CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN
Gr 20,10-13/ Rm 5, 12-15/ Mt 10, 26-33.
(CĐ. Châu Thủy)
Sau khi sai các Tông đồ ra đi loan báo Tin mừng và khuyến cáo cho các ông biết những bất trắc có thể xảy ra, sẽ bị chống đối, loại trừ và bách hại. Bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu trấn an, khích lệ các Tông đồ “đừng sợ trước những thử thách”. Đó cũng là lời trấn an, khích lệ Giáo Hội suốt hai muoi thế kỷ qua và cũng là lời trấn an, khích lệ mỗi người chúng ta là những chứng nhân âm thầm của Chúa giữa lòng xã hội hôm nay.
Sở dĩ, Đức Giêsu trấn an, khích lệ các Tông đồ “đừng sợ”, bởi vì khởi đầu sứ vụ công khai Đức Giêsu cũng đã gặp thử thách, bị chống đối, loại trừ và cuối cùng chết trên Thập giá để cứu độ trần gian. Sau ba ngày, Người đã sống lại và hiện ra với các Tông đồ, trấn an các ông: “Can đảm lên, đừng sợ, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).
Các Tông đồ sau khi Thầy của họ bị bắt, bị giết, họ sợ hãi, kinh hoàng, tất cả các ông co ro trong một ngôi nhà đóng kín cửa. Nhưng sau khi Đức Giêsu sống lại, hiện ra và ban Thánh Thần cho họ, thì các ông trở nên can đảm, mạnh dạn ra đi rao giảng Đức Kitô phục sinh, bất chấp bắt bớ, đòn vọt, ngục tù và dám hy sinh cả mạng sống.
Giáo Hội hon 2000 năm qua đã nhận lệnh truyền của Đức Giêsu, tiếp tục sứ mạng các Tông đồ không ngừng loan báo Tin mừng cho moi người, mọi thời và mọi nơi. Giáo Hội cùng chung số phận như Chúa Giêsu và các Tông đồ, nhưng Giáo Hội vẫn trung kiên và hiên ngang trước muôn ngàn thử thách, bách hại. Lịch sữ Giáo Hội đã chứng minh điều đó. Lịch sữ Giáo Hội cũng đã chứng minh lời trấn an của Đức Giêsu đừng sợ là chân lý ngàn đời.
Mỗi người chúng ta là những dan si, nh?ng chứng nhân âm thầm của Chúa gi?a lịng xã hội hôm nay. Đời sống chứng tá của chúng ta được Giáo Hội cổ võ và đề cao, vì chứng tá bằng cuộc sống quan trọng hơn chứng tá bằng lời nói. Điều đó càng đúng hơn cho thời đại hôm nay, bỡi vì con người thời nay đ?t tin tưởng vào các chứng nhân hơn là các thầy dạy, vào đời sống và hành động hơn là lý thuyết. Điều này càng đúng hơn nữa trong bối cảnh Á châu chúng ta, nơi mà dân chúng được thuyết phục do sự thánh thiện hơn là luận chứng tri thức.
Do đó, một lần nữa phải khẳng định rằng: Cuộc sống người đan sĩ dù chỉ chôn mình trong bốn bức tường của đan viện, với một đời sống cầu nguyện âm thầm, đơn sơ, khó nghèo và khiêm tốn, cuộc sống chứng tá của chúng ta vẫn là một bài giảng sống động, hùng hồn và là cách truyền giáo hữu hiệu cho con người thời nay, nhất là trong bối cảnh Á châu này. Chúng ta có một vai trò quan trọng và vị trí đặc thù trong công cuộc tryền giáo của Giáo Hội. Đúng vậy, Tông huấn Giáo Hội tại Á châu cổ võ và đề cao đời sống chiêm niệm: “Hoàn cảnh đặc biệt trong bối cảnh tại Á châu đòi hỏi Giáo Hội phải nhận thức rằng một đời sống chứng tá thầm lặng vẫn là con đường duy nhất để loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa trong nhiều nơi tại Á châu. Và có thể nói tương lai của việc truyền giáo tuỳ thuộc phần lớn vào việc cầu nguyện và chiêm niệm” (số 23).
Mặc dù không còn bắt bớ và bách hại nữa, nhưng hơn bao giờ hết, kính thưa Cộng đoàn phụng vụ, ngày nay sứ mạng ngôn sứ của đời sống thánh hiến nói chung và đời sống đan tu chiêm niệm nói riêng đang đứng trước những thách đố lớn lao của xã hội duy vật chất, hưởng thụ và tục hoá. Phong trào đô thị hoá đang làm mất đi phần nào bầu khí tĩnh lặng trong các đan viện. Hơn nữa, một thế giới mà nền văn minh hưởng thụ đang tháo gỡ mọi qui tắc đạo đức và buông trôi tôn thờ bản năng; một xã hội mà chủ nghĩa vật chất, thèm khát sở hữu, không biết thế nào là đúng mức và dửng dưng với những nhu cầu, đau khổ của những con người yếu đuối; một xã hội quan niệm tự do, đã tách rời tự do là quyền thiết yếu của con người ra khỏi tương quan căn bản với chân lý và tiêu chuẩn đạo đức; thêm vào đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin đại chúng, cùng với bao nhiêu khó khăn, thua thiệt dưới con mắt người đời đang xói mòn và gặm nhấm các lời khấn của chúng ta.
Nhưng Lời Chúa hôm nay trấn an khích lệ mỗi người chúng ta đừng sợ. Lời Chúa trong toàn bộ Kinh thánh trấn an chúng ta đừng sợ rất nhiều. Cách riêng, trong bài đọc thứ nhất hôm nay cho chúng ta mẫu gương của ngôn sứ Giêrêmia. Ngôn sứ Giêrêmia phải nhận lãnh một sứ mạng rất khó khăn và cam go, đó là phải vạch tội của dân và cảnh cáo rằng: Chúa sẽ trừng ph?t họ. Vì thế, dân chúng thù ghét ông và nhiều lần tìm cách hãm hại ông. Nhưng giữa những khó khăn và dau khổ đó, Giêrêmia luôn cậy trông vào Chúa. Ông tin vững vàng rằng: Chúa ở cùng tôi như người lính chiến hùng dũng.
Đặc biệt trong bài Tin mừng hôm nay Đức Giêsu đưa ra cho chúng ta ba lý do để chúng ta đừng sợ:
Thử thách rồi sẽ qua đi: Đừng sợ kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn.
Đừng sợ vì Chúa quan phòng luôn ở bên chúng ta, để che chở, phù trì chúng ta: Tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi.
Đừng sợ vì chúng ta đã làm chứng cho Chúa, đã tuyên xưng Chúa trước mặt thế gian, nên mai ngày sẽ được Đức Giêsu tuyên nhận chúng ta trước mặt Chúa Cha trên trời.
Chúng ta d?ng s?, vì Chúa Giêsu luôn hiện diện với chúng ta. Đặc biệt, trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện với chúng ta mọi ngày như lời Ngài đã hứa: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế (Mt 28, 20). Trong Bí tích Thánh Thể có Chúa Giêsu là hy tế cứu độ chúng ta. Trong Bí tích Thánh Thể có Chúa Giêsu là Đấng liên kết chúng ta lại với nhau và với Ba Ngôi Thiên Chúa. Có Chúa Giêsu chúng ta không còn sợ hãi, như Ngài đã trấn an các Tông đồ: Chính Thầy đây đừng sợ (Mt 14, 27).
Hơn ai hết, Mẹ Maria là mẫu gương của đời sống thánh hiến chiêm niệm và là “người nữ Thánh Thể”. Xin Mẹ đồng hành với mỗi người chúng ta trong sứ vụ mà Chúa và Giáo hội trao phó giữa lòng xã hội hôm nay.