Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

CN XXXIV TN, C: “VỊ VUA CHẾT THAY CHO THẦN DÂN” (Hiền Lâm)

 

ĐỌC TIN MỪNG: Lc 23,35-43

Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn! ” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi! ” Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.”

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! ” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! ” Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! ” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”

 

II. SUY NIỆM

“VỊ VUA CHẾT THAY CHO THẦN DÂN”

Hôm nay, Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo hội mừng lễ Chúa Kitô Vua, với ý nghĩa như một sự chuẩn bị cho dân Chúa vui mừng đón chờ ngày Chúa Giêsu Kitô vua hiển trị. Mừng Chúa Nhật cuối năm Phụng Vụ mà tưởng nhớ Ngày Của Chúa (Dies Domini) khi kết thúc cuộc đời và ngày chung thẩm, khi Vị Vua Nhân Hậu và là Vua Tình Yêu xuất hiện trong vinh quang.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta cùng chiêm ngắm hai hình ảnh:

– Vị vua trên thánh giá chết thay cho dân.

– Thần dân trên khổ giá.

 

1. Chúa Giêsu, một vị Vua chết thay cho dân sống.

Hình ảnh vị vua Giêsu không giống bất kỳ vị vua nào trên trái đất. Một vị vua không ngai vàng, không cung điện, không quân đội, không thần dân và không vương quốc theo nghĩa thế gian. Một vị vua nghèo túng, khổ đau, bị lăng nhục, bị nguyền rủa, bị đóng đinh trên thập giá. 

Nhưng tại sao lại là vua? Chính câu trả lời của Chúa Giêsu cho Philatô rằng: “Nước Tôi không thuộc thế gian này” đã giải đáp cho chúng ta.

Trước hết, khi tuyên xưng Chúa là vua, chúng ta cũng đương nhiên thừa nhận rằng, có một vương quốc Nước Trời và có một vị vua trong tâm hồn chúng ta.

Điểm cốt yếu là:

– vị vua Giêsu chết ở giữa hai tử tội, nghĩa là người đã chết thay cho tội nhân là chúng ta.

– vị vua cầu xin ơn tha thứ cho người đã đóng đinh Ngài, nghĩa là vị vua đại diện cầu xin Thiên Chúa Cha tha thứ cho hết mọi người. Một vị vua nhân từ và yêu thương.

– một vị vua lo cứu dân chứ không phải cứu mình, như lời thách thức của các lãnh đạo và lính tráng. Nghĩa là vị vua dám chết thay cho dân chứ không phải dân chết thay mình.

Các đầu mục Do-thái và lính tráng và cả tên kẻ trộm bên trái đã thách thức: “Nếu ông là vua thì hãy cứu mình đi…” Họ biết Ðức Giêsu đã cứu chữa nhiều người, nhưng họ muốn Người cứu chính mình nữa và coi hành vi này mới có giá trị quyết định vì họ theo lẽ thế gian xét mọi việc không ở dưới khía cạnh bác ái và cứu thế nhưng theo mức độ ích kỷ và vinh thân. Để rồi họ cũng muốn cho vị vua của dân Chúa cũng phải như họ là ích kỷ và trước hết phải lo cho bản thân mình, phải nghĩ đến mình trước rồi mới đến người khác. 

Nếu như thế thì còn đâu ý nghĩa phục vụ? Còn đâu “mục tử tốt thí mạng vì đàn chiên?”

Vì vậy, mọi Kitô hữu chúng ta, khi tuyên xưng Chúa là vua, thì chúng ta cũng phải tìm cho vinh quang Chúa, chứ không phải cho vinh quang mình; hy sinh cho mọi người, chứ không phải lo vinh thân. Khi chúng ta chỉ biết lo cho mình và mặc kệ với kẻ khác, thì là lúc chúng ta đang chọn vật chất làm vua thay vua Giêsu trong tâm hồn chúng ta.

 

2. Vị thần dân “được coi là đầu tiên”của Vua Giêsu.

Không ít người đến nay vẫn cho rằng, “người trộm lành” này là người trần thế vào thiên đàng đầu tiên. Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng, theo Tin Mừng thì Chúa Giêsu đã tắt thở trước hai tên trộm và không còn bị đập gãy ống chân. Mà khi Chúa kêu lên: “Mọi sự đã hoàn tất” rồi gục đầu tắt thở thì Ơn Cứu Độ đã thành toàn và các vị tổ phụ hay tiên tri đã được cứu, nên đừng vội kết luận như thế. Nhưng ở đây, không phải bàn luận ai đầu ai cuối, mà là cùng suy nghĩ về ơn cứu độ dành cho vị “công dân nước trời” đặc biệt này.

Vị công dân nước trời này, không phải là những tư tế hay quan chức đang ngạo nghễ đắc thắng kia, không phải là dân chúng đang đứng từ xa thương tiếc, nhưng là một anh tử tội đang bị hành hình. Thế nhưng, anh xứng đáng được làm người tiên phong đi vào Nước Trời của cuộc sáng tạo mới bắt đầu từ cái chết của Chúa Giêsu là vì:

– Nhận ra con người tội lỗi của mình.

Ở Nga, người ta vẫn coi anh chàng “trộm lành” có tên là Dismat này là một vị thánh và là bổn mạng của các tội nhân mang án tử. Anh đã nên thánh ngay phút chót của cuộc đời trần thế, chỉ vì anh đã thống hối và tin vào Chúa Giêsu.

Người trộm lành đã ý thức tội lỗi của mình và đáng chịu phạt xứng với tội lỗi anh đã gây ra.

– Tin và cầu xin với Chúa Giêsu Kitô.

Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở sám hối mà thôi thì chưa đủ để được vào Nước Thiên Chúa, người trộm lành cần đến niềm tin nơi Đấng bị đóng đinh kia là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ. Đây là một đặc điềm của đạo Công Giáo chúng ta. Chúng ta không chỉ sám hối mà còn phải tin vào Tin Mừng là tin vào Chúa Giêsu Kitô (khác với Phật Giáo), không phải tự cứu mình bằng nỗ lực bản thân mà là cần kết hợp với ơn Chúa, hoàn thiện bản thân trong sự kết hợp với ơn Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô. Cũng không phải chỉ tin là đủ, mà phải hành động cụ thể là sám hối và tin và Tin Mừng.

 

Tóm lại: Chúa Giêsu là một vị vua không thống trị bằng sức mạnh, nhưng Ngài phục vụ trong yêu thương. Cho đến ngày tận thế, Ngài vẫn thu hút chúng ta đến với Ngài. Thập giá là nơi vương quyền của Ngài được tỏ lộ mà không sợ bị hiểu lầm. Chúng ta cần ngắm nhìn Ngài trên thập giá để biết cách chinh phục thế giới. Bởi vì thế giới hôm nay xúc động trước lòng yêu thương và tha thứ. Xin Chúa Giêsu là Vua Tình yêu ngự trị trong trái tim nhân hậu của chúng ta khi đến với tha nhân.

Đồng thời, chúng ta cần có lòng thống hối ăn năn và cầu xin tin tưởng như “người trộm lành”, để được ân sủng của Chúa, được chính Người thánh hóa tâm hồn và đời sống, xứng đáng là công dân của Nước Trời, nơi đó có Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu đang chào đón chúng ta.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa là vua không phải để thống trị bằng sức mạnh, nhưng là Vua Tình Yêu thống trị mọi tâm hồn cháy lửa bác ái yêu thương. Xin cho chúng con trở nên thần dân đích thực của Chúa khi thực thi giới luật trọn hảo Chúa ban là mến Chúa yêu người, hầu mai ngày chúng con được vào hưởng vương quốc mà Chúa đã dọn sẵn cho chúng con trên trời. Amen.

 

Hiền Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...