Thứ bảy, 21 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Chúa nhật 16 Tn A (Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43(13,24-30)

Chúa nhật 16 Tn A (Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43(13,24-30)

Tuần trước, Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn người gieo giống để nói về thái độ đón nhận lời Chúa. Tuần này Chúa Giêsu lại dùng những hình ảnh khác để nói về điều tốt điều xấu cùng song hành qua hình ảnh ruộng lúa và cỏ lùng.

Cỏ lùng là một thứ cỏ giống cây lúa, nhất là khi còn nhỏ nếu không quen người ta khó nhận ra nó. Ai làm nông chắc có kinh nghiệm đó. Chúa muốn dùng hình ảnh này để nói về điều thiện và điều ác luôn hiện diện trong xã hội chúng ta. Điều ác là cỏ lùng, điều thiện là lúa, cả hai sống lẫn lộn trong tâm hồn và xã hội chúng ta. Tự bản chất cỏ vẫn là cỏ, dù nhỏ hay lớn nó cũng không trở thành lúa được. Lúa vẫn là lúa dù nó xấu, không xanh mơn mởn như cỏ nhưng vẫn là lúa. Cỏ không trở thành lúa được nhưng một người tội lỗi với thời gian có thể trở thành một người công chính. Trong lịch sử các thánh chúng ta thấy điều đó, chẳng hạn thánh Phêrô, Mađalena, Augustino… Nếu Chúa không khoan dung thì chúng ta đâu có những vị thánh này, không có những bông lúa mẩy này. Hoặc ngược lại có những người bây giờ thánh thiện đấy nhưng liệu trong tương lai, khi chết chúng ta thuộc loại nào, lúa hay cỏ dại, điều đó không ai biết vì con người chúng ta yếu đuối và hay thay đổi.

Qua hình ảnh ruộng lúa và cỏ lùng chúng ta có thể thấy những điểm sau:

Xã hội, Giáo hội, cộng đoàn tu chúng ta tự bản chất là ruộng lúa tốt nhưng không bao giời ruộng thiếu cỏ lùng. Xã hội, Giáo hội, cộng đoàn luôn có những người đạo đức nhưng cũng không thiếu những người chưa đạo đức. Nhưng như bài đọc thứ nhất trong sách Khôn ngoan nói: Thiên Chúa luôn khoan hồng. Ngài lấy lượng từ bi mà cai quản. Vì khoan hồng nên Chúa yêu thương cả hai, để cho cả hai cùng sống chung với nhau. Ngài không phạt cũng không cho người ta nhổ sớm để tạo cơ hội cho người chư tốt biết ăn năn trở lại, trở nên những cây lúa xanh tươi.

Trong cuộc sống nhiều khi khó phân biệt ai là người đạo đức thật, ai là người đạo đức giả, ai là lúa, ai là cỏ? Nhiều khi chúng ta bị mắc lừa là vậy, cứ tưởng họ tốt lành, nào ngờ họ là người xấu, là cỏ lùng.

Cũng như cỏ lùng, nhỏ, tinh vi, khó nhận ra thế nào thì những tật xấu chúng ta nhiều khi cũng tinh vi bí ẩn như vậy. Nhiều khi những tật xấu mà chúng ta cứ ngỡ là nhân đức; nhiều khi chúng ta xét nét, khó khăn với anh chị em mình trong việc đi lại, tiêu dùng… mà cứ nghĩ mình giữ luật, lo cho anh chị em…. Cũng vì sự tinh vi ấy mà chúng ta không nhận ra để sửa đổi, ăn năn thống hối, thậm chí còn biện minh để những tật xấu ấy phát triển. Vì thế chúng ta đừng để ma quỉ thừa cơ lợi dụng gieo vào lòng vào cộng đoàn chúng ta những mầm mống cỏ lùng. Những mầm mống ấy có thể là những tật xấu như: nói hành, bất hòa, ghen ghét, bè phái, ích kỷ, hẹp hòi….

Chúng ta cũng cần tự hỏi, lúc này đây tôi là lúa hay cỏ lùng, nếu là lúa chúng ta cám ơn Chúa, nếu cỏ lùng chúng ta hãy mau mau ăn năn trở về với Chúa, trở nên những cây lúa tốt trong ruộng lúa của Giáo hội, của cộng đoàn. Và cũng xin Chúa cho chúng ta đừng bao giờ đóng vai trò độc hại của ma quỉ: gieo cỏ lùng vào Giáo hội, vào cộng đoàn mình. Muốn được như vậy chúng ta cần có ơn Chúa, cần có Thần Khí Ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta như bài đọc 2 thánh Phaolô mời gọi: Chúng ta yếu hèn không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.

Lm. Hoàng Luật

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...