Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

Chúa Nhật XX Thường Niên năm C: “Cuộc Chiến của Kitô hữu” (Pt. Gioan Tân-TP.)

Chúa Nhật XX Thường Niên năm C

Gr 38:4-6, 8-10; Dt 12:1-4; Lc 12:49-53

Cuộc Chiến của người Kitô hữu

 (Pt. Gioan Tân-TP.)

Ngày 5 tháng 8 vừa qua, thế vận hội Olympic đã được khai mạc cách tưng bừng tại Rio de Janeiro, Brazil. Đây được cho là một thế vận hội được cho là có nhiều quốc gia và vận động viên tham gia nhất từ trước tới nay với rất nhiều lãnh vực thi đấu khác nhau. Để đến được với thế vận hội Olympic này, các vận động viên đã phải trải qua một quá trình tập luyện lâu dài và phải tuân thủ một kỷ luật nghiêm ngặt về tập luyện và chế độ ăn uống. Họ làm như thế để làm gì? Theo thánh Phao-lô là để dành được huy chương chiến thắng chóng qua ở đời này (x. 1Cr 9: 25). Cuộc đời Kitô hữu của chúng ta cũng là một cuộc chạy đua trên thao trường, chúng ta cũng phải tuân giữ những kỷ luật nghiêm ngặt mới mong dành được chiến thắng (x. 2Tm 2:5).

Các bài đọc của Chúa Nhật XX thường niên đều xoay quanh chủ để chiến đấu dưới những khía cạnh và hình ảnh khác nhau của một cuộc chiến mà người Kitô hữu phải đương đầu.

Bài đọc thứ II trích từ thư gởi tín hữu Do thái hôm nay giới thiệu cho chúng ta một hình ảnh về người lực sĩ để diễn tả kỷ luật nghiêm ngặt của đời sống người Kitô hữu. Qua bí tích rửa tội, người Kitô hữu được dìm vào trong cái chết của Đức Kitô để chết cho thế gian, xác thịt và sống cho Thiên Chúa (x. Rm 6:1-11). Thế nhưng khuynh hướng nghiêng chiều về tội lỗi vẫn ở trong chúng ta, do đó chúng ta phải không ngừng chiến đấu với nó (x. GLHTCG số 1264); phải tuân giữ những kỷ luật đức tin và như tác giả thư gởi tín hữu Do thái khuyên, chúng ta phải nghĩ mình như là những nhà điền kinh “kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta” (Dt 12:1).

Sở dĩ chúng ta phải kiên trì là vì trong đời sống đức tin, chúng ta gặp không biết bao nhiêu là thử thách, cám dỗ. Nhiều lúc chúng ta thấy rằng những cố gắng của mình rồi cũng chẳng đi đến đâu. Chúng ta theo Chúa, chúng ta làm việc cho Chúa nhưng cứ “thất bại” hoài trong sứ vụ của mình… chúng ta chán nản, muốn buông xuôi tất cả để được yên thân. Hơn ai hết, ngôn sứ Giê-rê-mi-a trong bài đọc I là người đã trải qua kinh nghiệm đau thương này. Ông đã kiên trì nói lời của Chúa cho dân, những mong họ thức tỉnh để quay về với Thiên Chúa hầu được sống và được bình an, nhưng lời của ông chẳng những không được đón nhận mà ông còn bị thù ghét. Các thủ lãnh, thân hào của Israel đã đối xử với ông một cách tệ bạc, toan mưu giết ông để khỏi phải nghe những lời họ không muốn nghe, không muốn đối diện. Nhưng ông vẫn cứ kiên trì trung thành với sứ mạng của ông. Rốt cuộc, các người lãnh đạo dân Israel đã không nghe lời Chúa qua miệng ngôn sứ Giê-rê-mi-a, thành đã bị phá hủy, ông bị nhóm thân hào đưa sang Ai cập với họ và chết tại đó. Sứ vụ của ông xem ra thất bại hoàn toàn, nhưng cái chết của ông đã trổ sinh hoa trái như cha Nguyễn Thế Thuấn nhận xét: “Sứ vụ của Giê-rê-mi-a quả đã thất bại lúc ông sinh tiền, nhưng dung mạo của ông không ngừng lớn lên sau khi ông chết. Bởi giáo lý của ông về một Giao ước mới, đặt nền tảng trên lòng đạo, tôn giáo nội tâm, ông đã là cha của Do-thái-giáo trong cái nhìn tinh ròng nhất… Đặt giá trị tinh thần lên hàng đầu, nêu cao những liên lạc thân mật mà tâm hồn phải có đối với Thiên Chúa, Giê-rê-mi-a đã chuẩn bị cho giao ước mới, và cuộc quên mình chịu đau khổ để phục vụ Thiên Chúa đã biến ông thành một dung mạo của Đức Kitô.”

Như vậy, Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa, đã phô bày trọn vẹn dung mạo của người ngôn sứ khi phân rõ ánh sáng và tối tăm, điều tốt và điều xấu, chân thật và gải trá, cùng kêu gọi một thái độ rõ ràng: đón nhận hoặc khước từ, bước theo hay chống đối. Đó là điều chúng ta phải đối diện, phải lựa chọn trong đời sống đức tin của chúng ta. Mà nói đến lựa chọn là nói đến thái độ dứt khoát chứ không phải thái độ lấp lững nửa vời. Điều này sẽ đưa đến xung đột và sẽ có chia rẽ. Sự xung đột và chia rẽ này không phải xảy ra bên ngoài giữa cha mẹ và con cái mà thôi, nhưng nó còn xảy ra ngay chính trong cõi thâm sâu nhất của con người chúng ta giữa một bên là khuynh hướng tự nhiên và bên kia là khuynh hướng siêu nhiên. Với khuynh hướng siêu nhiên, mắt chúng ta luôn muốn hướng về “Đức Kitô là Đấng khai mở và kiện toàn niềm tin của chúng ta” để bước theo Ngài với hy vọng đạt tới đích là Nước Trời. Dẫu biết rằng Nước Trời đã hiện diện ở đây rồi, nhưng lại chưa trọn vẹn. Vì thế mà chúng ta phải tiến bước trong đức tin. Đó là điều khó đòi chúng ta phải kiên trì. Trái lại, với khuynh hướng tự nhiên, mắt chúng ta lại muốn nhìn xuống dưới với những thực tại trần thế đầy quyến rũ. Mặc dầu biết nó tạm bợ, chóng qua, nhưng nó lại thực ở đây và lúc này. Chúng ta có thể đụng chạm và cảm được nó. Và nó làm thỏa mãn cảm giác của chúng ta. Thế mà đời sống Kitô hữu của chúng ta đòi chúng ta phải chọn khía cạnh thiêng liêng, là một khía cạnh xem ra mơ hồ. Đó là điều vô cùng khó khăn. Chúng ta phải chiến đấu không ngừng để làm những chọn lựa cho đúng. Đó là một cuộc chiến vô cùng quyết liệt.

Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, nhưng cũng là một con người thật 100%. Ngài cũng đã trải qua cuộc chiến cam go của sự lựa chọn này: chọn lựa làm theo ý Chúa Cha hay ý riêng mình. Tác giả thư gởi tín hữu Do thái còn nói mạnh hơn: “Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta” (Dt 4:15). Chúa Giêsu đã chiến thắng trong sự chọn lựa của mình là chọn làm theo ý Chúa Cha hơn ý mình: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26:39). Với một tâm hồn vâng phục ý Chúa Cha, trong khi gần tới giờ tử nạn, khi mà lo âu và sợ hãi tràn ngập tâm hồn, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với tâm tình phó thác cùng Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng cũng chính vì giờ này mà con đã đến” (Ga 12:27).

Khi lựa chọn làm theo ý Chúa Cha là Chúa Giêsu chấp nhận trải qua một phép rửa, đó là phép rửa thập giá. Qua đó Chúa Giêsu “đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục…” (Dt 12:2). Ở đây chúng ta thấy trường hợp của Chúa Giêsu cũng giống như trường hợp của ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Cái chết của Ngài trên thập giá xem ra là một thất bại, nhưng chính nơi thập giá mà lòng thương xót cứu độ được thể hiện trọn vẹn trong tất cả sức mạnh vô địch của nó. Chính nơi thập giá mà tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu được thể hiện cách trọn vẹn nhất. Đó là ngọn lửa mà Chúa đã đến và đã ném vào thế gian này, và Ngài những muốn cho nó được bừng cháy lên qua đời sống của người môn đệ của Chúa. Bằng cách nào? Thưa bằng đời sống yêu thương và phục vụ: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13: 35).

Vậy chúng ta hãy kiên trì chiến đấu trong cuộc chiến cao đẹp của đức tin. Chúng ta có mẫu gương là chính Chúa Giê su, và còn có ngôn sứ Giê-rê-mi-a, có hằng hà sa số các chứng nhân tử đạo như những đám mây bao phủ chúng ta. Họ cũng là những con người như chúng ta, họ cũng đã thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, hoàn thành cuộc đua, và dành được triều thiên sự sống (x. 2Tm 4:7). Họ hiện diện với chúng ta để nói với chúng ta rằng chúng ta không đơn độc một mình; rằng cuộc chiến của chúng ta không vô nghĩa, không phải không được ai biết đến. Họ hiện diện để nâng đỡ chúng ta; để khuyến khích chúng ta kiên trì cho đến cùng.

Tóm lại, cuộc sống của người Kitô hữu là một cuộc chạy đua trên thao trường. Chúng ta chạy nhắm tới đích là Nước Trời và vòng hoa dành cho người chiến thắng là Chúa Kitô. Để có thể đạt tới đích, chúng ta phải làm hai điều. Thứ nhất, đang khi chạy, mắt chúng ta phải “hướng về Đức Kitô là Đấng khai mở và kiện toàn niềm tin của chúng ta” (Dt 12:2). Bao lâu mắt chúng ta còn hướng về Ngài, bấy lâu chúng ta còn chạy đúng đường vì Ngài là Đường, không qua Ngài chúng ta không thể tới đích (x. Ga 14:6). Thứ hai, dù có gặp thử thách, thất bại đi chăng nữa chúng ta cũng phải luôn kiên trì chạy trong cuộc đua nhắm tới đích như ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Dù có như thế nào, chúng ta hãy an tâm vì trong cuộc chạy đua này chúng ta không cô độc một mình, nhưng còn có rất nhiều chứng nhân đức tin đồng hành với chúng ta. Chúng ta hãy thi đấu làm sao để cuối cùng chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: Tôi đã thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người chiến thắng (x. 2Tm 4:7). Sở dĩ chúng ta có thể làm được điều này “Vì Thiên Chúa là ngọn lửa bừng cháy làm cho chúng ta biết yêu mên Người” (Thánh Augustino). Đến lượt chúng ta, “chúng ta cũng có thể đốt cháy lên tình yêu vì Chúa và vì tha nhân, như ngọn nến cháy sáng đảm bảo sự sống đang tồn tại, và chiếu sáng vào nơi tối tăm hay một con tim rực cháy thúc đẩy chúng ta trao ban tất cả. Bằng những lời nói khiến cho người nghe ngạc nhiên, Chúa Giêsu không trở thành mối đe dọa, nhưng lời nói của Người làm cho đời sống của chúng ta nên thanh sạch bằng cách mạc khải cho chúng ta điều cần thiết này.” (cha Vincent Cabanac).

Lạy Chúa từ nhân, xin cho con hiểu: Tin theo Chúa là dấn bước trên con đường khổ giá, là đấu tranh cam go với chính mình, không phải vì để tuân giữ một nền luân lý khắt khe, nhưng là vì Tin mừng buộc con phải cúi mình khiêm hạ xưng thú sự yếu hèn tội lõi, điều là con cảm thấy hãi hùng kinh tởm. Chỉ khi nào ngọn lửa Thần khí của Thiên Chúa từ nhân bùng lên trong con, khi đó con mới làm được điều trên; cũng như chỉ khi nào con chịu phép rửa của thập giá, khi đó ơn cứu rỗi mới phát huy được tất cả sức mạnh nơi con. Xin cho con quyết tâm lao vào cuộc chiến này không chút ngơi nghỉ, nhất là đôi khi phải chấp nhận cả những nỗi cô đơn, hay bị người đời hiểu lầm, đàm tiếu. Amen. (Lm Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB)

(Pt. Gioan Tân)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...