Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

CÙNG TẮC BIẾN…

CÙNG TẮC BIẾN…                                

 (Ân Tâm – Cộng đoàn Phước Vĩnh)

Đường trần gian đầy ải thương đau, ai chưa qua chưa phải là người. Qủa thật, đường nhân gian không phải lúc nào cũng bằng phẳng, trên con đường đó rất có thể bạn sẽ gặp phải những hoàn cảnh trớ trêu bế tắc, thậm chí đưa bạn đến bước đường cùng. Đường cùng không phải là dấu chấm hết cho cuộc đời bạn, nhưng đó là cơ hội để có một bước ngoặt, một bước đột phá để thăng hoa cuộc đời. Bởi vì “cùng tắc biến, biến tắc thông”. “Vật cực tất phản!” (khi sự vật đi đến cùng cực tất yếu sẽ phát sinh biến hóa) vốn là đạo lý của nhân sinh. Bước qua nghịch cảnh và quay đầu nhìn lại, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt hồi sinh! Đó cũng là cuộc đời của nhân vật Dakêu được kể đến hôm nay.

Dakêu một người lùn toàn tập. Ông không chỉ lùn về thể lý. “Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn”. Nhưng ông còn lùn về nhân phẩm và tâm hồn. Thật thế, dù ông là một người giàu có, nhưng với dân của ông (Do Thái) ông vẫn là một  kẻ bị tuyệt thông và khinh thị. Trong vai trò thủ lãnh của những người thu thuế, ông thuộc về hạng người bị xã hội Do Thái khinh bỉ. Do công việc, nên ông phải thường xuyên giao thiệp với nhiều hạng người kể cả những người ngoại bang, ngoại giáo, ông bị nhiễm uế. Ông cũng không được xã hội chấp nhận, bởi xưa nay chẳng ai thích chuyện thuế má. Hơn nữa, vào thời Rôma cai trị Israel, người Roma không trực tiếp thu thuế, chuyện thuế má được đấu thầu. Chỉ có những người giàu mới trúng thầu. Khi trúng thầu họ có quyền đặt mức thuế cho từng loại hàng hóa. Đương nhiên, để lấy lại vốn họ phải đặt mức sưu thuế cao. Vì thế, họ bị coi là những kẻ sống trên xương máu của dân nghèo. Một Dakêu như thế không bị khinh khi sao được?

Hơn nữa, Dakêu lại là kẻ lùn trong cái lùn. Vùng đất Giêricô nơi Dakêu cư ngụ là một vùng đất bất thường trong môn địa lý. Nó thấp hơn mực nước biển 250 mét. Vì thế khi khởi hành từ đây người ta chỉ có thể đi từ dưới lên. Với Dakêu đây quả thật là điểm khởi hành rất thấp, vì ông đã lùn lại ở trong cái lùn. Lại nữa cái tên của ông lại mang đầy chất mỉa mai. Dakêu được phiên âm từ “Zakkay”, trong tiếng Do Thái  có nghĩa “Người thanh khiết, Người công chính”. Không phải mỉa mai khi gọi một kẻ tán tận lương tâm là người công chính, một kẻ tham lam là người thanh khiết sao? Tất cả những điều đó đã trở nên nghịch cảnh, bước đường cùng cho Dakêu bé nhỏ. Nhưng quy luật “cùng tắc biến” lại rất hợp với Dakêu.

Dakêu đã thăng hoa bước đường cùng của ông, (ông muốn xem thấy Đức Giêsu, nhưng không được, vì ông quá lùn mà dân chúng lại đông) ông chạy đến phía trước và trèo lên một cây sung. Nhiều người đã thử tưởng tưởng cảnh tượng hài hước này, thử tìm hiểu nguyên nhân khiến Dakêu đã làm như thế. Nhưng với tôi đây là một bước ngoặt trong đời Dakêu. Và nó được thăng hoa.

Thăng hoa khi Đức Giêsu đi qua, Người đã nhìn lên và đã gọi “Này Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. Cuộc đời của Giakêu sẽ chẳng có chút thăng hoa, biến đổi nào, ông cũng tụt xuống và âm thầm đi về nếu không có ánh mắt Đức Giêsu nhìn ông. Ánh mắt chạm vào con tim bị xã hội bỏ rơi, con tim đang khao khát đi tìm nguồn sống. Ánh mắt thăng hoa làm Dakêu vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón Người.

Đường nhân gian tự cổ chí kim đến nay, vẫn còn đó nhiều Dakêu bị gạt ra bên lề xã hội. Đó có thể là bạn, là tôi. Liệu chúng ta có bứt phá những mặc cảm, kì thị và cả khinh bỉ, dám quên đi chính mình trèo lên cây thập giá để gặp cho được Đấng ban ơn cứu độ không? Dakêu cũng có thể là những người khác. Tôi và bạn đã nhìn họ với ánh mắt của Chúa Giêsu hay chúng ta vẫn khinh thị và nói: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ”. Tâm thức này quả là nghịch cảnh tiếp theo với Dakêu và cả Đức Giêsu. Vì chính người đã dạy đừng gây cớ cho người khác vấp ngã.

Khi đường nhân gian xem ra tắc bí không chỉ với con người, nhưng với cả Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi cùng tắc biến với Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu đã tắc biến khi từ bỏ địa vị cao sang để đến và cứu nhân loại. Ngài tắc biến khi đến nhà Dakêu một người thu thuế để ban ơn cứu độ. Còn Dakêu cũng đã đáp lại tấm chân tình của Đức Giêsu bằng sự tắc biến của mình. “Thưa Ngài, này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và tôi cưỡng đoạt của ai cái  gì, tôi xin đền gấp bốn”. Hành vi tắc biến đã thăng hoa Dakêu.

Một lần nữa, bước ngoặt, sự thăng hoa và đảo lộn tình thế lại xảy ra với Dakêu.Ông bị đảo lộn bởi lòng quảng đại của Đức Giêsu. Ông muốn đem lại niềm vui ấy cho người khác. Dakêu khốn khổ với tiền bạc nay hân hoan vui sướng  vì niềm vui chia sẻ. Dakêu bị lãng quên nay được Chúa nhìn đến và đến cự ngụ.

Phần chúng ta, trước những nghịch cảnh, trong những lần sa ngã, ê chề trong tội, chúng ta cần làm gì? Thiên Chúa luôn có đó, Ngài mời gọi chúng ta cùng tắc biến. Thiên Chúa sẽ thăng hoa cuộc đời, sẽ biến đổi chúng ta bằng tình thương và quyền năng của Ngài. Trong chuỗi những tắc biến, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đáp trả ngày một quyết liệt hơn cho tới lúc chúng ta được biến đổi, hoán cải hoàn toàn. Đương nhiên, chúng ta sẽ được hưởng niềm vui trọn vẹn vì có Chúa đến cư ngụ trong lòng như Chúa đã trọ lại nhà Dakêu.

Suốt hành trình tắc biến, thăng hoa cuộc đời Dakêu luôn có hai chiều Dakêu tắc biến trước tắc bí và Thiên Chúa tắc biến trong tình thương. Trong  cuộc tắc biến của Dakêu xem ra ông là người có những tắc biến trước. Nhưng trong chiều dài, chiều sâu của ơn cứu độ, chính Thiên Chúa đã chủ động tắc biến. Người đã tắc biến (hứa ban Đấng Cứu Thế) khi Adam, Eva sa ngã. Người đã tắc biến khi đến thời, đến buổi (Ngôi Hai nhập thể).Và khi gặp Dakêu, Người chuẩn bị tắc biến (Đức Giê su chuẩn bị bước vào cuộc khổ nạn). Thiên Chúa đã tắc biến trước để rồi con người tắc biến sau và cũng chính Ngài thăng hoa cuộc đời mỗi người. Đó cũng chính là chân lí của Tin Mừng, không phải con người đi tìm Thiên Chúa, nhưng chính “Thiên Chúa đi bước trước để tìm, để cứu cái hư mất”.

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lòng tin cậy của Chị thúc đẩy chúng em

  LÒNG TIN CẬY CỦA CHỊ THÚC ĐẨY CHÚNG EM Chị Tê-rê-sa thân mến! “Chính lòng tin cậy” là tựa đề mà ĐTC Phanxicô đặt cho Tông...

Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh – Mừng 50 Năm Thành Lập Đan Viện Xitô Phước Vĩnh

THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH-MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP ĐAN VIỆN XITÔ PHƯỚC VĨNH      Vào lúc 9:30 thứ Ba ngày 19 tháng...

Tâm tình với anh Bernadino

TÂM TÌNH VỚI ANH BERNADINO Dũng Ân Anh thân mến! Anh đã an nghỉ nơi lòng đất mẹ rồi, nhưng em và mọi người vẫn chưa...

Ai tín

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn gọi nhân dịp tuyên khấn của anh em (Vinh-sơn Liêm, PV) Hằng năm chúng ta vẫn thường...

TÂM TÌNH TẬP VIỆN TÊ-RÊ-SA PHƯỚC VĨNH SỐ 4

LẠI BẮT ĐẦU          Thưa Chị,...

Bài Giảng Thứ Năm Tuần Thánh

THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2015 TẠI PHƯỚC VĨNH VENI...

Bài Giảng Lễ PHỤC SINH- VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII

VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII.Cha Viện Trưởng           ...

Niềm Vui Phục Sinh

Niềm Vui Phục Sinh Truân chuyên vạn nẻo đường...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh Chúa Giêsu đã phục...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh             Chúa...

Phước Vĩnh 40 năm hành trình sứ vụ- gắn liền với ơn gọi của thánh Gioan Tiền Hô.

    Hôm nay là ngày sinh nhật của thánh...