Thứ bảy, 21 Tháng mười hai, 2024

SỐNG CHỨNG NHÂN TIN MỪNG (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

 

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

SỐNG CHỨNG NHÂN TIN MỪNG

(Mt 10, 17- 22)

 

Hôm nay Giáo hội Việt Nam hân hoan và hãnh diện kính các thánh Việt Nam vì ba lý do:

1. Hân hoan và hãnh diện vì các thánh là người Việt Nam. Không còn gì vui mừng và đáng tự hào hơn khi đất nước chúng ta có các vị thánh đồng hương để góp mặt với Giáo hội toàn cầu.

2. Hân hoan và hãnh diện vì số lượng đông đảo các thánh Việt Nam. Với 117 vị thánh, Giáo hội Việt Nam được xếp hạng nhất nhì trong Giáo hội hoàn vũ về số lượng các thánh.

3. Hân hoan và hãnh diện hơn cả vì các Ngài là những chứng nhân anh hùng quả cảm. Đọc lại tiểu sử các Ngài ta không khỏi cảm phục đức tin kiên cường của các Ngài. Vì trung thành với Chúa, các Ngài đã cam chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng, nhất là đã phải chịu muôn ngàn khổ hình và chịu mất mạng sống vì đức tin.

     Có những vị như thánh Hồ Đình Hy, làm quan lớn trong triều đình. Quan án Phạm Trọng Khảm, Chánh tổng Phạm Trọng Tả là những vị có chức quyền trong xã hội đã thà mất chức quyền, mất danh vọng hơn là mất đức tin. Vì Chúa, không những các Ngài sẵn sàng từ bỏ mọi quyền lợi trong xã hội, mà còn sẵn sàng chịu mất mạng sống.

       Có những vị như thánh Anê Lê Thị Thành, thân phận phụ nữ yếu ớt, nặng gánh gia đình, nhưng cũng đã sẵn sàng chịu mọi cực hình để minh chứng tình yêu đối với Đức Kitô.

      Có những vị đầu xanh tuổi trẻ như  Tôma Thiện, mới có mười mấy tuổi đời, tương lai còn dài, đường đời còn nhiều hứa hẹn, nhưng các Ngài đã cương quyết khước từ tất cả, dâng hiến tuổi thanh xuân cho đức tin chân chính.

       Là người Việt Nam Công giáo, chắc chắn mỗi khi đọc lại tiểu sử của các Ngài, ta cảm thấy một dòng máu hào hùng trào dâng trong huyết quản. Bị cuốn hút bởi cuộc sống và cái chết cao đẹp, anh dũng của các Ngài, có lẽ ta cũng đôi lần ao ước được như các Ngài : sống cao đẹp, chết anh dũng.

        Nhưng làm sao ta có thể có được cái chết cao đẹp như các Ngài. Ngày nay đâu còn cảnh cấm đạo, bắt đạo, giết người có đạo như thời vua quan ngày xưa. Ngày nay ta không còn hy vọng được chết vì đạo. Ta chỉ còn một cách noi gương bắt chước các vị tiền nhân anh hùng đó là sống vì đạo.

       Thực vậy, ngày nay ta ít gặp những sự khốn khó như bị bắt bớ, giam cầm, giết chết vì đạo, nhưng để sống đạo trong xã hội hôm nay, ta gặp không ít khó khăn. Xin kể ra hai khó khăn tiêu biểu.

       Khó khăn thứ nhất, đó là chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển. Ai cũng muốn thăng tiến bản thân và gia đình của mình. Ai nấy lo làm ăn, học hành, xây dựng cho bản thân. Cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Những nhu cầu của bản thân ngày càng nhiều. Rõ ràng ngày nay ta kiếm được nhiều tiền hơn trước. Rõ ràng ngày nay ta có nhiều tiện nghi hơn trước : xe cộ tốt hơn, nhà cửa đẹp hơn, tiện nghi hơn. Nhưng chưa bao giờ ta thấy thoả mãn đầy đủ. Vì thế càng ngày người ta càng đóng kín vào bản thân, không có thì giờ nghĩ đến người khác. Trong khi đó, những người nghèo càng nghèo hơn, những người yếu càng mệt hơn, những người bệnh càng khổ hơn. Họ không đủ sức chạy theo cuộc tranh đua quyết liệt của chủ nghĩa cá nhân. Họ bị đẩy lùi ra phía sau. Họ bị gạt ra ngoài lề xã hội. Để lựa chọn sống theo Phúc Âm, để trung thành với lời dạy của Chúa, ta phải bỏ quên một phần thân mình, gia đình mình để nghĩ đến, giúp đỡ, vực dậy những anh em kém may mắn. Đó là điều không dễ.

        Khó khăn thứ hai là kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Đồng tiền đang trở thành một thước đo giá trị con người. Đồng tiền đang trở thành một quyền lực chi phối toàn bộ đời sống con người. Ai cũng muốn có nhiều tiền. Và để có tiền, nhiều người đã không từ chối một phương tiện nào : lường gạt, lừa đảo, làm hàng giả, buôn thuốc phiện, tham nhũng, hối lộ. Tiền bạc quả là một cơn cám dỗ đang làm chao đảo thế giới, tàn phá những giá trị, biến chất những con người.

        Đứng trước nhu cầu và ham mê tiền bạc, người Công giáo muốn trung thành với Phúc Âm, muốn sống trọn vẹn cho đức tin bắt buộc phải có lựa chọn. Thà cam chịu nghèo khổ còn hơn nhận những đồng tiền phi nhân bất nghĩa. Thà cam chịu thiếu thốn hơn là chịu đánh mất đức tin. Thà lao động cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo chân chính hơn là chạy theo những đồng tiền dễ dãi để chối từ Phúc Âm và luật Chúa.

       Quả thực, xã hội mới đang tạo ra những cơn bắt bớ mới. Để trung thành với Chúa, với Phúc Âm ta cũng phải chọn lựa quyết liệt. Những chọn lựa đó làm chúng ta đau đớn không kém gì những hình khổ. Những hy sinh vì Phúc Âm đó cũng khiến lòng ta rỉ máu không kém gì chịu tử hình. Các thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần. Còn ta phải chọn lựa muôn ngàn lần trong cuộc sống. Các thánh tử đạo chỉ chết một lần. Còn ta phải chết mòn mỏi mỗi ngày trong những chiến đấu, những từ bỏ đớn đau. Sống Phúc Âm trong thời đại mới đúng là một cuộc tử đạo liên tục.

        Sống vì đạo như thế cũng cao đẹp và anh hùng không kém gì chết vì đạo. Sống vì đạo như thế, ta cũng góp phần làm chứng nhân cho Chúa, cho Phúc Âm không kém gì chết vì đạo.

        Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xưa các Ngài đã anh dũng hy sinh cuộc đời, dâng hiến máu đào làm chứng cho Phúc Âm, xin giúp chúng con hôm nay cũng biết can đảm, hy sinh sống theo Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hàng ngày. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1- Theo bạn, ngày nay ta có thể làm gì để làm chứng cho Chúa ?

 2- Cuộc sống đạo hôm nay có những khó khăn nào ?

3- Trong thời đại mới, bạn có thể tử đạo bằng cách nào ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...