nào là giữ Luật Dòng để nên thành, giữ Luật Dòng vì yêu mến. Chúa Cứu Thế Giê-su cũng nói đền đòi hỏi đó của Tình Yêu (x. Ga 14,21-24; 15,10).

ĐOẠN 32.

  1. Nhà Dòng là “Trường học phụng sự Thiên Chúa” (Tu Luật, Lời mở).

Trong truyền thống Xi-tô, còn dành nhiều kiểu nói khác để chỉ Đan Viện:

  • “Trường Học Chúa Cứu Thế” (Tiểu xuất hành, ch.17).
  • “Trường Học Chúa Thánh Thần” (Thánh Bê-na-đô, bài giảng Lễ Hiện Xuống, 3).
  • “Trường Học Hội Thánh sơ khởi” (Đại xuất hành I,2).
  • “Trường Học Khiêm Nhường” (Gilbert Hoyland, chú giải Diễm Tình Ca 20,7).
  • “Trường Học Đức Ái” (Guillaure De Saint Thierry, Bản tính linh hồn, 9,26).
  • “Trường Học Lòng Đạo Đức” (Thánh Bê-na-đô, thơ 106).
  1. Hai chữ “mà thôi” đầy ý nghĩa. Chính danh từ Đan Sĩ, bởi các tiếng Hy Lạp: MONACHOS, MONOTROPOS đều nói lên tính chất duy nhất của lý tưởng, của đời sống người Đan Sĩ. Thánh Thomas cũng còn ghi lại điều đó: “Danh từ MONACHUS (Đan Sĩ) nói lên sự hiệp nhất đối ngược với sự phân tán” (Tổng luận II-II, 80,11).
  2. Trong Di Ngôn Đan Tu, Thánh Tổ Isaac người Syrie tuyên bố: “kẻ nào nhận biết tội lỗi mình, thì lớn hơn người cầu nguyện làm cho kẻ chết sống lại… Kẻ nào trong một giờ than khóc tội mình, thì hơn người đi dạy dỗ khắp cùng thế giới… Ai nhận ra sự yếu đuối của mình, thì lớn hơn người được thấy các thiên thần. Ai âm thầm và thống hối mà bước theo Chúa Cứu Thế, thì hơn là người được dân chúng hoan nghênh trong các Thánh đường”.
  3. Sự chân thành giúp nhau vì yêu mến, vốn được thực hành trong truyền thống Đan Tu. Thánh Tổ Poemen, dặn dò chi tiết: “Nếu anh em lỗi phạm, mà người anh em ấy phủ nhận lỗi mình, thì chớ làm găng hoặc la rầy sợ rằng như thế là làm cho người anh em ấy mất vui và sinh thất vọng. Điều nên làm, là nói với người anh em một cách lịch sự: anh hãy can đảm lên và canh chừng kẻo phạm tội. Nói năng như thế, mong sẽ gợi được sự thống hối nơi người anh em ấy”.

ĐOẠN 33.

  1. Lời Kinh của Giáo Hội, theo Công Đồng, “là tiếng của Hiền Thê nói với Phu Quân mình; và hơn thế nữa, còn là lời cầu nguyện của Chúa Cứu Thế và Thân Thể Người dâng lên Thiên Chúa Cha” (Hc Phụng Vụ, 84). Và Đan Sĩ thuộc số những người được ủy nhiệm cử hành lời kinh của Giáo Hội.
  2. B. Đây là các việc sinh hoạt thiêng liêng của đời Đan Tu. Thánh Thomas vốn được đào tạo một thời tại Dòng Biển Đức, có ghi lại các yếu tố đó một cách đầy đủ: “Học hành, xem sách thiêng liêng, suy gẫm, cầu nguyện và chiêm ngưỡng” (Tổng Luận II-II, 180,3).
  3. Thánh Tổ Biển Đức quả quyết: “chỉ khi nào chúng tôi đem sức lao động kiếm của nuôi mình như các Tổ Phụ chúng tôi, lúc đó chúng tôi mới là Đan Sĩ thực sự” (Tu Luật, 48).
  4. Tư tưởng Cộng Đoàn Tu Viện là một GIA ĐÌNH, cũng được Công Đồng nói đến (x. Đức Ái Hoàn Hảo, 15).
  5. Hc Vui Mầng và Hy Vọng số 22, đã nói về Chúa Cứu Thế: “Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người…đã yêu mến bằng quả tim con người”.

ĐOẠN 34.

  1. Thánh Tổ Biển Đức cũng xác nhận như thế. (x. Tu Luật, 2).

Truyền thống Đan Tu cổ xưa cũng chủ trương như vậy. Đây là phát biểu của một vị Tổ Đan Tu: “Trừ quỉ, chữa lành bệnh nhân, không phải là dấu sự tấn tới; bởi vì đâu phải con người làm được việc ấy, mà là do quyền năng Chúa, với lại đức tin của người đến xin. Do đó, nhiều người bị lầm, vì những ơn đó mà sa vào sự kiêu ngạo và hư đi. Nhưng, này con thân mến, ta nói cho biết: nếu một người đạt tới sự khiêm nhường, và có ở một mức cao độ, cùng với đức hiền hoà, đó mới là sự thăng tiến cao nhất và bảo đảm cho khỏi sa sẩy. Bởi vì, kẻ nào hạ mình đến sát đất thì còn ngã làm sao, và có sự gì làm cho người ấy ngã được? Nhưng dấu chứng của một sự khiêm nhường trọn hảo, là vui lòng chịu xỉ nhục”.

  1. Đây là một sự khám phá ngày càng đầy đủ hơn, để nói được như thánh Tê-rê-sa Nhỏ: “Sứ mệnh đời tôi là yêu mến”.

ĐOẠN 35.

  1. Đan sĩ diễn tả lại hình ảnh Chúa Cứu Thế cầu nguyện trên núi; hoặc những khoảng rộng lớn của cuộc đời ẩn dật của Chúa. (x. Ánh Sáng Muôn Dân, 46).
  2. Trong truyền thống Xi-Tô, nơi núi rừng thanh vắng vốn được chọn lựa để lập những Đan Viện mới.

Thành Bê-na-đô: “Hãy tin kinh nghiệm của tôi: bạn tìm gặp được nơi rừng núi nhiều hơn là trong sách vở;  các cây cối và núi đá dạy bạn nhiều điều hơn các bậc thầy (thơ 106). Ngài còn nói: “Sự thinh lặng yên tĩnh, một cách nào đó, bắt buộc chúng ta tưởng nhớ đến Chúa và các phúc vĩnh cửu” (thơ 78).

  1. “Khi con người quay về với lòng mình, tức là họ trở về với nội giới thâm sâu; ở đó, Thiên Chúa Đấng thấu suốt tâm hồn, đang chờ đợi họ” (Hc Vui Mầng Và Hy Vong, 14).

Và Thánh Tê-rê-sa Cả trong Đường Trọn Lành đã mách: “Thiên Chúa thật là gần gũi chúng tôi”… Chúng tôi không cần chắp cánh bay để đi tìm Ngài: trong chốc lát, chúng tôi hãy đóng phía bên ngoài lại, tự đặt mình trong thanh vắng và hãy ngắm nhìn vào chính mình: Đó là nơi Thiên Chúa ngự”.

  1. “Với tâm hồn triển nở, với sự dịu ngọt khôn tả của Tình Yêu Mến, chúng tôi sẽ chạy nhanh đường giới răn Chúa” (Tu Luật, lời mở; x. 1Pr 1,8).
  2. “Thiên Chúa ban cho chúng tôi cách rộng rãi, phổ quát, dồi dào và hào phóng. Thật đáng hổ thẹn sự bê trễ của con người, vì Thiên Chúa sẵn sàng ban hơn là chúng tôi sẵn sàng nhận. Bản tính và đặc thù của Thiên Chúa là cho” (Thánh Thomas, chú giải thơ thánh Gia-cô-bê).

ĐOẠN 36.

  1. Lòng sốt mến có sức đuổi xa ma quỉ. Di Ngôn kể rằng: “Một đan sĩ đến với tổ Poemen xin ngài ban một lời khuyên dạy. Tổ Poemen đáp lại: Bao lâu cái nồi còn được đun nóng, thì ruồi muỗi hoặc loài nào khác, không chạm tới hoặc bò vào. Còn khi nó đã nguội, thì chúng đến đậu lên đó. Người đan sĩ cũng thế, bao lâu còn kiên trì làm các việc thiêng liêng, thì kẻ thù không có cách làm gì tác hại được”.

ĐOẠN 37.

  1. Theo Phúc Âm mà sống. “Nhờ Phúc Âm chỉ lối, chúng tôi tiến bước theo đường Chúa…” (Tu Luật, Lời mở).
  2. Sách Di Ngôn ghi lại về thánh Arsène. Ngài quen tự hỏi: “Hỡi Arsène, vì mục đích gì mà người đã bỏ thế gian?”. Sau này, cha thánh Bê-na-đô cũng năng lặp lại lời tư vấn: “Hỡi Bê-na-đô, ngươi đến đây làm gì?”. Cha Tổ Phụ cũng đã cho ghi lời này lên vách tường Đan Viện.

ĐOẠN 38.

  1. Niềm vui trong tâm hồn, vui giữa Cộng Đoàn, được Cha Tổ Phụ năng nhắc đến (đoạn 1, 15, 20, 35…) Đó là niềm vui trong Chúa, do Chúa, vì có Chúa, như Cha trình bày ở đây, mà mẫu gương trọn hảo là Đức Mẹ, Đấng mang niềm vui đến cho bà thánh Isave, và là “Đấng làm cho chúng tôi vui mầng”.
  2. Thánh Gregorio phân tích về sự khác biệt giữa niềm vui thiêng liêng và lạc thú trần gian xác thịt, trong nguồn gốc và đặc tính của chúng. Niềm vui thiêng liêng khi được thì càng thêm lòng ao ước; trái lại, khoái lạc trần gian chưa được thì thèm muốn, nhưng được rồi thì sinh nhàm chán.

Cũng như để được sốt sắng, cần phải hãm mình (x.đoạn 11), ở đây, Cha Tổ Phụ cũng dạy: muốn hưởng sự vui mầng của Chúa, thì đừng tìm thú vui của trần gian một cách trái ý Chúa.

ĐOẠN 39.

  1. Sự tôn sùng yêu mến Đức Mẹ, là điều Cha Tổ Phụ năng nhắc đến, và tỏ hiện ra bằng nhiều cách trong truyền thống của “Dòng này đã được lập ra mà tôn kính Đức Maria trọn đời đồng trinh” (x. Phương thức trong Lời Khấn). Ngài cũng đặt tên cho Dòng là “Dòng Đức Bà Việt Nam”; tên “Thánh Mẫu” gắn liền với tất cả mọi Đan Viện thuộc dòng. Ở đây, cha chỉ lưu ý chúng tôi về một chi tiết nhỏ để thực hành, là cúi đầu khi nghe danh Đức Mẹ. Việc nhỏ, nhưng nói lên tình yêu, lòng sùng kính đối với Đức Mẹ. Cha Tổ Phụ cũng tôn kính cách riêng Đức Mẹ, dưới tước hiệu “Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành”. Cho đến ngày nay, các Cộng Đoàn quen hát lời cầu này, trước giờ giải trí chung.

ĐOẠN 40.

  1. “Hàng ngày, xưng thú lỗi lầm mình với Chúa, dốc lòng sửa lại các lỗi lầm đó” (Tu Luật, 4).
  2. x. Pl 3,13.
  3. “Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng quyền năng thực hiện cho chúng con muôn vàn việc, qua điều chúng con xin và nghĩ tưởng” (Ep 3,20).
  4. “Chúa chờ chúng tôi mỗi ngày lấy việc làm mà đáp lại lời Ngài mời gọi” (Tu Luật, lời mở).

ĐOẠN 41.

  1. Thánh Thomas trình bày cho chúng tôi thấy Đức Khôn Ngoan đi với Lòng Mến, là ơn qúi trọng trong Bảy Ơn Chúa Thánh Thần, và cũng là ơn gắn liền với sự chiêm ngưỡng. Thánh Thomas cũng nêu lên tính chất thiết thân và sống động của ơn khôn ngoan thiêng liêng, khi nói đến sự “nhận thức do một sự đồng cảm nào đó” về các điều thuộc về Thiên Chúa (per conna turalitatem quamdam circa res divinas) (x.Tổng Luận, II-II, 45,2).
  2. Sự phân biệt này, thánh Thomas cũng đã giải thích (x. Tổng Luận, II-II, 45,1).

ĐOẠN 42.

  1. Hướng về Thiên Đàng.

Đánh giá mọi sự trong ánh sáng vĩnh cửu. Đó cũng là những nét đặc biệt của tinh thần Đan Tu. Điều mà các tác giả quen gọi là ‘tính chất cánh chung đời Đan Tu’. Có thể xem thêm Hc Ánh Sáng Muôn Dân, số 44 và 48.

Cái ‘cảm quan cánh chung’ ấy, chúng tôi cũng nhận thấy rõ nét nơi Cha Tổ Phụ, ngài quen nhận định các sự việc dưới ánh sáng của vĩnh cửu, của thánh ý Chúa và lòng yêu mến Chúa.

ĐOẠN 43.

  1. Ngài như nghiệm được tính chất vô thường của mọi sự trần gian này, “vì bộ dạng thế gian này đang qua đi” (1 Cr 7,31). Chỉ có lòng yêu mến và làm theo thánh ý Chúa, mới có giá trị tồn tại. x. 1Ga 2,17.

ĐOẠN 44.

  1. Cha Tổ Phụ cho chúng tôi biết bầu không khí đặc biệt trong ngày lễ. Ngài quen nói: “Ngày lễ phải cho ra ngày lễ”. Điều ấy, cả bề trong lẫn bề ngoài.
  2. Quả thực, làm một số việc thì dễ, còn tạo lấy một tinh thần, quả là một điều khó. Để thành một Đan Sĩ thực sự, là một sự phấn đấu không ngừng và kéo dài suốt đời.

Theo Di Ngôn Đan Tu, đây là hình ảnh một Đan sĩ.

Thánh Tổ Théodore nói: “Đan sĩ là con người

– Chỉ nhìn Chúa mà thôi.

– Khao khát Chúa mà thôi,

– Hướng lòng về Chúa mà thôi,

– Chỉ muốn phụng sự một mình Chúa.

Được hưởng sự bình an của Chúa, Đan Sĩ trở thành căn cớ an bình cho những người khác” (Tiểu giáo huấn, 39).

  1. Cha Tổ Phụ, con người rất thiêng liêng, nhưng lại rất chu đáo trong việc tổ chức lao động sản xuất trong trồng trọt cũng như chăn nuôi, trâu bò, chiên dê, heo gà v.v… Tất cả vì Chúa và cho anh em.
  2. Tưởng nhớ lời Cha Thánh Bê-na-đô:

“Sự thanh vắng hạnh phúc! Và là hạnh phúc duy nhất” (O beata solitudo, O sola beatitudo).

  1. Di Ngôn Đan Tu còn ghi lại nhận định của Thánh Tổ An-tôn: “Các con cá ở lại trên đất khô sẽ chết . Cũng thế, những Đan Sĩ bỏ phòng rảo quanh hoặc giao du với người thế gian, sẽ mất đi sinh lực cần thiết để được tịnh tâm (hesychia). Vậy, con cá phải mau tìm về nước, và chúng tôi về lại tu viện. Nếu cứ chần chừ kéo dài ở bên ngoài, chúng tôi sẽ quên mất sự canh giữ nội tâm”.

ĐOẠN 45.

  1. Đây là bằng chứng của một vị thánh, Thánh Gio-an Vienney, cha sở xứ Ars: “Nếu chúng tôi biết được Chúa yêu chúng tôi dường nào, ắt chúng tôi sung sướng quá mà chết. Tôi nghĩ, không có con tim nào cứng rắn đến nỗi không mến yêu khi đã tin nhận mình được yêu mến dường ấy… Hạnh phúc duy nhất của chúng tôi ở trần gian, là mến Chúa và nhận biết mình được Chúa yêu.

Mọi sự dưới cái nhìn của Chúa,

Mọi sự với Chúa,

Mọi sự để làm đẹp lòng Chúa,

Thật là tuyệt diệu!

Hỡi linh hồn tôi, người sắp được đàm đạo với Chúa, làm việc với Chúa, đi lại với Chúa, đi lại với Chúa, phấn đấu và chịu đựng với Chúa.

Mỗi buổi mai, chúng tôi hãy nói: Lạy Chúa, con xin làm tất cả với Chúa và để làm đẹp lòng Chúa. Quả là một tiên cảm của Thiên Đàng”.

  1. “Ánh sáng thần hoá” (Tu Luật, Lời mở).
  2. Ep 1,17-20: “con mắt lòng được rạng sáng”.
  3. Thánh Irénée khuyên: “Hãy dâng lên Chúa một tấm lòng mềm mỏng dễ uốn nắn. Đặc tính của lòng nhân lành Thiên Chúa là tác động, và bản tính con người là cần phải được tác động. Nếu ngươi phó thác trọn mình ngươi cho Ngài, nghĩa là có lòng tín thác nơi Ngài và ngoan ngoãn tiếp nhận, thì Ngài sẽ làm cho ngươi trở thành một kiệt tác của Ngài” (Chống lạc giáo IV,39,2).
  4. Các thánh luôn ý thức về sự hư không của mình trước mặt Chúa. Thánh nữ tiến sĩ Catarina Siena, cũng như Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi, quen dùng kiểu nói: “Đấng Hằng Hữu nói với Hư Không…”

ĐOẠN 46.

  1. Thánh Tê-rê-sa Cả nhận xét, nếu người tu sĩ không một lần dứt khoát đừng quá bận tâm đến sức khỏe, thì chẳng thể nào nói đến chuyện đi đàng nhân đức. Điều này quá đúng nơi Cha Tổ Phụ. Cha Tổ Phụ tận tình lo lắng cho mọi người, trừ ra sức khỏe của chính mình: thức ăn quá thô sơ, đồ đắp thì ngài chỉ dùng 2 cái bao bố (mà anh em giữ làm kỷ niệm nhiều năm về sau); công việc thì lại rất nặng nhọc, như cuốc đất; xẻ gỗ, là những việc ngài thường làm. Như thế, chẳng lạ gì phen đầu tiên ngài nằm xuống, thì bác sĩ đã phải xác nhận tình trạng sụp đổ của cơ thể ngài. Nhưng, chính vì quên mình mà ngài gặp lại bản thân, và ngài đã chết đi để vui sống muôn đời!
  2. Một điều nổi bật nơi Cha Tổ Phụ mà nhiều người chung sống với ngài đã làm chứng, là tinh thần luôn vâng thánh ý Chúa. Luôn luôn và trong mọi sự vui cũng như buồn, chung cũng như riêng, vật chất cũng như thiêng liêng, ốm đau, bị phiền hà, đến cả khí trời nóng hay lạnh, ngài cũng đọc ra được ý của Chúa nhân từ muốn vậy. Sự bình an vui tươi của ngài phát xuất từ đó. Đó là điều làm cho các thánh nên giống Chúa Cứu Thế Giê-su. Ngài đến để chu toàn thánh ý Chúa Cha (Dt 10,5-7), đó là của ăn của Ngài (Ga 4,34), Ngài là “Amen” của Thiên Chúa Cha (Kh 3,14).
  3. Thánh Gioan Vienney xác tín: “Thánh Giá là cuốn sách chứa nhiều kiến thức phong phú nhất, người ta được đọc. Những ai không biết đến cuốn sách này, dẫu đã đọc tất cả các sách khác, cũng chỉ là những người dốt nát. Những ai yêu mến sách ấy và học hỏi, đào sâu thì mới là những người thông thái thật. Sách ấy tuy đắng đót, nhưng được dìm mình trong thứ đắng đót đó, thật là một sự thỏa lòng. Người ta càng đến học hỏi nơi đó, người ta càng không muốn rời xa”. Đúng theo tinh thần Xi-Tô, Cha Tổ Phụ khuyên bảo năng suy ngắm Đàng Thánh Giá, điều các Tu sĩ Xi-tô Thánh Gia quen làm và được ghi trong Hiến Pháp Hội Dòng, số 164 và 170.

ĐOẠN 47.

  1. Lo toan. Xem ghi chú Đoạn 7-B trang 96.
  2. Tu Luật, ch.7 bậc thứ 9.

Di Ngôn Đan Tu ghi lời của Thánh tổ Isaac Ninive “Hãy biết rằng, tất cả những ai bô bô lắm lời, dẫu họ nói những điều đáng thán phục, thì bên trong, họ là rỗng tuếch”.

  1. Sách Gương Phước cũng nói lên điều đó.
  2. Lòng nhiệt thành cứu các linh hồn, là điều đặc biệt của những người sống mật thiết với Chúa.

Di Ngôn Đan Tu ghi về thánh Pakhôm như sau: “Ngài đầy tràn lòng từ bi và yêu thương các linh hồn; và thường khi ngài thấy người ta không nhận biết Thiên Chúa sáng tạo nên họ, thì ngài ẩn đi mà khóc ròng rã, khát mong làm sao mà cứu họ tất cả. Và thực vậy cha thánh Pakhôm chúng tôi hồi còn sinh sống với chúng tôi, đã không ngớt cầu nguyện đêm ngày cho phần rỗi các linh hồn và toàn thế giới. Đó là điều mà các vị thánh kế tiếp ngài cũng đã làm như thế”.

ĐOẠN 48.

  1. Lòng nhiệt thành “dâng lời ca ngợi Chúa là Đấng sáng tạo vạn vật” (x. Tu Luật, ch.16 và 73).

Bài ca của thánh Gregorio Nazianze: “Một mình Ngài là Đấng cao vời siêu việt. Tất cả mọi vật, có tiếng nói hay không, đều ca tụng Ngài! Tất cả mọi loài, dù có khả năng tư duy hay không, cũng đều ngợi ca Ngài. Khát vọng của muôn loài, lời than van của tất cả đang hướng về Ngài! Tất cả những gì hiện hữu, đều ca ngợi Ngài. Và những ai biết đọc cuốn sách vũ trụ, đều dâng lên Ngài một bài tán tụng thầm lặng”.

  1. Luôn luôn cảm tạ Chúa. xem 1 Tx 5,17; P1 4,6; Ep 3,20-21; C1 3,16. Khi suy niệm Lời Chúa về vấn đề này, thánh Basile tự hỏi: khi bị tai nạn, tang thương, thì làm sao tạ ơn được như thế đó là sự lành đang khi là những điều đáng ghê sợ? – và thánh nhân trả lời: Cần phải suy, suy để nhận ra Thiên Chúa là Cha hơn mọi người cha, rất tốt lành, quyền năng và khôn ngoan, an bài mọi sự tốt nhất cho chúng ta.

Đó chính là những tư tưởng Cha Tổ Phụ quen lặp lại.

ĐOẠN 49.

  1. Mt 7,1;
  2. x. Mt 12,36;
  3. Tu Luật, ch.71.
  4. Thánh Athanasio chép hạnh tích thánh An-tôn, đã nêu lên nét nổi bật của ngài là sự vui tươi dễ mến. Thánh tổ Biển Đức căn dặn: “bao giờ cũng đề cao lòng thương xót” (Tu Luật, 64). Thánh Bê-na-đô chia sẻ: “nếu lòng thương xót là một tội, thì tôi sẽ không thể nào giữ mình khỏi phạm vào” (thơ 70). Thánh Phan-xi-cô Sa-liên nói kinh nghiệm: “Trong việc phụng sự các linh hồn, cấn phải có:

– Một chén kiến thức;

– Một thùng khôn ngoan;

– Một biển cả kiên nhẫn!”

Chúng tôi biết, kiên nhẫn là đức tính đầu tiên của Lòng Mến. x. 1Cr 13,4.

  1. Phục vụ. Mt 20,28; Mc 10,45.

Nên tất cả cho mọi người. 1Cr 9,22.

  1. Tu Luật, ch.42.

Di ngôn Đan Tu ghi lại lời của Tổ Ammonas, môn đệ của thánh tổ An-tôn, như sau: “Đây, tôi muốn nói lên hiệu lực của sự thinh lặng: nó điều trị bao chứng tật nó làm hài lòng Chúa biết mấy. Nhờ thinh lặng mà các thánh nhân được tăng trưởng, cũng nhờ đó mà quyền năng của Chúa ở lại trong các ngài; và các ngài được nhận biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa, cũng là nhờ sự thinh lặng”.

ĐOẠN 50.

  1. xem Đoạn 46-B (trang…).
  2. Xem Đoạn 31-A.
  3. Lời trối bao giờ cũng nói lên những gì tha thiết nhất, xúc động nhất, và xác tín nhất. Lời Trối của Cha Tổ Phụ, nói lên cái cảm thức sâu xa của ngài về Tình Yêu và sự Tốt Lành của Thiên Chúa. Một sự cảm thức qua con tim và bằng kinh nghiệm. Đó là điều mà thánh Thomas phân biệt: “cognitio speculativa” và “cognitio affectiva sive experimentalis divinoe bonitatis” (Tổng Luận, II-II, 97,2,2).
  4. Lời Trối của Cha Tổ Phụ, là một lời Kinh Phó Dâng trong tay Chúa Cha, với niềm an ủi chứa chan rạng rỡ, vì nhận biết sâu xa Tình Yêu Thiên Chúa là Cha. Những lời này, gợi lên cho chúng tôi cảnh tượng tương tơ của một Đan Sĩ Xi-Tô của thế hệ ban đầu sắp lìa trần: đó là cái chết của thánh Gérard, bào huynh của thánh Bê-na-đô. Chính thánh nhân đã chứng kiến những giây phút cuối cùng của em mình, và ghi lại như sau: “Bấy giờ, anh kêu lên: ‘Lạy Cha, lạy Cha!’ và thêm với nét mặt rạng rỡ: ‘Thiên Chúa tốt lành dường bao, đã trở nên cha của mọi người! Và vinh dự biết mấy cho con người được làm con của Thiên Chúa!”.
  5. Lời kết thúc của Cha Tổ Phụ, vẫn là một lời cảm tạ Chúa, cảm tạ Đức Mẹ. Vì Chúa đã muốn chọn ngài trở nên lời ca ngợi cho vinh quang ân sủng của Người. x. Ep 1,6-14.

[1] Trích thư gửi bà Kế Mẫu, ngày 12.11.1920.

[2] Trích thư 07.01.1923.

[3] Trích thư 27.08.1920.

[4] Trích thư 22.11.1920.

[5] Trích thư 13.01.1921.

[6] Trích thư 26.08.1922.

[7] Trích thư 10.08.1920.

[8] Trích thư 06.01.1921.

[9] Trích thư tháng 06.1921.

[10] Trích thư gửi Cố Chính Bình (Cha Radelet), ngày 01.08.1924.

[11] Bản KINH này, do Cha Biển Đức Thuận sáng tác, và đã được phổ biến hầu khắp các Giáo Phận nước nhà.

[12] Trích thư 24.06.1919.

[13] Trích thư 19.07.1920.

[14] Trích thư 27.11.1922.

[15] Trích thư: 01.04.1921.

[16] Trích thư 03.08.1921.

[17] Trích thư 01.02.1921.

[18] Tìm thấy trong sách Kinh Nhật Tụng của ngài.

[19] Ý nói: xin cho ngài lành bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

22 Tháng Mười Hai – Lc 1,46-56

  BÀI CA NGÀN TRÙNG MAGNIFACAT Lm M.Phêrô Khoa Lê Trọng...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp thánh lễ Phiên bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

        HẠNH TÍCH CHA BENOIT (R.P. HENRI DENIS CỐ THUẬN)             Nihil obstat: F.M. Bernard Mendiboure Tu viện trưởng Thánh mẫu Phước Sơn Vĩnh Linh, Quảng Trị Die 21 martii 1943 Imprimatur Franciscus Maria...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...

Nén Hương Lòng

 Nén Hương Lòng                     Chúng con thắp nén hương...