Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

Nên Hoàn Thiện Như Thiên Chúa

 

Chúa Nhật VII TN A: Lv  19, 1-2.17-18; 1Cr 3, 16-23; Mt 5, 38-48

Nên Hoàn Thiện Như Thiên Chúa

Fr.Vicent Hòa -PV

        Là người Công Giáo, chúng ta tự hỏi điều gì làm cho chúng ta khác với người ngoại đạo? Đâu là mục đích chính yếu mà chúng ta theo đuổi? Hay nói cách khác, chúng ta khác với những người ngoài Kitô giáo ở chỗ nào? Điều gì khó khăn nhất làm cho chúng ta –những người Kito Hữu- khác với những người khác? Có người sẽ nói rằng người Công Giáo khác với những người khác ở chỗ phải giữ các lề luật của Chúa, của Giáo Hội, phải đi nhà thờ ngày Chúa Nhật…Thưa đó chỉ là vẻ bề ngoài và đó cũng chưa phải là điều khác biệt và khó khăn nhất làm cho chúng ta khác với những người ngoài Kitô giáo.

        Có thể nói mục đích chính yếu của chúng ta là: Nên thánh thiện như Thiên Chúa, điều mà Lời Chúa mời gọi chúng ta hôm nay: “anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”. Và điều khác biệt với những người khác, những người ngoại giáo, và có thể nói là khó khăn nhất trên con đường trở nên hoàn thiện này đó là: không báo thù và yêu thương kẻ thù. Không báo thù đã là khó mà còn phải yêu kẻ thù,  quả là một thách đố vô cùng lớn, vô cùng khó khăn đối với chúng ta.

        Làm sao để con người ngày một tốt hơn, ngày một hoàn thiện hơn, đó không phải là mục đích của người Kito hữu chúng ta mà thôi, nhưng là điều mà mọi người nói chung luôn theo đuổi và cố gắng xây dựng. Tuy nhiên, lời mời gọi trở nên thánh thiện như Thiên Chúa là bổn phận và là mục đích quan trọng nhất mà chỉ người Kito hữu chúng ta được mời gọi. Vậy tại sao Thiên Chúa lại mời gọi chúng ta phải nên hoàn thiện như Ngài? Thưa vì chúng ta là con Thiên Chúa, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, và mục đích theo đuổi cuối cùng là được ở với Chúa. Chỉ khi ở bên Chúa con người chúng ta mới đạt được hạnh phúc thực sự như thánh Augustino nói: Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa nên lòng chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa. Như thế mục đích chính yếu và tối hậu của chúng ta không phải là làm công kia việc nọ… mà là được nên giống Chúa, được ở với Chúa. Tuy nhiên, muốn được ở với Chúa chúng ta phải trở nên hoàn thiện như Ngài. Tại sao? Thưa vì Thiên Chúa là Đấng thánh thiện, Đấng tinh tuyền, Ngài không thể sống chung với tội lỗi, và chúng ta cũng cảm thấy không xứng đáng để đến với Ngài khi còn những khiếm khuyết tội lỗi, nên buộc lòng chúng ta phải thánh thiện thì mới được gần Ngài và ở với Ngài. Do đó, chủ đề chính của Lời Chúa hôm nay là lời mời gọi, cũng là lời nhắc nhở về bổn phận của chúng ta rằng, chúng ta phải nên giống Thiên Chúa như trong bài đọc thứ  nhất của Sách Lê-vi: “các người phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh”. Và trong Tin Mừng Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta: “anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”.

        Nhưng để trở nên hoàn thiện như Chúa chúng ta phải làm sao? Điều đó có dễ không? Và đâu là cách thức, là phương thế để chúng ta nên hoàn thiện như Chúa? Thưa, có thể nói trở nên hoàn thiện như Thiên Chúa là điều không dễ dàng chút nào nếu không muốn nói là khó khăn nhất mà một người Kitô hữu phải trải qua.

        Có thể nói Lời Chúa hôm nay cho chúng ta hiểu nên hoàn thiện như Chúa có nghĩa là sống theo mẫu gương của Chúa, một Thiên Chúa tình yêu: một tình yêu đại đồng, yêu tất cả mọi người bất kể ai kể cả người ngoại hay kẻ thù: Thiên Chúa cho mặt trời mọc lên trên kẻ lành cũng như người dữ. Và một tình yêu trung tín, yêu cho đến cùng: không ai yêu thương bạn mình cho bằng người hy sinh mạng sống vì người mình yêu. Không những không trả thù mà còn yêu thương cả kẻ thù. Ngài đã tha thứ  và yêu thương những kẻ đã giết mình. Quả vậyThánh Gioan đã nói: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban tặng Con Một…”. Và trong chương 13 thánh Gioan cũng cho chúng ta biết Chúa Giêsu đã yêu thương đến cùng qua cái chết của chính mình Ngài cho nhận loại, cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng cho các môn đệ hay những ai tin yêu Ngài mà thôi.

         Như thế con đường để nên hoàn thiện giống Thiên Chúa là con đường của tình yêu, sống và yêu như Thầy đã sống và đã yêu: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Một tình yêu trung tín. Trung tín trong tình yêu, nghĩa là yêu cho đến kỳ cùng, ngay cả đó là người đã phản bội mình. Chẳng hạn chúng ta thấy Giu-đa một trong những môn đệ thân tín của Chúa Giêsu, được Ngài tuyển chọn làm Tông đồ, cho đồng hành, và được Ngài cho trở thành bạn hữu của Ngài: Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nhưng là bạn hữu. Thế nhưng ông đã phản bội Chúa, đã bán Thầy, đưa Thầy đến chỗ chết. Một hành động phản bội tày đình như thế, nhưng chúng ta thấy vì mang trong mình bản chất của một tình yêu trung tín, cho nên Chúa Giêsu đã không bỏ rơi Giu-đa, đã không đoạn tuyệt tình bạn với ông. Qủa vậy trong vườn Cây-dầu, khi Giu-đa dẫn đoàn quân dữ đến bắt Chúa Giêsu thì Chúa Giêsu đã nói với ông: “này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi” (Mt 26, 50). Ngài đã chọn Giu-đa làm bạn hữu thì dù cho Giu-đa có là kẻ thù của Ngài, có giết Ngài đi nữa thì Ngài vẫn trung tín trong tình bạn, vẫn mãi mãi là bạn của Giu-đa và mãi mãi coi Giu-đa là bạn mình. Đúng như bản chất trung tín của Thiên Chúa mà thánh Phaolo đã nói với Timothe: “Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình” (1Tm 2,13).

        Vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, một Thiên Chúa tình yêu, do đó, bản chất của chúng ta cũng là tình yêu. Chúng ta chỉ có một con đường duy nhất để thực hiện lời mời gọi nên hoàn thiện như Thiên Chúa ngang qua con đường của tình yêu. Một tình yêu trung tín, yêu như Chúa Cha đã thể hiện với hết mọi người, và như Chúa Giêsu đã sống và đã chết vì yêu.

        Lý tưởng là như thế, phương cách là như vậy, nhưng phải nói rằng đây là thách đố lớn nhất đối với bản tính con người yếu đuối với những tham, sân, si của chúng ta. Thiên Chúa đã trung tín trong tình yêu, đã không bao giờ báo thù, nhưng luôn yêu thương kẻ thù và đã mời gọi chúng ta làm theo. Tại sao Thiên Chúa lại làm được như vậy? Thưa vì Ngài luôn nhìn thấy nơi mỗi người chúng ta – kể cả người tội lỗi và kẻ thù- cái bản chất con người chúng ta là hình ảnh của Ngài, mặc cho con người chúng ta bị bao phủ bởi tội lỗi, bởi hận thù…Đó là lý do tại sao, dẫu chúng ta có tội lỗi thế nào đi nữa, Thiên Chúa vẫn tha thứ và yêu thương chúng ta, đến nỗi thánh Phaolo đã phải thốt lên: ở đâu tội lỗi càng nhiều thì ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội là như vậy.  Vậy để có thể tha thứ, không báo thù, nhất là yêu thương kẻ thù, có lẽ chúng ta phải học nơi Thiên Chúa là không yêu thích tội lỗi, nhưng luôn yêu thương con người. Tức là chúng ta cần phải phân biệt đâu là bản chất, đâu là cái tuỳ thuộc. Bản chất của con người chúng ta, bất cứ ai, đều là con Thiên Chúa, là hình ảnh Thiên Chúa. Đó là cái chúng ta luôn luôn quý trọng và yêu mến. Còn tội lỗi là cái không phải thuộc về bản chất của con người, không phải do Thiên Chúa dựng nên, đó chỉ là cái tùy thuộc, là điều khiếm khuyết nơi con người chúng ta, do chúng ta tự thêm vào, tự gây nên. Do đó, dẫu chúng ta có phản bội Chúa hay làm điều dữ cho nhau thì bản tính hay hình ảnh Thiên Chúa trong chúng ta vẫn còn đó. Nếu chúng ta hiểu như vậy thì chúng ta sẽ yêu được như Chúa. Khi đó, cũng như Chúa chúng ta ghét tội chứ không ghét người có tội. Có lẽ đây là chìa khoá để chúng ta có thể sống được như lời mời gọi của Chúa hôm nay là không báo thù và yêu thương kẻ thù. Chỉ khi sống được những điều này chúng ta mới cho thấy mình khác với những người ngoại đạo, và nhất là mới có thể đạt được ước nguyện của Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta là: “hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48).    

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

VÂNG LỜI THẦY – Cứ ra khơi, thả lưới bắt cá ( Is 6,1-2a.3-8; 1Cr 15,1-11; Lc 5,1-11)

Vâng lời là một hành vi mang tính nhân bản và nhân linh của con người, cho nên việc con cháu cần biết vâng...

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...