Thứ sáu, 3 Tháng Một, 2025

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 5 TN – B

Chúa nhật 5 – B

 (Mc 1,29-39)

Không biết từ khi nào, và từ đâu, cái gọi là “Quyền” xuất hiện trong cuộc sống con người? Phải chăng là trong thời kỳ chuyển biến của xã hội, từ giai đoạn con người “ăn lông ở lỗ” và sống theo bầy đàn để chuyển sang hình thái sống độc lập, tách biệt theo từng nhóm, từng gia đình. Lúc này, quyền bắt đầu xuất hiện theo như một quy luật tự nhiên, để gìn giữ và bảo vệ sự trật tự trong xã hội. Quyền cũng có thể xuất phát từ những hệ thống pháp lý hoặc do đòi hỏi của một con đường triết thuyết nào đó quy định hoặc áp đặt. Ví dụ theo triết thuyết của Khổng Tử: (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Như vậy, quyền có thể bị coi là tiêu cực nếu nó bị khoác vào mụch đích xấu nào đó.

Trong Kinh thánh, có rất nhiều khi người Phariseu muốn đặt nghi vấn về chữ quyền nơi Chúa Giêsu. Ông lấy quyền từ nơi đâu để làm những điều này? Vậy, để hiểu rõ hơn về câu trả lời của Thầy Giêsu trước những thắc mắc, thiết tưởng chúng ta cần lắng nghe những định nghĩa và giải thích của Giáo hội.

Quyền là gì? Quyền có hai thái cực: Tập thể và cá nhân, quyền lợi vừa là trật tự chi phối tất cả tương giao nhân loại, trong một cộng đoàn, vừa là những gì mỗi cá nhân có thể làm được. Tất cả mọi cộng đoàn đều có quyền lợi riêng, quyền đó mang đặc tính của phương thức mà cộng đoàn xác định và bảo đảm quyền lợi cá nhân của các phần tử. Cộng đoàn Do thái không những có quyền lợi riêng nhưng họ còn hãnh diện, và xem quyền lợi của họ là một trong những đặc ân quý giá nhất của Thiên Chúa. (Dnl). Như vậy, theo dân Do thái xưa, ta cùng xác tín cội nguồn của quyền bính phát xuất từ Thiên Chúa. (ĐN THKT tr 312). Thánh Phaolo trong thư Roma nói: “Quyền bính thường được thi hành tùy theo những đòi hỏi cấp bách của Thiên Chúa” (Rm13,1)

Những khía cạnh của quyền bính. Trong vũ trụ Thiên Chúa tạo, mọi quyền bính cũng do Ngài phát sinh: quyền con người trên thiên nhiên (Stk 1,28); của người chồng trên người vợ (Stk 3,16); của Cha mẹ trên con cái (Lv 19,3). Nhìn vào những cơ cấu phức tạp hơn cả xã hội loài người. Chúng ta vẫn thấy chính từ Thiên Chúa mà những vị lãnh đạo, lãnh trách nhiệm với đời sống chung đối với những người dưới quyền. Như Giave truyền lệnh cho Hagar vâng lời bà chủ (Stk 16,9)

Những điều kiện để thi hành quyền bính,

Quyền bính do Thiên Chúa tạo, không tuyệt đối nhưng bi giới hạn bởi những bổn phận luân lý. Luật được lập ra giúp thực thi đúng mức quyền bính. Tuy nhiên, con người luôn có khuynh hướng vượt quá quyền hạn của mình, say mê với quyền năng của mình, người ta tự nhận công trạng cho mình (Is10,7-11). Họ thần tượng hóa chính mình (Ez 28,2-5) và đứng lên chống lại Đấng Tối Cao (Is 14,13). Một quyền bính lệch lạc như vậy sẽ bị Thiên Chuá phán xét, Ngài sẽ hủy diệt trong ngày đã định (Dnl 7,11-26). Như vậy, do con người đã hợp để thưc thi quyền bính thế tục. Cho nên, vì muốn tái lập chúng, Thiên Chúa đã mở đầu trong lịch sử dân Ngài một ý định “cứu rỗi”. Trong đó, quyền bính thế tục sẽ mang một ý nghĩa mới, trong chiều hướng cứu chuộc.

Đức Giêsu người thủ thác quyền bính. 

Trong suốt cuộc sống công khai, Đức Giêsu tỏ ra là Đấng thủ thác một quyền bính đặc biệt: Ngài giảng dạy với uy quyền (Mt 7,29). Ngài có quyền tha tội (Mt 1,6), chữa lành bệnh tật cho mọi kẻ ốm đau trong ngày Sabbat (Mt 2,28). Đây là một uy quyền hoàn toàn Tôn giáo của vị sứ giả Thiên Chúa, khiến dân Do thái phải đặt nghi vấn: (Ông ấy lấy uy quyền nào mà làm những việc đó)? (Mt 21,23). Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp cho những câu hỏi này, nhưng những lời Ngài dạy và những việc Ngài làm cách cả thể như chữa lành bệnh tật cho bà mẹ vợ ông Simon và một số những người khác; Ngài diệt trừ ma quỷ và làm cho kẻ chết được sống lại, dẹp yên sóng biển, và hóa bánh ra nhiều để nuôi sống hơn năm ngàn người. Tất cả những điều đó đã chứng thực quyền năng nơi Đức Giêsu Kitô đã được Chúa Cha ban cho vì (Cha và Ta là một).

Cách thức thủ đắc quyền bính.

Con người dùng quyền để cai trị.

Trong mọi xã hội, người ta thường dùng quyền bính để cai trị, quyền bính la thứ vú khí mạnh mẽ và tác dụng nhất trong việc ràng buộc, khống chế kẻ nhỏ hơn, yếu hơn phải làm theo ý mình. Mụch đích của kẻ sử dụng quyền bính như vậy mang tính tiêu cực và làm phân rẽ, tách biệt giữa nhỏ và lớn, yếu và mạnh, nghèo và giàu…vv sự tách biệt này vô hình chung đã gây ra những hậu quả xấu là sự đấu tranh hằn thù, bất công vv. Điều này đã từng xảy ra trong GH và XH. Ngày nay, người ta đã đề cao quyền bình đẳng để cân bằng. Thế nhưng, cái yếu vẫn bị khống chế và phụ thuộc.

Dung quyền để thu lợi.

Ngày nay, ngoài mụch đích dùng quyền để cai trị, người ta còn dùng quyền để thu lợi. Kẻ có quyền dùng mọi cách để trục lợi đang lúc còn đương quyền. Ngay từ những ngày đầu lãnh đạo Giáo hội, Đức GH Phanxico đã thực hiện việc cải tổ nội bộ Giáo triều Roma để dẹp bỏ những tệ đoan của quyền bính, và  mong ước đưa con thuyền Giáo hội đi đúng con đường mà Thầy Giusu đã đi.

Đức Giêsu đứng trước quyền bính thế gian.

Thái độ của Đức Giesu đối với quyền bính thế gian mang một ý nghĩa đặc biệt. Ngài nói: “Trong khi các thủ lãnh trần gian lại tỏ quyền của họ bằng cách thống trị. Con Người thì trái lại, ở giữa anh em, Người như kẻ phục vụ (Lc 22,25). Người là Thầy và là Chúa. (Ga 13,13), nhưng Người đến phục vụ, và hiến mạng sống mình (Mc 10,42). Và chính vì Người đã mặc lấy thân phận nô lệ, nên cuối cùng tất cả “mọi gối” phải quỳ lạy Người (Pl 2,5-11). Do đó, một khi đã sống lại, Người có thể nói với các môn đệ: “mọi quyền bính trên trời dưới đất đều ban cho Người” (Mt 28,18).

Nếu đem so sánh việc thực thi quyền bính giữa con nguời thế tục với Đức GSKT con Thiên Chúa hằng sống thì thật trái ngược nhau: trong lúc con người thế tục tìm kiếm quyền bính để được cai trị người khác và tìm kiếm sư lợi ích cá nhân, thì Đức Giesu đã dùng quyền bính để thi thố quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho moi người, nhất là những kẻ ốm đau, nghèo khổ.

Thế gian dùng quyền bính để trục lợi, còn Chúa GS dùng quyền bính để phục vụ và phục vụ cho đến chết trên cây Thập tự. Đây chính là ý nghĩa đích thực của quyền bính. Bởi vì, quyền bịnh để cai trị sẽ đưa tới chia rẽ và sự chết; còn quyền bính được phục vụ trong yêu thương mới mang lại sự hiệp nhất và một sự sống vĩnh cửu. Chính ở điều này mà Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận đã dạy các đan sĩ con cái của mình như sau: Trong đời sống chung: “Phải tôn trọng anh em; không xâm phạm đời sống riêng tư của anh em” (Dn 94) “Phục vụ anh em chính là phục vụ Chúa” (DN 112) “Đừng lợi dụng việc bổn phận mà lo cái tôi của mình làm cực an hem” (DN 122); “Nhưng đừng xét đoán ai, đừng nói lời phiền lòng ai; cư xử với mọi người cách dịu dàng thương mến, hết sức giúp đỡ và làm vui lòng mọi người”. Cha Tổ Phụ không định nghĩa về quyền bính, nhưng đã dạy các Đan sĩ biết thế nào là sử dụng quyền bính cho đúng ý của Thiên Chúa là quyền bính trên nền tảng tôn trọng và yêu thương.

Nói tóm: Quyền bính chính là phương tiện được tạo nên cho con người với mục đích tốt. Tuy nhiên, khi phải sử dụng quyền bính, ta cần có sự lựa chọn thế nào cho đúng. Ma quỷ luôn lợi dụng phương thế này để kích lòng kiêu ngạo khiến ta sử dụng sai mục đích và ý nghĩa. Là con cái của Thiên Chúa, chúng ta đã được Thiên Chúa dạy dỗ, chữa lành và giải thóat khỏi sự ràng buộc của ma quỷ, để được sống làm con cái của ánh sáng và sự tự do của Thiên Chúa. Nơi bài giảng trên núi, Chúa Giesu đã in đậm trong tâm hồn chúng ta những mối phúc, được xem như những phương thế giúp ta ý thức khi sử dụng quyền bính: Phúc thay ai có tâm hồn ngèo khó vì Nước trời là của họ…Ai hiền lành.. thì sẽ được Nước trời… Ai sầu khổ sẽ được Chúa ủi an… Ai khao khát nên công chính, thì sẽ được Chúa ban ơn..Ai biết xót thương sẽ được chúa xót thương… Ai sống hiền lành và công chính thì Nước trời là của họ.

Lạy Chúa. Trong cuộc sống thực tại, quyền bính vẫn luôn là ma lực, là liều thuốc phiện khiến chúng con luôn khao khát tìm kiếm. Dẫu biết rằng, quyền bính khiến con người ra kiêu căng và tàn bạo với những anh em đồng loại. Hơn nữa, nếu không biết sử dụng cho đúng ý Chúa thì quyền bính sẽ chia cắt mối tương quan giữa con với Chúa và anh em và con sẽ phải chết. Xin cho con biết bước đi trên con đường tám mối phúc mà Chúa đã dạy, để quyền bính giúp con mau đạt đến sự sống vĩnh cửu trên thiên đàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu nhau muôn sự chẳng nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...