Thứ tư, 15 Tháng Một, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIV, TN A. Quảng đại và hẹp hòi

Quảng đại và hẹp hòi

Mt 18,21-35

Các con số có vẻ khô khan, nhưng cũng chính con số hàm chứa một ý nghĩa thật sâu sắc. Tin Mừng Chúa nhật XXIV nói tới hai con số khác biệt nhau: 100 đồng quan và 10.000 yến vàng. Chúng ta thử tính xem hai con số có vẻ vô hình đó là bao nhiêu, và đâu là ý nghĩa chúng ta đọc được qua các con số đó.

1Thử làm một phép tính

100 quan tiền và 10.000 yến vàng là hai con số thật gợi ý. Chúng ta thử tìm hiểu một tí về hai con số này.

Vào thời Đức Giêsu một người lao động làm thuê một ngày sẽ nhận được 1 quan tiền (x. Mt 20,2). Để hình dung ra 100 quan tiền là bao nhiêu, ta thử quy ra tiền Việt Nam hiện nay và lấy mức lương người công nhân phổ thông để so sánh. Vậy nếu tính công nhật của một người công nhân Việt Nam hiện nay khoảng 200.000 đồng, thì 100 quan tiền hay 100 ngày làm việc nhân cho 200.000 sẽ được 20 triệu.

Còn 10.000 yến vàng là bao nhiêu? 1 yến vàng ngày xưa giá 6.000 quan tiền. Vậy lấy 10.000 yến vàng nhân cho 6.000 sẽ ra một con số là 60 triệu quan tiền, tương đương với 60 triệu ngày công. Và lấy 60 triệu nhân cho 200.000 thì được một con số là 12.000 tỷ!

Bình thường, trừ các ngày chúa nhật và lễ nghỉ, một năm người công nhân lao động khoảng 300 ngày. Để có được 60 triệu ngày công, người công nhân phải lao động 200.000 năm, hay 2.000 thế kỷ!

Nếu tính đời người là 70 năm, trừ thời gian chưa tới tuổi lao động, thì một đời người làm việc khoảng 50 năm. Giả như người đầy tớ kia chết rồi đầu thai thành người sống kiếp khác như niềm tin vào thuyết luân hồi bên Phật Giáo, thì để sống được 2.000 thế kỷ, người ấy cần phải được đầu thai tới 4.000 lần thì mới có đủ thời gian làm việc trả nợ cho nhà vua.

Một điều hiển nhiên là không ai có thể sống được tới 2.000 thế kỷ hay đầu thai được 4.000 lần để lao động cho đủ số 60 triệu ngày công. Và người đầy tớ nợ nhà vua 12.000 tỷ là một món nợ vô cùng to lớn. Trước món nợ khổng lồ như thế, người đầy tớ đành phải bó tay. Anh ta có bán cả bản thân, vợ con, nhà cửa, ruộng đất… nói chung là anh ta có bán tất cả những gì anh có thể bán cũng không thấm vào đâu để trả nợ cho nhà vua.

Chắc anh suy nghĩ đắn đo về sự việc đang bế tắc này. Không biết số phận mình sẽ ra sao nếu nhà vua đòi nợ? May thay người đầy tớ này gặp được một nhà vua có tấm lòng quảng đại.

2. Lòng Chúa quảng đại và lòng người hẹp hòi

Khi đến trước mặt nhà vua để tính nợ, người đầy tớ đã kêu xin cho được hoãn lại một thời gian: “Thưa ngài xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.” Nhà vua đã động lòng tha bổng cho anh. Trong khi anh chỉ xin hoãn chứ không dám xin tha nợ. Và anh cũng không nghĩ nhà vua lại có thể tha bổng cho anh như thế.

Hình ảnh nhà vua quá quảng đại đến mức tha luôn số nợ khổng lồ cho người đầy tớ làm cho ta vừa ngạc nhiên vừa bất ngờ. Ngạc nhiên vì làm sao ông vua có thể dễ dàng tha một số nợ to lớn đến như thế? Sao ông không tha một phần thôi? Bất ngờ vì nhà vua đang có ý đòi nợ lại hòan toàn thay đổi ý là tha bổng cho kẻ mắc nợ mình?

Làm sao có một ông vua quảng đại và giàu lòng thương xót như thế? Thưa trên trần gian này không có ai như thế đâu! Hình ảnh ông vua được nói tới trong dụ ngôn ấy chính là Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có lòng thương xót tha thứ một cách quảng đại và nhưng không như thế. Lòng thương xót thứ tha của Chúa lớn lắm, khiến ngôn sứ Is có lời nhận xét: Dù tội lỗi chúng ta có đỏ như son, Chúa cũng làm cho trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, Chúa cũng làm cho trắng như bông (Is 1.18).

Người đầy tớ được nhà vua tha bổng, trong khi anh không tha cho người bạn của mình. Anh đã chặn cổ người bạn của mình và đòi cho được số nợ chỉ là một số tiền rất nhỏ mọn so với món tiền anh nợ nhà vua. Anh không biết cảm thông với người bạn, cũng là người đầy tớ như mình, đang mắc nợ mình 100 quan tiền. Anh hành xử với người bạn mình theo nguyên tắc công bằng xã hội: “nợ phải trả”, nợ một đồng phải trả một đồng thì mới công bằng.

Trong dụ ngôn, người đầy tớ nợ nhà vua đóng hai vai. Trong cảnh thứ nhất, anh là một con nợ nhà vua một số tiền khổng lồ là 12.000 tỷ, anh không có tiền để trả. Anh xin nhà vua hoãn lại một thời gian. Nhà vua đã động lòng thương xót và tha bổng cho anh. Sang cảnh thứ hai, anh đóng vai một chủ nợ. Anh chặn cổ người bạn, cũng là đầy tớ như anh, để đòi cho được một món nợ chỉ là 20 triệu! Anh nhận được lòng quảng đại thương xót của nhà vua, trong khi đó anh chẳng có lòng cảm thông thương xót người bạn mình. Lòng anh quá hẹp hòi!

Lòng thương xót như một khế ước, như hợp đồng tình yêu giữa Thiên Chúa và người có tội. Thiên Chúa thực hiện lòng thương xót đối với tội nhân, tội nhân cũng cần thực hiện lòng thương xót đối với người đồng lọai. Lòng thương xót nhận và lòng thương xót trao ban phải đi đôi với nhau. Có như thế thì mới có thể thành tâm đọc lời cầu trong kinh Lạy Cha: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con.”

Đan sĩ M. Bosco

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...