Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số đặc biệt: Cội nguồn hy vọng

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM

   

 Nội san linh đạo đan tu 

 

CỘI NGUỒN HY VỌNG

 

 Số đặc biệt – Kỷ niệm 90 năm thành lập dòng (1918-2008)

 

LỜI NÓI ĐẦU 

Chín mươi năm”: một độ thời gian chưa dài bao nhiêu so với toàn thể lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử Kitô giáo nói riêng. “Dòng Đức Bà An Nam” tên gọi của đan viện Xitô đầu tiên tại Việt Nam được thành lập trên ngọn Đồi Phước Sơn, thuộc tỉnh Quảng Trị chỉ là một cộng đoàn nhỏ bé mà thành viên gồm những con người thật khiêm tốn. Kỷ niệm chin mươi năm ngày thành lập (15.08.2016-15.08.2016) là một khoảnh khắc trong vô vàn thời điểm của bao biến cố xảy ra suốt tiến trình dài của trái đất.
Nhưng “chín mươi năm”mang lại một ý nghĩa lớn , vì đó là thời gian của ân phúc. Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà một đan viện Xitô xuất hiện trên quên hương Việt Nam thân yêu. Cũng chẳng phải tình cờ mà một “cố thừa sai” lại trở thành một “đấng sáng lập”. Người ta có thể cảm thấy bất ngờ hay ngỡ ngàng khi chứng kiến một điều xem ra nghịch lý, và khó tìm thấy những lý do để giải thích thỏa đáng sự kiện. Việc thành lập dòng Phước Sơn để rồi từ đó phát triển thành Hội Dòng Xitô Thánh Gia là một quá trình trong đó Thiên Chúa đã từng bước dẫn đưa, dù trong âm thầm và cả trong bóng tối. Chỉ có Thiên Chúa và ân phúc của Ngài mới cho chúng ta chiếc chìa khóa mở ra cho những điều bí ẩn, trong chính dự phóng của Ngài.
Chính vì thế, đối với tất cả các nam nữ đan sĩ Xitô Thánh Gia, và một cách đặc biệt với Nội San Hạt Giống Chiêm Niệm của chúng ta, đây là một thời điểm đánh dấu một giai đoạn quan trọng, để chúng ta dừng lại hầu có thể định hướng phần nào con đường đi qua, và lấy lại sức để nhìn tới phía trước và tiến lên trên con đường còn đang chờ đợi. Đây là thời gian tìm về “CỘI NGUỒN” nơi chúng ta phá sinh, để rồi vượt lên trong “HY VỌNG”.
Tìm về CỘI NGUỒN là nhìn lại phía sau , quay về quá khứ để thẩm định, học hỏi, cũng để khinh nghiệm điều mà Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận và các vị tiền bối đã trải nghiệm. Cha Biển Thuận đã ra đi theo tiếng gọi của Chúa, trong đó có cái gì tương tự như là “ƠN GỌI ABRAHAM”. Cha ra đi sau bao nhiêu năm “CƯU MANG” nỗi mong ước được nhìn thấy một dòng chiêm niệm cho người Việt Nam. Chính khát khao đó đã làm hun đúc để cha là một người “TÂY TRỞ THÀNH TA”. Nét “Ta” đã được in đậm trong nếp sống của đan viện vừa được thành lập, và “TINH THẦN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN” như là một di sản cho các thế hệ hậu sinh.
Chính các thế hệ này vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thời gian chín mươi năm qua và hình thành “MỘT CHẶNG ĐƯỜNG”. Hôm nay “TƯỞNG NIỆM CHA BIỂN ĐỨC THUẬN” là đồng cảm với kinh nghiệm về cuộc ra đi cuối cùng trên mảnh đất Phước Sơn mà ngài đã yêu mến thiết tha. Và “BỨC TÂM THƯ KÍNH DÂNG CHA TỔ PHỤ” như là một tâm tình đơn sơ của người con hiếu thảo.
Hành trang cha Biển Đức Thuận mang lên trên Núi Phước nằm trọn trng đôi gánh gọn nhẹ chứa đựng một vài của cải vật chất không mấy giá trị, nhưng trong trái tim cha ấp ủ một “LINH ĐẠO BIỂN ĐỨC – XITÔ” làm định hướng cho cộng đoàn tương lai. Cộng đoàn đó phải là một “ĐAN VIỆN: TRƯỜNG HỌC PHỤNG SỰ THIÊN CHÚA”, nơi đó mọi thành viên sống “ƠN GỌI CHIÊM NIỆM” theo mô thức của “CỘNG ĐOÀN GIÊRUSALEM”. Là một nhà truyền giáo , cha Biển Đức Thuận không quên xây dựng “ĐỜI ĐAN TU TRONG MỘT XỨ TRUYỀN GIÁO”, với xác tín rằng đan sĩ luôn cộng tác tích cực trng công cuộc Tin – Mừng – Hóa, một cách âm thầm nhưng phong phú.
Khi khám phá ra ơn goi đan tu của mình và thiết lập cho dân tộc Việt Nam một đan viện chuyên về chiêm niệm, “CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, CON NGƯỜI CỦA NIỀM VUI”, đã trải nghiệm và trao tặng cho người khác cái “PHÚC CỦA ĐỜI TU”, với “TRÁI TIM BỪNG CHÁY” theo nhịp của “NỐT NHẠC CỦA THINH LẶNG”.
“MỘT VÀI SUY TƯ CÁC NHÂN ĐỌC THƯ CHUNG 2007 CỦA HĐGM VIỆT NAM” là mốc chuyển tiếp sang niềm HY VỌNG tương lai.
Cha Biển Đức Thuận đã thành công trong việc thiết lập đan viện Xitô đầu tiên tại Việt Nam. Ngài đã ra đi và trao lại cho các thế hệ hâu sinh những điều quí báu tạo thành gia bảo của ngài. Các môn sinh của ngài được mời gọi bảo tồn và làm phong phú hóa gia bảo đó. Chính vì thế cần “SUY NGHĨ VỀ NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA ĐỜI ĐAN TU ĐƯỢC TÁI KHẲNG ĐỊNH QUA ECCLESI IN ASIA”. Với tư cách là đan sĩ Xitô, chúng ta cần trang bị những “NHÃN QUAN XITÔ VỀ THẾ GIỚI HÔM NAY” và “HƯỚNG VỀ THIÊN NIÊN KỶ XITÔ” với tất cả niềm HY VỌNG. Với tư cách là đan sĩ Xitô Việt Nam,những người nối gót cha Biển Đức Thuận, để tiến tới tương lai chúng ta cần trang bị cho mình một thái độ phản tỉnh khi “HƯỚNG VỀ CHA, NHÌN LẠI CON”, để thẩm định rằng “CHÍN MƯƠI NĂM GIẤC MƠ CHƯA TRỌN”. tin tưởng vào Thiên Chúa như chính cha Tổ Phụ đã tín thác vào Thiên Chúa trong công cuộc thành lập và xây dựng đời đan tu Xitô Việt Nam, chúng ta dám tiến lên, đối diện với những “THÁCH ĐỐ CHO TƯƠNG LAI”, với hai thái độ căn bản “TRUNG THÀNH VÀ SÁNG TẠO”
Mừng kỷ niệm chín mươi năm ngày cha Biển Đức Thuận lên núi Phước Sơn thành lập đời đan tu chiêm niệm là khoảng thời gian nối kết giữa quá khứ và tương lai, là nơi hội tụ hai kinh nghiệm căn bản ngày xưa và hôm nay, là chốn gặp gỡ giữa Đấng Sáng lập và chúng ta.
Trong số đặc biệt (số 5 và 6) kỷ niệm chín mươi năm thành lập Dòng, mời quí đọc giả cùng đồng hành với những suy tư và đồng cảm với các trải nghiệm của các cây viết trong Hội Dòng Xitô Thánh Gia khi cùng chiêm ngắm CỘI NGUỒN HY VỌNG.

Ban Biên Tập

 

Mục lục 

 

 

 

 

CƯU MANG

 

Sr. M.Thiên Triệu

Ai thành đạt trong đời mà đã không từng mang trong mình một nỗi khát vọng nào đó. Khát vọng càng lớn thì sự cưu mang ấy càng được trân trọng và tích cực nuôi dưỡng từng ngày. Mỗi người, trong ơn gọi của mình, Chúa đã gieo vào lòng họ một nỗi khát vọng và họ miệt mài cưu mang cho đếri khi thành đạt. Cưu mang điều gì sẽ sản sinh ra điều đó, như chị thánh Têrêsa Hài Đồng đã xác tín: “ Chúa không bao giờ để nẩy lên trong một ước vọng để rồi ước vọng đó không thực hiện được”, “cứ xem quả thì biết cây”.
Dịp mừng 90 năm Cha Biển Đức Thuận khai sinh đời Đan tu Xitô Việt Nam, chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng hạt giống chiêm niệm Chúa đã qua Cha Tổ Phụ gieo trồng trên quê hương chúng ta, sau những tháng năm dài cưu mang với tất cả lòng nhiệt thành, khiêm tôn, an vui phó thác. Ngài đã chăm chút, vun trồng và hạt giông ấy đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, mưa gió, bão tố để vươn lên. Nhờ sức sông Thần Linh, hạt giống đó đã nẩy mầm, và trỏ thành một cây đại thụ. Hội Dòng Xitô Thánh Gia – cây đại thụ ấy đã cắm rễ sâu trong lòng Đất Việt vẩ trở thành cây cao bóng cả cho các tâm hồn đến trú ngụ để ca tụng Chúa, và tha thiết phần rỗi cho các linh hồn chưa biết Chúa.
Vậy đâu là những yếu tố của sự cưu mang ? Phải chăng đó là Một môi sinh và hạt giống?

 

1.MẢNH ĐẤT ƯƠM MM

Một khoa học gia, một nghệ sĩ hay một nông dân trước khi cho ra đời một phát minh, một tác phẩm hay một sản phẩm để cống hiến cho xã hội, họ đều phải đặt hết tâm hồn, trí tuệ, sức lực để suy tư, nghiền ngẫm lâu ngày, trong thinh lặng, trầm tư, để đã khám phá ra những điều Thiên Chúa ban tặng cho những ai yêu mến, hăng say tìm Ngài. Những phát minh khoa học hay những tác phẩm nghệ thuật mà qua họ, Chúa đã ban tặng cho nhân loại được hưởng biết bao thành quả vĩ đại của những con người cưu mang trong mình một ước mơ lớn. Cha Henri Denis đã ôm ấp trong lòng một khát vọng nên thánh, nên thầy dòng chiêm niệm để chỉ tìm Chúa, kết hợp với Chúa và nhất tâm phụng sự Ngài trong nơi cô tịch. Một hạnh phúc cho riêng mình, cha chưa cho là đủ, nhưng còn muôn cho nhiều tâm hồn biết Chúa, trở về với Chúa để cùng được hạnh phúc. Khát vọng ấy được nuôi dưỡng trong suốt đời sống của ngài. Chúng ta cùng ngược dòng thời gian, chiêm ngưỡng những kỳ công Chúa đã thực hiện nơi tôi tớ Ngài.
Cha Biển Đức Thuận I Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Sinh ngày 17/8/1880 tại Boulogne – sur – Mer miền Bắc nước Pháp. Xuất thân từ một gia đình nghèo, nhưng ngài được hấp thụ từ song thân một nền đạo đức đậm nét Kitô giáo.
Mồ côi mẹ lúc 8 tuổi, ngài được thân phụ và bà kế mẫu nuôi dưỡng săn sóc chu đáo. Nhờ cha Golliot bảo trợ, ngài gia nhập tiểu chủng viện Boulogne vào năm 1892, và sau đó là đại chủng viện Arras. Vì lòng nhiệt thành cho dân ngoại, năm 1901 ngài xin gia nhập Hội Truyền Giáo Paris.
Sau 3 năm thần học, ngài lãnh chức linh mục ngày 07/03/1903. Ngày 29/4 cha Henri Denis từ giã tất cả những gì thân thương nhất trong sự lưu luyến của ban giám đốc, bạn bè, và cả người cha kính yêu cũng đến từ giã với những lời tiễn biệt làm hành trang cho cậu âm Henri: “Ừ, con đi đâu thì đi, làm chi thì làm, song đừng kiêu ngạo nghe con!” (HT, tr. 38) và ôm chầm lây con lần cuối với chúc ngôn vô cùng quý báu: “Con đi, nhớ rằng làm việc cho Chúa không bao giờ quá” (.HT, tr. 40). Thế là Henri hân hoan bước theo tiếng gọi truyền giáo với túi hành trang nặng trĩu tin yêu và khiêm tôn phục vụ Tin mừng.
Cha Henri như một mảnh đất tốt được Chúa an bài cho những điều kiện thuận lợi từ môi trường gia đình, học đường, chủng viện và xứ đạo. Cha Henri được thấm nhuần tinh thần đạo đức, khiêm nhường, bác ái và ý chí hy sinh cao độ để dấn thân trên đường truyền giáo đầy cam go thử thách.
Điển hình thư giới thiệu của Cha Delatte, giám đốc chủng viện thánh Thomas, Giáo phận Arras, nói lên sự tiếc nuối: “Chủng sinh Denis tại chủng viện Tôma được coi như một trong những ứng viên xuất sắc nhất của chúng tôi về mọi phương diện: đạo đức, tính tình, công việc. Dù không có những thiên bẩm lạ lùng, nhưng cậu đã đạt được những thành quả tốt đẹp, cậu đã tốt nghiệp tú tài văn chương. Đó là những nhận xét tốt nhất mà chúng tôi không chút do dự thông báo cho ngài về thanh niên này. Sự ra đi của cậu là một mất mát lớn cho giáo phận chúng tôi, vì giáo phận đang đặt những kỳ vọng rất lớn nơi cậu. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một diện khác thì đó là một mối lợi, vì hẳn chúng ta cần có một vài ơn gọi phi thường như thế” (thư Cha Delatte 08/08/1900).

Cha Emmanuel Triệu Chu Kim Tuyến, tác giả cuốn Hạnh Tích Cha Henri Denis Benoit Thuận, tóm gọn cuộc sông của cha trong vài dòng văn: “Theo lời các đấng đồng liêu minh chứng, thầy Henri Denis được liệt vào số sinh viên hạng nhất, trong hành vi cử chỉ không chút chỉ khiến các đấng bề trên hồ nghi được về ơn gọi của thầy. Thầy nghiêm trang đứng đắn, song vui vẻ, bạn đồng nghiệp ai cũng mến thương, thầy đạo đức sốt sắng, sáng trí, thông minh hơn các chủng sinh khác, sở trường khoa âm nhạc và đàn hát, thầy lại đọc La tinh rất mau rất rõ (HT, tr. 39). Các đan sĩ cùng sống với ngài đã minh chứng: “Ngài là một con người rất dễ mến, vì nơi ngài toát ramột tình thương vừa siêu nhiên vừa tế nhị ân cần”. Lòng đạo đức của ngài như một hạt giống Chúa gieo vào một mảnh đất tốt của cuộc đời ngài, cứ thế lớn lên trong bất cứ môi trường nào. Với sức mạnh Thần Khí thúc đẩy, nhà truyền giáo ngước nhìn đồng lúa chín vàng đang chờ gặt với lòng phấn khởi quyết chí dân thân. Cha hân hoan lên đường và đã đặt chân trên Đất Việt ngày Lễ Hiện Xuống 31/5/1903, mảnh đất đã nhuộm thắm máu anh hùng tử đạo làm nung nấu tâm hồn nhà truyền giáo. Đức Cha Caspar, Giám mục tông tòa Huế đã đặt cho ngài tên mới là Cố Thuận. Tên tức là người! Cha sinh lại lần nữa trên Đất Việt, quê hương thứ hai của ngài. Phải chăng từ đây trong đời sống linh mục, cha phải cố gắng liên lĩ, đem hết nỗ lực thuận theo ý Chúa như Đức Kitô khi vào đời đã thưa: “Lạy Cha, này con xin đến để thi hành thánh ý Cha” (Dt 10,7).
Yêu Việt Nam và khát khao làm việc tông đồ, ngài đã miệt mài học tiếng và văn hóa Việt Nam để phục vụ hữu hiệu hơn. Sau đó ngài làm giáo sư tiểu chủng viện An Ninh 5 năm, rồi chánh xứ Nước Mặn (Thừa Lưu) 5 năm. Trong thời gian này cha có nhiều cơ hội thể hiện tình mến Chúa và yêu người cách cụ thể, đặc biệt với những người nghèo đói bệnh tật. Còn về việc đào tạo chủng sinh, ngài chủ chương đào tạo kiến thức toàn diện. Với năng khiếu sư phạm và tính năng động, cha đã giúp cho lớp học vui tươi sôi nổi, hào hứng. Ngài còn chú tâm những việc dạy chủng sinh cầu nguyện và tập đàng nhân đức. Đó là lòng yêu mến và gương sáng của ngài. Ngài rất tận tình chăm sóc và yêu mến chủng sinh như người cha dễ mến qua thư thổ lộ với song thân: “Cơn không thể dấu mẹ được điều này là con thật yêu mến các chú của con, con thương họ hết tình và hết sức con ” (HT, tr. 74). Tinh thương và gương sáng của ngài gây ân tượng khó quên cho các chủng sinh: “Cơ Thuận là một đấng thánh vì thấy ngài có đời sống nội tâm rõ rệt lắm” (HT, tr. 81).
Đời sống nội tâm của cha đi đôi với đời thanh thoát triệt để ưong cách sông, như: ăn mặc giản dị, thanh đạm, nơi ở mộc mạc nghèo khó. Tuy cha nhiệm nhặt nhưng vui tươi như lời Thánh vịnh mời gọi: “Hãy phụng sự Chúa trong hân hoan” (Tv 99). Ai đã từng tiếp xức với cha đều công nhận: “Cha có biệt tài khôi hài muốn nói vui cười lúc nào cũng được, song chẳng bao giờ nghe cha nói một lời thô tháp” (HT, tr. 19).
Đời sống chứng nhân đầy tình Chúa tình người trên đây, biểu lộ dung mạo của một vị chủ chăn: yêu mến con người toàn diện bằng khôi óc con tim và sức lực, không phân biệt lương giáo và nhiệt tâm lo việc truyền giáo, như ngài đã thổ lộ với song thân : “Con đã rửa tội được hơn 400 người, sửa lại một nhà thờ ngói và nhiều nhà tranh ” (HT, tr. 69).
Sau 5 năm ở Nước Mặn đậm tình keo sơn, cha cũng phải đau lòng rời nhiệm sở để về lại chủng viện An Ninh với tinh thần vâng phục ý Chúa qua ý bề trên, Thời gian 5 năm cuối cùng ở chủng viện An Ninh có thể như là một thời gian tự tập luyện đời đan tu. Mộng ước lập dòng chiêm niệm càng ngày bén rễ sâu trong lòng cha.
Mọi người đều nhận thây cha sửa tính đổi nết một cách lạ lùng. Một cựu chủng sinh An ninh nhận định: “Cha Denis von háo thắng và nóng nảy, song bởi ngài quyết chí sửa đôi và Ổn định hai tính ấy, nên Chúa thương cho ngài nên thánh, sau ra khiêm, nhường hiền hậu cách lạ, đến nỗi nhiều chú cự lại và nói nhiều câu xóc óc, cha vẫn cứ nhịn thinh; cha chỉ bắt vào nhà thờ chầu Mình Thánh Chúa và tha hết các hình phạt” (HT, tr. 47). Trước đây hẳn không phải thế, đối với những chủng sinh ngang bướng, tôì thiểu cũng phải chcíng cột một ngày (HT, tr. 71).
Niềm vui của cha phát xuất từ đời sống nội tâm sâu xa, ai cũng dễ dàng nhận thấy như chứng từ sau: “Hễ cố Thuận vào nhà thờ thì quỳ gối, hai tay chắp lại, đầu cúi xuống, chăm chỉ một bề không máy động, lòng trí cha đầy đức tin cậy mến, khiêm nhường thờ Chúa thiết tha, tắt một lời, cha đầy sự sống bề trong”(HT, tr. 73). Vì thế, ngài đã sống đức ái rất tuyệt vời.
Một người mẹ càng đủ điều kiện tốt để cưu mang một mầm sống, mầm sống sẽ phát triển đều đặn và đầy đủ thành bào thai, và bào thai được nuôi dưỡng đúng nhu cầu cần thiêt cả tinh thần và vật chất, người mẹ sẽ sinh một người con mạnh khoẻ với những gì nó được nuôi dưỡng. Như vậy, kết quả của một sự cưu mang cũng đòi hỏi nhiều yếu tố quan ưọng như: tình yêu, tâm tình đạo đức và tâm sinh lý hài hòa của ngiíời mç thê nào thì phần lớn cũng ảnh hưởng đến đứa con như thế.

2.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Tác giả cuôn Hạnh Tích trình bày việc lập dòng Phước Sơn như một sự cưu mang (HT, tr. 109). Nói đến cưu mang là nói đến quá trinh phát triển của một mầm sông. Mầm sống đây chính là Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng đã gieo mọi mầm giống Thần Linh (1 Ga 3,9). Chính mầm sông này làm khởi hứng tình thần người CƯU mang nó, nên Công đồng Vaticano II luôn coi trọng linh hứng của các vị Sáng Lập Dòng (PC, số 2b). Là những hậu sinh, chúng ta có bổn phận phải tìm về cội nguồn và linh hứng tiên khởi để nhận ra tình thương quan phòng đầy uy quyền của Thiên Chúa trong việc hình thành Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Như thế, chúng ta mới đánh giá đúng mức và cảm tạ hồng ân Chúa ban cũng như “lòng mẹ đã cưu mang nó”.
Tất cả những yếu tố cần thiết để hạt giống nẩy mầm như một sự trợ duyên cho ý định lập dòng đan tu chiêm niệm của cha Biển Đức Thuận tại Việt Nam, vì theo cha, đó là phương thế hữu hiệu hơn.
Cha Biển Đức Thuận là một con người thông minh, có óc cầu tiến, nên tính hay thay đổi của ngài cũng là một trong những yếu tố mở đường cho sự cầu tiến và phát triển, nhưng với điều kiện sự thay đổi đó được dựa trên nền tảng đức tin và suy nghĩ chín chắn. Việc lập dòng Phước Sơn là tiến trình của một hạt giống được nẩy mầm. Sự nẩy mầm đó lại được tiếp tục nuôi dưỡng chăm bón ở một giai đoạn mới. Ngài đã kiên trì vượt khổ vượt khổ, hiểu lầm dèm pha của mọi người, nhất là nơi các giáo sĩ Pháp cũng như Việt Nam. Để dựng nên cơ đồ sự nghiệp, như trường hợp Cha Biển Đức Thuận thành lập một Đan viện Xitô đầu tiên tại Việt Nam, không phải là chuyện đơn giản và hời hợt. Chính Thánh Thần đã khơi ban nghị lực để cha cưu mang một dòng tu chiêm niệm cho dân tộc Việt Nam.
Chúng ta được củng cố hơn khi lần dở lại chứng thư Ông bà Louvier viết cho cha bề trên Bernard Mendiboure (cố Nhơn): “Trước khi qua Việt Nam truyền giáo. Cố Thuận hay than thở với tôi: Việt Nam có dòng nữ chiêm niệm sao không có dòng nam. Phụ nữ xứ này sinh hoạt cộng đoàn được, sao nam giới lại không? Ngài hay xin tôi kể chuyện dòng Notre Dame des Neiges để học theo mà lập một dòng Trappe cho nam giới”.
Ngày 31/01/1912, nội lực mạnh mẽ và chín mùi nơi cha Denis đã thúc đẩy cha viết 2 lá thư gửi Đức Cha Allys, Giám mục Huế, xin lập dòng đan tu bên cạnh xứ đạo nghèo. Cha đề xuât một lối sông đan tu âm thầm, đơn sơ, bình dị. Sau 8 năm chờ đợi, vào thượng tuần tháng 12/1917, cha mạnh dạn xin Đức Cha một lần nữa. Lần này mới được Đức Cha chấp thuận cho thử và ban phép chọn nơi thích hợp. Tuy nhiên, những trắc ưở càng làm cha thêm lòng sốt sắng, nhiệm nhặt, khiêm nhường hơn để hướng về sứ mệnh Chúa sắp trao ban.
Chiếc nôi đầu tiên của Hội Dòng Xitô Thánh Gia ở một địa thê đầu nguồn sông Bến Hải, cảnh quan thật nên thơ và thích hợp cho đời đan tu. Sau những tháng năm dài chuẩn bị mảnh đất tâm hồn, hạt giông chiêm niệm được ấp ủ từ lâụ trong một môi sinh thích hợp nay đã nẩy mầm trên miên nul Phước Sơn.
Lòng mẹ cứu mang bằng tình yêu, bằng sự vâng phục y Cha, lòng khiêm tốn, tinh thần phó thác cậy trông và tạ do không ngừng của cha Tổ Phụ. Phước Sơn, đứa con đầu lòng cùa
Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam đã chào đời ngày 15/08/1918.

a. Xây dựng cơ đồ
*về nhân sự : Ngày lên đường, cha chỉ có một bạn đồng hành duy nhất là thầy Thadeo Chánh.
*về tài sản: Ngày ra đi, hai cha con được chia “gia tài” là một thúng gạo, một hũ ruốc, một tô muôi và một cái nồi, một con dao và một con gà trống, để báo thức. Hành trang nhẹ tênh, túi không tay không nhưng lòng cậy trông nơi Chúa, hai cha con hân hoan tiến về núi Phước.
Sáng ngày 15/08/1918, hai cha con và mấy công nhân dâng lễ “trọng thể” để chính thức bước vào đời sống đan tu. Vạn sự khởi đầu nan, Cha Tổ Phụ chấp nhận định luật chung của kiếp người, ngài đã gánh chịu mọi nỗi truân chuyên khổ nhục mà xây dựng nhà Chúa, lấy mồ hôi cùng sức lao động mà xây dựng cơ đồ.
Qủa thực, cái nôi đầu tiên của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam chỉ là một ngôi nhà hai gian, hai chái, cột gỗ, kèo tre và vách trét đất nhồi rơm. Tuy nhiên, Cha Tổ Phụ có đầu óc tổ chức và tài tháo vát, mọi việc của ngài đều thấm đậm tình yếu, tinh thần cầu nguyện và luôn tìm làm theo thánh ý Chúa với lòng tín thác tuyệt đối, nên ước mơ của ngài đã thành hiện thực. Lòng cha ngập tràn hạnh phúc, cha gọi cảnh sống của cha là “Vườn địa đàng”: “Từ khi chúng con bước vào vườn địa đàng thì mọi thứ xuôi thuận lắm, con mạnh luôn, ăn khỏe bằng 4 người, may phước là cơm đươc ăn như ý, con không định chừng mực nào cả (HT tr. 116). “ Chúa nhân lành hằng ban cho chúng con ở trong cái nhà nhỏ khó nghèo này mà lấy làm phước lạc vui vẻ vô cùng, đến nỗi con sợ con vui qúa chăng?” (HT, tr. 115).
Cuộc sống chỉ có ý nghĩa và giá trị khi được dệt bằng thập giá và phục sinh, buồn vui đắp đổi. Vui như vỡ bờ đấy, nhưng cũng không vắng bóng những nỗi buồn da diết khổ đau làm cha cũng bị dằn vặt tư bề do miệng đời mỉa mai: “Ai cho Cố Thuận lập dòng một xu là uổng một xu” (HT, tr. 118). Nhưng Chúa quan phòng không phụ lòng những kẻ vững tín và cậy trông nơi Người. Cha Biển Đức Thuận luôn cật lực làm việc trong âm thầm khiêm tốn, Chúa lại thay lòng đổi dạ người đời, từ ganh ghét trở nên có thịnh tình với dòng mới nên đến thăm và rộng tay giúp đỡ. Vì thế mà chưa đầy một tháng đầu, Cha Biển Đức Thuận đã làm xong ba ngôi nhà mới tạm ổn cho sinh hoạt đan tu (x. HT, tr. 117).

b. Củng cố pháp lý
Ngày 11/10/1918, Đức Thánh Cha Benedicto XV phê nhận việc thành lập dòng “Đức Bà Việt Nam” qua văn thư của Bộ Truyền Giáo.
Cha chính thức bắt đầu đời đan tu với việc lãnh áo dòng vào ngày 02/02/1920. Nhân ngày lễ Thánh Phụ Biển Đức, 21/03/1923, cha tuyên khấn lần đầu; ba năm sau, cũng vào ngày này, cha khấn trọn đời để vĩnh viễn thuộc trọn về Chúa.
An cư lạc nghiệp. Sau thời gian xây dựng cơ đồ, trước khi về vđi Chúa, ngày 21/07/1933, Cha Tổ Phụ đã duyệt bản Hiến Pháp với Cha Bề Trên Phó Bemard Mendiboure và cha Anselmo Lê Hữu Từ để chuẩn bị gia nhập Xitô. Diễn tiến pháp lý đã hoàn tất, và Hội dòng Xitô tại Việt Nam thành Hội dòng thứ 13 trong đại gia đình Xitô Chung Phép.
Đời sống dần dần ổn định về mọi mặt: Pháp lý cũng như sinh hoạt của đời đan tu, các tu sĩ nhất tâm đi vào con đường chiêm niệm, một con đường đan xen ba yếu tố: khổ hạnh, thanh vắng và cộng đoàn. Ba yếu tố này nhằm giúp triển nở đức ái trong đời đan tu.
Hội Dòng Thánh Gia muốn noi gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse sông cuộc đời thầm lặng trong nguyện cầu và hy sinh. Đó là đặc sủng của Hội Dồng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Cha Tổ Phụ đã khéo hình dung Hội Thánh như cây Đại thọ, các dòng khác như cành lá um tùm, đầy hoa thơm trái ngọt, chim trời bay lượn ríu rít trên cành, còn đời đan tu như rễ hút khí đất cho cả thân cây. Rễ càng đâm sâu vào đất càng hút được nhiều khí bổ ích cho thân cây. Trái lại, rễ nào trồi ra ngoài, thì đã chẳng làm ích cho thân cây, mà còn bị giày đạp khô héo đi (x. HT, tr. 210).
Với gương lành đời sống thánh thiện, bác ái và hi sinh, cha dã dẫn đưa đoàn con đông đảo vào ơn gọi đan tu chiêm niệm.
Sáng ngày 25/07/1933 cha tạ thế, để lại cho con cái một di sản thiêng liêng cao quý về tinh thần phụng sự Thiên Chúa và nhiệt thành cứu rỗi các linh hồn.

LỜI KẾT
“Ôn cố trí tân”. Một thoáng nhìn lại quá khứ đã qua gần một thế kỷ, chúng ta hướng tới tương lai đầy hy vọng, vì Hội Dòng Xitô Thánh Gia vẫn âm thầm phát triển mạnh mẽ. Các thế hệ cha anh kế thừa Cha Tổ Phụ cũng vẫn kiên trì theo một dòng sông từ đầu nguồn Bến Hải ngược ra Bắc, xuôi về Nam và nay dòng sông đã ra biển, vượt đại dương vươn xa đến nhiều miền khác. Tấm gương sáng Cha Tổ Phụ vẫn còn đó, ngày nào ươm mộng cưu mang, nay hạt giống đã thành cây đại thụ, gốc rễ đã nẩy ra nhiều nhánh lớn nhỏ ăn sâu vào lòng đất ngày càng vững mạnh làm bóng mát cho nhân thế nghỉ ngơi trong tình thương hải hà của Thiên Chúa, giữa sa mạc cô quạnh của trần gian này.
Hạt giống đầu tiên Chúa đã gieo vào mảnh đất tốt của tâm hồn Cha Tổ Phụ nay đã trổ sinh gấp trăm và hàng ngàn hạt khác. Đan sĩ chúng ta là hạt lúa mang chất thần linh được Cha Tổ Phụ cưu mang. Chín mươi năm qua, được thừa hưởng di sản thiêng liêng thật quý báu của ngài, chũng ta lại tiếp tục cưu mang các linh hồn khác, nhân thừa lên những hạt giống Chúa đã gieo vào lòng chúng ta qua Cha Tổ phụ.
Nhớ về tấm lòng cưu mang để nhận ra tình thương và quyền năng của Thiên Chúa đã thể hiện trên cuộc đời Cha Tổ Phụ, và vẫn đang tuôn tràn bao ân phúc trên các môn sinh của cha. Chúng ta tạ ơn và rút ra những bài học hữu ích cho cuộc đời đi theo Chúa: buông theo ân sủng, thuận theo ý Chúa, hoàn toàn tin tưởng, trọn vẹn phó thác. Cùng với hiền mẫu Maria và cha thánh Giuse, chúng ta cùng hát lên lời kinh “Magnificát”, xin Thánh Thần Chúa biến đổi mỗi chúng ta nên lời ngợi ca vinh quang ân sủng Chúa (x. Ep 1,6), và liên kết chúng ta trở nên MỘT trong TÌNH YÊU DUY NHẤT.
Cây nhiều nhánh cùng chung một cội
Nước trăm khe đều chảy từ nguồn.

 

ƠN GỌI ABRAHAM

 

FM. Giuse Phan Văn Phi

Mười tám thế kỷ trước Công Nguyên, một số bộ lạc du mục cùng với đoàn súc vật của họ rời xứ Canđê đến sinh sống tại Ai Cập. Trong các bộ lạc và thị tộc du mục ây, có một số gia đình mà người đứng đầu là ông Abraham, một nhân vật mà các nhà sử học có thể không cho là quan trọng. Trong cuộc di dân bắt buộc này, ông Abraham ấp ủ một niềm hi vọng lớn lao: trước khi ông lên đường, Thiên Chúa đã gọi ông và hứa sẽ cho ông một phần thưởng khác thường: “Abraham, nhờ ngươi, mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (St 12,3).
Khi Thiên Chúa tỏ mình ra cho các tổ phụ Abraham, Isaac và Giacóp, các ông hãy còn là dân du mục (nomads), cùng chia sẻ với tất cả các đoàn du mục khác một lòng đạo đức đơn sơ chất phác, là gắn bó với: “Thần của cha ông”, và tôn kính một số tượng thần nhỏ trong gia tộc. Nhưng cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa Hằng sống sẽ cho các ông ý thức một điều mới lạ: “Thiên Chúa gìn giữ những ai Người tuyển chọn”. Nhiều thử thách sẽ xảy đến, tưởng chừng như Thiên Chúa làm ngược lại lời Người đã hứa với các ông, nhưng mỗi lần, Người đều can thiệp để giúp các ông. Vậy là giữa Thiên Chúa và các tổ phụ, một mối giao hảo sẽ được xe kết, mang dấu ân lòng trung tín của một Thiên Chúa luôn giữ lời hứa, cũng như lòng tin tưởng không hề lay chuyển của những kẻ trung tín với Người. Qua trung gian các ông, Israel sẽ được chiêm ngắm, trong suốt cuộc hành trình của mình, vừa là kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện cho những kẻ Người chọn, vừa là niềm tin bất diệt của cha ông mình. Từ đó, Thiên Chúa long trọng nói lời cam kết với dân Người, đồng thời ban cho họ một lề luật: đây là luật giao ước với Thiên Chúa. Kể từ đây, lời Thiên Chúa nói với ông Abraham đã có âm hưởng: đó là lời phán ra từ núi Sinai. Lời hứa, giao ước và ơn cứu độ sẽ là ba cột trụ cho niềm tin của Israel.
Thiên Chúa sẽ kêu gọi những con người và những nhóm dân cùng vđi Ngài sông một lịch sử rất độc đáo và thường là trái ngược với kinh nghiệm chung. Và cuộc khởi hành đầu tiên, hay là vụ bứt phá thứ nhất, chính là việc Thiên Chúa gọi ông Abraham.
Chính ông sẽ là trung tâm mới để Thiên Chúa tập họp các dân bị tội lỗi làm chia ly, vì nơi ông, mọi dân trên hoàn cầu sẽ được chúc phúc. Khi chọn ông, Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kê hoạch cứu độ trong lịch sử bằng cách chuẩn bị cho dân Israel dòng dõi ông.
Dung mạo của tổ phụ Abraham luôn là nguyên mẫu của tất cả các ơn gọi. Quả thực, con người này đã để lại những dâu ấn sâu sắc trong cả ba tôn giáo độc thần: Hồi giáo, Do Thái giáo và Ki-tô giáo, về phương diện cá nhân, có thể nói, trong ơn gọi của Abraham có điều gì đó giống với ơn gọi của mỗi người chúng ta.

1. THIÊN CHÚA GỌI ABRAHAM (ST 12,1-4)
Việc Thiên Chúa gọi Abraham là khởi điểm của một giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ, do sáng kiến từ Thiên Chúa. Ông Abraham lúc ây đã già, và nhiều nhóm dân sống chung quanh ông cũng lên đường xuống miền Nam, đi về Canaan, để tìm những miền đất màu mỡ hơn. Nhưng tại sao ông lại theo họ? Cuộc đời ông cũng sắp châm dứt, và tệ hại hơn, ông không có con nôi dòng, ông còn có thể làm lại cuộc đời chăng?
Nhưng như có lời Thiên Chúa gọi ông: Hãy ra đi Có điều gì đang đợi ngươi đấy! (Leave; there is something awaiting you!), ông Abrahamra đi, như bao nhiêu di dân thời đại chúng ta, vì lý do kinh tế, buộc họ phải rời bỏ quê hương mà không biết mình sẽ đi đâu, và cuộc đời sẽ châm dứt thế nào.
Hãy tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ông Abraham chỉ biết rằng Thiên Chúa muốn ban cho ông điều mà ông đã ước ao suốt đời, và ông đã đón nhận lời hứa này. Tuy đã già nhưng ông vẫn còn biết hi vọng điều không thể xảy ra. Và lòng cởi mở hay khả năng tái sinh này lại đẹp lòng Thiên Chúa hơn bất cứ việc lành phúc đức nào khác.
Hãy bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi. Đây là một trong những lời đầu tiên Thiên Chúa phán trong Kinh Thánh. Lời Thiên Chúa kêu gọi ông Abrahamcòn thuộc về thế giới thần thoại như trong các chương đầu sách Sáng Thế, nhưng đây cũng là một khởi đầu của một lịch sử xác thực, một lịch sử sẽ kéo dài nhiều thế kỷ và cũng còn lâu mới chấm dứt, đó là lịch sử của dân Israel và của dân Kitô giáo. Không phải không có lý do khi ta gọi ông Abrahamlà tổ phụ của những người tin, vì lời kêu gọi ông đã nhận được, và việc ông ra đi đến những miền đất xa lạ cũng là điều sẽ xảy đến với ta khi ta bất đầu tin .
Lời Thiên Chúa nói cho ông Abraham biết ý Ngài, gồm một lệnh truyền và một lời hứa. Lệnh truyền, đó là rời bỏ quê hương, họ hàng mà ra đi. Đối với một người du mục, đó là một sự cắt đứt lớn lao và liều lĩnh. Nhất là Abraham phải bỏ để đi đến một nơi chưa được xác định. Lời hứa, đó là Thiên Chúa sẽ ban phúc lành. Trong sách Sáng Thế chương 12, câu 2- 3, chữ “chúc phúc” được lặp lại năm lần, Thiên Chúa chúc phúc tức là ban dồi dào ân huệ của Ngài. Lời hứa chúc lành đó dần dần được xác định rõ hơn, đó là:
-Được một dòng dõi đông đúc, trở thành một dân lớn, đối với Abraham, cụ thể là được một con trai, mặc dù vợ chồng ông đã già mà không con.
-Được đất cho con cháu. Phúc lành đó không phải dành riêng cho ông và dòng dõi ông, nhưng qua ông mà tràn ra tất cả các dân: ông sẽ là lời chúc phúc, nghĩa là mọi gia tộc sẽ chúc cho nhau được như ông.
Abraham vâng lệnh ra đi. Ông không nói gì, không hỏi lý do và ra đi như một người lữ hành, bơ vơ, chỉ biết tin tưởng và dựa vào lời Thiên Chúa.
Qua việc Thiên Chúa gọi Abraham, một bài học dạy cho chúng ta rằng, ơn cứu độ bao giờ cũng bắt đầu bằng sáng kiến của Thiên Chúa: ngay từ việc sáng tạo hay sau khi con người sa ngã, với Nôê, với Abraham, và sau này với Môsê hay trong việc truyền tin cho Đức Maria cũng thế. ơn cứu độ đó, Ngài thực hiện cùng với con người. Việc Thiên Chúa chọn và gọi là do ý muốn của Ngài, không phải con người có công gì. Để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, bao giờ cũng đòi hỏi phải dứt bỏ mọi bám víu tự nhiên bên ngoài, và luôn bao hàm một khía cạnh mờ tối, vì con người không biết rõ ràng chắc chắn ai gọi, đi đâu, làm gì, lời hứa được thực hiện thế nào? Vì Thiên Chúa gọi trong một thị kiến, qua một giấc mộng chứ không trực tiếp như Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ trong thời Tân Ước. Nhưng lòng tin chính là ở chỗ vẫn tín nhiệm vào lời Chúa mà chấp nhận dấn thân, ra đi. ơn Chúa gọi không chỉ nhằm ích riêng của đương sự hay cho đương sự, mà là để Thiên Chúa trao phó cho người đó một sứ mạng đối với tha nhân .
Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng: “Trong sự tích ổng Abraham, nơi khởi đầu tịch sử ơn cứu độ, chúng ta cổ thể nhận thức được một ý nghĩa khác nữa của tiếng gọi và lời hẹn ước. Đất hứa mà con người tìm đến theo tiếng Chúa gọi, hoàn toàn không thuộc vào địa lý trần gian này. Abraham là kẻ tin và đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa, tiến thẳng tới đất hứa vốn không tìm thấy ờ trần gian này” .

2. THIÊN CHÚA LẬP GIAO ƯỚC VỚI ABRAHAM(St 15)
Giao ước là gì ? Thưa, giao ước là một việc thề hứa giữa hai người hay hai tập thể cam kết sẽ giữ liên lạc thân thiện với nhau. Để thể hiện mối liên lạc ấy, giao ước thường có kèm theo một số điều khoản mà đôi bên hứa sẽ giữ. Giao ước thường được lập trong một nghi lễ trong đó nhiều khi có vai trò của máu. Vì máu được coi là sự sống, lấy máu mà thề tức là lấy mạng sông mà thề.
“Hôm đó, Đức Chúa lập giao ước với ông Áp-ra-ham” (St 15,18). Toàn bộ Kinh Thánh đề cập nhiều đến giao ước. Vậy đâu là ý nghĩa của giao ước giữa Thiên Chúa với con người? Thiên Chúa yêu thương con người và biết phải làm gì để cứu độ con người, ngay cả khi con người không biết Thiên Chúa. Nhưng loài người sẽ không đạt tới mức độ trưởng thành nếu không có ít nhất một vài người đích thân gặp gỡ Thiên Chúa, và cuộc gặp gỡ này cho phép họ có được những kinh nghiệm thiêng liêng mãnh liệt nhất. Vì thế, suốt dòng lịch sử, Thiên Chúa kêu gọi những kẻ mà Người tuyển chọn từ muôn thuỏ. Bằng cách lập một khế ước hay giao ước, Thiên Chúa ban cho họ một cơ hội để biểu lộ lòng trung thành. Họ sẽ nhận biêt Thiên Chúa như một ngôi vị sông động và sẽ cư xử với Ngài như thế.
Khi bắt đầu thực hiện chương trình cứu độ trong lịch sử, Thiên Chúa muốn ít nhất có một người chia sẻ bí mật của Ngài. “Ông Abraham tin Đức Chúa”. Nhờ lòng tín đó, điều Thiên Chúa đã quyết định từ muôn thuở được ấp ủ trong lòng trí một người tin. Từ lúc này trở đi, một sự tâm đầu ý hợp nhiệm mầu sẽ mãi mãi liên kết ông Abrahamvới Thiên Chúa, đó là Giao Ước (Covenant).
Thiên Chúa lập giao ước với ông Abraham theo đúng tập quán thời bấy giờ. Khi ký hiệp ước, hai người phải đi ngang qua giữa hai phần của một con vật đã được sát tế và xẻ đôi (x. Gr 34,18). Ông Abraham giữ đúng nghi thức này, Thiên Chúa cam kết giữ đúng những lời đã hứa với ông Abraham bằng cách “đi qua giữa các con vật đã bị xẻ đôi ”, dưới hình thức “một lò nghi ngút khói và một ngọn đuốc cháy rực”.
Nhiều năm trôi qua sau lời hứa đầu tiên mà Abraham vẫn chưa có con. Thiên Chúa lặp lại lời hứa: không những ông sẽ có con thừa kế, mà dòng dõi ông sẽ nhiều như sao trên trời. Mặc dù thực tại xem ra trái ngược, ông vẫn tin vào Thiên Chúa. Chữ “TIN” trong tiếng Hípri do một động từ có nghĩa là vững chắc, có nền móng. Tin là dựa vào một cái gì bền vững, và gắn chặt vào Thiên Chúa, là tin nhiệm và đón nhận thánh ý của Ngài.
Thái độ tin của Abraham được Thiên Chúa kể là công chính, nghĩa là ông đã có thái độ đúng như phải có trong mối liên hệ với Thiên Chúa, vì thế ông là công chính .
Để bảo đảm cho lời hứa, Thiên Chúa bảo Abraham xẻ đôi một số con vật để Ngài lập giao ước. Chúng ta biết việc đó sửa soạn cho một số nghi lễ kết ước : người ta giết con vật, xẻ đôi ra, đặt hai bên, rồi hai phe giao ước đi qua lối giữa, ngụ ý thề rằng, hễ ai không giữ giao ước thì phải chết như con vật đó.
Khi mọi sự đã sẵn sàng thì sự kinh hãi tối tăm xảy đến, một cơn hôn mê ập xuống trên Abraham(x. St 15,12). Những hình ảnh này chuẩn bị cho việc thần hiện sắp đến. Cơn hôn mê chỉ một trạng thái bỏ ngỏ, trong đó con người sẵn sàng để cho Thiên Chúa hành động.
Việc thần hiện được mô tả bằng những hình ảnh cụ thể theo quan niệm của dân Ít-ra-en : lửa – khói là dấu chỉ tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa.
Ông Abraham lo lắng khi thấy Thiên Chúa chậm thực hiện lời hứa. Bằng cách đi lại với Haga, phải chăng ông sẽ có được đứa con nối dòng mà Thiên Chúa đã hứa ? Chỉ cần bà Xara nhìn nhận đứa con này theo đúng tập tục thời bây giờ. Thiên Chúa làm thinh và để cho ông Abraham và để cho ông Abraham giải quyết vấn đề theo lương tâm của mình. Nhưng mọi toan tính đều dẫn đến thất bại. Đứa con thừa tự mà Thiên Chúa hứa ban cho ông Abraham sẽ không phải là đứa con sinh ra « bởi xác thịt », nghĩa là theo luật lệ con người đặt ra, nhưng là đứa con sinh ra nhờ Lời Hứa và sự can thiệp của Thiên Chúa, đứa con của một phép lạ mà Thiên Chúa thực hiện. Chúng ta nhận thấy nơi đây sự tự do của Thiên Chúa: Thiên Chúa giữ đúng các lời hứa vào chính lúc các lời hứa này xem ra không thể thực hiện được.
Hành động của Thiên Chúa cho thấy Ngài đã muốn tự nối kết với con người bằng một giao ước, gần như Ngài trói buộc danh dự của mình để trung thành với một loài thọ tạo. Việc đó nói lên tình thương vô biên của Ngài. Thái độ của Abraham trước lời Thiên Chúa và ơn Ngài hứa ban có hai khía cạnh:
-Vừa hoạt động: là một tác động tin, một quyết định có ý thức, chấp nhận và dân thân (x. St 15,1-6).
– Vừa thụ động: trong sách Sáng Thế, câu 9-12. 17-18 nhấn mạnh hơn đến sáng kiến của Thiên Chúa, đến sự hiện diện và hành động của Ngài.
Hai khía cạnh trên không mâu thuẫn nhau, vì đức tin hoàn toàn là do Thiên Chúa ban, song con người cũng phải hết mình đáp lại và để cho Ngài hành động nơi mình.

3. LÒNG TIN CỦA ABRAHAM
Trong thư gởi tín hữu Rôma, thánh Phaolô đã viết: “Mặc dầu không còn gì đề trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc, như lời Thiên Chúa phán: dòng dõi ngươi sẽ đông đảo như thế” (Rm 4,18). Thánh Phaolô đã đọc lại chuyện kể về Abraham và giúp chúng ta hiểu rằng, Abraham được nên công chính vì đã tin vào Thiên Chúa, và đã trở nên tổ phụ của tất cả những kẻ tin vào một vị Thiên Chúa duy nhất.
Abraham là tổ phụ của chúng ta, bởi vì Thiên Chúa hiện diện ở trung tâm cuộc đời ông cũng như cuộc đời chúng ta. Quả thực, kể từ khi Thiên Chúa ngỏ lời kêu gọi Abraham, cuộc đời của ông từ đó hoàn toàn quy hướng về Thiên Chúa và tất cả những gì liên hệ đến Thiên Chúa. Ông trở thành tổ phụ của tất cả những người “thực lòng tìm Chúa”. Tiếng Chúa lồi kéo ông và bắt ông tìm hiểu đường lôi của Ngài. Sự tích Abraham là một câu chuyện “thánh”, đánh động không chì dân tộc Itraen, mà cồn đến tất cả những ai chọn Thiên Chúa làm trung tâm của cuộc đời mình. Cuộc hành trình của ông Abraham đi tìm dung mạo Thiên Chúa cũng là hành trinh của tất cả những ai khát tìm Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa huyền nhiệm, bất khả tri, nhưng luôn đồng hành với họ.
Đức Hồng y Carôlô Martini đã viết: “Con người có thể thấu hiểu điều người cha ấp ủ trong lòng, và chúng ta cũng thế, chúng ta có thể hoà hợp với Abraham, và vượt ra ngoài lời Kinh Thánh, chúng ta có thể thưa lên rằng: thưa ông Abraham, ông đã nghĩ gì? Tại sao ông xử sự như thế? Tại sao ông hành động như vậy? Có điều gì đó trong thâm cung cõi lòng ông? Ông đã thấy gì? “
Khi nêu lên những câu hỏi căn bẳn như thế, ĐHY Martini mời gọi chúng ta hãy tiến sâu hơn nữa trong mối liên hệ với Tổ Phụ Abraham. Quả thực, đây cũng chính là mối liên hệ của ông với Giavê Thiên Chúa. Khi rời bỏ quê cha đất tổ ông quyết gắn bó với Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi ông. Khi ông cất bước theo tiếng Chũa gọi, ông đã chọn tuân theo ý Ngài. Và một khi đã lên đường, ông quyết đi cho tới cùng trên con đường Chúa mời gọi ông. Bởi vì cuộc đời ông chỉ tồn tại nơi một mình Thiên Chúa.
Ông Abraham là cha của những kẻ tin, là tổ phụ của chúng ta, bởi vì ông là gương mẫu cho chúng ta. Khi đọc lại sự tích Abraham, chúng ta cảm nhận được những tâm tình sợ hãi, vui mừng, âu lo, và tình trạng cô đơn của ông. Chúng ta thấu hiểu rằng, ông vẫn còn là con người bằng xương bằng thịt như ta. Thế nhưng, nguồn an ủi và ân sủng của Chúa đã dìu dắt bước chân ông. Abraham tin, bởi vì Thiên Chúa không ngừng khởi xướng và thực thiện những bước đi đầu tiên. Ân sủng Chúa vô biên và lớn hơn những bất hạnh mà con người phải gánh chịu. Lời Chúa hứa vượt xa những lo âu, những do dự của chúng ta. Đến muôn đời Thiên Chúa vẫn luôn thành tín, đây là mẫu số chung cho Abraham và cho tất cả chúng ta. Abraham đã liều lĩnh buông theo ân sủng, và điều này khích lệ chúng ta noi gương ông, bắt chước lòng đạo đức và cậy trông của ông. ĐHY Martini nhấn mạnh thêm rằng: “Là tổ phụ chúng ta với tư cách là mẫu gương. Áp-ra-ham giúp chúng ta suy niệm về Cựu Ước, bởi vì thân phận của chúng ta được trải nghiệm nơi ông, và bởi vì ông là bản sao y theo thân phận của loài người chúng ta trước Thiên Chúa và lời dạy của Ngài” .
“Hãy bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi”. Đúng hơn, với nhiều người trong chúng ta, Thiên Chúa sẽ phán: “hãy rời bỏ sự khôn ngoan của ngươi”. Vì nếu Thiên Chúa phán dạy thì chắc chắn không phải để nói với ta những điều ta đã biết. Thiên Chúa thử thách ta, đánh thẳng vào con tim của ta để xem tiếng vang vọng sẽ như thế nào; liệu ta có khả năng giải thoát mình khối sự khôn ngoan của ta để hội nhập vào chương trình của Thiên Chúa không? Ta biết tự đánh giá mình và biết mình phải đi đâu, nhưtig nếu Thiên Chúa đã có sẩn một chương trình cho ta, nếu Thiên Chúa biết ta hơn ta biết chính mình thì sao?
Abraham không chủ động ra đi, nhưng Thiên Chúa kêu gọi ông và như thế là Thiên Chúa đã giải thoát ông. Bởi vì mỗi người chúng ta như được sinh ra và sông trên đất ngoại bang. Chúng ta là gì thì ta không thể nắm bắt hết được bao lâu chưa gắn bó hết mình với Thiên Chúa. Là những sản phẩm của nền văn hóa do con người tạo nên, các tôn giáo và ý thức hệ nhân loại không thể cho phép con người vượt lên trên một thế giới mà con người đã tạo nên theo tầm vóc của mình. Để con người ý thức được ơn gọi của mình, Thiên Chúa kêu gọi và con người phải ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này.
Đức tin không bao giờ đến mà không gây đoạn tuyệt. Vì thế, Thiên Chúa đã tiên liệu điều này trong cuộc sống của chúng ta: rời bỏ cha mẹ, đi vào đời, lập gia đình, sống đời thánh hiến tu trì, v.v… Đức tin chuẩn bị ta đối phó với những đoạt tuyệt khắc nghiệt hơn để ta có thể phục vụ Thiên Chúa cách trọn vẹn hơn. Những người sông đức tín, không bao giờ nghĩ mình đã đến đích, nhưng cho đến hết đời, người sông đức tin vẫn mãi mãi là một người du mục, luôn hướng tới một lý tưởng vĩ đại, luôn chăm chứ nhìn các dấu chỉ của Thiên Chúa để xem Thiên Chúa đang đợi mình ở đâu.
Abraham đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa là Đấng đã hứa với ông những điều tốt lành: Đó là tất cả đức tin. Trong Kinh Thánh, có nhiều người sáng lập hay canh tân tôn giáo, như ông Môsê chẳng hạn. Có nhiều hiền nhân và nhiều sách giáo huấn. Nhiứig trước hết là có đức tin, nhiều người nam và người nữ đã có thể đáp lại lời Thiên Chúa khi Ngài lên tiếng gọi họ. Và các lời hứa của Thiên Chúa với Abraham cũng có giá trị đốì với những người tin khác: nhờ họ, ơn cứu độ của Thiên Chúa được thể hiện trong thế giới. Chính Kinh Thánh cũng nói: “Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được Ta ban phúc lành” (St 12, 3).
Trong một thế giới đầy chia rẽ, mỗi người lo bảo vệ phần đất của mình, Thiên Chúa lại chọn một người không có một tấc đất, để chuẩn bị một Vương Quốc, trong đó Ngài sẽ quy tụ mọi dân tộc trên mặt đất. Ngay từ giờ phút đầu tiên, Thiên Chúa chọn những người nghèo, những người không có một cuộc sống ổn định, để ban cho thế giới điều mà thế giới không tự mình khám phá được. Thiên Chúa hứa ban cho họ, cũng như cho ông Abraham, Thành Đô trên trời (x. Dt 11,10).
Đức tin là điểm đáng chú ý nhất nơi Abraham, và thấy rõ nhất trong những hoàn cảnh sau:

a. Ra đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa (St 12,1-4)
Abraham đã vâng lời Thiên Chúa, bỏ quê hương họ hàng, dấn thân vào bước đường phiêu lưu mà không biết mình đi đâu và tương lai ra sao. Ông làm thế vì tin, nghĩa là cho rằng lời của Thiên Chúa là thật và Thiên Chúa sẽ trung thành thực hiện lời hứa (x. Dt 11,8-9). Đức tin bao giờ cũng có một phần tối tăm mạo hiểm, bấp bênh. Tin là dám liều vì Chúa, như Phêrô khi nghe tiếng Đức Giêsu ra lệnh và đi trên mặt hồ (x. Mt 14,28-31).

b.Tin vào lời hứa.
Lời hứa quan trọng nhất đối với Abraham là sẽ có một con trai để từ đó có một dòng dõi. Ở điểm này, lòng tin của ông đã phải chờ đợi rất lâu, mặc dù, theo loài người thì điều đó dường như không thể thực hiện được.
Sau một thời gian lâu dài, bà Xara, vợ ông, cho đầy tớ gái của mình là Haga làm thiếp cho Abraham. Haga sinh được môt con trai là It-ma-en. Phải chăng đó là đứa con mà Thiên Chúa đã hứa? Nhưng Thiên Chúa lại xác định: không, mà là con của Xara (x. St 17,16-19;18,10-15). Môt lần nữa Abraham lại phải tin vào lời Thiên Chúa hứa.

c.Cao điểm của lòng tin : Hiến tế Isaac (St 22)
Sau cùng, Xara sinh được Isaac (x. St 21,1-7). Nhưng bây giờ mới đến thử thách lớn lao nhất cho lòng tin của Abraham : Thiên Chúa đòi ông phải giết nó để lễ tế cho Ngài, đứa con mà Ngài đã hứa, đứa con độc nhất mang lại cả hy vọng của tương lai. Nhưng cũng như khi Thiên Chúa gọi lần đầu tiên, lần này ông cũng không nói gì cả, không hỏi lý do, mà quả quyết vâng lệnh. Thái độ của ông cao cả siêu phàm ở chỗ : không những ông sẵn sàng hiến thế Isaac cho Thiên Chúa, mà ông còn tin rằng dù thế nào đi nữa, lời hứa của Ngài cũng sẽ được thực hiện, vì Ngài có thể làm điều không thể được (x. Dt 11,17-19).

KẾT
Nếu như Đức Chúa của ông Abraham là một Đức Chúa cất lời mời gọi, thì Người cũng là một Đức Chúa hứa hẹn một tương lai. Khi Thiên Chúa hứa với Abraham một tương lai huy hoàng – đất hứa, một dân lớn, nhiều mối phúc – Ngài bắt buộc ông phải vào cuộc với Ngài. Ngài mời ông hãy cùng mạo hiểm với Ngài.
Miền đất mà Thiên Chúa hứa với Abraham cũng mang một chiều kích huyền nhiệm. Thiên Chúa thây, còn Abraham thì không thấy, nhưng sau này ông sẽ thấy, mà thấy từ xa. Điều quan trọng đôi với ông Abraham là lên đường, và ra đi tới miền đất xa lạ, đến một nơi mà ông chưa hề biết. Chắc chắn nhiều bất ngờ đang chờ đợi ông. Thiên Chúa của Abraham là một Đức Chúa của những điều bất ngờ. “Ngài không phải là Đấng nhốt kín con người trong tình trạng bất động của hiện tại. Ngài là Đấng khai mở tương lai. Chính bởi vì Ngài không bị cột chặt vào một nơi chốn, vì Ngài có thể trao ban nhiều hơn nữa. Và có thể trao ban một cách khác với những thẩn linh bị cột chặt vào một nơi chốn.
Chính bằng cách hướng nhìn về một miền đất chưa hề biết, mà Thiên Chúa mời gọi ông Abraham hãy trở thành một người phiêu bạt nay đây mai đó, một người lang thang trong đức tin. Mà theo định nghĩa của tác giả thư Do Thái: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hi vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy’ (Dt 11,1). Nếu Thiên Chúa tạo ra một tương lai, thì chắc chắn một ngày nào đó sẽ đạt được tương lai ây. Chính đức tin, dựa trên lòng cậy trông, khiến ông Abraham can đảm cất bước ra đi. Ông ra đi theo nhịp những hứa hẹn của Thiên Chúa. Mà xuyên suốt cuộc đời của ông Abraham, những lời hứa hẹn như thế được lặp đi lặp lại nhiều lần, theo nhiều cách và trong nhiều trường hợp khác nhau. Thiên Chúa luôn là Đấng Tín Trung: Đó là điều đảm bảo cho cuộc đời của ông Abraham.
Cuộc “hành hương” của Abraham khởi đi từ tiếng gọi của Thiên Chúa. Nếu như cuộc hành trình này chỉ loanh quanh trong xứ sở, theo các thần linh của tổ tiên, thì câu chuyện của ông Abraham sẽ không đạt tới tầm cỡ phổ quát, và ông sẽ không trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc. Ông sẽ vẫn là Abram. Nhưng kể từ lúc Thiên Chúa cất tiếng gọi ông và ông lên đường ra đi, cuộc đời của ông, gắn bó bền chặt với dân tộc Itraen, và xa rộng hơn nữa, gắn kết với tất cả những ai tin Chúa. Tiếng Chúa kêu gọi Abraham cũng chính là tiếng Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta. Như thánh Justino đã nói: “Vậy thì Chúa Kitô đã ban điều gì cho ông Abraham? Chính Thiên Chúa đã gọi ông, cùng một tiếng gọi, và đã truyền cho ông rời bỏ xứ sở nơi ông đang ở. Chính tiếng gọi này cũng kêu gọi tất cả chúng ta: chúng ta cũng đã từ bỏ lối sống của mình , chúng ta đã sống một cách đáng chê trách, như tất cả mọi người trên trái đất này, cùng với ông Abraham chúng ta sẽ thừa hưởng đất thánh, chúng ta sẽ lãnh nhận phần gia nghiệp vĩnh viễn muôn đời; chúng ta là con cháu Abraham, bởi vì chúng ta có cùng một đức tin. Quả thực, cũng như ông đã tin vào tiếng Chúa gọi và chính đức tin này khiến ông nên công chính, thì chúng ta cũng thế, chúng ta đã tin vào tiếng Chúa nói với chúng ta một lần nữa qua các tông đồ của Chúa Kitô, cũng như qua việc loan báo của các ngôn sứ; chúng ta tin và chúng ta đã đi đến tận cùng cái chết; từ bỏ mọi sự thế tục để đi theo Ngài” .
Qua những dòng trên chúng ta đoán được sự tích ông Abraham được cảm nhận theo cách giải thích thiêng liêng. Dường như tác giả thư Do Thái muốn tỏ bày rằng, biến cố từ sau tiếng Chúa mời gọi ông Abraham tạo nên bước khởi đầu tâm trạng của người lữ khách, và tâm trạng này vẫn tồn tại ngay cả khi ông đã định cư tại đất hứa: “Ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin ông đã tới nơỉ cư ngụ tại đất hứa như tại một nơi đất khách” (Dt 11,8-9).
Nếu như ông Abraham cất bước ra đi tạo nên một biến cố quan trọng trong lịch sử cứu độ, và nếu như câu chuyện của ông có một mối liên hệ mật thiết với lịch sử loài người, thì chúng ta có thể kết luận rằng, câu chuyện riêng tư của ông Abraham, một cách nào đó, cũng là câu chuyện của tất cả chúng ta, trên bình diện cá nhân cũng như tập thể. Câu chuyện của Abraham là câu chuyện về công trình của Thiên Chúa, ơn gọi của Abraham, với tư cách là công trình của Thiên Chúa, ăn rễ sâu trong đời sông của chúng ta. Nơi ông Abraham, mỗi người trong chúng ta đều có thể tìm thấy một điểm nào đó liên quan đến bản thân chúng ta: có thể là một lời mới mẻ, có sức sáng tạo, có thể là tình yêu của Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta vào trong chính đời sống thần linh của Ngài.
Như ơn gọi của Abraham, ơn gọi kitô hữu, cách riêng ơn gọi đời sống thánh hiến, là một cuộc ra đi, một hành trình liên lỉ, trong tối tăm thử thách, nhưng luôn hướng về Chúa và gắn chặt vào Ngài, vì hằng tin tưởng rằng, mình luôn được Chúa dẫn dắt trong cuộc đời.

(Viết xong ngày 02/02/2008 tại Rừng Lạnh, Đắk Nông)
“Our vocation comes from God –
Ơn gọi của chúng ta đến từ Thiên Chúa” (Mẹ Têrêsa Calcutta)

 

 

 

 

 

 

TÂY TRỞ THÀNH TA

Sr. M Thiên Giang

“Hội nhập văn hóa” và “đối thoại liên tôn” như một lời mời gọi mang tính cấp bách của Công đồng Vatican II gởi đến mọi người, đặc biệt những người đang sống trên lục địa Á Châu, một lục địa đa văn hóa và đa tôn giáo. Công đồng đã trải qua trên bốn thập niên với nhiều nỗ lực được thực hiện trong lãnh vực hội nhập nói trên. Có một “ông Tây” đã đặt cuộc hội nhập văn hóa ấy làm tiêu đề cho việc ngài biến thành Ta, để mang Ta biến thành “Chúa”. Ông “Tây thành Ta” ấy, là Cha Biển Đức Thuận, Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam.
Ngài đến với dân tộc Việt Nam như là một cuộc gặp gỡ, một sự đón nhận bản sắc mới, hoà hợp và cùng với anh chị em đón nhận ơn cứu độ, tình thương và ân sủng của Thiên Chúa ưong những khác biệt của họ. Chính nơi đất nước Việt Nam cha đã gieo trồng, đặt nền tảng cho ơn gọi đan tu chiêm niệm trong một mối tương quan khăng khít với người Việt. Cha đã trở thành thầy Dòng Xitô Việt Nam, khai mở và vạch ra một con đường tâm linh dẫn đến với Thiên Chúa, phác hoạ một cách sống phụng sự Thiên Chúa và tha nhân. Qua đó Tin Mừng có thể ăn rễ sâu vào lòng dân tộc Việt Nam, thăng hoa những giá trị nhân bản của người Việt Nam mà vẫn giữ được nền tảng đức tin vào Đức Giêsu Kitô.
Trong bài viết này, tôi hân hạnh giới thiệu cha Biển Đức Thuận, Tổ Phụ của Hội Dòng Xitô Thánh Gia, như là một khuôn mặt “tiên tri” của trong việc hội nhập Tin Mừng vào một nền văn hoá, đặc biệt xuyên qua đời sông đan tu mang đậm tính chất Việt-Nam. Trước hết, chúng ta tìm hiểu tiến trình hội nhập ngài đã thực hiện qua những giai đoạn khác nhau; tiếp đến, công cuộc hội nhập chỉ có thể mang lại những kết quả mong đợi, khi nó phát sinh từ một cuộc tái sinh trong trong chiều sâu; cuối cùng, sứ mạng cứu độ như là mục tiêu của mọi tiến trình hội nhập.

I.TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
Cha Henri Denis từ thuở niên thiếu đã đầy lòng mên Chúa yêu người, yêu mến Thánh giá Chúa Kitô, thích nói về Chúa, thích đọc kinh cầu nguyện. Ngài nói hay nhưng lại yêu thích sự thinh lặng, tự chủ, hãm dẹp tính tự nhiên nóng nảy để trở nên khiêm tôn, hiền lành thuần hậu. Nhất là sự hãm mình trong cách ăn mặc đơn sơ giản dị. Chúa đã ban cho ngài chí khí, lại hợp với thực phẩm Việt Nam, để có thể dễ dàng thích ứng với nếp văn hóa, cuộc sông nơi quê hương mới trong đời truyền giáo . Trong phần này xin nêu lên vài nét về con người Cha Tổ Phụ từ một người Tây phương đã thích ứng và hội nhập với dân tộc Việt thế nào.

1. Từ tiếp xúc đến thích ứng
Chúng tôi xin dành phần tuổi thơ và thời gian ở chủng viện đầy tốt lành và thánh thiện của cha vào bài khác, sẽ có dịp tham khảo và chia sẻ, nơi đây chỉ xin trao đổi từ khi ngài sang Việt Nam cho đến khi lập Dòng chiêm niệm để bắt gặp những điểm sáng của một nhân cách, một nhân sinh quan “Tây thành Ta” nơi ngài.
Sau ngày thụ phong Linh mục 17-03-1903, cha nhận bài sai qua Việt Nam truyền giáo nơi Địa phận Huế. Trước khi đi xa, cha về thăm để từ giã cha mẹ và những người thân yêu lần cuối. Ngày 09-04-1903, ông Denis, thân phụ ngài đã đến Pari tiễn biệt người con thân yêu với lời chúc đầy đức tin: “Con đi mà nhớ rằng làm việc cho Chúa không bao giờ quá” . Cũng như trước đây khi cho phép con nhập Hội Truyền Giáo Pari, ông đã dạy: “Ừ con đi đâu thì đi, làm gì thì làm song đừng kiêu ngạo nghe con” , một lời trở nên nền tảng cho đời sông tu đức của cha.
Đáp tàu sang Việt Nam, Cha Henri Denis đến Đà Nẵng ngày 03-05-1903 đúng ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Từ nay cha phó thác cuộc đời con thảo của mình trên đất Lạc Hồng trong tay Đức Mẹ, để Ngài chuyển cầu cùng Chúa Thánh Thần cho cha được chu toàn Ý Chúa.
Đặt chân lên đất Việt, là cha Henri Denis khởi đầu cho những gian nan vất vả của đời vị linh mục thừa sai. Ngay ngày đầu tiên là 40 cây số cuốc bộ dưới nắng hè chang chang đổ lửa, đi từ sáng đến tối để tới Lăng Cô. Tại đây cha đã dùng bữa cơm tối Việt Nam đầu tiên với Cha sở Lăng Cô là Cố giáo Nhơn (R.p. Mendiboure). Qua những buổi tiếp xúc và trao đổi thân mật với Cố Nhơn, giúp cha nắm bắt được tình hình Địa phận Huế và phong tục Việt Nam. Sau đó hai cha vào Huế chào Đức Cha Caspar Lộc đang ở Phú Xuân. Đức Cha đặt tên Việt cho Cha Henri Denis là cha cố Thuận “thuận theo thánh ý Chúa”, và sai đi giúp cố Chính Đăng học tiếng Việt ở Kim Long. Vì khát vọng làm tông đồ, cố Thuận chuyên tâm học hỏi, hiểu biết sát thực tế hơn hầu thích ứng với môi trường mới.
Sau vài tháng Đức Cha sai ngài đi làm giáo sư chủng viện An Ninh. Tại đây, ngài rất nhiệt thành vừa học hỏi, vừa đào tạo các chủng sinh Việt Nam và được xem là một giáo sư biệt tài, uyên bác về nhiều phương diện, xứng đáng là một nhà hiền nhân quân tử . Có thể nói, ngài đến với dân Việt bằng một con tim tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần dấn thân, luôn quên mình vì lý tưởng, cha chỉ mưu tìm phần rỗi các linh hồn. Đây cũng là di sản quí báu cha thừa hưởng nơi đất mẹ. Như có duyên nợ với dân Việt, cha phát huy hết khả năng sẩn có để phục vụ; mang hồn nhạc trong mình, cha lại giỏi và rất thích âm nhạc, lễ hội. Tuy là người Tây phương nhưng cha rất yêu thích âm nhạc Việt Nam, nên khi dạy ở Tiểu chủng viện An Ninh, cha đã xuất tiền mua các dụng cụ bát âm Việt Nam, soạn kịch tuồng cho các chú diễn.
Tuy nhiên khi yêu thương con người Việt Nam, ngài còn yêu thương linh hồn người ta hơn, mong muốn cho người Việt được hạnh phúc nhận biết Chúa. Chính vì mong muốn đó mà “phòng giáo sư” của ngài nên như cái ngục và càng nung đốt tâm hồn truyền giáo nơi ngài hơn. Đáp lại nhiệt tâm của cha, đầu năm 1908, Chúa soi lòng cố Chính Ý, Bề trên địa phận sai ngài đi coi họ đạo Nước Mặn (Thừa Lưu) .
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, cuộc sống con người ở làng quê Việt Nam còn đơn sơ, chân chất, lại có phong tục văn hóa khác xa phương Tây. Nên để biết một linh mục Âu Châu lịch lãm như cha Henri đến từ một nước văn minh đã phải thích ứng thế nào; chúng ta cùng nghe một thư ngài viết cho bà kế mẫu: “…họ ngồi dưới đất, đàn ông bên hữu, đàn bà bên tả, con nít thì bận áo da, mốt “A Dong E Và” chạy quanh khắp chỗ, rúc cả vào gầm bàn con, có đứa rung chân bàn, có đứa “làm việc” tự nhiên xông mùi khó chịu khắp nhà. Các ông thì hút thuốc, khói bay cuộn cuộn chung quanh con, các bà thì ăn trầu, nhổ nước ccít đỏ lòm như máu. Đó cha mẹ xem, cái phòng dạy học của con khác xa phòng các ông hào phú, các vị công tước biết chừng nào! Thế nhưng trong phòng tồi tàn này, con với những người nghèo khó bàn nhau về những điều hệ trọng gấp mấy trong những phòng khách lộng lẫy” . Bởi ngài ý thức nhiệm vụ của người linh mục, nhà truyền giáo là đảm nhận lấy trách nhiệm đối với mọi người, dù đó là người công giáo, người vô tín ngưỡng hay người theo các tôn giáo khác; mặc dù vai trò đối với mỗi người có khác, nhưng luôn luôn phải đón nhận, yêu mến họ, hiện diện và dấn thân. Ý thức mình mắc nợ mọi người, phải thông truyền cho mọi người sứ điệp Tin Mừng yêu thương Chúa đã trao ban và vẫn được thực hiện trong mọi trường hợp, nên Ngài chịu khó dạy kinh bổn, giáo lý cho trẻ em, người lớn. Mỗi ngày ngài thường dạy chừng 11 hay 12 giờ như các thư ngài kể cho mẹ.
Cha say mê cầu nguyện, hy sinh hãm mình, năng thăm viếng, tìm hiểu để công việc tiếp xúc, giáo dục của cha với người Việt thâu đạt được kết quả, biết rõ những khả năng ưu điểm của họ để phát triển, đồng thời tránh những xung đột làng lương, giáo. Ngài hiểu và thông cảm, đoán biết nhu cầu với những hoàn cảnh khó khăn cụ thể của từng người và sẩn sàng nâng đỡ, cứu giúp họ khi cần.
Trong các sinh hoạt lễ hội của người Việt Nam thường mang tính chất tín ngưỡng, như một cách lưu truyền và tưởng nhớ trong văn hóa dân tộc; đồng thời lễ hội có tính cách xây dựng tình dân tộc nghĩa đồng bào, củng cố các giá trị đạo đức truyền thống, tái tạo những gì đang sứt mẻ trong đời sông thường nhật nhằm giúp cộng đồng sông tốt hơn những giá trị tốt lành . Nắm được ưu thế này, cha thường hay tổ chức rước sách, tiệc mừng trong họ đạo như: lễ hội mừng Giáng sinh, Phục sinh, Tết, Tân gia, khai sinh họ đạo mới… nhằm củng cố đức tin và mặc cho lễ hội một ý nghĩa tôn giáo. Giúp mọi người nhận biết dễ dàng các mầu nhiệm của đạo, sống vui trong tình con thảo với Cha trên ười, và giúp nhau thăng tiến đạo đời. Khi tổ chức lễ hội, ngài thường lồng các chi tiết văn hóa vào trong đó như làm đèn giấy ngũ sắc, làm hang đá bằng tre trát đất. Lễ nửa đêm xong, có tiệc mừng Chúa Giáng Sinh và cha cho mọi người hát vãn suốt ngày đêm để mừng lễ . Hay khi đón tiếp Đức Cha đi kinh lược cũng như khi khai sinh họ Lập Yên, ngài cũng tổ chức đám rước theo văn hóa Việt Nam có cờ lọng, có phường bát âm, có thổi quyển, thổi kèn quân bằng gỗ và tiệc tùng cũng đậm nét dân dã Việt Nam như: “hạ thủ một xừ heo, nấu 5 thúng gạo xôi, còn trầu cau thì nhai tùy ý” .
Dựa vào tinh thần lễ Tết của dân Việt, Cố Thuận đã lồng tinh thần và nét văn hoá mới vào thánh lễ giao thừa, cùng nhau thờ kính tạ ơn Thượng Phụ là Thiên Chúa, một năm cũ bình an đã qua và dâng năm mới đến, xin tình thương Thiên Chúa tuôn ưàn ơn phúc. Lễ giao thừa xong cũng hái lộc là Lời Chúa như đèn soi hướng xuất hành tốt cho cả năm. Ba ngày Tết có thánh lễ và phiên chầu cầu cho những người chưa biết Chúa, những người đang vui xuân trần thế cũng biết tìm kiếm mùa xuân Nước trời, cầu cho tổ liên, ông bà, gia đình thân quyến, cho quê hương dân tộc thái bình ấm no, gia đạo thuận hòa hạnh phúc, cho thời tiết mưa thuận gió hòa, mùa màng cây cối tốt tươi, công việc làm ăn sở đắc.
Dù vào đầu thế kỷ XX, cụm từ “hội nhập văn hóa” chưa được sử dụng, nhưng Cố Thuận đã sống tinh thần này, đã đưa đạo vào đời, bởi cha muốn đến với mọi người, sống với mọi người, hiểu biết và yêu mến họ. Qua đó họ cũng hiểu biết Chúa, đón nhận hạt giống Tin Mừng và mong sao cho hạt giống ấỵ đâm rễ nảy mầm trong Giáo hội Việt Nam.

2.Từ thích ứng đến hội nhập
Cha Biển Đức Thuận có một ý chí kiên định, tinh thần cởi mở nắm bắt được những nét phong phú trong văn hóa Á châu; sớm nhìn ra những giá trị và khát vọng tâm linh của đất nước, con người Việt Nam để hội nhập vào cuộc sống đó với trọn vẹn con người đã được thấm nhuần Đức Kitô. Cha dìm mình vào trong nền văn hóa Việt Nam với tâm tình tri ân yêu mên, đến nỗi muôn trở thành thầy dòng Việt Nam, lập Dòng Đức Bà cho người Việt và muốn hoàn tất ơn gọi đời mình trên mảnh đât quê hương Việt Nam. Tâm tình đó được thể hiện qua lá thư ngài gởi cho cha mẹ: “Xin cha mẹ cầu nguyện nhiều cho người Việt yêu dấu của con, càng ngày con càng yêu mến người Việt Nam của con, không bao giờ con nghĩ đến sự bỏ Việt Nam mà về Pháp” . Với khát vọng truyền giáo, đức tính vui vẻ, pha chút hài hước và một tâm hồn đầy Chúa giúp cha cảm nhận được trong cái đơn sơ, khó nghèo của căn nhà ngói nhỏ còn cao quí hơn cả đền đài vua chúa.
Cha đã hội nhập đức tin vào văn hóa Việt Nam, sống và diễn tả đức tin ấy trong ngôn ngữ và phong cách của người Việt Nam, lắng nghe để cảm nhận được hồn Việt trong văn hóa, trong cuộc sống; ngài đối thoại để nhận ra những giá trị đích thực của mỗi con người sau dáng vẻ bình dị của họ. Là người Tây, nhưng nay ngài hoàn toàn thấm nhuần tinh thần văn hóa Việt Nam, kể cả trong văn hóa ẩm thực, cách bình dân giản dị, ngài gọi là bếp Nam của ngài . Đây chính là hình ảnh bữa cơm nghèo của dân quê Việt Nam, bởi người Tây đâu có ăn cơm và nhất là nước mắm thì lại càng hiếm. Lại nữa, khác phương Tây, người Việt không mấy chú trọng về hình thức, song chủ yếu là tình thương: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Cuộc sống an vui huynh đệ là chính, đi đâu ghé lại thăm nhau, “thêm đũa thêm bát”, “có rau ăn rau, có cá ăn cá”. Cha Biển Đức Thuận đã thấm tinh thần đơn giản này của người Việt, quyết tâm sống ơn gọi thừa sai tại Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi gắn kết đời mình với Chúa là cha xác định chỉ có một tương giao huynh đệ với mọi người, không còn phân biệt màu da, chủng tộc, sang hèn. Ngài chỉ thấy nơi những con người một phẩm giá làm người, làm con Thiên Chúa; chỉ thấy nơi họ như những “Giêsu” hôm nay đang hiện diện trong cuộc đời này.
Văn hoá Việt Nam có nguồn có cội, nên hàng năm có rất nhiều dịp lễ hội để nhắc nhớ, dưới những hình thức vui chơi học hỏi lối đi hiếu đạo của người xưa. Dưới mỗi mái nhà; trong tâm trí người Việt, tổ tiên lúc nào dường như cũng đang sống cùng con cháu và chúc phúc cho con cháu mọi điều tốt lành. Do vậy, trong kiến trúc nhà Việt Nam làm thường có ba gian, bàn thờ gia tiên ở gian chính giữa; để khi bước vào nhà người ta đã thấy ngay được sự trang trọng của bàn thờ và đến thắp nén hương, trước khi thăm hỏi nói chuyện cùng gia chủ. Lễ giáo của một gia đình cũng lấy khuôn phép từ bàn thờ gia tiên ấy mà sống .
Cha Biển Đức Thuận đã nắm được điểm chung này của tâm hồn người Việt và những yếu tố hình thành tổ chức xã hội: nền văn hóa Lúa Nước tạo nên mô hình làng xã qui tụ quanh đình làng để đưa vào sinh hoạt họ đạo Nước Mặn nơi cha coi sóc. Cha đã hoà mình vào tâm thức người Việt, gieo đức tin vào những mảng văn hoá Việt, cũng làm nhà ba gian: gian giữa đặt bàn thờ, ngài nghỉ dưới sập bàn thờ, còn chung quanh dành cho các sinh hoạt của họ đạo . Như vậy, ngài đã hình thành hình ảnh một mái gia đình Việt Nam, giáo hữu quây quần học hỏi lẽ đạo, sống đức tin, làm con cái Chúa từ nơi bàn thờ Chúa. Trong lời nói giảng dạy, cha luôn thích nghi cho vừa tầm hiểu biết mọi người, trẻ em và những người thất học. Ngài chấp nhận các dị biệt và thích nghi hội nhập trong từng hoàn cảnh sống nơi dân tộc ngài loan giảng và sống Lời Chúa miễn là bảo toàn được nền tảng của đời linh mục và tính thống nhất nơi đức tin Giáo hội. Về hình thức phụng tự, cha dùng những chân đèn, lư hương trong việc thờ phượng. Những ngôi nhà mái ngói đỏ cha xây dựng cũng được thoát thai từ hình ảnh những mái đình tôn nghiêm, gần gũi quen thuộc của dân làng Việt Nam. Ngài yêu thích thói tục văn hóa Việt Nam, thích đội nón chóp lá, đi dép quai chéo, khăn vắt trên vai, nhất là ưng áo tơi lá Việt Nam. Nói chung ngài đã thích nghi và hội nhập từ cả hình thức lẫn tình thần.

II. ĐÒI HỎI MỘT CUỘC TÁI SINH
Chúng ta vừa tìm hiểu những chặng đường của tiến trình hội nhập nơi cha Henri Denis Biển Đức Thuận. Đó là một công cuộc vừa vất vả nhưng cũng rất hứng thú. Tiến trình hội nhập này được mở rộng trong nhiều lãnh vực, từ những thể hiện bên ngoài đến việc sống tinh thần linh động bên trong. Điều đó đòi hỏi một cuộc “lột xác”, một cuộc “tái sinh” trong nền văn hoá Việt-Nam; khi ấy, ngài có thể trở nên một con người đóng góp phần “sáng”, phần “đẹp” của mình cho người Việt-Nam muốn có kinh nghiệm mới về Thiên Chúa. Đó là chiều kích sâu xa của công cuộc hội nhập văn hoá.

1.Trở nên Ta cho đời ta
Sau khi đã quyết định theo Chúa trên đường dấn thân truyền giáo, Cha Henri Denis mang trong mình nhiệt tâm tuổi trẻ, chọn miền đất nghèo Việt Nam làm quê hương thứ hai, một mảnh đất giàu tình người nhưng đời sống văn hóa, phong tục lại khác xa những gì ở ười Tây ngài đã từng sống. Người dân Việt vào những năm đầu thế kỷ XX, có đời sống tâm linh sâu xa, lại hiền iành đơn sơ chân chất. Trong đời sống đó có nhiều nét đẹp văn hóa nhưng cũng có những điều mê tín dị đoan. Hơn nữa, rất nhiều người vẫn chưa biết rằng còn có một Đấng quyền năng yêu thương họ và chết để cứu độ họ thì vượt trên mọi quyền thần và ác thần. Cha Biển Đức Thuận có cái nhìn trực giác và thực tế về hiện tình dân Việt nên cha đã tững bước dìm mình vào cuộc sống người Việt, gần gũi, yêu thương, chăm sóc phần hồn phần xác cho những ai đến với mình theo gương Đức Giêsu, trở nên một người anh em giữa mọi người.
Chính nơi mảnh đất Việt Nam này, nơi những con người Việt Nam này, cha đã chọn cho mình một quê hương để loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Cha thâm nhập vào những nền tảng tryền thống, phong tục tập quán Việt Nam để gieo vãi hạt giống đức tin, một sự sống tiềm ẩn mỗi ngày một bén rễ sâu trong lòng dân Việt. Để làm được điều này, tiên vàn Cha Biển Đức Thuận đã cải đổi bản thân, vui vẻ tự nguyện chấp nhận làm một cuộc sinh lại trong nền văn hóa mới. Là linh mục Thừa sai Paris, ngài đến Việt Nam cùng với văn hóa phương Tây; nhưng cùng với Phúc âm, ngài nhập thể vào đời sống con người Việt Nam. Tìm phương thế thích nghi Phúc âm với dân tộc Việt Nam bằng chính ngôn ngữ, văn hóa Việt như Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể (x. Ga 1,14) và thực thi sứ mệnh ngôn sứ của mình cho hợp thời, hợp cảnh, hợp lòng người, nghĩa là sống cái lẽ hài hoà “thiên địa nhân” nơi tâm hồn người Việt. Ngài đã sống sứ mệnh của người truyền giáo được Công đồng Vatican II nói tới sau này, là nhà truyền giáo cần tôn trọng các nền văn hóa, lời nói có phẩm chất tiên tri, huấn luyện một đức tin vững chắc, lắng nghe với thiện chí và lưu ý đến biến đổi của văn hóa mình đến truyền giáo, xâm nhập vào bên trong của các nền văn hóa để biến đổi chúng nên Nước Thiên Chúa. Nền tảng chung của Giáo hội giữa các nền văn hóa đa dạng đó là Đức Kitô, Đấng cứu thế đã chết và đã phục sinh .
Với hướng đi đầy chất Tin mừng, cha đã tận lực sống cho một sứ mệnh được sai đi với tâm hồn hồà hợp vào những sinh hoạt, nếp sống dân dã của làng quê Việt Nam, hồn nhiên sống cái đơn nghèo dung dị với mọi người. Khi giúp mọi người sống hiếu đạo với Thượng Phụ là Thiên Chúa, bản thân ngài cũng sống hiếu thảo với Cha trên trời và sống tinh thần hiếu đạo của người Việt cách sâu xa. Mặc dù rời quê nhà đất Pháp, non sông cách trở ngài không thể về thăm viếng vấn an cha mẹ, nhưng thường xuyên viết thư thăm hỏi, chúc mừng lễ Tết không bao giờ quên, mối tình hiếu tử này ta đọc được trong rất nhiều thư ngài gởi cho song thân.
Cha Biển Đức Thuận không chỉ sinh lại trong tinh thần văn hóa dân Việt, mà còn biến đổi mình cả trong hình thức ăn mặc, sinh hoạt giao tế hàng ngày như khi có việc vào Huế gặp Đức Cha, ngài cũng chắp tay xá lạy như người Việt, ăn mặc như người Việt một cách vui vẻ không có chi là gượng ép cả.

2.Đời ta trong Giêsu
Từ trong thinh lặng sâu thẳm của cõi lòng, cha Biển Đức Thuận luôn lắng nghe và thao thức với tiếng Chúa kêu “khát” các linh hồn: “Chúa đã xuống thế 2000 năm mà vẫn còn nhiều người chưa nhận biết Chúa” . Với châm ngôn: “Hoạt động trong chiêm niệm”, cha đã tìm ra một giá trị, một ý nghĩa cho cuộc đời sau những năm tháng hòa mình cùng dân Việt. Khao khát của cha luôn là thuận theo ý Chúa và nỗ lực hết sức để thực hiện ý Chúa trong mọi hoàn cảnh: như khi quyết định nhập hội truyền giáo Paris để sang Việt Nam làm giáo sư chủng viện, coi họ đạo Nước Mặn, khi ra lập dòng chiêm niệm, chọn đất làm nhà, thiếu thốn tư bề, khí hậu nóng lạnh khắc nghiệt, nhà cháy, bệnh tật, thân phụ qua đời, những lời chỉ trích dèm pha… qua tất cả những cảnh huống đó, cha luôn luôn vui vẻ thuận theo ý Chúa, tâm hồn trở nên rỗng cho Thiên Chúa đổ đầy tình yêu Người. Bởi nơi một con người rỗng, quyền năng Thiên Chúa thực hiện những điều Người muốn mà không bị vướng trở cản lực nào. Tâm hồn, con người và cuộc sống của cha hạ xuống thật sâu trong sự khiêm nhường. Cha học bước đi trên con đường tự hủy của Ngôi Lời nhập thể làm người, lối đường mà đức Maria, thánh Giuse và bao vị thánh khác cũng đã được Thiên Chúa dẫn đi trong tin yêu, hy vọng và tín thác.
Cha Biển Đức Thuận muôn trở nên người Việt với người Việt, trong thế giới văn hóa của người Việt làm nên dấu chỉ sông động về ơn cứu độ của Thiên Chúa, giúp củng cố đức tin cho những người đã đổi nhận Chúa và đem Chúa đến cho những người chưa biết Chúa. Như Đức Giêsu khi đến trần gian làm người, Ngài cũng trở nên người anh em bắt đầu một quá trình văn hóa mới nơi dân tộc Do Thái, nay Cha Biển Đức Thuận sống giữa những người dân Việt cũng bắt đầu một quá trình văn hóa mới: “Lạy cha mẹ yêu dấu, con xin chúc mừng Tân Xuân cha mẹ, thế là cha mẹ thấy con Việt Nam hoá ngày một hơn. Tết Tây không còn vui khoái cho con nữa, con chỉ thấy vui trong ngày Xuân Thủ Lạc Hồng” . Và khi cha sinh lại trong tinh thần văn hóa Việt Nam, thì đồng thời với ơn Chúa cũng kéo theo những cuộc sinh lại trong Thánh Thần của những người Việt Nam sống chung quanh cha. Thật là “hữu xạ tự nhiên hương”, “lời nói mau bay, gương bày lôi cuốn”.
Trong tất cả mọi sự, Cha Biển Đức Thuận luôn nói lời thuận theo ý Chúa: “Nếu Chúa không muốn thì con cũng không ưng”. Cho đến chết cha vẫn tín trung và kiên trì trên một lối đường: “để tùy ý Chúa, cha bằng an và vui vẻ luôn” , điều đó để lộ ra nơi ngài một tâm hồn mạnh mẽ, đầy Chúa, sống chết đều gắn bó nên một với Đức Kitô. Sau này, ngài thường khuyên dạy con cái đan sinh: “hãy xem mọi việc trong ngày Chúa Giêsu làm chi…? nhìn vào anh em thấy Giêsu thay thảy” và có biết bao chứng minh khác cho thấy ngài là người có Chúa, luôn kết hiệp với Chúa và ngày càng dìm sâu trong tình yêu của Chúa. Đức Khổng Tử nói: “Biết đạo chẳng bằng ưa đạo, ưa đạo chẳng bằng vui với đạo” . Cuộc đời ngài luôn thuận theo ý Chúa nên cũng luôn luôn vui, khi viết: “Thăm mẹ yêu dấu, con mạnh luôn, vui hết sức vui, vui đến nỗi tưởng con sang Việt Nam 17 năm mà không khi nào con có phước bằng bây giờ”
Ngài đã thấm nhập vào nền văn hóa Việt Nam và sống gần gũi với một kinh nghiệm mới, một chất tố đức tin mới bắt đầu trong cuộc sống hiện tại hướng lên con người siêu việt với Thiên Chúa, là cốt lõi và giá trị đích thực của cuộc sống, không còn Tây, không còn Ta; nhưng chỉ còn nền văn hóa sự sống, là Tây khi ở Tây, là Ta khi Ta: trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người (x. 1 Cr 9,22). Bởi đó, cha không nhìn thấy những người dân quê mùa thất học là yếu kém; nhưng lại thấy những con người chân chất mộc mạc, chân lấm tay bùn đó là cả một vẻ đẹp hoàn mỹ của con người được Thiên Chúa sáng tạo giống hình ảnh Ngài, nơi họ chứa đựng cả một bầu trời yêu thương được Đức Kitô cứu độ. Cha sống hòa mình cùng với nhịp thở của từng con người trong cuộc sống đơn nghèo giản dị đó, với những sinh hoạt đời thường mang một nội tâm trầm lắng đầy Chúa, làm sao ngài lại không chiêm nghiệm được những điều kỳ diệu Thiên Chúa làm trong cuộc đời, là được trở nên một trong Giêsu, nếm cảm niềm vui có Chúa ở cùng, một niềm vui viên mãn trào tràn, vì biết rằng “Thiên Chúa là Cha chúng tôi, Ngài yêu thương chúng tôi quá lẽ”.

III THỂ HIỆN MỘT SỨ MẠNG CỨU ĐỘ
Nếu Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương con người, không phải con người trừu tượng mà là những con người sống trong một nền văn hoá cụ thể, thì chúng ta có thể khẳng định rằng nền văn hoá đó là chính môi trường thuận lợi cho việc hiện thực tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Chính vì thế, Khi nhập thể, Chúa Kitô đã sống trong một đất nước, mang trong mình những phẩm chất của một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá đó như là mảnh đất trong đó Ngài gieo trồng Lời Thiên Chúa, Tin Mừng Nước Trời. Chính trong ý thức về tầm quan trọng của việc nhập thể mà Giáo Hội, xuyên qua các nỗ lực của các giáo đoàn địa phương, đã muốn trình bày Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô cho mọi người trên các lục địa. Nỗ lực “hội nhập văn hoá” của cha Biển Đức Thuận phải được nhìn nhận và đánh giá đúng trong chiều hướng này.

1. Chúa Kitô Ngôi Lời nhập thể
Đức Giêsu-Ngôi Lời nhập thể làm người, sinh tại Bêlem, nước Do Thái, đã chết và sống lại ở Giêrusalem, thời Vua Hêrôđê và quan Philatô cai trị Giuđa. Ngài là Thiên Chúa làm người trở thành anh em giữa mọi người để cứu độ mọi người. Ngài mang chung thân phận với dân tộc mình, chia sẻ những vui mừng, ưu tư, lo âu, sống gắn bó với văn hóa dân tộc, tham dự các lễ hội, lễ nghi của dân tộc. Hàng năm, Ngài trẩy hội lên đền thờ Giêrusalem, đọc Sách Thánh trong Hội đường, dự đám cưới, đám tang, chia sẻ vui buồn với mọi người, một cuộc sống bình thường, ẩn khuấĩ giản dị như bao người. Đức Giêsu vào đời với con người để đổi mới và thăng tiến con người. Nơi Ngài toả chiếu tình yêu và sức mạnh của sự thiện, thu hút những ai đến gặp gỡ Ngài một ước muốn sâu xa muốn biến đổi cuộc đời mình trong ánh sáng (x. Lc 19,1-10). Đức Giêsu đến với từng thân phận con người ở mọi nơi mọi chôn, đi vào cuộc sống con người với những dụ ngôn đời thường rất người, khởi đi từ những nhu cầu thiết thực của cuộc sống hàng ngày như đói ăn, khát uống (x. Ga 4,5-42) dẫn đến những giá trị tâm linh vĩnh cửu, cho mọi người nhìn ra cốt lõi của đạo trong đời thường (Lc 9,11-13). Đức Giêsu đến làm người là cùng chia sẻ, liên đới và yêu thương mọi người. Như thế, con người không bước đi trong cô đơn tủi buồn, nhưng Thiên Chúa vẫn có đó trong cuộc đời mỗi người và con người biết rằng dù tội lỗi bất xứng đến đâu vẫn được Thiến Chúa yêu thương và chết cho mình. (x. Lc 23,42-43).
Đức Giêsu yêu mến cuộc sống làm người của Ngài, yêu mến cuộc đời với những con người cùng Ngài sống cõi trần gian. Ngài hạ mình thẳm sâu trong một nhân loại “đớn đau phận người” để yêu thương và chữa lành (x. Mt 4, 23-24; 9,35-38; 14,35-36; 15,30-31). Sự nhập thể nơiNgài không chi là đến với con người hay trở thành người như bao người. Ngài mang nó nơi chính mình để đưa lên với cái chết trên Thập giá sinh nguồn cứu độ (x. Ga 12,24). Con Thiên Chúa làm người đã đưa đạo vào đời, đem ánh sáng Tin Mừng chiếu tỏa vào những chỗ tối của con người, của nền văn hóa Ngài đang sống và dẫn đưa đến chỗ thiện toàn, hình thành một nền văn hóa mới cùng với sự phục sinh của Ngài.

2.Giáo hội nhập thể
Theo gương Đức Giêsu, Đâng đã nhập thể trong một dân tộc để có thể hội nhập với tất cả mọi dân nước, Giáo hội cũng sẵn sàng ra khỏi mình để trở thành Giáo hội truyền giáo, trở nên tất cả cho mọi người. Nhưng dù Tây hay Ta chẳng có nền văn hóa nào có thể hoàn toàn đồng nhất với Phúc âm để có thể gọi là văn hóa Kitô giáo, nên Giáo hội sẩn sàng nhập cư, trở nên Giáo hội Á Châu cho người Á Châu, Giáo hội Việt Nam cho người Việt Nam, nơi mỗi miền đất đều có những sắc thái riêng làm nên những nét đặc thù của mỗi Giáo hội địa phương, đa dạng và phong phú.
Người Ki tô hữu có bổn phận tiếp nối sứ vụ cứu độ, chiếu toả tình yêu Thiên Chúa đến với thế gian trong cuộc sống đời thường, là men muôi của Giáo hội đến với các dân tộc trong các nền văn hóa, cùng đồng hành và giúp đỡ họ trong việc tìm kiếm siêu việt là giá trị thực tại tâm linh của đời người, trở nên chứng nhân Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Giáo hội nhập thể cũng cần nhanh chóng và nhậy bén nhìn biết dâu chỉ thời đại, đặc biệt nơi các Giáo hội địa phương. Các cộng đồng Kitô hữu là những tác nhân chính trong việc hội nhập và phúc âm hóa nền văn hóa của minh, nên họ rất cần học cách thể hiện ngôn ngữ, văn hóa, con người của địa phương mình để lắng nghe và đối thoại. Như vậy Giáo hội làm sao để các dân tộc có thể đóng góp nét độc đáo của dân tộc mình vào việc xây dựng một Giáo hội chung dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Trước đây Giáo hội đã đưa Tin Mừng nhập thể sâu xa trong nền văn hóa Giáo hội Tây phương, nay giữa nền văn hóa Đông và Tây có nhiều khác biệt, làm sao để hạt giông Tin Mừng đã gieo vãi nơi nền văn hóa Đông phương được tự do triển nở dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần .
Giáo hội Công giáo ngày nay hiện diện 1 mọi nơi ưên thế giới bao gồm nhiều dân tộc và văn hóa khác nhau. Vì thế các Giáo hội không lây mình hay Giáo hội địa phương khác làm chuẩn mực, nhưng mỗi Giáo hội mang một sắc thái riêng được đặt trên nền tảng chung là Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô trong sự hoạt động của Chúa Thánh Thần, liên kết với nhau trong một Giáo hội duy nhất phổ quát. Giáo hội nhập thể hôm nay chính là đên với mọi người như mầu nhiệm cứu rỗi và sự sống được Thiên Chúa thông ban, nên cần thấm nhập vào tất cả mọi nền văn hóa như Đức Kitô . Đức Kitô là người Do Thái ở Do Thái, là người Việt Nam ở Việt Nam, người Pháp ở Pháp … mà vẫn giữ được hài hoà giữa những khác biệt.

KẾT
Phúc Âm luôn là men, nhà truyền giáo nhào men ây vào bột văn hóa.
Cha Biển Đức Thuận đã hội nhập Tin mừng vào văn hóa Việt Nam; bỏi chính nơi con người cha đã thấm đượm một nền văn hóa sâu đậm. Ngài đã thực hiện điều mà sau này Đức Phaolô VI khẳng định: ‘Thúc âm hoá mất rất nhiều sức mạnh và hiệu lực nếu không chú ý đến dân tộc mình gặp gỡ, nêu không nói tiếng nói của họ, nếu không sử dụng dấu chỉ và biểu hiện của họ, nếu không trả lời những câu hỏi họ đặt ra và không hội nhập vào đời sông cụ thể của họ” 8. Cha đã phải học để nói ngôn ngữ, văn hóa, cách sống tâm tư tình cảm của người Việt, bằng cách lắng nghe và đối thoại, sông bình dị như một người dân Việt để làm chứng tá cho một tình yêu tự hủy, một niềm tin kiên vững vào Đức Kitô. Đức tin, tình mến ấy đã được thấm nhập sâu xa trong tâm hồn và biểu lộ qua phong thái, việc làm và đời sống của Cha Tổ Phụ.
Cha Tổ Phụ chúng ta đã lắng nghe tiếng gọi của Chúa Thánh Thần và nhận ra những dâu chỉ thời đại, để hội nhập, để sống và lập dòng chiêm niệm cho người Việt. Là con cái của ngài, chúng ta phải làm gì? Phải sông thế nào để nhận biết và lắng nghe sứ điệp được gởi tới quanh ta, nhận ra những “dâu chỉ thời đại” hầu sống hữu hiệu đời đan tu trong lòng Giáo hội cho hợp với đà tiến của con người xã hội hôm nay, mà vẫn bảo toàn và phát huy được gia sản cùng đoàn sủng của Dòng.
Làm sao để đào tạo nên những lớp đan sĩ trưởng thành, có nền tảng đạo đức, sống tinh thần đan tu vững chắc, có sáng kiến, biết trách nhiệm và triệt để dấn thân trong mọi sinh hoạt của đời đan tu. Âm thầm làm muôi men cho tình yêu Thiên Chúa (x. Mt 5,13), hòa chung nhịp bước với Giáo hội, xã hội hôm nay. Đan sĩ sống sao để trở thành những viên đá sống động xây dựng Hội thánh. Theo gương Cha Tổ Phụ đã chọn một cuộc scíng thuận theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, chúng ta được mời gọi “nhảy theo nhịp điệu” mà Thánh thần linh hứng cho lúc này và nơi đây. Như Cha Tổ Phụ, không phải chỉ để Tây trỏ thành Ta, nhưng là để Tây và Ta cùng trở thành “Chúa”, chúng ta cũng thực hiện một tiến tình biến đổi ta môt “Lễ Hiện Xuống Mới” trong lòng Giáo hội và trên quê hương Việt Nam mến thương.

 

 

 

 

TINH THẦN CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

 

FM.Duyên Thập Tự

Đọc lại lịch sử các dòng tu, chúng ta sẽ thây một vấn đề được đặt ra bởi những thế hệ kế thừa gia sản của Đấng Tổ Phụ để lại: đâu là tinh thần Đấng Tổ Phụ? Điều gì hay những điều gì cấu thành đặc sủng của Đấng Lập Dòng và của Dòng? Thật vậy, những hậu sinh, sống ưong một hoàn cảnh khác với hoàn cảnh của Đấng Tổ Phụ – không những không gian, thời gian mà cả não trạng cũng khác biệt – đặt vấn đề này, vì đối với họ điều đó có tính quyết định cho vận mạng của Dòng và của đời thánh hiến riêng họ. Vấn đề mang tính chất sống còn, vì đó sẽ là định hướng cho hiện tại và tương lai.

Tinh thần Đấng Tổ Phụ không chỉ là một gia tài cất trong bảo tàng viện và là đối tượng của những người ham mê khảo cổ, đi ngược lại thời gian để khai quật những gì đã được chôn vùi sâu trong nấm mồ của quá khứ. Tinh thần Đấng Tổ Phụ phải là một cái gì sống động – vì nó mang phẩm tính đời sống – và bao trùm cả ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai; nó phải xuyên thấu mọi không gian. Chính trong chiều hướng đó, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận khai mở đời đan tu Xitô trên Núi Phước, tôi xin được chia sẻ với độc giả, đặc biệt anh chị em trong Hội Dòng, một vài thông tin và suy tư về vaasn đề hết sức quan trọng này.

Vì là một vấn đề hết sức rộng lớn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu rộng vượt quá khả năng người viết, nên tôi xin mạn phép nêu lên một vài khía cạnh khả dĩ giúp suy tư thêm về ơn gọi mà chúng ta đang sống. Trước hêt, xác định lại lập trường của Cha Tổ Phụ I và thế hệ tiếp theo – khi xin gia nhập Dòng Xitô; tiếp đến là một vài ý kiên về tinh thần Cha Tổ Phụ vào những thập niên 60 của thế kỷ trước; cuối cùng, một mời gọi cùng khám phá sự trung thành của Cha Biển Đức Thuận khi ngài thành lập dòng “Đức Bà Việt-Nam”.  

 

I MỘT LẬP TRƯỜNG QUAN TRỌNG

Trước khi lập dòng tại Phước Sơn, cha Biển Đức Thuận đã có ý định mời các đan sĩ Xitổ Nhặt Phép đến giúp đỡ, và nếu trường hợp đó thành, thì Dòng “Đức Bà Việt-Nam” sẽ sáp nhập vào Dòng Xltô cải cách này. Nhưng tiến trình sáp nhập đã không thành sự.: Cuối cùng, cha Tổ Phụ đã quay sang Dòng Xitô (Chung Phép) để xin gia nhập. Nhưng ngài chỉ xin gia nhập với điều kiện Phước Sơn giữ được bản sắc riêng. Ngài viết thư với Cha Tổng Quản Lý Xitô:

“Trọng kính Cha,

Con vội vàng gởi đến Cha một lá thư mới để xin gia nhập, được Đức cha Đại Diện Tông Toà Huế ấn ký […]

Nhưng, trọng kính Cha, con phải thú nhận rằng, khi chúng con gia nhập Dòng, thì chúng con muôn Hội Dòng chúng con là hoàn toàn An-Nam…”[1]

Khi nhấn mạnh về sự kiện Hội Dòng hoàn toàn là Việt- Nam, Cha Tổ Phụ làm nổi bật tính độc đáo của nếp sống đan sĩ Phước Sơn. Điều này cũng được cha Bemard Mendiboure, nhiệm cha Biển Đức Thuận, và Hội đồng đan viện, nhấn mạnh khi nhắc lại lời xin gia nhập Dòng xitô:

“Trọng kính Cha,

[…] Xin cho phép con được tuyên bố với cha một cách hết sức rõ ràng, với tất cả lòng trân trọng, nhưng cũng với tất cả năng lực của tâm hồn con, với tư cách cá nhân và nhân danh anh em con – trước khi việc gia nhập được hoàn tất – rằng đôi với chúng con điều kiện trở thành một đan viện sui juris (tự trị), được đặt trực tiếp dưới quyền tài phán của Cha Tổng Phụ là điều kiện sine qua non (tất yếu) của việc gia nhập.

Chúng con thật hãnh diện được gia nhập vào gia đình Xitô, nhưng nếu được trở nên thành viên, mà chúng con phải đánh mất diện mạo riêng của chúng con, thì chúng con xin từ chối vinh dự này. Con xin được nói lên điều đó một cách rõ ràng để đánh tan đi mọi nghi ngờ và chấm dứt việc loan tin vịt.

Nhớ lại những lời mang tính lịch sử “Sint ut sunt aut non sint” mà Cha Tổ Phụ đáng kính của chúng con đã nói trước khi qua đời; chúng con nhìn điều đó như là di sản linh thánh; chúng con muốn tiếp tục sống trên cùng một đường hướng với lý tưởng được sống trong quá khứ. Nếu chúng con phải cải biến về điều đó để trở thành Xi tô, thì chúng con muốn từ chối hơn là nhận. Chúng con đã được sinh ra như thế và chúng con muôn mãi là điều chúng con đã là như vậy.

Cúi xin cha chúc lành và nhận nơi đây lòng trân trọng sâu xa của chúng con.”

Đan sĩ M. Bernard

Hội Đồng Đan viện : M. Anselmo; M. Augustinô* M Placiđô; M. Roberto; M. Martinô; M. Emmanuel.[2]

Tại sao các đan sĩ Phước Sơn lai cảm thấy một sự xuyến xao khi nghĩ rằng đan viện sẽ được tháp nhập vào một hội đòng nào khác, và vì thế, sẽ đánh mất sự độc lập của mình? Tại sao các đan sĩ Phước Sơn lại cố giữ cho bằng được diện mạo riêng biệt? Tại sao họ đón nhận lời của đấng Tổ Phụ mình “Sinh ut sunt aut non sint” như là một gia bảo linh thiêng?

Tất cả những câu hỏi trên tóm tắt nỗi lo lắng của các đan sĩ Phước Sơn muôn giữ bản sắc riêng của mình. Mà bản sắc riêng này – họ nhìn và sống một cách tự nhiên trong ý nghĩa là nếp sống đan tu đó cắm rễ sâu trong não trạng và văn hoá Việt-Nam và thích hợp cho họ – lại trở thành một vấn đề dưới mắt của những ai xuất thân từ một đan viện Âu châu và tiếp nhận một nền giáo dục đan tu trong một bối cảnh khác[3].

Một vài trích đoạn trên cho phép chúng ta thoáng thấy lập trường kiên định của Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận và những đan sĩ trực tiếp sống với ngài. Lập trường này không phải là sản phẩm của một thứ qui kỷ quá mức hay một ám ảnh bệnh hoạn, mà phát xuất từ một xác tín về mầu nhiệm nhập thể của ơn gọi đan tu Xitô trên mảnh đất quê hương Việt-Nam. Nói cách khác, đó chính là ơn phúc của Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta qua con người Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận.

Nhưng rồi từ cái nôi Phước Sơn nhỏ bé với những đan sĩ xuất thân từ nông thôn, nhưng đầy thiện chí, một Hội dòng đã thành hình như mong ước của chính Cha Biển Đức Thuận. Nhiều cộng đoàn được thành lập ưên những vùng đất khác nhau và trong những thời điểm khác nhau. Chiều rộng đã được khai mở thì chiều sâu cũng trở thành vấn đề. Và vấn đề được đặt ra, đặc biệt cho những thế hệ không biết đến Đấng Sáng Lập và cuộc sống tại nơi phát sinh đầu tiên: Đâu là tinh thần Đấng Tổ Phụ? Đâu là những yếu tố cấu thành nên đoàn sủng Đấng sáng lập? Những gì là nền tảng, những gì có thể thay đổi theo không gian và thời gian?

 

2.NHỮNG CỐ GẮNG KHÁM PHÁ

Chúng ta vừa nói ưên về lập trường của Cha Biển Đức Thuận và của thế hệ đầu tiên liên quan đến bản sắc riêng biệt; bản sắc này là kết quả của bao kiếm tìm kiên trì của Cha Biển Đức Thuận suốt bao năm tháng chuẩn bị thành lập dòng và 15 năm sống đời đan tu. Và như chúng ta cũng vừa nói trên, nhiều lý do ngoại tại đã tác động đến để vân đề tinh thần đấng sáng lập được đặt ra một cách khẩn trương. Thật vậy, một số đan viện đã được thành lập, và nhiều ứng sinh đời đan tu đến gõ cửa những đan viện. Họ chỉ nghe về Đấng Tổ Phụ và nếp sống ngày xưa qua lời kể của những vị cao niên đã một thời tiếp xúc trực tiếp với Cha Biển Đức Thuận và đã sống trên mảnh đất Phước Sơn tại Quảng Trị. Tất cả các ứng sinh vào đan viện đều mang theo lối sống, cách nhìn những vấn đề và suy tư thật khác với các vị tiền bối. Một nếp sống khác xưa dần dần định hình. Nơi một bộ phận ứng sinh trẻ, họ nhìn quá khứ với một ánh mắt nghi ngờ và cả lẫn lộn. Và để duy trì mối liên kết giữa các đan viện trong Hội Dòng, một căn bản cần phải được đưa ra làm nên nơi qui tụ tinh thần và thiêng liêng. Như thế’ tinh thần đấng sáng lập cần được minh định.

Vào những thập niên 50-60, sau cuộc đại di cư 1954, các đan sĩ Xitô Việt Nam mong ước khám phá ra tinh thần đấng tổ phụ đã bùng phát mạnh mẽ. Chiếc nôi Phước Sơn không còn, nếp sống rập khuôn ngày xưa không thể thích hợp với hiện trạng. Hoàn cảnh đó đã giúp mọi thành viên Hội dòng suy tư về vấn đề quan trọng này. Không đi sâu vào cuộc “tranh luận” (theo nghĩa tích cực), tôi xin mạn phép nêu lên một vài ý kiến ximt phát từ một số thành viên của ba đan viện đầu tiên – Phước Sơn, Châu Sơn, Phước Lý – đã được viết lên trong thời điểm trên.

“Đâu là tinh thần của Đấng Tổ Phụ? Tinh thần phải là “một”, “sống động” và phải vững bền xuyên qua thời gian và không gian. Tôi muốn nói rằng tinh thần đó phải là một “Toàn Bộ” trong mọi thời gian và không thay đổi; trong khi đó mọi thực hành khi Đấng Tổ Phụ đáng kính còn sống chỉ là những cách diễn tả bên ngoài của cái tinh thần duy nhất đó. Về vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng và không sợ sai lầm điều mà Đức Giáo Hoàng Piô xn đã nói về đời sống chiêm niệm rằng: “Một cách căn bản, đời sống chiêm niệm không hệ tại trong sự thực thi bên ngoài một luật lệ tu trì, vì nó chỉ là khung của sự chiêm niệm, nó nâng đỡ sự chiêm niệm, khuyến khích và bảo tồn, nhưng lại không cấu thành sự chiêm niệm. ” (Pro Religiosis et missionariis. An XL. vol. xxxvm fase, m.)[4]

Theo lời của cha Berchmans Nguyễn Văn Thảo, bề trên Châu Sơn Đơn Dương, phải phân biệt hai điều: tinh thần luôn tồn tại, vì nó như linh hồn, trong khi đó nhưng thực hành cụ thể bên ngoài chỉ là những cách diễn tả bên ngoài tinh thần, nên có thể thay đổi và thích ứng với thời gian và không gian.

Đan sĩ Gioan Vương Đình Lâm, một sinh viên đang du học tại Rôma, thuộc đan viện Phước Sơn, đã quảng diễn những tư tưởng của mình về tinh thần Cha Tổ Phụ trong lá thư gởi Cha Tổng Phụ:

“Trọng kính Cha Tổng phụ,

Cha sắp đi tuần viếng lần thứ ba các đan viện của chúng con. Bởi vì con không có cơ hội thưa chuyện với cha, nên con xin mạn phép dùng lá thư này, với tư cách một đan sĩ thấp hèn của Nhà Phước Sơn.

Con kính xin cha nhận những dòng chữ này như dấu chỉ của lòng hiếu thảo của con…

Cha đã cho con đọc những tài liệu của các Linh Phụ tiên khởi của Xitô; trong những tháng vừa qua con đã vui mừng đọc lại những di chúc thiêng liêng toả tràn hương thơm nhân đức và bác ái dù xa cách hơn tám thế kỷ; cũng vậy, con đã học hỏi một chút về Bản Hiến Pháp và những văn bản của Cha Tổ Phụ chúng con. Con hết sức hân hoan khi thấy là Đấng Tổ Phụ chúng ta đã muốn chúng con thấm nhuần tinh thần thực sự Xitô. Sự tìm kiếm Chúa chân thành và nồng cháy, xa lìa thế gian, nghèo khó, giản đơn, từ bỏ; đó là tất cả những đặc điểm của Xitô được tìm gặp lại một cách sung mãn nơi Đấng Tổ Phụ chúng con, qua đời sống và trong giáo huấn của ngài. Phải chăng chính ngài đã không đặt ngay trang đầu tiên Bản Hiến Pháp, như là qui luật vàng “secundum statum primordiale Cisterciense” sao? Việc khẳng định này cho phép con ngày càng thấy rõ hơn rằng trung thành với tinh thần của Cha Tổ Phụ là một phương tiện tuyệt hảo nhất để trở nên những đan sĩ Xitô chân thật”[5].         

Sau khi đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc trung thành với tinh thần Đấng Sáng Lập, đan sĩ sinh viên trẻ này, trong cùng lá thư trên, nêu ra một vài nhận định thú vị:

“Xin cho phép con được nêu lên một sự phân biệt nho nhỏ. Như Cha đã biêt, bản Hiến Pháp của chúng con bao gồm nhiều điều khoản có thể qui tập thành hai phần chính: quản trị (số 1-154), qui luật (số 155-270).

Phần thứ nhất, ở khoản này khoản kia, những điểm cần được làm sáng tỏ hay công thức hoá lại. Phần này, trừ một vài điểm, vì nội dung hoàn toàn có tính pháp lý, chứa đựng ít những điều đụng chạm đến đời sống hay tinh thần đan tu như đòi hỏi.

Còn phần thứ hai xác định nếp sống của chúng con. Chính trong phần này mà những nét riêng biệt nhất của Đâng Tổ Phụ chúng con được tìm thấy; chính ngài đã quảng diễn cho chúng con tinh thần đan tu Xitô bằng những diễn tả của đời sống Việt-Nam. Như Cha đã hành động thích đáng trong những cuộc tuần viếng trước kia, là cha đã không đồng tình dễ dàng thay đổi những điểm này. Với tư cách là người Cha Chung của Toàn Dòng, Cha hiểu rõ hơn bất cứ ai, khuynh hướng tự nhiên và bản năng của con người thiên về những thoả mãn những gì tiện nghi và dễ chịu hơn…”

Dưới nhãn quan của đan sĩ trẻ này, tinh thần của Đấng Tổ Phụ được diễn tả một cách rõ ràng trong bản Hiến Pháp mà ngài đã dày công trước tác. Phần thứ hai đưa ra những chỉ thị và thực hành liên quan đến đời sống đan tu của các thành viên trong Hội dòng. Ngoài ra, đan sĩ sinh viên này ghi nhận một chiều hướng buông lỏng trong việc khổ chế.

Đan sĩ Ephrem Vương Đình Bích, thành viên cộng đoàn Phước Lý, sinh viên tại đại học Fribourg, cũng đã viết cho Cha Tổng Phụ một lá thư dài trước khi ngài sang Việt-Nam thực hiện cuộc tuần viếng các đan viện. Đan sĩ sinh viên này cũng đề cập đến tinh thần Đấng Tổ Phụ dưới một nhãn quan khác:

“Trọng kính Cha Tổng Phụ quí mến,

[…] Không dám nói tiên tri, tất cả chúng con nghĩ rằng chìa khoá, chìa khoá duy nhất mang lại thành công cho cuộc tuần viếng sắp tới của Cha, có thể trước hết là thiết lập một chiếc cầu giữa các Nhà chúng con. Và chìa khoá của sự “hiệp nhất” này là việc gây ý thức cho nhau về di sản chung mà Đấng Tổ Phụ chúng con đã trao lại. Ớ đây, tại Hauterive, điều qui tụ chúng con lại với nhau, chính là nhờ ý thức rằng chúng con cùng thừa hưởng một gia tài đan tu chung dành cho chúng con là những người Việt Nam; gia tài đó là sự sống Biển Đức- Xitô được Việt Nam hoá…

Con không biết Cha có đồng ý với chúng con về sự kiện là chúng con có quyền và bổn phận phải có cách diễn tả Viêt- Nàm về đời đan tu Xitô. Sau khi nghiên cứu một chút về Cha Tổ Phụ, chúng con nhận thấy rõ ràng môi bận tâm mà Cha Tổ Phụ muốn trao cho chúng con một cuộc sống chiêm niệm thật sự Việt Nam, theo não trạng và điều kiện xã hội của một dân tộc nông nghiệp, nghèo và giản đơn. Vì vậy, theo thiển ý con, Cha Tổ Phụ chúng con đã muôn chúng con trở thành, không phải là đan sĩ Biển-Đức hay Xi tô, nhưng trước hêt là đan sĩ Việt-Nam. Nhưng không phải vì thế mà con muôn giảm thiểu tầm quan trọng cảm thấy thật sự rằng hiện tại chúng con là đan sĩ Xitô giữa các đan sĩ Xitô. Dầu vậy, một cách tâm lý, con nghĩ rằng nếu Cha đạt đến chỗ khơi dậy nơi các Nhà chúng con nhận thức về “đời sống Henri”, thì thật sự Cha đã trao cho tất cả tấm ván cứu hộ, và đồng thời Cha thiết lập một mối tương giao giữa chúng con, và dựa trên nền tảng chung này, Cha có thể đạt được thành quả tuyệt vời để giải quyết mọi vân đề vì lợi ích lớn lao của chúng con…”[6].

Sau khi nhận được lá thư của cha sinh viên Ephrem Bích, Cha Tổng Phụ Sighard Kleiner đã viết thư trả lời từ đan viện Mehrerau ;

“Cha Ephrem thân mến,

Cám ơn cha về lá thư đề ngày 25 tháng 8. […] Theo lí thuyết, công thức về đời sống đan tu đã rõ ràng đối với cha: anh em là những đan sĩ Xitô Việt-Nam. Theo tinh thần của Cha Thánh chúng ta, luôn có sự liên kết và đồng nhất. Các đan sĩ Xitô-Việt Nam – như công thức tôt đẹp được cha Biển Đức sử dụng, thì Dòng cũng để tự do định đoạt. Còn những trường hợp giới hạn phải được thẩm quyền giải quyết.

Khởi điểm thực sự và thiết thực, không phải là “công thức”, nhưng là sự sống được cha Biển Đức trao lại. Nó luôn là testamentum – di chúc, mà chỉ được được sửa đổi trong trường hợp hết sức cần thiết.

Nêu tôi hiểu đúng, thì cha cũng nói những điều như vậy, có chăng nơi này nơi kia cần phải xác định bằng những từ ngữ khác.”[7]

Trong thư hồi âm của Cha Tổng Phụ, một câu hết sức quan trọng cần phải ghi nhận: “Khởi điểm thực sự và thiết thực không phải là ‘công thức’, nhưng là sự sống được Cha Biển Đức trao lại. Nó luôn là di chúc. Điều đó muốn khẳng định rằng cách sống của Phước Sơn đã được kiểm chứng bằng kinh nghiệm, và vì thế nó mới trở thành di chúc.

Để đóng lại mục này, thiết tưởng cũng cần nói lên những gì Cha Tổng Phụ Sighard Kleiner viết trong lá thư hồi âm cho cha Berchmans Thảo vào năm 1959:

“Cha kính mến,

[…] Về tinh thần Đấng Tổ Phụ. Trước hết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm, thì tinh thần Đấng Tổ Phụ luôn là đi vào sâu hơn và lưu lại mãi trong tinh thần của các Đấng Sáng Lập Xitô. Điều đó thật rõ ràng, nhưng có thể người ta không suy nghĩ cho đủ. Tiếp đến, phải và sẽ phải định nghĩa một cách xác thực, và một cách rộng rãi hơn, điều gì là ý hướng của Cha đáng kính Biển Đức. Và từ những ý hướng đó chúng ta mới thẩm định những việc nhỏ nhặt, ngay cả nếu cả đôi khi bên ngoài chúng ta đối ngược với điều ngài đã thực hành.[8]

Tất cả những gì vừa được nêu quên minh chứng rằng trong mức độ nào các thế hệ hậu sinh của Hội Dòng rất quan tâm đến việc khám phá và tái khám phá tinh thần Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận. Đó là một ý thức gắn liền sâu xa với mong muốn sống diện mạo riêng biệt của mình. Nói cách khác, đó là thao thức tìm ra căn tính Xitô-Việt Nam. Ý thức này luôn cần thiết và ích lợi với điều kiện là các đan sĩ Hội dòng ngày càng khám phá sâu xa hơn linh hứng nguyên thuỷ đã nuôi dưỡng nhiều thế hệ và còn nuôi dưỡng những hậu sinh trong việc họ đi theo Chúa Kitô, dưới sự hướng dẫn của Tin Mừng.

 

3.MỘT SỰ TRƯNG THÀNH KÉP

Cha Biển Đức Thuận đã thành lập đan viện Xitô đầu tiên cho nhánh nam, mà chính ngài đã không được ai huân luyện trong đời đan tu, tại một đan viện Á châu hay Au châu nào. Lỗ hổng này – nếu tôi được phép nói như vậy – lại có lợi ích: sự kiện không được thụ giáo trong đời đan tu lại giúp ngài ý thức mạnh mẽ về tầm quan trọng của môi trường sống. Và đó là một mặt của sự trung thành, hay là sự trung thành thứ nhất.

Thật vậy, khi thiết lập đời đan tu tại Việt-Nam, cha Biển Đức Thuận ươm trồng đời sống chiêm niệm trong đức tin, đức ái, sự cầu nguyện và việc hy sinh. Qua đời sống đan tu, ngài làm cho Kitô giáo ăn rễ sâu hơn trong dân tộc Việt- Nam. Điều đó diễn tả tình yêu ngài đối với dân tộc này. Nếu ngài thiết lập đời đan tu tại Việt-Nam, chính vì ngài đánh giá cao người Việt-Nam có khả năng sống triển nở đời chiêm niệm, về điểm này, cha Biển Đức Thuận diễn tả lòng trung thành với dân tộc mà ngài được sai đến ở với và Phúc âm hóa.

Sự trung thành này được diễn dịch qua sự kiện ngài thiết lập một đan viện với những đặc tính Việt-Nam. Khi ngài đưa một số yếu tố quí báu của nền văn hoá Việt-Nam vào lối sống đan tu, là ngài muốn rằng đan tu, dưới mắt của những người Kitô hoặc thuộc tôn giáo khác, trở thành một lời mời gọi chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Thiên Chúa và là một chứng tá sống động của tình yêu Thiên Chúa đối với dân tộc này. Khi ngài khuyên nhủ các đan sĩ của mình sống và hành xử như những người nghèo trong xứ sở, ngài diễn tả mối bận tâm về một Kitô giáo gần gũi với những người nghèo và giản đơn; một Kitô giáo mở ra cho mọi người trên mọi bình diện, nhất là những người nghèo. Đan tu mà Cha Biển Đức Thuận muôn thiết định gần với đan tu nguyên thủy, về điểm này, Cha Biển Đức Thuận nói lên sự trung thành với “môi trường sống”: đan tu thích ứng với những hoàn cảnh địa phương, “nghèo với những người nghèo”.

Khi tách khỏi Hội Truyền Giáo Paris – một hội thừa sai mà ngài gắn bó sâu xa – để sống đời ẩn dật trong đan viện Phước Sơn, Cha Biển Đức Thuận không bao giờ quên rằng việc hoán cải anh em chưa biết Chúa là mục đích của Hội; ngài vẫn giữ kỹ, nhưng thực hành bằng một cách khác. Chính trong mối bận tâm về ơn cứu độ của người khác mà ngài long trọng tuyên bố trong Hiến Pháp rằng việc hoán cải những người chưa biết Chúa bằng cầu nguyện và hy sinh là mục đích thứ hai của dòng Đức Bà Việt-Nam. Ngoài ra, ngài không ngại giúp đỡ Giáo Hội Việt-Nam và góp phần tài chánh trong mức độ có thể vào công cuộc truyền giáo, khi Giáo Hội cần đến mà không loại bỏ đòi hỏi của đời sống đan tu. về điểm này, ngài chứng tỏ lòng trung thành với sứ vụ của Giáo Hội trong lòng dân tộc Việt-Nam.

Dầu vậy, đan tu theo kiểu Việt-Nam không bao giờ là một sự cách ly hay đoạn tuyệt. Trái lại, nó gắn kêt và sáp nhập vào ưuyền thống đan tu lâu dài. Thật vậy, khi nhận Tu luật Thánh Biển Đức và bản Hiến Pháp của các đan sĩ Xitô Nhặt Phép như nền tảng để trước tác bản Hiến Pháp của Phước Sơn và của Hội dòng Xitô Thánh Gia được thành hình sau này, Cha Biển Đức Thuận muốn dẫn đưa đan tu Việt-Nam đên gặp gỡ những nguồn suôi sống động và năng động đã nuôi sống dồi dào bao thế hệ đan sĩ trong Giáo Hội. Khi xin Dòng Đức Bà Việt-Nam được gia nhập Dòng Xitô, ngài đã muôn các đan sĩ của mình kín múc dòng nước ân sủng của truyền thống Xitô. Qua nỗ lực này, Cha Biển Đức Thuận diễn tả lòng trung thành của mình với truyền thống đan tu thánh thiện.

Sự trung thành thứ hai này hay mặt kia của sự trung thành kép được biểu lộ qua sự kiện ngài hướng dòng của mình tới một cuộc sống hoàn toàn tận hiến cho việc chiêm niệm. Khi được truyền thống Biển Đức-Xitô hướng dẫn, Cha Biển Đức Thuận dám can đảm tạo lập một đan tu thích ứng với não trạng và văn hoá của những con người đón nhận truyền thống đó. Như vậy, truyền thống không được coi như là những chữ chết hay cái lỗi thời, trái lại, nó luôn năng động và trao ban khả năng làm những điều mới mẻ.

Qua sự trung thành kép này – trung thành với truyền thống tốt lành địa phương, môi trường sống và những linh hứng của các Linh phụ Xitô – và cả kinh nghiệm cá nhân, Chúa Thánh Thần đã vào cuộc trong việc sáng tạo này. Nếu Cha Biển Đức Thuận giải thích truyền thống đan tu trong viễn cảnh của một cuộc gặp gỡ chung giữa Kitô giáo và văn hoá Việt-Nam, và nếu Dòng ngài thiết lập vừa mang chiều kích truyền thông và tính chất địa phương, thì chúng ta có thể nói rằng ngài đã tin tưởng vào công cuộc sáng tạo của Chúa Thánh Thần và ngài đã ngoan ngoãn với những linh hứng thần linh.

Sự trung thành kép này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đòi hỏi nhập thể. Một truyền thống chỉ sống và năng động khi nó tôn trọng và đảm nhận những con người trong một mảnh đất mới. Nói cách khác, truyền thống hành động cách nào để những hạt giống được gieo vãi trên một mảnh đất, có thể mọc lên và được nuôi sống trong một môi sinh thích hợp. Từ đó, truyền thông đan tu Kitô giáo bắt buộc phải nhập thể với văn hóa địa phương. Đó chính là một sự thâm nhập vào nhau.

Chính sự trung thành kép này đã cho phép Cha Biển Đức Thuận ươm trồng một cách thành công đan tu trên mảnh đất quê hương Việt-Nam.

*****

Cha Biển Đức Thuận đã ra đi và ngài sẽ không còn trở lại với chính thân xác ngày xưa để sống lại những gì ngài đã cưu mang. Phước Sơn tại Quảng Trị, bên bờ sống Bến Hải, chiếc nôi đầu tiên của đan viện Xitô đầu tiên, nay không còn, mà đã trở thành một lâm trường. Những vết chân của các đan sĩ ngày xưa đã từng in dâu trên “chốn thân thương” này đã bị xoá sạch theo thời gian. Sẽ có cuộc hành hương về cội nguồn Phước Sơn, nhưng chỉ là một cuộc thăm viếng, chứ không phải một sự định cư. Tât cả những con người xưa không còn: ‘Cảnh xưa còn đó, người xưa đâu còn”. Phải chăng như thế là thất vọng, và vô vọng?

Thiết tưởng, không phải thế. Cha Tổ Phụ đã ra đi, đã yên nghỉ trong lòng đất, một chút còn lại trong thân xác ngài đang nằm yên trong ngôi mộ bằng đá ở giữa các con cái. Tưởng nhớ ngài phải chăng chỉ là thắp một nén nhang để tỏ lòng biết ơn? hay cùng nhau về thăm chôn cũ, rồi chấm dứt tại đó?

Chúng ta, như hai môn đệ Phêrô và Gioan ngày xưa, đứng trước “ngôi mộ trống”, không còn tìm thấy thân xác của Thầy, vì Thầy đã sống lại. Người môn đệ Chúa Yêu, “đã nhìn thấy và đã tin”. Chính tình yêu cho người môn đệ đó thấy Thầy đang sống và tin vào Tình Yêu; và từ xác tín đó, Thầy sống mãi, tinh thần Thầy còn đó, mãi mãi. Đối với chúng ta, kỷ niệm ngày Cha Tổ Phụ khai sinh đời đan tu Xi tô là dịp để chúng ta xác tín vào TINH THẦN CỦA NGÀI CÒN MÃI trong cuộc sống chúng ta hôm nay và tương lai. Chúng ta như đứng trước “ngôi mộ trống” và chúng ta cảm thấy như được mời gọi mở ra cho những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc đời và sự nghiệp của CHA ĐÁNG KÍNH BIỂN ĐỨC THUẬN và đang, sẽ thực hiện cho một cuộc sống mới, một cuộc sống đan tu ngày càng phong phú.

 

 


 

[1]Thư ngày 17 tháng 9 năm 1932. Lưu trữ trong văn khô” Tổng giáo phận Huế.

[2]   Thư ngày 20 tháng 7 năm 1934 gởi Cha Tổng Quản Lý. Lưu trữ tại văn khố Dòng Xitô tại Rôma.

[3]   Đó là trường hợp cha Willibrord, đã được huấn luyện đan tu tại đan viện Briquebec. Ngài đã đến và gia nhập Phước Sơn và tuyên khấn trọn đời tại đây. Nhưng sau một vài năm, ngài đã trở lại Briquebec. Ngài viết hai lá thư dài mô tả nếp sống tại Phước Sơn và những cảm nghĩ sơ khởi của mình. Ngài cũng viết một số trang hồi ký về Cha Tổ Phụ mà ngài hêt tình quí trọng. Tất cả những tài liệu này hiện lưu giữ tại văn khố Toàn Dòng Xitô ở Rôma và Hội Thừa Sai Paris.

[4] Thư của cha Berchmas Nguyễn Văn Thảo gởi cha Tổ Phụ Dòng Xitô, tháng 11 năm 15, bằng Pháp ngữ. Lưu trữ tại văn khố dòng Xitô tại Rôma.

[5] Thư không đề ngày – có thể vào khoảng năm 1960. Lưu trữ trong văn khố Dòng Xitô tại Roma.

[6] Thư ngày 22 tháng 8 năm 1860. Lưu trữ tại văn khố Dòng Xitô tịa Rôma.

 

[8] Thư ngày 2 tháng 11 năm 195. Lưu trữ tại văn khố Dòng Xitô tại Rôma.

 

 

CÙNG LÀ MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

 

FM. Micael Khánh Hưng

Đời người là một cuộc hành trình và cuộc hành trình đó là một cuộc lên đường không ngơi nghỉ được tiếp nối nhau qua những chặng đường từ những thế hệ này đến thế hệ khác. Cuộc hành trình của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam được khởi đi từ một con người, đó là cha Biển Đức Thuận, và trải dài dòng thời gian Hội Dòng ngày càng phát triển không ngừng qua việc thành lập các cộng đoàn. Dù sao đi nữa, nhìn lại chặng đường 90 năm thành lập Dòng, với biết bao thay đổi, buồn vui xen kẽ ttong đời sống đan tu, thì thế hệ trẻ hôm nay cũng phải nói lên lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa đã yêu thương quan phòng, đồng thời nói lên lời tri ân Đấng Sáng Lập cũng như những cha anh đã gầy dựng Cộng Đoàn và Hội Dòng. Có thể nói, đó là những chuỗi hồng ân của từng chặng đường với biết bao ơn Chúa, với biết bao hy sinh của các cha anh mà Hội Dòng ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng. Theo đó người trẻ hôm nay rạo rực một vài tâm tình cảm tạ Thiên Chúa qua 90 năm thành lập.

I/ CHẶNG ĐƯỜNG KHỞI ĐẦU CỦA ĐẤNG SÁNG LẬP.
“Ngươi hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới miền đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12, 1). Đố là những lời mà Thiên Chúa nói với tổ phụ Abraham. Cũng như những lời Chúa Giêsu gọi các tông đồ ngày xưa “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20, 21). Với những lời mời gọi ấy, ngày hôm nay, Chúa cũng mời gọi mỗi người chúng ta đi vào một tương lai mới, để làm chứng cho Nước Trời. Sứ mệnh đó rất quan trọng và rất khó khăn. Nhưng chúng ta biết trông cậy vào ơn Chúa, biết gắn bó cùng Chúa. Chính Chúa Giêsu đã giới thiệu cho chúng ta con đường đó: “Thầy là con đường đi, là sự thật và là sự sống”(Ga 14, 8). Và cũng chính Chúa Giêsu đã dặn dò về sự cần phải gắn bó hết sức thân mật với Ngài: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
Vâng, những lời Kinh thánh trên đây rất rõ nét cho sứ mạng ơn gọi của những con người theo Chúa và phục vụ Nước Trời. Nhưng khi lên đường, chúng ta mới thấy hành trình chuyến đi không dễ. Ngày nào cũng là một khởi sự mới. Ngày nào cũng đòi những phấn đấu mới và ngày nào cũng nghe những tiếng gọi thân thương mới. Trong cuộc hành trình đó, chúng ta thấy đã có những thành công và cũng không thiếu những thất bại. Chắc chắn cuộc lên đường của tổ phụ Abraham là cả một thách đố to lớn biết chừng nào, khi ông vâng theo lời kêu gọi của Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng đối với người, việc bỏ xứ sở và gia tộc để một mình ra đi tới một miền xa lạ nào đó, là một sự liều lĩnh, vì không còn được bảo đảm cho tính mạng, và như thế, có nghĩa là chết. Đúng vậy, khi bỏ nhà cửa và quê hương ra đi như thế, tổ phụ Abraham mất đi sự che chơ của xứ sở, của luật pháp quê hương, của ngôn ngữ và của nên văn hoá đât nước ông. Bây giờ ông chỉ còn cậy dựa vào lời hứa, Đấng bảo đảm tương lai của chính ông. Vâng, Thiên Chúa đã hứa với Abraham là sẽ làm cho trở thành tổ phụ một dân tộc đông đảo. Đó là lời hứa mang tính cách quyêt định và tiên quyết; nếu không, ông đã không hề có ý định xa rời quê hương như thế ! Ông luôn xác tín cách chắc chắn rằng Thiên Chúa một khi đã có dự phóng trên cuộc đời của ông, Người sẽ đồng hành. Đó chính là con đường mà Abraham xưa kia đã đi; và trên con đường đó, mọi lời hứa của Thiên Chúa vẫn luôn sống động. Cũng chính trên con đường đó mà Abraham đã khởi công xây dựng cho mình cũng như cho những người thân yêu và nhất là cho thê hệ con cháu sau này một tương lai tươi sáng, một dòng dõi chân chính.
Trong niềm xác tín đó, cha Henri Denis đã hấp thụ được tinh thần của tổ phụ Abraham và theo gót Abraham lên đường theo tiếng gọi của Thiên Chúa rời quê hương Pháp quốc sang truyền giáo tại Việt Nam và lập dòng chiêm niệm mang tên “Dòng Đức Bà Việt Nam”.
Cha Biển Đức Thuận, Đấng Sáng Lập Dòng Đức Bà Việt Nam, tại Núi Phước là chiếc nôi đầu tiên phát sinh Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Ngài chào đời vào ngày 17/8/1880, tại Boulogne-Sur-Mer, một thành phô” Hải Cảng của Pháp. Sau khi lãnh chức linh mục, ngài đã nhận được bài sai ghi địa chỉ: Giáo phận Huế, nước Việt Nam với tư cách là thành viên Hội Thừa Sai Paris. Vì thế, ngài đã xuống tàu và đến Việt nam ngày 31/5/1903.
Trong lá thư đề ngày 31/01/1912, khi đang còn làm cha xứ Nước Mặn, cha đã trình lên Đức Cha giáo phận Huế là Đức Cha Allys (Lý) lời thỉnh nguyện tha thiết được thử nghiệm việc lập một dòng chiêm niệm cho phái nam tại giáo phận Huế. Trong lá thư ấy, cha đã trình bày với Đức Cha Allys về nếp sống chiêm niệm mà cha muốn áp dụng cho dòng mới sau này, cộng với lời thỉnh nguyện tha thiết là: “Năm nay đúng 800 năm thánh Bênađô nhập dòng Xitô (1112-1912), con có thể theo chân ngài mà bắt chước nếp sống của ngài nội trong năm 1912 này không?..”Nhưng lời thỉnh nguyện ấy chỉ được chấp thuận sau chín năm chờ đợi. Đây chỉ là đôi dòng vắn tắt cuộc hành trình của ngài mà thôi. Đọc lại hạnh tích của ngài, chúng ta mới thấy hết được những khó khăn, thử thách từ nhiều phía mà ngài đã hy sinh chịu đựng trong tinh thần tin tưởng và phó thác vào tình yêu tuyệt đôi của Thiên Chúa, để hình thành một dòng chiêm niệm trên mảnh đất Việt Nam, như ông Môsê ngày xưa vậy, luôn vâng lời Đức Chúa và chịu đựng vì Dân, để dẫn đưa họ vào miền Đất Hứa.
Cuộc hành trình của cha Biển Đức Thuận khởi đi từ lúc này và lịch sử dòng Phước Sơn gắn liền với cuộc đời của cha. Và lịch sử của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xuất phát chính từ tổ ấm đầu tiên này. Cũng từ đây, nếp sống đan tu Xitô Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong mấy thập niên vừa qua.
II/ CHẶNG ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CÁC CỘNG ĐOÀN TRONG HỘI DÒNG 

1/ Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn
Lúc sinh thời, cha Biển Đức Thuận hằng mong ước cho nếp sống đan tu Phước Sơn được nhân thừa lên khắp vùng Đông Dương. Ước mong đó đã trở thành hiện thực sau khi tấm thân cha được đặt vào lòng đât như hạt lúa mì. Từ cộng đoàn Mẹ Phước Sơn này đã sản sinh ra các cộng đoàn con cháu. Theo lời mời của Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, giám mục Phát Diệm. Cộng đoàn Phước Sơn cử cha Tập sư Anselmô Lê Hữu Từ và một phái đoàn ra Nho Quan để chính. thức khai mạc đời tu vào ngày sinh nhật Đức Mẹ ngày 08/9/1936. Thế là nhà mẹ Phước Sơn đã cho ra đời đứa con đầu lòng tại đất Bắc. Đan viện thứ hai phải chờ đến 14 năm sau, tức năm 1950 mới được thiết lập tại miền nam Việt Nam, theo lời mời của Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục, giám mục Vĩnh Long, anh em đến tá túc tại xứ Chà Và (Vinh Kim, Vĩnh Long). Sau một thời gian ngắn, cộng đoàn chuyển qua xứ Mặc Bắc, Tiểu Cần. Chẳng được bao lâu, cộng đoàn lại chuyển lên giáo phận Sài Gòn và định sở trên phần đất của Bà Anna Trịnh Thị Dung (Bà Tám Dung), thuộc Ấp Ông Kèo, Phước Lý, Đồng Nai.
Sau khi hai đứa con ra đời, cộng đoàn nhà mẹ Phước Sơn gặp phải nhiều biến cố lớn. Trong hai năm 1953-1954. Đó là cuộc xuất hành thứ nhất, một làn sóng người đã di cư ào ạt từ đất Bắc vào miền nam Việt Nam, trong đó có cộng đoàn Phước Sơn. Cuộc di tản của cộng đoàn được chia thành nhiều đợt, cuối cùng cộng đoàn tới ở tại sở đất nhà chung của giáo phận Sài Gòn bên bờ sống Trao Tráo, thuộc xứ Gò Công, Thủ Đức.
Trong thời gian này, một biến cố trọng đại như là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho Hội Dòng trong lúc gặp khó khăn thử thách. Đó là trong Đại Hội Toàn Dòng Xitô họp tại Stams (Đức)vào năm 1963, ba nhà Phước Sơn, Châu Sơn (Đơn Dương), Phước Lý được chấp thuận nâng lên thành Đan Phụ Viện. Ba Viện Phụ tiên khởi : Cha Emmanuel Chu Kim Tuyến (Vp Phước Sơn), Cha Stephanô Trần Ngọc Hoàng (Vp Châu Sơn), Cha Stanislas Trương Đình Vang (Vp Phước Lý).
Sau biến cố 30/4/1975. cộng đoàn Phước Sơn tự phân tán thành nhiều nhóm nhỏ: Phước lộc, Phước Vĩnh, Thiên Phước. Riêng nhà mẹ Phước Sơn vẫn duy trì được nếp sống đan tu cho đến năm 1978.
Năm 1978. Đó là cuộc xuất hành thứ hai (1978) môt biến cố đau thương đã để ập xuông trên năm dòng lớn tại Thủ Đức, trong đó có cộng đoàn Phước Sơn. Lúc đó anh em phải di tản khắp nơi: một nhóm lên canh tác tại Nông Trường Phan Văn Cội (Củ Chi), một nhóm ở Bình Triệu, một nhóm ở Tam Hà (Thủ Đức), nhóm còn lại ở trụ sở 81 Trần Bình Trọng.
Từ năm l986 cùng với đà phát triển của đất nước, cuộc sống ngày càng ổn định hơn. Cộng đoàn Phước Sơn đã chú tâm cũng cố các nhóm Phước Lộc, Phước Vĩnh, Thiên Phước. Năm 1999, nhà mẹ Phước Sơn đã đệ đơn thỉnh nguyện cho nhóm Phước Vĩnh và Thiên Phước được trở thành những đan viện tự trị, còn nhóm Phước Lộc được chính thức xác định là nhà mẹ Phước Sơn. Tổng Hội Hội Dòng đã chấp thuận đơn thỉnh nguyện của cộng đoàn Phước Sơn.
Năm 2006, cộng đoàn Phước Sơn đệ đơn xin phép thành lập một Tu sỏ mới mang tên :Tu sở Thánh Giuse tại giáo phận Saint Bemadino (Nam California, USA) Tổng Hội cũng đã chấp thuận.

2/ Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan-Ninh Bình.
Theo lời mời của Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, Giám mục Phát Diệm; Dòng Phước Sơn đã cử Cha Tập sư Anselmo Lê Hữu Từ và một số thành viên lập cộng đoàn mới. Ngày 08/9/1936, Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, Cha Bề Trên Anselmo chủ sự Thánh Lễ khai sinh cộng đoàn Châu Sơn Nho Quan. Một biến cố trọng đại, một tin vui cho cộng đoàn mới hình thành. Đó là Cha Anselmo Lê Hữu Từ được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục Phát Diệm. Ngày 28/10/1945, Lễ tân phong giám mục cho Cha Anselmo được cử hành trọng thể tại Nhà Thờ Chánh Toà Phát Diệm, do Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng chủ phong.
Sau biến cố trọng đại này là giai đoạn đầy khó khăn thử thách. Biến cố 1954, Cộng đoàn Châu Sơn Nho Quan bị chia cắt, một nhóm đã di cư vào miền Nam lập thành cộng đoàn Châu Sơn Đơn Dương; số ở lại tiếp tục duy trì đời đan tu ở Phương Bắc. Với ơn Chúa giữ gìn, cộng đoàn đã vượt qua được mọi khó khăn và đang trên đà phát triển, con số ơn gọi ngày càng đông.

3/ Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn -Đơn Dương
Sau khi rời miền Bắc, năm 1957 cộng đoàn đến định cư tại Đơn Dương-Lâm Đồng. Sau bao năm sống bình an, yên ổn thì biến cố 1975 đã làm đảo lộn cuộc sống cộng đoàn và cộng đoàn rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thử thách; nhưng rồi từng bước cộng đoàn đã vượt qua được và ơn gọi sống đời đan tu chiệm niệm ngày càng phát triển.
Cộng đoàn Châu Sơn Đơn Dương đã thành lập một nhà con, đó là Đan Viện Thánh Mau Châu Thủy. Ngày 22/8/1971, Lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, Thánh Lễ ra mắt thành lập Đan Viện Châu Thủy.

4/ Đan Viện Thánh Mầu Phước Lý
Đan Viện Thánh Mầu Phước Lý được sinh ra từ lòng mẹ Phước Sơn (Quảng Trị). Khởi đi từ năm 1950, cộng đoàn đã di chuyển nhiều nơi trong miền Nam, nhưng cuối cùng đã định cư tại Phước lý-Vĩnh Thanh-Nhơn Trạch-Đồng Nai cho đến ngày nay. Qua dòng thời gian cộng đoàn lớn lên mỗi ngày và đã lập thêm những Tu sở mới ở Xuân Sơn và An Phước. Tu sở An Phước (Long Thành-Đồng Nai) đã được Tổng Hội nâng lên Đan Viện tự trị ngày 30/8/2006.

5/ Đan Viện Thánh Mẫu Châu Thủy
Được sinh ra từ Đan Viện Thánh Mẩu Châu Sơn -Đơn Dương (1971). Đan Viện Thánh Mẫu Châu Thủy hiện đang định cư tại địa điểm Tân Xuân-Hàm Tân-Bình Thuận, thuộc giáo phận Nha Trang. Năm 1975 được chính thức nâng lên Đan Viện tự trị.

6/ Đan Viện Thánh Mẩu Thiên Phước-Vũng Tàu
Ngày 31/5/1975, Thiên Phước được sinh ra từ Đan Viện Thánh Mẩu Phước Sơn. Hiện đang định cư tại 140/10 Trần Phú- Phường 5-Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 1999, Thiên Phước được nâng lên hàng Đan Viện tự trị.

7/ Đan Viện Thánh Mầu Phước Vĩnh
Đan Viện Thánh Mẫu Phước Vĩnh được sinh ra từ nhà mẹ Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn (ngày 24/6/1975). Hiện đang toạ lạc tại Vĩnh Kim-Trà Vinh, thuộc giáo phận Vĩnh Long. Phước Vĩnh được nâng lên Đan Viện tự trị ngày 11/6/2001.

8/ Đan Viện Thánh Mẫu Fatima Orsonnens, Thụy sĩ
Đan Viện Thánh Mẩu Fatima do Cha niên trưỏng Bernardino Trần Phúc Dược và các đan sĩ Xitô Việt Nam thành lập tại xứ đạo Orsonnens, Thụy Sĩ, thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Thượng Hội Đồng các Viện Phụ Hội Trưởng Dòng Xitô trên thế giới đã nâng lên đan viện tự trị ngày 28/6/1984, với bản Hiến Pháp riêng được Toà Thánh châu phê ngày 08/02/1988.

9/ Đan Viện Thánh Mẫu An Phước
Được sinh ra từ nhà mẹ Phước Lý. Ngày 02/4/1979, Thánh lễ đầu tiên được cử hành khai mạc cộng đoàn mới tại xã An Phước-Huyện Long Thành-Tỉnh Đồng Nai, thuộc giáo phận Xuân Lộc. Ngày 30/8/2006, Tổng Hội Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam chấp thuận nâng cộng đoàn lên hàng đan viện tự trị.

10/ Nữ Đan Viện Thánh Mâu Vĩnh Phước
Với sự chấp thuận cho thử nghiệm của Đức Cha Giuse Lê Văn Ân, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc; Cha Viện trưởng Gioan Nguyễn Văn Luận và cộng đoàn đan viện Phước Lý với sự cộng tác của Viện phụ Emmanuel Chu Kim Tuyến đã hy sinh gian khổ, khai hoang đất đai xây dựng cơ sở cho chị em ở Bàu Sen (Phước Lý). Ngày 08/12/1973, Cha Viện trưởng cùng Tổng Hội dâng Thánh lễ trọng thể nơi ngôi nhà mới và chọn Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm là ngày khai sinh và Bổn mạng của cộng đoàn.
Ngày 12/3/1974, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn ban sắc chính thức thành lập Nữ Đan Viện Xitô Thánh Mẩu Vĩnh Phước tại Bàu Sen-Phước Lý và được Tổng Hội Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam chính thức hoá ngày 21/11/1974. Trải qua một thời gian đầy khó khăn, thử thách; ngày 21/11/1982, cộng đoàn bầu chị Maria Gioan Thánh Giá Phạm Ghy Tạc làm bề trên tiên khởi, và được Đức Cha giáo phận và Hội Dòng cho tự trị.
Ngày 08/6/1991, cộng đoàn từ giã Phước lý để di chuyển về Phường Tân Hoà-Biên Hoà-Đồng Nai và cũng là nơi cố định cho đến ngày nay. Sau khi đã ổn định nơi chốn cũng như các điều kiện cần thiết cho đời đan tu, Cộng đoàn đã đệ đơn xin gia nhập Dòng Xitồ thế giới xuyên qua Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Ngày 04/5/1997, được Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, giáo phận Xuân Lộc chấp thuận. Ngày 05/7/1997, Tổng Hội Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam cũng cho cộng đoàn Nữ chính thức gia nhập Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam và được Thượng Hội Đồng Xitô thế giới xác nhận ngày 21/9/1997. Ngày 24/6/1998, Toà Thánh đã châu phê: Nữ Đan Viện Thánh Mẫu Vĩnh Phước chính thức gia nhập Dòng Xitô thế giới.
Ngoài ra, Cộng đoàn đã thành lập được hai tu sở: Phước Hải và Phước Thiên tương đối ổn định về cơ sở vật chất cũng như tinh thần và nhân sự, tương lai sẽ trở thành hai đan viện tự trị.
Có thể nói, tất cả các cộng đoàn đều phải trải qua những chặng đường khó khăn và thử thách, đều được nếm mùi vị cay đắng của công cuộc lập Dòng và những biến cố xảy ra trên quê hương, nhất là biến cố 1954 và 1975; hai biến cố này phần lớn làm thay đổi bộ mặt của các cộng đoàn. Dẫu vậy, chúng ta đều cảm nhận được rằng bàn tay uy quyền và nhân từ của Thiên Chúa hằng gìn giữ, che chở từng bước đường, bước đi của con cái Ngài. Vâng, một Thiên Chúa hoàn tất Lịch sử Cứu Độ, thì cũng một Thiên Chúa ấy đã, đang và sẽ dẫn dắt và hoàn thành Lịch Sử của Hội Dòng. Một điều chúng ta thấy rõ ràng là bàn tay yêu thương quan phòng của Thiên Chúa luôn được thể hiện qua những con người nhỏ bé nơi từng thành phần các anh chị em đan sĩ, từ thế hệ này nốì tiếp thế hệ kia, tiếp tục nhiệt tâm phấn khởi theo Chúa Kitô, tiến bước trên hành trình sống ơn gọi đan tu chiêm niệm. Và đó cũng là những chuỗi hồng ân mà Chúa đã, đang và sẽ thợc hiện nơi từng cộng đoàn cũng như nơi từng con người đan sĩ.

III/ CHẶNG ĐƯỜNG CỦA CHUỖI HỒNG ÂN
Qua biến cố xuất hành, Dân Do Thái đã cảm thâu được những khó khăn, gian nan, thử thách; đã từng chịu đựng và đã vượt qua được những nẻo đường quanh co của cuộc sống. Biến cố vượt qua Biển Đỏ để đến Đất Hứa đã cho thấy bàn tay uy quyền và lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa đã thực hiện như thế nào, và cả hành trình 40 năm trong sa mạc thiếu thốn, khó khăn như thế nào! Thiên Chúa đã trù liệu, xếp đặt thật tốt đẹp. “Họ nhổ trại rời sa mạc này đến sa mạc khác, đi từ chặng này đến chặng khác, theo lệnh của Đức Chúa”(x.Xh 14; 16; 17). Đọc lại những trang Kinh Thánh đó chúng ta mới thấy đời sống Dân Chúa như thế nào ! Quả vậy, khó khăn này chồng lên khó khăn khác, thử thách này đè lên thử thách khác…Có thể nói cuộc sống của dân Israel chỉ thấy toàn những điều chẳng may lành. Khi đi trong sa mạc, họ đã vấp, đã té ngã liên tục. Họ đã vật vã kêu trách ông Môsê và kêu trách cả Thiên Chúa. Họ không thể chịu được cảnh thiếu của ăn thức uống và mỗi khi giẫm lên cát bỏng….và còn rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống hằng ngày của họ (x. Dnl 8, 1-6) 1 Nhưng tình thương và lòng nhân hậu của Chúa luôn tuôn đổ trên họ dìu dắt họ trên mọi nẻo đường (Tv 22). Cứ dõi theo và đồng hành với dân Israel, chúng ta mới thây được tình thương của Thiên Chúa dõi theo con người như thế nào.
Và khi nhìn lại bước đường của từng người cũng như của các cộng đoàn trên bước đường hình thành và phát triển, chúng ta mới thây được hồng ân của Thiên Chúa tuôn đổ dồi dào như thế nào ! Như vậy, chúng ta không có lý do gì mà không tạ ơn Thiên Chúa, vì Chúa đã đoái thương đến đoàn con bé nhỏ của Chúa đang sống giữa cuộc đời ưần gian và đang tiến dần đến thành đô thiên quốc trên trời, nơi mà các tổ phụ, các cha anh đang xum họp xây dựng cộng đoàn Jérusalem trên trời, nơi những con người được cứu độ.
Vâng, tất cả những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi Dân Do thái ngày xưa cũng đã thể hiện nơi mỗi cộng đoàn Xitô Thánh Gia. Có thể nói, đó là những chặng đường hồng ân; bởi vì trên mỗi chặng đường đó luôn có Chúa hiện diện, đồng hành, hướng dẫn và dìu dắt đoàn con cái trên bước đường hoàn thiện. Quả thật, suốt con đường chúng ta đi là một chuỗi dài những lãnh nhận, để rồi chúng ta không thể tự hào, mà chỉ biết tạ ơn. Tạ ơn Chúa, cám ơn nhau. Còn sống ngày nào, chúng ta tiếp tục phấn đấu, cùng chung vai sát cánh xây dựng cộng đoàn, giúp nhau thăng tiến trên con đường hoàn thiện, hầu có thể đền đáp phần nào ơn Chúa đã gọi, đã chọn , đã sai đi. Những lời của thánh Phaolô nói với người môn đệ Timôthê khích lệ chúng ta cố gắng hơn nữa: “Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin mừng. Người đã cứu độ và kêu gọi chúng ta vào dân thánh của Người, không phải vì công kia việc nọ chúng ta đã làm, nhưng là do kê hoạch và ân sủng của Người. Ân sủng đó, Người đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Đức Ki tô Giêsu” (2Tm 1, 8-9).
Hôm nay, sau 90 năm, chúng ta vẫn nhìn về phía trước. Chúa dạy các môn đệ theo Ngài: Hãy lên đường và luôn luôn jfl lên đường. Với hành trang nhẹ nhàng, hành trang đó là niềm tin a và hy vọng vào tình yêu của Thiên Chúa.
Niềm tin và hy vọng: đó là tất cả những gì nià tôi cảm nhận được sau khi đã được tói qua những năm tháng sống chung với cha anh trong đan viện của mình. Nói thể không nghĩa là giờ đây tôi đã thôi “không còn sống nữa”, mà là sẽ cồn cùng với mọi người tiếp tục hiện diện để chia sẻ, xây dựng và gìn giữ những truyền thống và di sản mà các bậc tiền bối đã để lại.
Có lẽ chặng đường của tôi còn quá ngắn nên không thể nói gì nhiều hơn, nhưng dẫu sao, theo tôi nghĩ, nó “cũng là một chặng đường!”.
Tuy mới chỉ 19 năm trong dòng, nhưng cũng là một chặng đường đầy gian lao và thử thách. Có những lúc tội tưởng mình như “gãy gánh nửa đường” vì những khó khăn gian truân của cuộc sống. Thật vậy, trong những thử thách có những lúc tôi cũng đã cảm thây chán nản và gần như mất hết hy vọng. Sức mạnh niềm tin nơi tôi dường như không còn gì, và cảm thấy như mình không thể vượt qua được. Thế nhưng, với thời gian tôi đã cảm nhận ra một điều này là: may mắn cho tôi là đã được nhận biết Thiên Chúa và vẫn luôn đặt niềm tin vào sự quan phòng của Ngài, cũng như những gì mà Ngài đã thực hiện cho cộng đoàn nơi tôi đang sống. Bởi vì tôi biết chắc rằng, bao lâu bất cứ ai còn tin tưởng vào Chúa thì Ngài sẽ không bao giờ để phải thất vọng. Hơn thế nữa, chính vì Chúa là Đấng luôn trung thành nên tôi tin rằng với thời gian Ngài sẽ giải đáp cho tôi những điều mà bây giờ có thể tôi không hiểu chút nào về những biến cố mà Ngài đã gởi đến cho tôi cũng như cộng đoàn. Có thể tôi không hiểu được tại sao Ngài làm những điều đó, nhưng kinh nghiệm cho tôi biết rằng: chính vì tình yêu mà mọi sự Ngài làm đều sinh ích lợi cho những ai tin tưởng, phó thác và cậy trông nơi Ngài.
Như thế, rõ ràng là sống ở đời này, dù hoàn cảnh và cuộc sống có thế nào đi nữa, cả những lúc xem ra đen tối và tuyệt vọng nhất, mỗi người chúng ta cũng cần có niềm tin và hy vọng. Có thể ngày nay người ta nhận thấy rằng: con người hiện tại dễ có khuynh hướng đề cao những cái gì gọi là vật chất. Thế nhưng, dù con người có thể chạy theo lợi lộc hay phô trương hoạt động của mình thế nào đi nữa, thì tự thâm tâm vẫn tồn tại, nét đẹp tâm hồn, những giá trị cao cả và linh thiêng hơn vẫn được ngưỡng mộ và kính phục. Đó là niềm hy vọng vào cuộc sống.
Tuy nhiên, hy vọng có thể trở thành ảo tưởng nếu chúng ta đặt không đúng chỗ. Bởi vì, nếu chỉ đặt hy vọng vào thế giới này mà thôi, đến lúc nó không còn như mong đợi nữa, chúng ta sẽ dễ rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Kinh nghiệm cho thấy đã có biết bao người trẻ đã từng hụt hẫng khi siêu sao thần tượng của mình không phải là Đức Kitô mà là một nhân vật nào đó và rồi cuôì cùng bị sụp đổ.
Có biết bao biến cố, sự kiện xảy ra hằng ngày trong đan viện cũng như ngoài xã hội, nếu để ý một chút, chúng ta cũng có thể nhận ra đâu là những dấu chỉ hé mở cho ta thấy phần nào là một tương lai tươi sáng hay có thể là mờ tối.
Những biến cố, sự kiện xảy ra trong xã hội có thể tốt hoặc xấu; cái rủi, cái may lẫn lộn sẽ làm chúng ta nhìn ra một tương lai tươi sáng hay mờ tối. Thế nhưng, không ai cấm chúng ta lấy niềm tin và hy vọng để nhìn ra xã hội và thế giới, đâu rằng nó còn nhiều bóng tối, nhiều điều không tôt, để rồi đánh giá nó theo nhãn quan một chiều được. Do đó, là người môn đệ Chúa Kitô, nhất là người đan sĩ, chắc chắn chúng ta không thể bàng quan, dửng dưng hay vô tâm trước số phận của con người đồng loại. Vì vậy, việc quan tâm theo dõi thế giới đang diễn ra thế nào là điều cần thiết để có thể cùng hòa chung nỗi ưu tư buồn vui với thời cuộc.
Từ bé tôi vẫn thường nghe câu truyện “Phú Ông mất ngựa” để minh họa cho việc trong cái xấu cũng có cái tốt, trong cái rủi cũng có cái may. Ớ câu truyện người ta thấy Phú ông vẫn bình thản khi bị mất con ngựa quý, vì tin và hy vọng rằng, trong cái rủi này sẽ có cái may ; và quả đúng như vậy, con ngựa quý đã bị mất nay trở về dẫn theo một con ngựa khác còn tốt hơn nữa.
Cũng vậy, về tình hình chung của các đan viện sau biến cố tháng 30 – 4- 1975 hầu hết đất đai và các hoạt động của nhà dòng đều được nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Do đó, các nhà dòng bình thường đã mang bầu khí lặng lẽ nay lại càng thêm hiu quạnh buồn bã hơn. Thế nhưng sau đó, nhờ chiến dịch khuyên khích người dân đi vùng kinh tế mới lập nghiệp, mà dân “tứ xứ’ đến dựng chòi và mượn nhà dòng thêm đất đai để canh tác, chăn nuôi và trồng trọt hoa màu. Đang trong tình trạng sợ hãi cùng với sự hiu quạnh, nay có người đến sống gần gũi, nhà dòng ưng thuận ngay, vì đó cũng là cách truyền giáo mà!
Niềm tin và hy vọng của cha anh lúc đó có lẽ không gì khắc hơn là: sẽ có một ngày nào đó khi cuộc sống và hoàn cảnh xã hội bình thường trở lại, thì nhà dòng lúc ấy sẽ tổ chức chấn chỉnh lại sau. Lúc đó không những mình đã truyền giáo được ít nhiều cho một số người trong việc giúp đỡ họ kỹ thuật nông-công nghiệp, đồng thời, mở rộng thêm cánh đồng truyền giáo cho những người chưa nhận biết Chúa, đúng như tôn chỉ mà Hiến pháp đã đề ra. Thật là may mắn biết bao!
Trở lại câu chuyện “Phú ông mất ngựa” Khi người con trai mê cưỡi ngựa bị té gẫy chân, Phú ông vẫn cho rằng cái xấu này cũng sẽ có cái tốt, và quả thật, vì chân gẫy mà đứa con trai của ông không phải đi lính để rồi phải bỏ thây ngoài chiến trường như bao thanh niên láng giềng trong cuộc chiến khấc liệt thời đó.
Cũng vậy, tình hình xấu nhất của các đan viện nói chung đã qua đi, thì thời điểm sau đó là khi cuộc sống xã hội trở lại bình thường thì việc thu hồi đất đai để tạo vòng khung thích hợp cho việc tu trì là điều rất cần thiết. Thế nhưng, sau khi đất đai đã phần nào lấy lại được thì ai sẽ là người trông coi, canh tác! bởi vì từ lâu nhà dòng không được tuyển thêm ơn gọi . Vậy là lợi dụng tình thế lấy lý do mượn nhân công, nhà dòng đã chiêu mộ thêm một số ơn gọi để có thể kế nghiệp mình. Đó chẳng là tốt đẹp lắm sao !?!
Quả thế, cũng trong niềm tin và hy vọng, chắc chắn các cha anh một phần biết phó thác cho tình yêu Chúa; một phần cố gắng hết khả năng sức lực của mình để cộng tác vào chương trình đã vạch sẵn nên mọi sự đều từng bước đã vượt qua. Ngày nay, các cộng đoàn mới đã được nhìn nhận, đềng thời, còn gửi được lần lượt một số anh em trẻ du học Pháp, Mỹ, Rôma, Hồng Kông,….và điều đó giúp chúng ta thêm niềm tin và hy vọng chắc chắn hơn rằng trong một tương lai không xa Hội Dòng sẽ ngày một tiến triển vững chắc hơn.
Với chặng đường đã qua, tôi cảm nhận rằng: bao lâu chúng ta còn nuôi ý chí quyết tâm chấp nhận những gian khô để đi đến thành công thì bây lâu chúng ta vẫn còn đủ sức mạnh để kiên nhẫn, chịu đựng và tiếp tục cuộc hành trình chặng đường của mình. Trái lại, bao lâu chúng ta có tư tưởng đầu hàng nghĩ rằng mình không thể nào chịu đựng được nữa, bấy giờ ngay lập tức chúng ta cảm thấy như có một cái gì đó như không ổn trong thâm tâm chúng ta và sẽ thấy mình mất hết nhuệ khí cũng như hy vọng. Điều đó có thể giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao biết bao nhiêu người trẻ tuổi đã đành bỏ cuộc qúa sớm trên con đường lý tưởng mà họ đã chọn. Một người sẽ phát triển khả năng của họ cách tốt đẹp nhất, khi mà họ đã từng trải qua những may mắn cũng như rủi ro của cuộc đời.
Tôi nhớ nhà tâm lý học Alfred Adler, đã cho chúng ta một ý tưởng đại khái như sau: chính ý chí và trách nhiệm của mỗi người đóng một vai trò rất quan trọng đốì với chính tương lai của họ. Theo ông, điều quan trọng không phải là Thượng Đế đã cho chúng ta bao nhiêu khả năng, bao nhiêu nén vàng: mười nén, năm nén, hay một nén. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã đùng hết tất cả những khả năng, những nén vàng mà Thượng Đế đã trao tặng cho chũng ta hay chưa? Một người được trao cho mười nén, nhưng họ chỉ dùng c.ó ba nén còn bảy nén đem chôn cất đi thì chắc chắn không thể tốt hơn người được trao tặng chỉ có năm nén, nhưng họ đã biết dùng hết khả năng và nghị lực của mình để sinh lợi những nén khác.
Thiên Chúa đã tạo ra những tình huống, để con người có thể phát triển khả năng và hướng nó theo chương trình yêu thương của Ngài. Những cái mà con người gọi là tầm thường, là không giá trị, nhưng Thiên Chúa đã làm nên những công trình vĩ đại. Có như thế người ta mới nhận thây rằng đó chính là công trình của Thiên Chúa chứ không phải công trình của con người, vì đối với Thiên Chúa không có gì là không có thể.
Như vậy, bất cứ chặng đường nào khi trải qua cũng đều để lại cho chúng ta biết bao bài học, để từ đó rút ra kinh nghiệm cho chặng đường kế tiếp. Tuy nhiên, chỉ những ai có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống thì người đó mới có thể đi trọn con đường của mình.
Chính Kitô giáo là tôn giáo của niềm tin và hy vọng ây. Bởi vì chúng ta dựa ngay vào lời hứa của Thiên Chúa và tin chắc rằng Ngài sẽ thực hiện lời hứa đó một cách tiệm tiên để ngày càng được trọn vẹn hơn. Do đó, người Kitô hữu nói chung luôn hướng về tương lai mà chờ đợi lời hứa sẽ được hoàn tất trong ngày chung cuộc.
Quả thật, niềm tin và hy vọng đó, Tổ Phụ Abraham cũng như Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận và tất cả Dân Chúa ngày xửa cũng như mỗi người đan sĩ chúng ta hằng ấp ủ và nuôi nâng mỗi ngày. Tuy bước đầu còn mong manh, ảo tưởng; nhưng với thời gian và với ơn Chúa, sự mong manh và ảo tưởng đó sẽ ưở thành hiện thực. Nhìn lại 90 năm, mỗi người đan sĩ cùng với ông Môsê và con cái Israel hát mừng Đúc Chúa bài ca:
                  “Tôi xin hát mừng Chúa,
                  Đấng cao cả uy hùng:
                  Kỵ binh cùng chiến mã,
                  Người xô xuống đại dương.
                  Chúa là sức mạnh tôi,
                  là Đấng tôi ca ngợi,
                  chính Người cứu độ tôi.
                  Người là Chúa tôi thờ,
                  xin dâng lời vinh chúc.
                  Người là Chúa tổ tiên,
                  mừng Người câu tán tụng ……
                  Lạy Chúa, chính nơi đây
                  Ngài chọn làm chỗ ở,
                  đây cũng là đền thánh
                  tự tay Ngài lập nên.
                  Chúa là vua hiển trị
                  đến muôn thuở muôn đời” (Xh 15, 1-18).

 

 

 

 

TƯỞNG NIỆM

CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

Ý nghĩa của những ngày cuối đời và cơn hấp hối

 

FM.Duy Ân

Những ngày cuối đời của Cha Tổ phụ Biển Đức Thuận, được một người con của Ngài, là thầy Emmanuel Chu Kim Tuyến, bấy giờ là y tá, và sẽ là tác giả cuốn “Hạnh Tích Cha Benoit”, (Huế 1943; Sài Gòn 1968), hơn nữa sau này là Viện Phụ tiên khởi của Phước Sơn từ 1964-1970), kể lại khá chi tiết và sống động.

Sau khi các bác sĩ bệnh viện Huế không còn hy vọng cứu sống được Ngài, thì Ngài đã được đưa trồ về với con cái tại Phước Sơn, sáng sớm ngày 18-07-1933. Chúa còn cho Ngài sống với anh em một tuần lễ nữa, thời gian đủ để Ngài còn làm một số việc quan trọng.

Ngài vừa trở về với cộng đoàn trong tình trạng quá yếu liệt; anh em kéo nhau đến thăm người cha yêu dấu. Nhưng Ngài không còn đủ sức để nói nhiều, và cũng không thể chủ toạ cuộc họp chung cộng đoàn được. Bỏi vậy, Ngài bảo thầy y tá gọi cha Anselmo Lê Hữu Từ là Tập sư, (sau này được cử đi lập Đan viện TM. Châu Sơn, Nho quan năm 1936, và được Toà Thánh đặt làm Giám mục Phát Diệm năm 1945) cả hai cùng đến gặp. Ngài bảo cha Anselmo: “Con lấy giấy bút, cha đọc cho mà viết ít lời để tối đọc cho anh em cả nhà nghe, kẻo cha không gặp chung anh em được nữa, mà gặp riêng, nói nhiều thì mệt” (HT 219). Thật sự, “ít lời” này của cha, thật đơn sơ và chân tình, phát xuất tự đáy lòng, đồng thời diễn tả những xác tín sâu xa nhất của cha. Những lời này không phải chỉ để đọc cho anh em nghe tối hôm đó, nhưng là điều cha không ngờ, đã trỏ thành Lời Trôi Vàng Ngọc để lại cho các con cái của cha từ đời nọ đến đời kia. Vì vậy, thiết tưởng cũng nên ghi lại đây những lời quý báu này:

“Cha gần về cùng Chúa, không biết chắc là ngày nào, song theo sự thường thì cha không còn ở thế gian này với chúng con lâu ngày nữa”.

Cha khuyên chúng con hãy nhớ: Đàng nhân đức là tuân theo Thánh Ý Chúa, mà theo Thánh Ý Chúa là giữ luật dòng cho trọn. Cha còn nói một lần nữa: chúng con muốn nên thánh thì hãy giữ luật dòng, muốn nên thánh trù hãy giữ luật dòng.

Còn phần cha thì đi bằng an lắm. Cha không áy náy lo lắng chi hết, vì cha biết có Chúa là Cha chung. Chúa thương cha và cũng thương chúng con, cho nên không sợ chi cho cha và cũng không sợ chi cho chúng con.

Vậy xin chúng con hãy ở bằng an như cha, vì Chúa là Cha thương chúng ta quá lẽ.

Chúng con muốn xin phép lạ (cho Ngài lành), thì mặc ỷ, còn phần cha thì không xin. Cha xét: Phó mình trong tay Cha lành là đều tốt hơn cả,

Vậy trong chúng con, chớ có ai buồn, chớ có áy náy lo sợ, một đi chung cùng nhau vui vẻ theo Thánh Ý Cha chúng tôi

Cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ” (HT 219-220).

Đọc những lời này, chúng ta có thể ghi nhận: Chúa cho Ngài còn rất sáng suốt, để trao lại cho con cái những xác tin của niềm tin, các kinh nghiệm căn bản về đời sống thiêng liêng, nhất là một cảm thức sâu đậm về tình thương của Thiên Chúa, kèm theo một thái độ phó thác trọn vẹn như Ngài đã từng sống, và chúng ta cũng dễ nhận ra trong cuộc sống của Ngài. Giờ đây, Ngài chỉ còn hiệp thông với Chúa Giêsu để “Phó mình trong tay Cha Lành” , với tâm tình cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ.

Những lời trối rất cô đọng này cần được khai sáng thêm bởi các giáo huấn của Ngài để tiếp thu được tất cả sự phong phú trong đó.

Bệnh trạng của Ngài đã được các bác sĩ đánh giá là vô phương cứu chữa (C’est perdu!). Lúc này, Ngài cảm thây phải nói rõ với thầy y tá nhiều căn bệnh trầm trọng đang huỷ hoại cơ thể Ngài, và kể thêm xác nhận của Bệnh viện. Ngài nói: “ Bác sĩ nói thêm: thế mà cha sống được là một sự lạ; nhưng cha nói là một ơn Chúa ban, nên nay cha gần về cùng Chúa, con cho anh em biết bịnh tình của cha mà cầu nguyện cho cha được tuân theo Thánh Ý Chúa” (HT 220). Tuân theo Thánh Ý Chúa, vẫn là thái độ thường xuyên của Ngài trong mọi tình huống của cuộc đời. Tất cả những lời khai báo về bệnh trạng của Ngài cho chúng ta thấy sức chịu đựng của Ngài trong thời gian trước đó, quá thật là quá sức tưởng tượng. Ngài đã hy sinh quên mình trọn vẹn vì anh em, vì sứ vụ trọng đại Chúa trao phó.

Chúa còn dự liệu cho Ngài sống với anh em thêm 7 ngày nữa, vì còn một số việc phải làm. Việc quan trọng trước hết được Ngài lưu tâm là, cùng với cha Phó Bề trên Bemard và cha Tập sư Anselmô, duyệt lại bản Hiến pháp của Dòng, đồng thời bàn giao mọi công việc.

Trong thời gian mấy ngày cuối này, Ngài như phần nào lấy lại sức đôi chút, do vậy có lúc Ngài bảo thầy y tá: “Con cất các đồ kẻ liệt đi, chăn, nệm v.v…năm ngày nữa, cha giữ luật được”. Vì vậy, theo lời mời của anh em, “ngày 22-07, lúc 10 giờ sáng, Ngài xuống làm phép khánh thành nhà cơm mới xây xong”. (HT 222). Thế nhưng qua ngày 23, Ngài đau đớn nhiều và chút sức hơi còn lại càng yếu dần. Linh cảm được giờ sắp ra đi, Ngài năng than thở lời Thánh vịnh: “Bao giờ con mới được diện kiến Tôn nhan” (Tv. 41,25). Và để thể hiện lòng khiêm nhường thống hối, Ngài đã xin được nằm trên nền đất có rải tro và rơm. Anh em cũng đã làm theo ý của Ngài, đang khi cả cộng đoàn đứng chung quanh, thông thiết và xúc động, nguyện kinh phó linh hồn cho Ngài. Lúc ấy, lại có thêm một cử chỉ, vì tình thương đối với người cha đang hấp hối, theo sáng kiến của một anh em, cộng đoàn chưng bày trên bàn bên cạnh, tượng Thánh Nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu để khấn xin ơn cứu chữa Ngài. Cả đêm hôm đó 24-07, các anh em vẫn thay phiên nhau canh thức và cầu nguyện cho Ngài.

Vào sáng hôm sau, 25 -07, lễ Thánh Giacôbê Tông đồ, lúc 6 giờ rưỡi, Ngài trở bệnh và cơn hấp hối bắt đầu. Chính thầy Y tá Emmanuel Chu Kim Tuyến, người chứng kiến tận mắt, nghe tận tai, đã ghi lại cho chúng ta diễn tiến của biến cố này. Trong cuốn Hạnh Tích Cha Benoit, mà thầy y tá là tác giả, đã được kể lại thật chi tiết và cảm động. “Ngài kêu: Cha đau đớn lắm, chúng con ơi! Hãy cầu nguyện cho người hấp hôi, vì kẻ đã bị rồi thì không trở về được mà nói lại, đau đớn lắm, chúng con ơi!” Tay cha cứ với ảnh Đức Mẹ Chì Bảo Đàng Lành treo trước mặt cha, miệng thì kêu: “Mẹ ơi, Mẹ ơi, cứu con với! Mẹ ơi, cứu con với! Cung giọng thảm thiết, nức nở khóc” (HT 224). Cảnh tượng ấy gợi lại cho chúng ta cơn hấp hối của Chúa Giêsu trên thập giá, đã được thơ Do thái diễn lại như sau: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Gỉêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khấn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Ngài khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,7-8).

Các ghi nhận trung thực về những lời thống thiết của Cha Tổ Phụ hé mở cho chúng ta biết được phần nào niềm khắc khoải thâm sâu của Ngài trong cơn hấp hối, Phải chăng, đây là những nét cuối cùng, cần hoạ lại nơi tâm hồn Ngài, để được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu hấp hối trên thập giá. Cha Tổ Phụ đã thống thiết nức nở kêu lên, như Chúa Giêsu đã lớn tiếng phân phô với Chúa Cha, không phải như một lời than trách, trái lại như một xác định mối tình trung kiên gắn bó với Chúa Cha không thể nào có thể lìa bỏ. Đang khi Chúa Giêsu vẫn đồng tình với Chúa Cha, vì yêu thương, chấp nhận hiến tế mình để cứu chuộc con người khỏi hậu quả ghê gớm của tội. Chính nhờ sự hiến tế mình của Đức Giêsu, mà chúng ta được ơn giao hoà với Chúa, được tiếp nhận lại phúc làm nghĩa tử. Vì thế, Cha Tổ Phụ đã cảm nhận được mối tình của Thiên Chúa là Cha, nên đã chia sẻ lại cho các con cái trong lời trối phú: “Cha biết rõ Chúa là Cha chung. Chúa thương cha và cũng thương chúng con, cho nên không sợ chi cho cha và cũng không sợ chi cho chúng con. Chúa là Cha thương chúng ta quá lẽ” (HT 219).

Tuy nhiên, Chúa muôn Cha Tổ Phụ được nên đồng hình đồng dạng trọn vẹn với Chúa Giêsu trong đau khổ, để hoàn tất cuộc Vượt qua cứu độ, nhờ thông dự vào cuộc Thương khó và Phục sinh của Người. Trong kế hoạch yêu thương cứu độ của Thiên Chúa, đó là điều đã được thực hiện nơi Đức Kitô (x. Lc 24,26), và cả nơi những ai thuộc về Người, như lời Kinh thánh: “Chúng ta đã nên một với Đức Kitô, nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại” (Rm 6,5). Và nơi khác: “Cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết” (P1 3,10-11).

Chúa Giêsu, trong giờ hấp hôi, tự hiên tê vì yêu thương, cũng vì hết lòng ưu ái đối với chúng ta, nên đã trao phó chúng ta cho Mẹ Maria, và trối phú Mẹ cho chúng ta. Bởi đó Cha Tổ Phụ, vốn suốt đời gắn bó yêu mến Đức Mẹ, đã tha thiết kêu cầu Mẹ trong giờ phút lâm chung, để được tiếp nhận điều hằng nguyện xin, là được “ơn chết lành trong tay Đức Mẹ, và cùng với Mẹ hưởng phúc trên Nước thiên đàng”, về phần Mẹ, tuy được tuyên phong là Nữ Vương Thiên đàng, nhưng Chúa cũng để Mẹ tham dự vào cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu Con Mẹ, với tràn trề đau khổ dưới chân thập giá. Và do vậy, Mẹ đã trở thành Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Mẹ Maria được mang tước hiệu là Thánh Mầu Thiên Chúa, Thân Mau Chúa Giêsu là Đầu, Mẹ Hội Thánh là Thân mình, Nữ Vương các Thánh là các chi thể, tất cả đều. quy tụ nơi trục điểm duy nhất là Đức Giêsu mà Mẹ đã sinh hạ. Hơn ai hêt, Mẹ đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, và như thế trở thành, theo lời của Thánh Âu Tinh, “khuôn mẫu thần linh” cho mọi tâm hồn được thánh hoá. Vậy cuộc sống các thánh cũng phải là một tiến trình nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Nhìn vào cuộc đời của các Ngài, chúng ta càng xác tín hơn nữa về ơn hiệp thông, nên Một với Chúa Giêsu trong cuộc Thương khó để đạt tới vinh quang Phục sinh, tuy nhiên bằng những phương cách khác nhau do Chúa đã dự liệu cho mỗi tâm hồn.

Những đau đớn Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận chịu trong cơn hấp hối, cũng như các thử thách trong cuộc đời các thánh là những phương cách Chúa dùng để các Ngài được tham dự vào cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Chúng ta cùng dừng lại một vài chi tiết nơi cuộc đời của ba vị thánh được biết đến nhiều trong thời đại chúng ta, đó là: Thánh Nữ Faustina; Thánh Piô Năm Dấu và Chân phước Têrêxa Calcutta.

Thánh Nữ Faustina, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên dương hiển thánh vào ngày 30-04-2000, như vị Tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót. Thánh Nữ đã được hầu như thường xuyên hưởng những thị kiến, hoặc các ân huệ siêu nhiên, nhưng chính vì mối thân tình đặc biệt đó, Chúa đã cho Ngài được thông hiệp với Chúa bằng thử thách cực độ của cơn cám dỗ nặng nề về đức tin. Trong Nhật ký, Ngài đã ghi lại như sau: “Ngày 2-2-1938. Đêm tối của linh hồn. Hôm nay, lễ Thánh Mâu Thiên Chúa, mà linh hồn tôi tăm tối dường nào. Chúa đã ẩn giấu mình, để tôi một mình cô độc, hoàn toàn cô độc. Không một tia ánh sáng nào lọt vào hồn tôi… Cơn cám dỗ khủng khiếp về đức tin đã xâm chiếm tôi. Lạy Chúa Giêsu, xin cứu con. Tôi không nói được gì hơn. Tôi không thể diễn tả chi tiết, vỉ sợ rằng ai đọc tới sẽ lấy làm vấp phạm, Tôi sửng sốt vì linh hồn có thể sa vào cảnh dằn vặt như thế. Ôi cơn bão tố, ngươi sẽ tác động gì trên con thuyền trái tim ta? Cơn bão tô ấy đã kéo dài cả ngày và đêm hôm đó… Tôi đã sống suốt đêm ấy với Chúa Giêsu trong vườn Gietsemani. Từ trong lòng, liên lỉ thoát ra tiếng rên rỉ. Chết cách tự nhiên thì còn dễ hơnt vì người ta hấp hồi rồi chết. Còn đàng này, người ta hấp hối mà chẳng chết được. Lạy Chúa Giêsu, con không bao giờ nghĩ có thể đau khổ đêh như vậy. Hư không: đó là thực tại. Ôi, lạy Chúa Giêsu, xin cứu con! Con hết lòng tin vào Chúa. Đã bao lần, con được ngắm ánh tôn nhan Chúa, mà giờ đây, Chúa ở nơi đâu? Con tin, con tin, và con tin vào Chúa, Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, con tin tất cả các chân lý mà Hội Thánh Chúa dạy con phải tin, nhưng tối tăm vẫn không rút đi, và thần trí con càng  dìm sâu hơn trong cơn hấp hối…” (Nhật ký, số 1558, Th.Faustina tr.553). Tuy nhiên, thánh nhân cho biết liền sau đó, Chúa ban lại ánh sáng thần linh để biết Chúa, biết mình hơn, và nhờ đó, yêu mến nồng nàn hơn, khiêm nhường thẳm sâu hơn. Thử thách đã trở thành ân huệ.

Trường hợp kế tiếp là cuộc đời Thánh Piô Pieceltrina quen được gọi là Thánh Piô Năm Dấu. Ngài được ĐTC Gioan Phaolô II tuyên phong hiển thánh ngày 16-06-2002. Thánh Piô được Chúa Giêsu cho in Năm dấu thánh của Ngài, và đã làm bao nhiêu phép lạ ngay khi còn sống, nhưng Chúa cũng để cho Ngài được hiệp thông với Chúa bằng nhiều thử thách, dưới nhiều hình thức trong cuộc sống, đặc biệt trong thời gian mà Ngài gọi là “giam cầm”, do các biện pháp thật khắt khe, kể cả về phía Giáo hội. Thêm vào đó là cơn hấp hối kéo dài, và đêm tối nội tâm dày đặc, đến nỗi Ngài quả quyết “Không thua gì bao nhiêu, so sánh với các hình khổ những người bị luận phạt trong hoả ngục”. có lần, Ngài xác nhận đã bị “thống khổ đến như điên khùng được”, đến nỗi không còn biết mình đang ở trong hoả ngục, luyện ngục hay là nơi dương gian. Linh hồn ở trong tình trạng tăm tối, vô vọng, vô cảm, bị bỏ rơi một mình vầ xa vắng Thiên Chúa” (Th.Piô tr. 111). Nhưng rồi Chúa lại cho Ngài nhận ra hiệu quả của thử thách dẫn tới ơn kết hiệp vđi Chúa càng mật thiết hơn.

Một vị Chân phước nổi tiếng gần chúng ta hơn nữa, đó là Mẹ Têrêxa Calcutta. Ngài cũng đã được ĐTC Gioan Phaolo II phong chân phước ngày 20-10-2003, chỉ sau 6 năm sau khi qua đời. Năm 2007 vừa qua, dư luận thế giới đã bàn tán nhiêu về Mẹ, sau khi cuốn sách của Lm Brian Kolodiejchuk phổ biên các thư tín riêng tư của Mẹ, trong đó Mẹ đã nói nhiều về tình trạng đêm tối kéo dài của tâm hồn Mẹ. Mẹ quả là một con người lỗi lạc, có thể nói được cả thế giới thán phục; năm 1979 đã từng nhận giải Nobel Hoà bình, đã lập các Dòng tu Thừa sai Bác Ái nữ và nam, với con số hiện nay là 4.500 tu sĩ hoạt động trong 134 quốc gia, nhằm phục vụ các người nghèo khổ nhất. Đó là các công trình Chúa dùng Mẹ để thực hiện. Thế mà, lạ lùng thay, một con người như thế lại đã phải trải qua trên 30 năm sống trong đêm tối nội tâm. Mẹ đã chia sẻ rất chân thành tình trạng thử thách kéo dài này. Có lúc Mẹ cũng đã từng so sánh sự tối tăm linh hồn Mẹ chịu “như hình khổ hoả ngục” ( CP Têrêxa, tr. 195). Trong một bức thơ Tất dài Mẹ viết cho Chúa Giêsu, đề ngày 3-09-1959, Mẹ đã không ngại nói hết nỗi niềm đau thương, thử thách tâm linh của Mẹ. Mẹ viết: “Con cảm thấy trong tâm hồn con, cái đau khổ ghê gớm là bị mất Chúa, không còn được Chúa thương, Chúa không còn là Chúa, Chúa không thực sự hiện hữu nữa. Lạy Chúa Giêsu, xin tha cho sự phạm thượng này, vì con phải viết ra tất cả. Đêm tối bao con từ mọi phía. Con khao khát Chúa với tất cả sức lực của tâm hồn, thế mà giữa Chúa và con là cả một sự phân cách ghê gớm… Lạy Chúa Giêsu của con, xin xử với con theo như ý Chúa, bao lâu tuỳ Chúa, đừng kể gì đến các cảm giác và khổ đau của con. Xin in vào hồn con, đời sống con, nỗi đau khổ của Thánh Tâm Chúa; đừng kể gì đến cảm giác của con.” (CP. Têrêxa tr. 192-193).

Nhiều người đã hiểu sai các chia sẻ về đêm tối tâm linh của Mẹ, bởi vậy đã có những nhận định sai lạc về con người và cuộc đời của Mẹ Têrêxa, và đã được đăng tải trên các tờ báo lớn như New York Times. Thậm chí có tác giả vô thần đã dám kê Mẹ Têrêxa vào nhóm của họ.

Thiết tưởng Mẹ chẳng cần được ai biện minh, vì những điều Mẹ chia sẻ, nếu được hiểu cách chính xác, và hơn nữa, chính cuộc sống trung thành của Mẹ với đời thánh hiến và II vụ tông đồ, kèm theo những hoa trái thiêng liêng phong phú lầ những bằng chứng cụ thể và thuyết phục về sự thánh thiện của Mẹ. Tuy nhiên điều đáng đặc biệt ghi nhận là sự kiện Chúa đã để một tâm hồn như Mẹ Têrêxa trải qua hầu như suốt đời trong thử thách của đêm tối tâm linh, mà Mẹ vẫn một lòng gắn bó với Chúa và trung kiên trong cuộc sống yêu thương phục vụ.

Các kinh nghiệm và những chia sẻ của các thánh về các thử thách đêm tối tâm linh, cũng như cơn hâp hôi Cha Tổ Phụ đã trải qua, giúp chúng ta đi sâu vào mầu nhiệm cứu độ qua Thập giá và Phục sính của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể ghi nhận nơi cuộc đời các Ngài là cả một tiến trình đồng hình đồng dạng hoá, nhờ kết hợp, nên một với Chúa Giêsu bằng nhiều cách, qua các thử thách của cuộc sống. Tuy nhiên, giá trị đích thực không hệ tại ở đau khổ mà là ở tình yêu. Thánh Phaolô đã cảm nhận được điều đó khi Ngài tuyên xưng: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân, trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gỉ 2,19-20).

Cuộc sống của mỗi kitô hữu cũng vậy, phải là một tiến trình Nên Một và Đồng Hoá với Đức Kitô khỏi đầu với hiệu quả của bí tích Thánh tẩy, và trải dài bao trùm cả cuộc sống được in dấu Thánh giá Chúa Giêsu. Thật là ý nghĩa, trong Tin mừng Thấnh Luca, Chúa Giêsu bảo: “Hãy vác thập giá mọi ngày mà theo Thầy” (Lc 9,23). Bởi vậy Thánh Phaolô đã cảm nhận được Thánh giá là nguồn vinh quang độc nhất (x. GI 6,14), vì đó là dấu chứng tình yêu của Chúa Giêsu, đối tượng duy nhất của tình mến đáp trả. (x. lCr 2,2). Quả thật, theo Tin mừng Thánh Gioan, vinh quang đã chiếu toả từ Thánh giá, “vinh quang kỳ lạ, đã trở thành kỳ diệu, xuyên qua tình yêu của Thiên Chúa cứu độ nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đinh” (X R J. Neuhaus, Death on a Friday Afternoon. NY 2000, tr 93). Với cảm thức đó, Mẹ Têrêxa đã có một quan niệm thật độc đáo về ý nghĩa của thử thách và đau khổ. Mẹ nói: “Định nghĩa đẹp nhất của đau khổ là coi đó như là cái hôn của Chúa Giêsu” (CP. Têrêxa, tr. 281). Như thế đã rõ ý nghĩa, sức mạnh và giá trị của thử thách và đau khổ phát xuất từ tình yêu mà Chúa Giêsu đã gắn kết vào Thập giá. Các hy sinh gian khổ của con người nhận được giá trị cứu độ là nhờ thông hiệp với Thánh giá Chúa Giêsu. Vi thế, Thánh phụ Biển Đức xác định mục tiêu của đời sống đan tu chính là “kiên trì trong đan viện cho đến chết, nhờ kiên nhẫn chia sẻ cuộc Thương khó của Đức Kitô để được dự phần trong Nước của Người” (Tu luật, Lời mở).

Một hệ luận quan trọng có thể rút ra từ mọi cuộc đời thánh hiến, đặc biệt rõ nét nơi các thánh là bên trong tất câ và bên trên tất câ, từ các cuộc sống quảng đại hy sinh của các Ngài lan toả một niềm vui lớn lao và lòng nhân ái đặc biệt: vì đó chính là niềm vui của Chúa Kitô Phục sinh, và lòng từ ái phát xuất từ Thánh Tâm Ngài.

Thật đáng ghi nhận: Một vị thánh từng sống trong đêm tối tâm linh kéo dài, như Mẹ Têrêxa Calcutta, lại nói nhiều đến nụ cười và niềm vui, Mẹ đã nêu cho mình phương châm để sống: “Luôn thực tâm xin vâng với Chúa; và một nụ cười rộng mở với mọi người!” (CP. Têrêxa tr. 217). Và Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận cũng đã ghi lại cho mình một bản dốc lòng đầy ý nghĩa: “Cư xử với mọi người cách dịu dàng, thương mến; hết sức giúp đỡ và làm vui lòng mọi người; cầu nguyện; chịu đau khô; ở lặng. Này con là tôi tớ Chúa, và là con Đức Mẹ” (Lời Giáo huấn 49).

Cha Tổ Phụ cũng như các thánh để lại cho chúng ta bài học tổng hợp của toàn diện cuộc sống các Ngài. Cái chết các Ngài, như lễ hiến tế cuối cùng, là điểm kết của cả một cuộc đời hiến dâng trong tình Mến, theo khuôn mẫu và do dồn lực phát xuất từ cuộc Thương khó và Phục sinh của Chúa Giêsu. Con người và cuộc sống của các Ngài, được đồng hình đồng dạng hoá với Chúa Giêsu Kitô, không phải như những bẩn sao chép đồng nhất, hàng loạt, nhưng như những hoạ ảnh mang tính độc đáo duy nhất, với màu sắc muôn vẻ, phản ảnh Tình Yêu và Vinh quang của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng, vì yêu thương, đã chịu Khổ nạn và Phục sinh để chúng ta được cùng chung hưởng nguồn sống thần linh vĩnh cửu trong hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Tưởng niệm Cha Tổ Phụ, trong dịp kỷ niệm 90 năm Ngài đặt nền móng cho Hội Dòng Xitô Thánh gia trên Núi Phước Sơn, Đoàn con cái, xin được cùng với Cha, nhờ hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô, trong Thánh Thần nghĩa tử, đến cùng Thiên Chúa là Cha chung, thương chúng ta quá lẽ, được đi chung cùng nhau vui vẻ theo Thánh Ý Cha chúng ta để được nên thánh. Cùng ghi nhận lời Cha dặn bảo: muôn nên thánh, thì hãy giữ luật dòng. Tất cả vì yêu mến, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, để trở thành Giêsu, Giêsu thay thảy. Cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ.

Saint Joseph Monastery Mùa Phục sinh 2008.

 

Các Sách Tham Khảo:

-Hạnh tích Cha Benoit, R.P. Henri Denis cố Thuận.

Phước Sơn, Huế 1943; Sài Gòn 1968.

-Lời Giáo huân của Cha H.D. Biển Đức Thuận

Sáng lập Hội Dòng Xitô Thánh gia Việt nam.

-R J. Neuhaus, Death on a Friday Afternoon

New York, 2000.

DIARY OF SAINT MARIA FAUSTINA KOWALSKA.

Divine Mercy in My Soul.

Massachusetts 1987.

-PADRE PIO: The true Story.

  1. Bernard Ruffin. Indiana 1991.

-MOTHER TERESA,

Come be my light.

The private writings of the Saint of Calcutta.

Rev. Brian Kolodiejchuk. New York 2007.

TRƯNG DẪN:

HT (Hạnh tích….);

Th.Faustina (Diary of…);

Th Piô (Padre Pio…)

CP Terexa (Mother Teresa …).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỨCTÂM THƯ KÍNH DÂNG CHA TỔ PHỤ

 

Sr. M. Ân Thông

Cha kính ái !

Cha có ngạc nhiên không ? Khi thấy trong đám đông con cái mình lại xuất hiện một sô” đầu đen-tóc dài-con gái. Lớn có, nhỏ có cũng đang ríu rít bên qúy cha anh, để mừng sinh nhật thứ 90, ngày cha quang gánh lên Núi Phước lập Dòng. Đô” cha chúng con là ai? Là “Hồng ân tăng bội đó”. Chắc cha vui lắm nhỉ vì Chúa đã ban thưởng cho cha ân huệ “đông con” quá lòng cha ước mong, phải không thưa cha? Cùng với cha, chúng con xin cảm tạ Thiên Chúa muôn năm.

Cha ơi! Dầu chưa một lần gặp mặt, bởi cha và chúng con ở hai đầu thời gian xa tít, thế mà tim chúng con dạt dào cảm mến tình phụ tử thiêng liêng cao qúy dường nào. Do qúy Viện phụ và các cha anh kể chuyện, nhất là khi chúng con cùng nhau đọc lại di ngôn và hạnh tích của cha, chúng con đã nghiệm ra: Tình cha thật bao la.

Thương con lòng cha rất bao la

Nồng ấm tin yêu quá mặn mà

Biển rộng Thái Bình đâu sánh được

Non cao Hy Mã kém thua xa.

Lung linh lòng cha ngàn sao sáng

Dào dạt tim con thắm an bình

Nơi cha hoài mang tình nhẫn – nhục

Muôn đời lắng đọng chẳng phôi pha.

Tình cha lai láng tựa thái dương

Khối óc I con tim thật khôn lường

Bảo ban, dạy dỗ đoàn con dại

Chớ ngại nguy nan, vững niềm tin.

Đời sống đệ huynh vui chia sẻ

Tháng ngày thầm lặng trong hy sinh

Đời thường cũng lắm phen khôn khó

Dắt dìu, đỡ nâng …. bước đồng hành.

Cha đã cho con nghị lực sống

Âm thầm cảm nhận lòng biết ơn

Ngày ngày tâm thức luôn nhắc nhở:

Sống thánh – chăm tu là cha vui.

Cha đã sống tình yêu sung mãn, phát xuất từ nguồn cội Thiên Chúa Ba Ngôi. Tình Yêu ấy bừng cháy trong cha, để cả đời chỉ miệt mài sống yêu thương và diễn tả tình mến trong mọi chiều kích. Bước chân cha thoăn thoắt, mãi hăng say trên mọi nẻo đường truyền giáo. Cha bôn ba sang tận đất Việt nghèo khổ này, để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ bằng sự hiện diện sống động trong từng nỗ lực hy sinh, nhất là qua đời sống chiêm niệm, khổ hạnh, thinh lặng và cô tịch nội tâm. Cha đã đem những thao thức  khát vọng thánh thiện thẳm sâu tự lòng mình, chuyển hướng thành cách sống và cách yêu, với ước mong thực hiện mô hình “Tu sĩ Tông Đồ tại Việt Nam theo lý tưởng đan tu”.

Thế là từ chiếc nôi đó, cha đã đưa chúng con vào đời sống chiêm niệm. Cha đã cưu mang và dưỡng dục chúng con bằng chính Lời Chúa, Thánh Thể và một đời tận tụy hy sinh, thiết tha nguyện cầu của cha. Đọc lại đời sống của cha qua những bút tích, nghiệm lại công ơn sinh thành của cha qua từng trang sử dòng, nếm cảm ân tình của cha qua bao lời giáo huấn và nếp sống đan tu tất cả đã đi vào truyền thông trong ơn gọi mà chúng con đang dõi bước.

Cám ơn cha vẫn ở bên chúng con và ban lời khuyên nhủ, đã nói với chúng con bằng chứng tá cuộc đời: Làm khí cụ cho Ân Sủng, vinh quang Chúa tỏ rạng.

Cám ơn cha đã dạy chúng con: Biết mến yêu Thánh Thể, biết lắng chìm trong cầu nguyện để hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa, đồng cảm với từng nỗi đau của nhân loại, xin ơn nhận biết Chúa cho những người chưa tin và âm thầm sống lý tưởng đan tu cách triệt để.

Cha ơi, chúng con đang bước theo dấu chân cha, ước mong sao cùng một lòng tín thác. Dầu cha đã đi vào cõi phúc, nhưng với chúng con, cha vẫn mãi còn đây. Từng ước mơ, hy vọng mỗi ngày, chúng con nguyện cố gắng cùng vun xây mái ấm Cộng Đoàn, ngày càng nên giông gia đình Thánh Gia.

Trót cả cuộc đời, cha đã minh định chiều kích chiêm niệm của đời đan tu được thể hiện cách đặc biệt bằng tâm nguyện. Vì tâm nguyện là nhip thở của Thần Khí làm cho chúng ta sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa Tình Yêu. Do đó, cha là con người cầu nguyện, là mẫu gương rực sáng tin yêu cho người đan sĩ Xitồ Thánh Gia chúng con trong nhịu sống tâm linh mỗi ngày.

Thật vậy, con đường thiêng liêng và đời sống cầu nguyện của cha luôn mang tính hiện thực, nghĩa là luôn tác động và thích hợp cho đời sống đan tu. Xét tự bản chất con đường tu đức của cha dựa trên hai nguồn chính: Thánh Kinh và tư tưởng của các Giáo Phụ. Thánh Kinh thì vĩnh viễn tồn tại và tình thần sống của các thánh Tổ Phụ là cả một kho tàng vô giá của Giáo Hội từ bao thế kỷ đến nay. Qua đó, cha giúp chúng con khám phá ra khuôn mặt của Đức Kitô và mời gọi chúng con sống chiều kích chiêm niệm trong ơn gọi cao qúy này.

Cha đã vạch ra cho chúng con một nẻo đường sống được dệt bằng những chặng cầu nguyện như là những mốc chi đường để người đan sĩ hướng về Thiên Chúa là cùng đích của đời mình. Nơi Cha, đời sống cầu nguyện và đời sống thiêng liêng luôn hài hòa. Theo quan điểm tâm lý thì sự duy nhất của đời sống nội tâm sẽ đạt tới đỉnh cao khi con người có được sự hài hòa giữa sự bình an nội tâm và sự yên lặng ngoại cảnh, phải không cha?

Con đường cầu nguyện được cha khai phá và đề nghị như là linh đạo thiêng liêng để dẫn đưa chúng con đi vào chính lộ là Đức Giêsu Kitô. Nẻo đường người đan sĩ được đặt tên là cầu nguyện đan tu. Nẻo đường này hình thành từ một ơn gọi: “Hãy theo Ta” (x. Mt 9,9; Ga 21,19). Chúng con bước vào nẻo đường đó từ lúc bắt đầu những bước chập chững trong đời đan tu và từng ngày âm thầm lặng lẽ trung thành với chặng đường mà có những lúc đầy ánh nắng mặt trời với muôn vẻ đẹp, nhưng cũng có những lúc bị che phủ bởi những đám mây,

những đám sương mù và rồi ngay cả đêm đen bao phủ với những ích kỷ, những gì là ý riêng… Nhưng chúng con vẫn tiến bước với lời cam kết vĩnh cư để rồi lúc kết thúc nẻo đường đó cũng là lúc chúng con sẽ đạt tới chính lộ là Đức Giêsu Kitô và trong Đức Giêsu Kitô, cha con mình đi vào cung lòng của Thiên Chúa Ba Ngôi Tình Yêu vĩnh hằng, cha nhỉ!

Qua tất cả những lời giáo huấn và chính đời sống thiêng liêng của cha đã khơi dậy trong lòng chúng con lòng yêu mến đời sống cầu nguyện và cảm nghiệm được sức mạnh của lời cầu nguyện. Cha không chỉ là “con người cầu nguyện nhưng còn là “một con người dạy cầu nguyện” để giúp người khác, giúp chúng con biết cầu nguyện, gặp gỡ Đức Kitô trong kinh nguyện thường nhật.

Thật vậy, bằng trái tim cầu nguyện, cha đã cảm nhận và chiêm ngưỡng tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa trong âm thầm cô tịch của đời đan tu. Lời nguyện cầu của cha vang vọng đến mọi người, khắp muôn nơi, nhất là những ai chưa tin nhận biết Chúa, để chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ Tình Yêu Thiên Chúa và tha thiết van xin sức sống Thần Linh, là nhịp thở sâu xa nhất của đời cầu nguyện cho con người.

Vâng, cha đã dạy chúng con biết giá trị và ý nghĩa của việc hiệp lực nguyện cầu, bền tâm gõ cửa, kiên tâm đợi chờ và cất cao lời ngợi ca cảm mến. Cha dạy bằng chính cuộc sống đàm đạo và gặp gỡ Thiên Chúa của cha. 

 

 

 

 

 

 

 

 

LINH ĐẠO ĐAN TU BIỂN ĐỨC – XITÔ

(Vài Nét Chính)

 

 

FM.Dominico Phạm Vãn Hiền

“Thầy là đường, là sự sống và là sự sống. Không ai đên được với Cha mà không qua Thầy  ” (Ga 14,6).

Thầy là đường, con đường duy nhất, vậy thì cần gì đến các con đường khác? Trong Kitô giáo, người ta vạch ra nhiều con đường thiêng liêng, nhiều linh đạo khác nhau, chẳng hạn linh đạo Đaminh, linh đạo Phan Sinh, linh đạo Biển Đức, linh đạo Cát Minh, v..v…Như thế, các vị lập ra các linh đạo có đi ngược với xác quyết Tin Mừng trên đây chăng?

Công Đồng Vatican II trong sắc lệnh Đức Ái Hoàn Hảo định nghĩa đời thánh hiến như một cuộc đi theo Chúa Kitô “sequela Christi”[1] . Đi theo tất nhiên bước trên cùng một con đường, hay nói quyết liệt hơn: Đức Kitô chính là con đường. Bước theo Đức Kitô cũng đồng nghĩa khuôn rập đời mình với đời Ngài, trong nếp sống và môi trường đa dạng, với những phương thế đặc thù nào đó. Ngoài ra, ta cần ghi nhận điều này, những phương cách thể hiện việc “theo Chúa Kitô” chỉ trở thành linh đạo sau khi đã kinh qua nhiều thế hệ. “Hiệu năng” của những phương cách ấy phải được chứng minh bằng cuộc sống thánh thiện của các bậc thầy có tầm cỡ, mà ngày nay được Giáo Hội tôn kính như mẫu mực.

Thánh tổ Biển Đức là một trong các bậc thầy đó. Các vi sáng lập Dòng Xitô, khi muốn khai trương một nếp sống đan tu tại vùng Xitô năm 1098, chỉ có một thỉnh nguyện duy nhất dâng lên Đức Hồng Y Hugue, Tổng giám mục Lyon, là muốn sống cách triệt để Tu Luật của thánh Biển Đức. Qua đây, chúng tôt dám khẳng định rằng linh đạo Xitô cũng là linh đạo Biển Đức được cụ thể hóa trong một môi trường mới.

Vậy đâu là những nét chính của linh đạo Biển Đức, và các nhà sáng lập Xitô đã tô đậm những nét nào?

Các học giả về Tu Luật Biển Đức thường cô đọng ý nghĩa inh đạo Biển Đức – được tình bày trong Lời Mở của Tu Luật – vào ba từ sau đây: Ausculta, Surge, perveries: Hãy lắng nghe, hãy chỗi dậy, con sẽ đạt tới”.

Qua ba từ ấy, rõ ràng thánh Biển Đức đặt các đan sĩ trong tư thế “lên đường”. Hãy lắng nghe nói lên thái độ tình thức của một người con, một người lính hay một người môn đệ Chúa Kitô. Cuộc đời đan sĩ, như những người trinh nữ khôn ngoan trong Tin Mừng, luôn sẵn sàng để ra đi đón chàng rể (x. Mt 25,1-13).                                                   

Vì thế vừa nghe gọi, họ đã chỗi dậy ngay “surge” dám giã từ gia đình, hoặc một nếp sống hay cả một nghề hái ra tiền như Giakêu, để lên đường theo Chúa Kitô. Cái gì đã giúp họ thực hiện một sự dứt bỏ quyết liệt như thế ? Thánh Biển Đức trả lời, cách gián tiếp, qua câu nói bất hủ: “Không lấy gì hơn Chúa Kitô”[2]. Tình yêu đối với Chúa Kitô là chất keo gắn chặt đan sĩ với Ngài đến nỗi, như Phaolô đã cảm nghiệm: dù sự sống hay sự chết cũng không tách rời họ được khỏi Thầy Chí Thánh (x. Rm 8,35).

Vừa chỗi dậy để đi theo Đức Kitô, đan sĩ nhận được “ánh sáng thần hóa” (deificatio). Chúa Thánh Thần đã đến tiếp tay, bằng cách giúp họ tự thanh tẩy để “tay sạch, lòng thanh”, vừa chiếu sáng vừa ban sức mạnh để thực hiện một cuộc tìm Chúa.

Tìm Chúa là tiêu đề của đời tu và yêu sách số một mà thánh Biển Đức đặt ra cho một “tân binh” đến đan viện xin “nhập cuộc”: “Hãy tìm hiểu xem ứng sinh có thực tâm tìm Chúa không”[3]. Thánh Bênađô cảm nhận cách sâu sắc câu Tu Luật này, khi ngài coi đó như phương cách thể hiện khát vọng nơi bản thân Kitô hữu. Ngài viết: “Hẳn thật, Thiên Chúa dựng nên các tâm hồn cốt để họ thông hiệp với Ngài. Ngài kích động họ để họ cảm thấy sự hiện diện của Ngài. Ngài cho họ một con tỉm để họ luôn khát khao Ngài”[4]

Và để khích lệ ta kiên trì trên đường tìm Chúa, thánh phụ Bênađô khuyên: “Anh em hãy tìm Nhan Thánh Chúa mãi mãi, vì khi Ngài đến với hồn ta, cửa trời sẽ rộng mở thênh thang để đón ta” [5]

Nhưng đâu là dấu chắc chắn ta đã gặp Chúa? Thánh Bênađô trả lời: “Điềm báo chắc của sự cảm nghiệm Thiên Chúa là khát vọng say nồng đang bùng dậy trong ta”. Hay “Anh em hãy nghiệm xem: anh em còn thẳng bước đi trên đường tìm Chúa chăng? Bởi chính Chúa đã phán: lòng ai tìm Chúa sẽ hớn hở vui mừng. Nếu anh em hân hoan giữa bao thử thách và khó nhọc, nếu anh em chạy mau không biết mệt mỏi trên đường giới răn Chúa, nếu tình trạng giữa con người xác thịt và con người thiêng liêng luôn được cải biến khả quan hơn lúc khởi đầu, thì đó là dấu chứng thực sự anh em đang chân thành tìm Chúa .”[6]

Niềm vui là nét nổi bật trong linh đạo Xitô mà Bênađô là bậc thầy. Với niềm vui ấy, đan sĩ lạc quan đi theo Chúa Kitô dưới sự hướng dẫn của Tin Mừng, vì chắc chắn sẽ “đạt tới”: Perveries!

Như vậy, phải chăng việc tìm Chúa mang tính hoàn toàn cá nhân, nghĩa là chỉ mưu tìm phần rỗi cho riêng mình? Linh đạo Biển Đức – Xitô trả lời: Không. Ngay đoạn đầu, thánh tổ Biển Đức đã xác quyết: “Ta chú tâm vào việc thiết lập đời cộng tu vì đó là loại đan sĩ hùng dũng nhất”53. Các nhà sáng lập Xi tô, đặc biệt thánh Stephano đã hiểu rõ thâm ý của thánh Biển Đức, nên trong Hiến Chương Bác Ai, ngay những câu đầu tiên, đã hô hào con cái ngài, không những trong cộng đoàn Xitô, mà trong các nhà trực thuộc, hãy duy trì sự hiệp nhất huynh đệ, qua đó họ tạo được một môi trường thích hợp cho việc tìm Chúa[7].

Nội dung của Hiến Chương Bác ái quảng diễn và làm sáng tỏ những gì thánh tổ Biển Đức trình bày trong đoạn 72 của Tu Luật Hẳn thật, đối với thánh Biển Đức cũng như đối với các nhà đặt nền móng cho linh đạo Xitô, việc tìm Chúa không thể nằm bên lề cộng đoàn[8], nhưng phải cụ thể hóa trong nội vi đan viện, bằng một tình mến quảng đại như Chúa Giêsu. Thánh Bênađô nổi như trách móc: “Bạn chớ nói: tôi sẽ sôhg cho Chúa Giêsu nhưng không cho anh em. Bởi vì Chúa Giêsu không những sống cho mọi người, mà còn chết cho mọi người. Vậy thì làm sao ta có thể sống cho Chứa Giêsu mà lại không quan tâm đến những người được Chúa Giêsu yêu tha thiết?”[9].

Nhưng thể hiện tình huynh đệ cộng đoàn như thế nào? Thánh Bênađô đưa ra những cách thế sau đây: Yêu anh em là chấp nhận mang gánh nặng[10];  yêu tha nhân là mưu cầu phần rỗi cho họ; yêu anh em là chia sẻ niềm vui đã nhận được trong đời sống thiêng liêng[11].

Để đôn đốc tình huynh đệ, thiết tưởng cần nhắc lại câu nói sau đây của “Vị Tiến Sĩ Chảy Mật”: “Bất cứ ai thực hiện tình huynh đệ với lòng bác ái trong sạch, chắc sẽ xứng đáng nhận một tình yêu khác cao quí hơn, đó là Thiên Chúa”[12].

Như thế cộng đoàn yêu thương cũng là một cộng đoàn tìm Chúa như hạnh phúc duy nhất, mà đan sĩ luôn khát tìm và mong đạt tới chỗ chứng nghiệm tình thương của Ngài ngay tại thế.

Nhưng với những điều kiện nào đây?

Thánh Bênađô đã nêu cao ba yếu tố sau đây như điều kiện của một đời chiêm niệm: “Lao động, thanh vắng và khó nghèo tu nguyn. Đó là du ch đặc thù cu đan sĩ, và đó cũng là những nét đẹp của đời tận hiến .[13]

Về lao động, thánh Bênađô chia sẻ một kinh nghiệm bản thân: “Cả trong khi lao động chân tay, chúng tôi đi tìm những của bất diệt, với điều kiện là chúng tôi lao động vì vâng lời và vì bác ái huynh đệ”[14].

Nhưng để lao động có thể dẫn tới chiêm niệm Thiên Chúa, các tổ phụ đan tu còn kèm theo một nếp sống thinh lặng. Ai có dịp tới thăm một đan viện Biển Đức hay Xitô đều cảm nhận một bầu khí trầm lặng và bình an. Các đan sĩ không làm gì khác hơn là bắt chước gương thầm lặng của trinh nữ Maria. Thánh Bênađô viết: “Ôi Trinh Nữ Maria, Người hãy vui lên và dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, vì người đã chọn được phần tuyệt hảo…Phải, Mẹ có phúc vì Mẹ lẳng nghe được tiếng thì thầm huyền diệu của cuộc trao đổi vô hình giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Mẹ đã nhận được tất cả những gì bí nhiệm mà Chúa chỉ tỏ bày cho những ai biết lắng nghe và mong chờ trong thinh lặng .”[15]

Một khi đã hội đủ các điều kiện vừa nêu trên, đan sĩ Biển Đức – Xitô sẽ đạt tới đích của cuộc tìm Chúa nhờ tác động thần hóa (deificatio) mà thánh phụ Biển Đức đã đề cập ngay đầu lời tựa của Tu Luật. Nhưng thần hóa là gì? Thánh Bênađô mô tả cuộc thần hóa đó qua một hình ảnh: “Linh hồn được thần hóa khác nào giọt nước. Sau khi rơi vào thùng rượu to lớn, sẽ được hòa tan và mang màu sắc cũng như mùi vị của rượu; hoặc như thanh sắt được vứt vào lò lửa, sẽ bắt lửa và rực đỏ lên như lửa”[16].     

Hai hình ảnh được thánh Bênađô dùng để mô tả sự thông hiệp trọn vẹn giữa linh hồn chiêm niệm và Thiên Chúa nói lên mục đích của mọi linh đạo Kitô giáo. Bất cứ con đường thiêng liêng nào đều phải dẫn tới sự thông hiệp thần bí, nghĩa là qua sự thông hiệp linh hồn cảm nghiệm một cách sâu sắc tình yêu của Thiên Chúa. Thánh Bênađô, bậc thầy vĩ đại trong linh đạo Kitô giáo đã khẳng định: “Thiên Chúa đã dựng nên con người không nhằm mục đích nào khác hơn là để họ thông hiệp với Ngài. Ngài sinh động họ để họ nhận diện được Ngài. Ngài cho họ một con tim để luôn khao khát Ngài[17].

 

KẾT LUẬN

Linh đạo Xitô có hướng đi rõ rệt: tìm Chúa, có môi trường thanh vắng và huynh đệ, có các phương tiện hoàn hảo là cầu nguyện và lao tác, có ánh sáng của Lectio Divina và sức thần hóa của Chúa Thánh Thần, có kinh nghiệm của bao đan sĩ đi trước. Chúng ta hôm nay cũng như các thế hệ hôm qua được mời gọi tiến bước trong linh đạo mà thánh tổ Biển Đức và các tổ phụ Xitô, đặc biệt qua thánh tiến sĩ chảy mật Benađô đã vạch ra. Tuy nhiên, như Đức Benedicto XVI nói trong thông điệp Spe Salvi, “Trong lãnh vực đạo đức người ta không có khả năng tích lũy (như trong khoa học và kinh tế), vì tự do của con người luôn mới và phải đưa ra những quyết định mới mẻ. Những quyết định này không đơn giản làm sẵn trước cho chúng ta, bởi những người khác….Dĩ nhiên các thế hệ mới có thể xây dựng trên kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước …Nhưng kho tàng đạo lý của con người không sắm sẵn như những khí cụ mà chúng ta dùng; nó hiện diện như một lời mời gọi đối với tự do và khả năng lựa chọn của chúng ta”[18]

 

 

 


 

[1] x. PC 3

[2] Tu Luật, Lời mở

[3]   TL 58, 7

[4]Thánh Bênađô, De Consỉderatione V, 24 i Thánh Bênađô, S.Div 1

[5] Thánh Bênađô, S.Div 1

[6] Sđd 4,2

[7] TL, chương I

[8] Cart. Caritatis 1

[9]   Thánh Bênađô, Sermo Dỉversa 33,6

[10]  Thánh Bênađô, Litt 73,2

[11]X. Cant 29,4-5

[12]Thánh Bênađô, Sermo Diversa 96,6.

[13] Thánh Bênađô, Epise 17

[14]   Thánh Bênađô, Sermo Div 27,2

[15] Thánh Bênađô, Sermo Div 27,2

[16] Thánh Bênađô, De Dilig. 28

[17]  De Conideratione 5,118

[18] Đức Benedicto XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 24

 

 

 

 

 

 

 

ĐAN VIỆN: TRƯỜNG HỌC PHỤNG SỰ THIÊN CHÚA

 

FM. Philipphe Hoàng Kim Tâm

Gilson viết trong cuốn “Thần học huyền bí” của Thánh Bênađô như sau: Các đan sĩ XiTô đã không hình thành một ý niệm trường lớp cho đời đan tu, nhưng hình thành một ý niệm đan tu cho đời học hỏi.
Thật vậy, ngay từ đầu, các học giả XiTô thường quan niệm đan viện là trường học với hai nghĩa: “đan viện là nơi người ta học và được dạy dỗ, hay là nơi ở đó đan sĩ thực thi những tác vụ chính yếu của mình nghĩa là tìm kiếm để cảm nghiệm được Thiên Chúa, đồng thời cũng là nơi được dành cho họ đế có thê đỏng khung công cuộc tổng hợp và nghiên cứu này.
Với quan niệm tổng quát về ý niệm học đường của đan viện mà tác giả cuốn “Đại xuất hành” (Exordium Magnum, chương 72) đã gọi đan viên là trường hoc Chúa Kitô (Schola Christi). Cha Thánh Bênađo dùng danh từ trường Chúa Kitô hay trường Chúa Cứu Thế (Schola Salvatoris) I
Thánh Guerico Viện Phụ Igny, được các học giả Xitô đặt tên cho là : “ Tiến sĩ của sự đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, đã gọi đan viện là trường Ngôi Lời (Schola Verbi), Ngài viết : Trong trường của Ngôi Lời người ta nghe Lời Chúa nói trong thinh lặng và tìm cách thực hiện Lời đó.
Cha Thánh Bênadô còn gọi đan viên là trường Chứa Thánh Thần. Ngài viết : “Đan viện là giảng đường của Chúa Thánh Thần, là nơi Chúa Thánh Thần phán và là nơi các đan sĩ lăng tai nghe điều Ngài phán”. Nhưng thiết tưởng không chỉ có thế mà đan viện ngôi trường được Chúa Thánh Thần hướng dẫn,tác động để thi hành đúng chức năng của cộng đòan và từng cá nhân.
Một quan niệm khác rất phổ biến trong nền linh đạo Xitô qua nhiều thời đại: Đan viện là trường học Đức ái (Scholl Caritatis) ở đó con người được hấp thụ tình yêu của Thiên Chúa và đồng thời thể hiện tình yêu ấy cách thiêt thực với Thiên Chúa và đồng loại.
Quan niệm này được Guillaume de Saint Thiery nhấn mạnh trong thiên khảo luận về bản chât và phâm cách của tình yêu. Một học giả khác của Xitô là Jean de Ford trong thiên chú giải về sách Diệu Ca, cũng như Thánh nữ Gertrude trong tác phẩm linh thao số 5 (Exercitu spritualia,5) gọi đan viên là trường hoc vêu thương (Schola Amoris) trong đó mọi người được hướng dẫn để yêu thương đồng thời đón nhận tình yêu từ Thiên Chúa và từ tha nhân. Vì thế các học giả Xitô xem Schola Caritatis hay Schola Amoris là một đặc trưng khẳng định đặc tính của linh đạo Xitô.
Sách Đại xuất hành cũng gọi đan viên là trường của Giáo Hôi thời sơ khai (Schola Ecclesiae primitivae 1,2) gợi nhớ một cuộc sông Giáo Hội được mô tả trong sách Công Vụ Các Tông Đô, các đan sĩ cân noi gương các môn đệ sống tinh thần phó thác, khó nghèo, coi của cải vật chất là của chung, sống chan hòa tình huynh đệ theo tiêu chuẩn Thầy Chí Thánh là Đức Kitô đề ra.
Chân Phước Guerico của đan viện Igny trong bài giảng lễ Cha Thánh Biên Đức, 1,4 và viện phụ Adam của đan viện Perseigne gọi đan viên là trường hoc khôn ngoan Chứa Kitô (Schola Philosophioe Christianoe) I là trường dạy ta sự khôn ngoan thật, mà sự khôn ngoan này giúp ta nếm hưởng được Thiên Chúa. Thật vậy, vì sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, nên mới có thể giúp ta quay về với Ngài, yêu mến Ngài, nếm hưởng và hiệp nhất với Ngài.
Guilluame de Saint Thierry trong tác phẩm Hạnh Cha Thánh Bênađô gọi đan viên là trường học thiêng liêng (Schola studiorum Spiritualium) ở đó người ta được học các môn giúp phát huy năng lực đê có thể thông dự vào đời sống thần linh. Trở lại với Cha Thánh Bênađô quan niệm về đan viện trong lãnh vực đào tạo các đan sĩ nên một người chuyên chăm phụng sự Chúa đã quan niệm đan viện là:
* Trường của Chúa (Schola Dei): trong đan viện, chúng ta được Chúa dạy đồng thời hấp thụ những kiến thức thiết yếu để phụng sự và hoàn thiện chính minh.
* Trường đạo đức: là nơi chuyên môn đào tạo những con người đạo đức để tiến tới vững chắc trên con đừơng hòan thiện.
* Trường luyện nhân đức: là nơi huấn luyện các đan sĩ về những đức tính để kiện toàn nhân cách, phẩm hạnh đặc biệt là nhân đức khiêm nhường. Vì thế, Ngài cũng gọi đan viên là trường học khiêm tốn (Schola Humilitatis) khi viết về Mẹ Maria, ca ngợi Mẹ tuyên dương Mẹ là gương mẫu sông động nhất của sự khiêm nhường. Trong thiên khảo luận về các bậc khiêm nhường (VII, 21), chính Cha Thánh Bênađô đã gọi đích danh đan viên là trường học khiêm nhường. Viện phụ Gilbert của đan viện Hoyland trong tập chú giải về sách Diệu Ca (Cant 20,7) cũng đã gọi đan viện là trường học khiêm nhường.
Một học giả khác khá nổi tiếng của Xitô là Jean de Ford (1145-1214), khi chú giải về sách Diệu Ca (76,5) đã gọi đan viện là trường học về chuẩn mưc (Schola Disciplinoe) nơi đó đào tạo nên những người biêt sống chừng mực ứxeo qui luật, đông thời hướng dẫn các đan sĩ trung thành với đặc sủng của mình.
Noi khác, trong tác phẩm trên, Ngài gọi đan viện là trường của các vi hưđng dẫn đòi sống kỷ cương (Schola magisterii, Cant7,1).
Với quan điểm đan viện là trường học mà Cha Thánh Biển Đức khi gọi đan viện là trường học phụng sự Chúa. Với hai góc nhìn : nhìn về Thiên Chúa là trường dạy cho đan sĩ biết Thiên Chúa yêu thương con người và đã “phục vụ” con người như thế nào? Nhìn về con người để nhận biết đan sĩ phải làm gi để phụng sự Thiên Chúa, nghĩa là đan sĩ phải vận dụng tất cả những gì tiềm ẩn trong cộng đoàn mình đang sống, những thuận lợi và cả những gì không thuận lợi để phụng sự Thiên Chúa cho đúng. Vì thế, theo Edmond Mickers, trong trường học này người ta đào tạo đan sĩ dưới 4 chủ đề chính:
– Về nhân học Xitô.
– Về tu đức Xitô
– Về linh thánh Xitô.
– Về sự cảm nghiệm được Thiên Chúa của Xitô.

1.Trước tiên là học về con người, về linh hôn và các khả năng. Con người đan sĩ, con người cụ thê là con người tìm kiêm Thiên Chúa theo mô hình của Đức Kytô. Con người ấy hiện thực và cụ thể với những tài năng Thiên Chúạ ban cho cùng với những khác biệt nhau, thêm vào đó là lầm lỗi, khiếm khuyết mọi mặt. Con người được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được mời gọi hiệp thông với Ngài, đồng thời bị gãy đổ do tội lỗi, yếu hèn, mò mẫm trong đêm đen của vô thức và yếu nhược. Như Gillbert de Hoyland đề cập đến trong thiên chú giải sách Diệu Ca (Cant 1-3), cho rằng con người tò mò hướng chiều về những thực tại trần thế.
Dầu vậy, con người cũng có được những khả năng cơ bản từ bẩm sinh có thể nhận biết và yêu thương mọi sự và hướng về điều thiện hảo (Chân phước Aelredo rất nhấn mạnh điều này). Khả năng đón nhận và lan tỏa tình yêu dù bị tội lỗi làm lu mờ vẫn không bị tiêu hủy hoàn toàn. Trái lại, tận trong đáy lòng mình, con người vẫn có mãnh lực vươn tới Chúa, hướng về Chúa là cội nguồn của mình. Không thể chối cãi vai trò của Ân Sủng ữong quá trình trở về với Chúa, nhưng cũng không phủ nhận sự cố gắng của con người, và chính sự cố gắng này cũng là một ân sùng rồi. Đây là tính lạc quan của linh đạo Xitô mà nhiều học giả Xitô đã khẳng định và quảng bá. Chăng hạn như Thánh Bênađô, Guillaume de Saint Thierry, Aelredo, Isaac của đan viện Ngôi Sao v.v… Các vị này đều là những học giả uyên thâm của thế kỷ XII, XIII.
Con người hướng về Thiên Chúa như là hướng về cội nguồn của mình là tư tưởng chủ đạo của Guillaume de Saint Thierry, nên các nhà chuyên môn đặt cho Ngài biệt danh là Tiên Sĩ chiêm niệm (Doctor Contemplativiis). Từ trường học Xitô đã phát sinh linh đạo Xitô, một linh đạo tự bản chất là lạc quan, nó bao hàm toàn diện con người, tận trong thâm tâm sâu thẳm, trong hành động hướng về cùng đích của mình.

 

2.Tu đức Xitô: Không thể hiểu tu đức theo nghĩa hẹp và độc chiêu. Con ngườI được giải thoát khỏi sự dữ, lấy lại hình ảnh của Thiên Chúa nơi mình, là hoa trái của một quá trình tu đức lâu dài và công phu, là một cuộc trở về liên lỉ (Conversion) hay gọi là hoán cải (Compunitio) mà xưa kia gọi là luyện tập nhân đức và việc phục vụ tha nhân. Trước hết phải loại bổ điều tiêu cực lf loại trừ, xa lánh, vượt thoát ra khỏi đời vô thường hữu hình và vô hình. Từ xưa các ngài đã cho cõi đời này là nguyên nhân của những xáo trộn với những tham sân, si của nó. Vì vậy mà điều đầu tiên cần làm là xa lánh trần tục để có thể gặp gỡ Đức Kitô và qua Ngài đến với Chúa Cha. Từ giã trần tục rồi con người còn phải hồi hướng, mà tiếng chuyên môn bên Tây phương là hiện diện với chính mình (Habitare Secum) để khkám phá những kho tàng ẩn chứa tại cõi thâm sâu của lòng mình. Vì thế, trở về, tự hối và hồi hướng là bước đầu và căn bản của đời tu để có thể đi sâu vào THiên Chúa triệt để hơn . Khía cạnh tích cực là không ngừng luyện tập các nhân đức để biến hóa con người đồng hình đồng dạng với Đức Kitô để có thể đi sâu vào Thiên Chúa triệt để hơn. Khía cạnh tích cực là không ngừng luyện tập các nhân đức để biến hóa con người đồng hình đồng dạng với Đức Kitô: các nhân đức đối thần và phong hóa, thêm vào đó những nhân đức thiết yếu cho đời đan tu là: vâng phục, khiêm nhu, trầm lăng, bác ái huynh đệ trong khung cảnh cộng đoàn đang sống. Môi trường đan viện cung cấp cơ hội thuận lợi nhất để đan sĩ thể hiện cuộc sống mang linh đạo Xitô: đó là trung thành giữ luật Cha Thánh Biển Đức giữ Hiến Pháp, Thói Lệ cùng với những sinh hoạt hang ngày như lao động, chay tịnh, thức khuya dậy sớm, cô tịch, đơn sơ nghèo khó, việc bổn phận, phục vụ, bác ái nghiên cứu học hỏi, suy tư cầu nguyện để tiến tói mức cao hơn trong chiêm niệm, khả dĩ phát huy mức đô đức ái, qui hướng đức ái, trong vương quốc đức ái hầu phát trển tiềm năng đức ái. Trong đó linh hồn tìm được sư an nghỉ trọn vẹn và sâu sắc nhất của tiềm năng con người; hay như Thánh Aelredo và cả Gillbert de Hoyland, và viện phụ Jean de Ford mô tả qua hai từ Latinh “Quies” = An nghi, và “Tranquillitas” = An định trước tôn nhan Chúa. Đây là cảm nghiệm sống động về Thiên Chúa mà con người có thể hưởng nếm được.

3. Cảm quan Xitô về sự linh thánh: Điểm quan trọng này dựa trên 3 trật tự đầu tiên là trật tự Thần học, thứ đến là yếu tố Bí Tích và thứ 3 là qui Kitô. Trong khung cảnh của Lịch Sử Cứu Độ, một đan sĩ phải hiện thực hóa chính cuộc sống mình, đưa nó về với Thiên Chúa. Được Đức Kitô cứu chuộc, đan sĩ phải hiệp nhât đê được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô và qua Ngài đến với Thiên Chúa Cha.Với các học giả Xitô ban đầu (Thế kỷ 12-13) mầu nhiệm cứu chuộc là trung tâm. Bởi lẽ khuôn mặt Đức Kitô là trung tâm của tu luật Biển Đức. Ngôi Lời nhập thể qua con người của Đức Kitô, mang thân phận con người, chỉ trừ tội lỗi: nào là mỏng dòn, yếu đuối, khổ đau. Qua cuộc khổ nạn bao hàm khổ đau và cái chết Ngài giải thoát và tôn vinh thân phận làm người bị khuất phục bởi tội lỗi và cái chết. Qua sự Phục Sinh, Ngài đã đem nhân loại về với Chúa Cha, vì thế truyền thống Xitô về mầu nhiệm này được nhấn mạnh qua các tâm tình:

 

a.Tôn kính nhân tính Đức Kitô: Được xem như là một Bí Tích, là dấu chỉ và mầu nhiệm Chúa hiện diện, sự tôn kính này là giai đoạn khởi đầu, hay một phương thế thiết yếu để cảm nghiệm được Thiên Chúa trong Đức Tin, qua kiểu nói của Thánh Bênađô: “Qua Đức Kitô là người đến Đức Kitô là Thiên Chúa”. Việc sùng kính này được cụ thể qua việc tôn thờ Bí Tích Thánh Thể, tôn sùng Thánh Tâm, ngắm đàng Thánh Giá v.v.. Thứ đến là vai trò của Đức Kitô trung gian duy nhất của Thiên Chúa và lòai người. Qua bản tính nhân loại, Đức Kitô là trung gian vô thủy vô chung. Vì thê, có thể nói mầu nhiệm nhập thể là rất quan trọng đối với các học giả Xitô, với mầu nhiệm Ngôi hiệp — cùng với các chủ đề lớn khác nữa là: mầu nhiệm cứu chuộc và Phục Sinh. Rồi đến vai trò trung gian của Đức Mẹ trong các mầu nhiệm này, là trung gian qua việc tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa Con, qua lời chuyển cầu, đồng thời Mẹ cũng là trung gian mô hình mẫu, là Mẹ của Giáo Hội và của mỗi tín hữu. Các học giả Xitô đã dựa trên những nên tảng Tín lý trên để xây dựng lòng sùng kính đối với Mẹ Maria. Cho đến ngày nay rất nhiều Hội dòng, nhiều đan viện mang tước hiệu của Mẹ. Hội dòng Xitô Thánh Gia chẳng hạn, Hiến Pháp qui định mọi nhà nguyện trong Hội Dòng đều xây dựng để dâng kính Đức Maria

b.Theo gương Chúa Giêsu: Quy Kitô với ý nghĩa đích thực và cụ thể trong từng giây phút của cuộc sống. Trong đan viện, đan sĩ được đào tạo theo một mô hình lý tưởng nhất là Đức Kitô. Không phải chỉ vì Ngài là mẫu gương cho đan sĩ noi theo, nhưng còn hơn thế nữa theo nghĩa vì Ngài là hình ảnh Chuá Cha, là mức độ tái tạo hình ảnh Thiên Chúa trong mỗi nhân linh. Theo việnphụ Guerico của đan viện Igny, kiểu nói “forma Christi in nobia” (hình dạng Chúa Kitô trong chúng ta) bao gồm việc noi gương Ngài trong cuộc sống đạo đức, trong khổ nạn, trong cái chết và cả trong sự phục sinh để được sức mạnh đến mức thiện toàn cùng với Chúa Con. Dĩ nhiên mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và Chúa Thánh Thần cũng được đề cập đến trong nhiều thiên khảo luận, trong các bài giảng các mùa Phụng Vụ và trong chú giải Kinh Thánh, nhất là sách Diệu Ca.

c. Chứng ngộ về Thiên Chúa: yếu tố sau cùng trong công cuộc đào tạo đan sĩ là để giúp họ chứng ngộ được Thiên Chúa. Đây là mục đích của tiến trình cuối cùng giúp đan sĩ triển nở trọn vẹn trong tình yêu trong tái tạo để đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong Thiên Chúa và kết hợp với Thiên Chúa, về yếu tố này các học giả của chúng ta triển khai rất phong phú dưới nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh minh họa rất khác nhau. Nhưng dầu sao các vị đều cũng vẫn không quên giới hạn của chính mình. Bởi lẽ dù có kết hợp với Chúa mật thiết đến đâu thì vẫn trong thân phận làm người. Vì thế lắm lúc còn phải mò mẫm trong đêm tối của Đức Tin để có kinh nghiệm sâu sắc về tình trạng đêm tối này, và để có kinh nghiệm này cần có một sự kết hợp hài hòa giữa trí khôn, tinh yêu và Đức Tin. Đây là những chủ đề mà Gillbert de Hoỵland, viện phụ Jean de Ford, trong các thiên chú giải vê sách Diệu Ca khát khao tìm kiếm, khát khao nhận thức rõ rệt các mầu nhiệm của Chúa trong Đức Tin là những bước chuẩn bị cần thiết để đón nhận hồng ân chứng ngộ về Thiên Chúa.
Đồng thòi chúng ta đừng quên rằng sự chứng ngộ về Thiên Chúa hiểu biết mật thiết với những chứng ngộ về tha nhân như tình bác ái, tinh thần phục vụ, lòng quảng đại, hy sinh,v.v.. Dĩ nhiên, để thực hiện những điều này cần phải thực thi những đòi hỏi liên quan đến tha nhân như các bổn phận trong cộng đoàn, thể hiện tình huynh đệ thanh khiết như tu luật Cha Thánh Biển Đức qui định. Đồng thời các sinh hoạt cộng đoàn cần được tham gia và thực thi trọn yẹn như thói lệ, khổ chế, tu đức, thinh lặng, cô tịch, Phụng Vụ, đọc sách thiêng liêng, lao động chân tay và trí óc v.v.. và khi trung thành vói những sinh hoạt đan tu, đan sĩ được hưởng kiến Thiên Chúa , hợp nhất trong tinh thần với Chúa, được bình an, tĩnh lặng trong Chúa, an định, hoan lạc và chiêm ngắm Thiên Chúa. Ai là người đạt được những chuẩn mực trên? Theo các học giả Xitô, có 4 vị được nêu tên như là bậc đại tiến sĩ (Grands docteurs de Citeaux) (lưu ý là tiến sĩ Xitô chứ không phải tiến sĩ Giáo Hội).
-Cha Thánh Bênađô: là vị tiến sĩ Hội Thánh, chính Ngài đã vận dụng các bộ môn và tinh thần của Xitô tiên khởi và là sinh viên thành công ban đầu của trường Xitô. Được mệnh danh là tiến sĩ chảy mật. Hy vọng chúng ta có những khảo cứu sâu rộng về vị thánh này.
-Guillaume de Saint Thierry: vị này đồng thời với Cha Thánh Bênađô, và cùng đồng hành với ngài, người ta xem ngài vừa là thầy vừa là đệ tử của Cha Thánh Bênađô. Guillaum de Saint Thierry được mệnh danh là tiến sĩ chiêm niệm (Doctor Contemplationis). So với Thánh Bênađô, học giả này ẩn khuất hơn, nên ít nổi tiếng, nhưng rất sâu sắc trong các tác phẩm của ngài nhất là khi chú giải về sách Diệu Ca, các thư tịch và các bài giảng của ngài.
-Aelred de Rievaulx: Được mệnh danh về đức ái (Doctor Charitatis) với các tác phẩm bàn về linh hồn (De anime), một số thư từ, các thiên khảo luận cho thấy ngài xứng đáng mang danh là tiến sĩ về đức ái
-Guerico của đan viện Igny: Được các học giả gán cho biệt danh là tiến sĩ đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Với lối văn trong sáng và súc tích, Ngài trình bày giáo thuyết xoay quanh việc noi gương Chúa Kitô được đồng hình đồng dạng với Ngài. Xứng danh là nhà học giả Xitô đóng góp gia tài suy tư về tình yêu Chúa Kitô.
– Ngoài ra còn nhiều tác giả khác nữa như: Isaac của đan viện Ngôi Sao (mất năm 1178). Gần đây nhất có Cha Thomas Merton. Học giả nữ có thánh Gertude (1256- 1301). thánh nữ Mechtilde (124-1299). Các vị này đã xây nên, triển khai và ứng dụng gia tài linh đạo Xitô xứng đáng cho hậu thế học hỏi, noi theo và bổ sung thêm để mưu ích cho mình và lưu truyền cho hậu thế. Những tác nhân trong trường học linh đạo Xitô thiết tưởng chúng ta không cần tìm đâu xa, chính Giáo Hội đã khẳng định cho ta cách chính xác những tác nhân trong trừơng học Xitô trong huấn thị về việc đào tạo trong các Hội Dòng (Potissimuus institutioni ra ngày 02 tháng 02 năm 1990) xác định như sau từ số 19 đến 30:
+ Chúa Thánh Thần (số 19)
+ Đức Trinh Nữ Maria( số 20)
+ Giáo Hội và cảm thức của Giáo Hội (số 21 đên 25)
+ Cộng đoàn (số 26 đến 28)
+ Và sau cùng chính tu sĩ chịu trách nhiệm vê sự luyện của chính mình (số 29)
Như vậy một đan sĩ được trang bị khá đầy đủ phương tiện có thể cỏ được để giúp mình thăng tiến trong trường học phụng sự Chúa. Chúng ta cũng phải chân nhận rằng ngoài Thiên Chúa, chẳng có một đan viện nào ở trần gian có thể có đủ phương tiện và môi trường lý tưởng tuyệt đối trong việc huấn luyện, vấn đề là mỗi đan sĩ có đủ kiên tâm và đủ sáng kiến để nắm lấy những gì có được để hoàn thiện chính minh.

Tháng hoa 2008

 

 

 

 

ƠN GỌI CHIÊM NIỆM ĐAN TU

 Bảo Lộc

1.KHẢ NĂNG CHIÊM NIỆM
Khái quát mà nói, đã là người thì dù là Đông hay Tây, Kim hay cổ, ai cũng bị chi phôi bởi quy luật “Đại Đồng” và “Tiểu Dị”, nghĩa là mọi người đều giông nhau ở cái lớn mà khác nhau ở cái nhỏ. “Cái lớn” nói đây là cái gì? Thưa: đó là những đặc tính tạo nên nội hàm của khái niệm “người”. Chẳng hạn: có linh hồn, có thể xác, có lý trí, có ý chí, có tự do.v.v…Nếu thiếu một trong những đặc tính ây, tất không cồn là người nữa. Còn “Cái nhỏ” là gì? Thưa: là những cái tùy thể, những khía cạnh phụ thuộc của các đặc tính kia. Thí dụ: đã là người, ai cũng có lý trí, nhưng khác nhau ở mức độ bẩm thụ về khả năng ấy. Người bẩm thụ lý trí ở mức độ cao tất trở thành nhà bác học, triết gia…Còn người bẩm thụ kém sẽ là kẻ ngu si đần độn…
Vậy tin, đã là người, ai cũng có lý trí. Mà đã có lý trí, tất có khả năng suy tư, suy niệm, tức là khả năng tìm kiếm và nhận thức chân lý. Như vậy, nếu đã có khả năng suy niệm, tất cũng có khả năng chiêm niệm. Nếu chiêm niệm chỉ gồm hai công việc ây thì hẳn ai cũng có khả năng ây. Có khác nhau chăng cũng chỉ là về tầm mức cao thấp mà thôi. Nếu các triết gia và nhà thần bí đạt tới những chiêm niệm cao siêu thì những người dân quê ít học cũng có thể có những chiêm niệm ở mức độ thấp. Trong lúc nhà bác học Newton sung sướng nhìn ngắm chân lý của định luật “vạn vật hấp dẫn”do ông vừa khám phá thì một bác nông dân cũng hân hoan chiêm ngưỡng một chân lý gần gũi mà bác đã nhận thức được trong cuộc sống thường ngày. Câu chuyện sau đây là một ví dụ: Một bác nông dân chất phác nọ không ngừng thắc mắc về cây bí và cây dẻ. Bác tự hỏi: “Tại sao cây bí vừa nhỏ vừa yếu phải bò ở mặt đất lai sinh những quả to lớn quá chừng trong lúc cây dẻ to cao và lue lưỡng lại sình những quả bé tí và nằm mãi ở trên cao?” Bác thầm nghĩ Tạo Hóa đã sơ suất ít ra trong trường hợp này Nhưng một buổi trưa nọ, đang lúc đương ngủ say ở gốc cây dẻ bác bỗng vùng thức dậy vì một vật gì rơi trúng mặt. Sờ mũi thấy máu chảy, nhìn quanh một lát, bác mới khám phá được sự thật. “Thủ phạm” chính là hạt dẻ. Bác giật mình: “May quá là may! Chỉ là hạt dẻ nhỏ bé. Là quả bí chắc mình đã vỡ đầu! Hú vía!… Thế là bác tỉnh ngộ. Quả thật Tạo Hóa vô cùng khôn ngoan và quyền phép, đã an bài mọi sự cách vô cùng tốt đẹp. Và bác vô cùng sung sướng vì nhận thức được chân lý “cao siêu” đó, nên: “Vừa đi vừa nói trầm trồ,
Chúa sinh muôn vật, cơ đồ khéo thay!”

 

2.KHUYNH HƯỞNG CHIÊM NIỆM
Như đã nói trên, chiêm niệm là một khả năng chung cho mọi người. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng này có rất nhiều trình độ khác nhau, từ thấp lên cao, từ người này sang người khác. Nơi người này, đó là một khả năng rất yếu ớt, chỉ họa hoằn mới xuất đầu lộ diện và xoay quanh những chân lý gần và thấp. Nơi người khác, nó mạnh mẽ hơn, do đó năng xuất hiện hơn và hướng về những chân lý cao xa hơn. Nhưng nơi nhiều người khác, chiêm niệm không chỉ là một khả năng nhưng còn là một sự yêu thích, một ham muốn như người ta ham thích thơ ca, âm nhạc vậy. Đây là hạng người có khuynh hướng chiêm niệm, tức là hạng người mang trong mình một động lực tâm lý bẩm sinh, tuy có tính cách vô thức, nhưng nó chi phối tất cả đời sống tâm lý của họ.
Những tâm hồn có khuynh hướng chiêm niệm này thường khao khát nhận thức và chiêm ngưỡng những chân lý có tính cách bao quát và sâu xa, liên quan đến nguyên lý tối sơ của vũ trụ, cứu cánh tối hậu của muôn loài và bản chất sâu xa của sự vật. Vũ trũ này sẽ đi về đâu? Cuộc đời được cấu tạo để làm gì? Đời có đáng sống không? Định mệnh con người ra sao? Vật chất là gì? Tinh thần là gì? v.v. Đó là những câu hỏi chủ yếu và hạng người trên thường đặt ra cho chính mình.
Một số người khác, thường là ít ỏi, khuynh hướng chiêm niệm có tính cách mãnh liệt đến nỗi trở thành một nhu cầu, thậm chí một đam mê, chi phối quyết liệt tất cả đời sống tâm lý của họ. Đối với hạng người này, chiêm niệm là một đòi hỏi cấp bách, không kém gì nhu cầu ăn uống. Nếu trung thành phát huy đặc điểm tâm lý này, họ sẽ trở nên những nhà chiêm niệm lớn.

 

3.CHIÊM NIỆM TỰ NHIÊN VÀ CHIÊM NIỆM SIÊU NHIÊN
Chúng ta thật là thiếu sót nếu bàn đến chiêm niệm mà không lưu ý rằng có hai thứ chiêm niệm khác nhau, chiêm niệm tự nhiên và chiêm niệm siêu nhiên.
Chiêm niệm tự nhiên là loại chiêm niệm trong đó người ta chỉ vận dụng khả năng của trí khôn mình để khám phá và nhận thức chân lý chứ không dựa vào ân sủng và mạc khải của Thiên Chúa.
Theo chủ nghĩa Platon, chiêm niệm đồng nghĩa với trực giác thuần lý. Nhưng từ khi chủ nghĩa Tân-Platon xuất hiện, chiêm niệm mang một ý nghĩa khác với trực giác, bởi lẽ trực giác không chỉ nhận biết đối tượng mà còn thưởng thức nó.
Còn thánh Bênađô, “chiêm niệm là nâng lòng lên với Chúa”. Câu định nghĩa này tuy ngắn gọn, nhưng cũng rất đầy đủ ý nghĩa về chiêm niệm. Đối với ngài, Thiên Chúa là “Chân Lý Tuyệt Đối”, là nguồn mạch mọi chân lý. Do đó, chiêm niệm là gì nếu không phải là nâng cả “trí” lẫn “lòng” lên với Chân Lý Tuyệt Đối ấy. Nâng “trí” lên để nhận thức và nâng “lòng” lên để nếm hưởng và nhìn ngắm, ôi! Còn gì sung sướng cho bằng nhìn ngắm Thiên Chúa là Chân Lý Tuyệt Đối đồng thời là nguồn mạch mọi chân lý.
Ta thấy các nhà chiêm niệm tự nhiên đặt nền tảng trên khả năng hữu hạn của lý con người nên khó tránh khỏi những bất toàn, thậm chí sai lạc. Do đó lý trí con người cần được sự hướng dẫn của ánh sáng chiêm niệm siêu nhiên, tức là ánh sáng của Mặc khải. Tuy nhiên, chiêm niệm siêu nhiên cũng phải quan tâm tìm hiểu những nỗ lực tìm kiếm của các nhà chiêm niệm tự nhiên để sẵn sàng đón nhận những khám phá đặc sắc của họ. Bởi vì ngoài mặc khải siêu nhiên, Thiên Chúa còn ban mặc khải tự nhiên. Trong trường hợp này, thế giới thụ tạo tự nhiên sẽ là trung gian để Thiên Chúa thông ban chính mình cho nhân loại. Chính nhờ nguồn mặc khải này, mà các nhà chiêm niệm tự nhiên có thể biết được nhiều điều về Thiên Chúa, như lời Thánh Phaolô quả quyết: “Những gì người ta không thể nhìn thấy được nơỉ Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Ngài thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn người ta có thể nhìn thấy được qua những công trình của Ngài” (Rml, 20).
Như vậy, chiêm niệm tự nhiên và chiêm niệm siêu nhiên không những không khai trừ nhau mà còn có thể giúp đỡ nhau khám phá và nắm bắt chân lý.

 

4.ƠN GỌI CHIÊM NIỆM
Người ta thường căn cứ vào sở thích, tức khuynh hướng tự nhiên của mình để chọn nghề hoặc dân thân vào một đời sống nào đó. Chẳng hạn, có khuynh hướng thích chữa bệnh để phục vụ sức khỏe của đồng loại, người ta sẽ chuyên về ngành y để làm bác sĩ. về vân đề chiêm niệm cũng vậy, nếu yêu thích tìm kiếm và nếm hưởng chân lý, người ta sẽ chuyên nghiên cứu về triết học, thần học hoặc một nghề nào đó giúp họ có điều kiện thuận lợi cho việc suy tư. Riêng đôi với người Công Giáo, khi cảm thấy mình ham thích chiêm niệm, họ cần phải giải quyết vần đề quan trọng. Đó là vấn đề ơn gọi. Họ phải tự hỏi: phải chăng tôi có ơn gọi chiêm niệm, tức là ơn gọi trở thành đan sĩ chiêm niệm? ơn gọi ấy phát xuất thực sự từ Thiên Chúa hay chỉ là một ảo tưởng chủ quan? Ham thích có tính cách bền vững hay chỉ là một tâm trạng nhất thời? Và còn nhiều câu hỏi khác nữa mà họ phải giải đáp liên quan đến ơn gọi đan tu chiêm niệm. Khi trả lời cho những câu hỏi ấy tức là lúc thẩm định lại ơn gọi của mình. Nói cách khác, họ phải tìm ra những dấu chỉ chứng tỏ Thiên Chúa đã kêu gọi mình và mình có khả năng đáp ứng. Đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi vì, muốn sống bậc tu trì, không phải hễ mình muôn là được. Điều quan trọng là Chúa có gọi mình không? Trong Cựu Ước, ai được làm ngôn sứ phải có ơn Chúa chọn lựa, nếu không chỉ là ngôn sứ giả. Khi gọi ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa đã nói: “Trước khi tạo dựng con trong lòng mẹ, Ta đã biết con, trước khi con sinh ra, Ta đã thánh hóa con. Ta đã chỉ định con làm ngôn sứ cho các dân nước” (Gr 1, 4-5). Điều này cũng được xác định nơi chính Chúa Giêsu nói: “Không phải các con đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn các con và đã đặt các con để các con ra đi và thu nhiều hoa trái (Ga 15,16). Nhưng để thẩm định ơn gọi, người ta có thể trải qua bốn phương cách sau đây: Cầu nguyện, chính là chìa khóa của ơn gọi; Suy nghĩ, tức là vận dụng lý trí để đào sâu vấn đề về mặt khách quan cũng như chủ quan; Tìm hiểu, tức là nghiên cứu sách báo, tài liệu… để nắm vững ơn gọi của mình; Tham vấn, nghĩa là bàn hỏi với các bậc giàu kinh nghiệm, nhất là cha linh hướng để được soi sáng và hướng dẫn kỹ càng.

 

5. NHỮNG ƠN GỌI CHIÊM NIỆM ĐẶC BIỆT
Nghiên cứu hạnh tích các thánh, ta nhận thấy rằng những thánh đan tu nổi tiếng thường là những vị có khuynh hướng chiêm niệm mạnh, chẳng hạn như thánh Phaolô, thánh Antôn, thánh Pacomio… đặc biệt nhất là thánh Biển Đức, người soạn thảo cuốn Tu luật thời danh và được suy tôn là Tổ Phụ các đan sĩ Tây Phương.
Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ kỳ lạ. Một số người có khuynh hướng hoạt động rất mạnh, nhưng sau một thời gian hăng hái lao mình vào đời sống hoạt động, bỗng nhiên một ngày nào đó, họ đột ngột chuyển qua nếp sống chiêm niệm và trở thành những nhà chiêm niệm tầm cỡ. đâu là nguyên nhân của những cuộc biến đổi kỳ diệu ấy; đức tin trả lời rằng đó là công trình kỳ diệu của ân sủng. Vâng, đúng thế. Chỉ có Thiên Chúa mới có khả năng làm nên những việc siêu phàm như vậy.
Về ơn gọi đặc biệt này, trước tiên phải kể đến trường hợp thánh Phaolo. Ngài vốn là một thanh niên say mê hoạt động: say mê bảo vệ Do Thái giáo, cũng như say mê tiêu diệt Kitô giáo mà người ta cho là kẻ thù của Do Thái Giáo. Thế nhưng, sau biến cố ngã ngựa trước cổng thành Damas, Ngài đã được Chúa Giêsu biến đổi thành một nhà chiêm niệm. Sau khi chịu phép Thánh tẩy, ngài đã qua sa mạc Ả Rập để sống đời chiêm niệm ở đó suốt hai năm. Sau đó, Thánh nhân lại trở về Tác xô là quê hương và sông ẩn dật trong 10 năm (34-44). Thế là Ngài đã sống đời chiêm niệm suốt trong 12 năm trước khi vâng lệnh Chúa trở về đời sống hoạt động tông đồ. Chính vì thế, sau này Thánh Phaolô không những được xứng tụng là “Tông đồ dân ngoại” là “Tông đồ cột trụ” của Giáo Hội mà còn được suy tôn là “nhà chiêm niệm số một” của thê giới Kitô giáo. Từ cuộc sống chiêm niệm đó, ngài đã cảm nghiệm: “Tôi sông không còn phải là tôi, nhưng là Đức Kitô sống trong tôi” (GI 2,20).
Gần với thời đại chúng ta có trường hợp Cha Huard, người Pháp, mất năm 1954, cũng rất hy hữu. Ngài là một linh mục triều thừa sai, rất hăng say trong hoạt động tông đồ, nhưng cuối cùng đã trở thành Đan sĩ và sáng lập Đan Viện Pieưe-qui-Vire là Đan viện đứng hàng đầu của Hội Dòng Subiaco, một Đan viện lớn nhất trong các Đan viện hiện đại ở Pháp.
Vấn đề này quả là hấp dẫn nhưng khuôn khổ của bài viết không cho phép ta đào sâu nó ở đây. Chủ đích của ta khi nêu lên vấn đề này là cốt để có cơ hội nhắc lại một ơn gọi vô cùng đặc biệt mà Giáo Hội Việt Nam sẽ ghi nhớ đến muôn đời, đó là ơn gọi của cha Henri Denis Thuận (1880-1933). Ngài vốn rất ham thích hoạt động tông đồ, đến nỗi, tuy là người con độc nhất của gia đình, Ngài vẫn không ngần ngại xin cha mẹ cho vào chủng viện để làm linh mục. Nhưng ngài vẫn chưa thỏa mãn khát vọng truyền giáo, nên đã xin gia nhập Hội Thừa Sai Paris để đi giảng đạo ở nước ngoài. Ngài qua Việt Nam năm 1903, và một điều hết sức kỳ diệu đã xảy ra: không những Ngài đem hạt giống Phúc Âm gieo vãi trên đất Việt Nam mà còn tặng cho Giáo Hội Việt Nam một món quà đúng hơn, một kho tàng vô cùng quý giá là một “dòng khổ tù chiêm niệm’’, tức là Dòng Đức Bà, tiền thân của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam hiện nay. Dòng này trải qua bao thời đại luôn có một chỗ đứng quan trọng mà Giáo Hội luôn đề cao vai trò của Hội Dòng chiêm niệm trong Huyền Thể Chúa Kitô và không ngừng nhắc nhở con cái mình rằng sự hiện diện của Giáo Hội ở một địa phương chỉ được trọn vẹn khi ở đó có đời sống chiêm niệm .
Với thời gian trôi theo năm tháng, Hội Dòng Xitô Thánh Gia cứ tuần tự phát triển qua nhiều giai đoạn cho đến ngày hôm nay. Nếu nghiên cứu Hội Dòng Xitô Thánh Gia ngay từ thời phôi phai, qua Hiến Pháp, Thói Lệ và nếp sống của các đan sĩ hẳn người ta nhận thấy đang là một công trình tổng hợp. Cha Tổ Phụ đã vay mượn một số yếu tố từ Hiến Pháp Dòng Trappe, từ kho truyền thống Đan tu nguyên thủy, từ nếp sông và con người Việt Nam và đặt tất cả những yếu tố đó trên nền tảng Tu Luật Thánh Biển Đức để lập nên Dòng Đức Bà nhằm chứng tỏ lý tưởng Đan tu không phải là chuyện đời xưa, nhưng là một cái gì rất thiết thực cho người Việt Nam trong lòng Hội Thánh và xã hội hôm nay. Kết quả là: Dòng Đức Bà phát triển thành Hội Dòng Xitô Thánh Gia rất thích hợp cho người Việt Nam và hiện là một Hội Dòng quy tụ nhiều đan sĩ nhất trong Dồng Xitô thế giới. Vì thế, nhiều người vẫn mong đợi những đóng góp tốt đẹp mà các đan sĩ Xitô Thánh Gia Việt Nam sẽ mang lại cho Tu trào chiêm niệm Xitô của thế giới Công Giáo.

 

THAY LỜI KẾT
Là đan sĩ Xitô Thánh Gia, chúng ta dấn thân vào chiêm niệm theo đường lôi Cha Tổ Phụ Henri Denis Thuận đã vạch, tức là cố gắng đạt tới hạnh phúc chiêm niệm bằng con đường khổ hạnh. Nói cách khác, Cha Tổ Phụ muốn con cái mình bước theo Chúa Kitô trên con đường khổ giá để nhờ cộng tác với Ngài, ta thánh hóa bản thân cũng như cứu vớt những người chưa nhận biết Chúa hầu cuối cùng được cùng với Ngài phục sinh trong vinh quang.
Ngày xưa, trước khi tự nộp mình chịu chết, Chúa Giêsu báo trước:“Phần tôi, một khi được giương cao khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi ” (Ga 12,32).
Ngày nay, khi tự nguyện sống âm thầm trong hy sinh và cầu nguyện, tức là người đan sĩ được nâng cao trên đường thánh thiện và kéo người khác lên theo trên đường cứu rỗi. Quả đúng như lời Elisabeth Le seur đã nói: “Một linh hồn vươn lên, là nâng cả thế giới lên theo”.

“Thường cha mẹ không phân bì con cái, con cái cũng không phân bì cha mẹ; còn anh em với nhau trong nhà thì hay phân bì ghen ghét nhau. Sự ấy năng có, tội ấy có nhiều người phạm, nhưng có ít người xứng”. (DN số 112)

 

 

 

 

 

 

CỘNG ĐOÀN GIÊRUSALEM

 FM.Benado Phạm Thanh Bình

Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa (x. St 1, 27). Do đó, phẩm giá con người bao hàm một ơn gọi hiệp nhất trong Thiên Chúa, hướng về Thiên Chúa, sống thân tình với Thiên Chúa và với nhau trong bầu khí hạnh phúc, yêu thương. Tình thương của Thiên Chúa muôn đời vẫn cao cả, Ngài luôn yêu thương con người ngay cả khi con người phản bội lại Ngài. Vì thế, Ngài luôn có những sáng kiến mới để yêu thương và cứu độ con người.

Thiên Chúa không thánh hóa hay cứu độ con người cách riêng lẻ. Qua dòng lịch sử cứu độ chúng ta thấy, Thiên Chúa đã chọn, gọi và quy tụ dân Israel thành một dân riêng, để họ nhận biết chính Ngài trong chân lý và phụng sự Ngài trong thánh thiện (x. Xh 6,2-13). Ngài đã thiết lập với họ một giao ước, để Ngài mãi mãi là Thiên Chúa của họ và họ là dân riêng của Ngài (x.lCr 31,31-34). Lời Thiên Chúa hứa với Tổ phụ Ápraham đã mở ra cho nhân loại một viễn tượng mới của cộng đoàn đức tin trong tương lai (x.St 15,1-6).

Đời sống cộng đoàn trước hết là một nhu cầu tự nhiên của con người; “không ai là một hòn đảo”, con người không thể sống một mình trong sự cô lập, nhưng con người chỉ thực sự tồn tại và hoàn thành chính mình khi được đặt để trong cộng đoàn nhân loại. Cộng đoàn Giêrusalem do các Tông đồ lập nên, nhờ ân ban của Chúa Thánh Thần, có thể được coi là một cộng đoàn kiểu mẫu cho Giáo hội.

Vậy, tinh thần sống và những sinh hoạt của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi như thế nào? Cộng đoàn gương mẫu này được lưu truyền và phát triển mạnh mẽ trong Giáo hội ra sao? Dưới nhãn quan Kinh Thánh, đặc biệt qua sách Công vụ tông đồ, tôi xin trình bày một vài khía cạnh nổi bật và những hưởng của cộng đoàn đó trong lịch sử phát triển của Giáo hội cho tới hôm nay.

 

1.ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN TRONG TIN MỪNG

Trong lịch sử Giáo hội, khi đề cập đến đời sống cái Tông đồ, Giáo hội thường đề cập đến cộng đoàn Giêrusalem đó là một cộng đoàn tiên khởi, cộng đoàn gương mẫu về đời sống hiệp nhất, yêu thương và chuyên cần cầu nguyện. Tuy nhiên, thực tế trước đó Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ, để Thầy trò sống thành một cộng đoàn, cùng rao giảng Tin Mừngì và thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Cộng đoàn các Tông đồ được coi là cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên, một cộng đoàn mãi mãi là gương mẫu cho mọi cộng đoàn trong Giáo hội về sau. Cộng đoàn gương mẫu và trọn vẹn vì có Đức Kitô là tâm điểm; các Tông đồ sống gắn bó hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Thầy như thân nho và cành nho. Các Tông đồ muốn tiến tới đời sống trọn lành, nên họ không còn cách nào tốt hơn là học theo cách sống của Thầy: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29). Chính Chúa Giêsu là mối dây liên kết bền chặt trong cộng đoàn các Tông đồ; cộng đoàn được mở rộng bởi Chúa Giêsu đã đặt nền tảng và công bố lề luật mới, luật yêu thương. Chúa Giêsu đã kêu gọi mọi người đến với Ngài và họ được ở lại với Ngài: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ(Mt 18, 20).

Như vậy, Chúa Giêsu đã lập nên một gia đình mới và sẽ quy tụ những ai “sẵn sàng thi hành ý muốn của Thiên Chúa” (Mc 3, 32-35). Gia đình ấy là cộng đoàn của giao ước mới được ký kết trong máu Chúa Kitô và chính Ngài là đầu, là trưởng tử của một đoàn em đông đúc. Đặc biệt nhờ Thần Khí hướng dẫn, cộng đoàn này đã thực thi trọn vẹn giới răn mới của Chúa, yêu thương như Chúa yêu thương (x.Gal3,34), phục vụ một cách vô vị lợi và tha thứ đến cùng (x. Mt 18, 22).

Quả thực, trong Tin Mừng không nói rõ về một cộng đoàn thánh hiến hay cộng đoàn tự nhiên. Nhưng những gì Tin Mừng đề cập đến đều hàm chứa nhiều chỉ dẫn làm nền tảng cho việc hình thành cộng đoàn Giêrusalem và các cộng đoàn thánh hiến sau này; đó là cộng đoàn lấy Đức Kitô làm tâm điểm, hoa quả là lòng xót thương của Thiên Chúa. Cộng đoàn đã nhận được “Thánh Thần làm bảo chứng”(x. Ga 16,7) và được sai vào giữa lòng đời, để nên men nên muối ướp mặn cho đời.

 

2.CỘNG ĐOÀN GIÊRUSALEM

 

a.Cộng đoàn cộng sản nguyên thủy

Chủ nghĩa cộng sản đề cao quyền bình đẳng, tôn trọng, hiệp nhất và liên kết, của cải là của chung. Nói thế, ta không thể nhầm lẫn tính “cộng sản” của cộng đoàn Giêrusalem như đảng cộng sản nơi các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng tính chất cộng sản nơi cộng đoàn Giêrusalem là một cộng đoàn hiệp nhất, lấy Thiên Chúa làm đích điểm, đặc biệt là có niềm hy vọng cánh chung.

*Cộng đoàn hiệp nhất

Ngay từ khi thiết lập cộng đoàn các Tông đồ, Chúa Giêsu đã luôn mong ước một cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương. Nguyện ước đó kéo dài trong suốt chặng đường dương thế, từ khi Ngài bắt đầu sứ vụ rao giảng, kêu gọi các môn đệ đầu tiên, cho đến khi chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã luôn cầu nguyện cho cộng đoàn các môn đệ được hiệp nhất:

Con không chỉ cầu nguyện cho những người này còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha đề họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17, 20-21).

Các tín hữu thuộc cộng đoàn Giêrusalem đã tiếp tục sứ mệnh đó của Chúa Giêsu, họ đã sống ơn gọi hiệp nhất trong Thiên Chúa, hướng mọi người hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa. Tính hiệp nhất đó được cụ thể hóa qua việc các tín hữu tụ họp sống chung với nhau thành cộng đoàn sau ngày Chúa  Giêsu lên trời: “Tất cả các tín hữu hiệp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung” (Cv 2, 44), và “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những ai có ruộng đất, nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền đặt dưới chân các Tông đồ. Tiền ấy được phân phát cho mọi người, tùy theo nhu cầu” (Cv 4,34-35).

 

*Thiên Chúa là cùng đích cho đời sốing cộng đoàn

Ngay từ thuở nguyên sơ, Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa; đó là công trình kỳ diệu và cao điểm khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ này.

“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,  Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ’ (St 1,27).

Chính vì sự cao cả của con người mà Thiên Chúa đã đặt con người vào trung tâm của trật tự sáng tạo. Bởi đó, “Khi được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người có phẩm giá của một ngôi vị, không phải là một cái gì đó mà là một ai đó. Con người có thể biết mình và tự do hiểu mình, hiệp thông với người khác. Hơn thế nữa, con người được ơn Chúa mời gọi ký kết giao ước với Đấng Tạo Hóa, lấy đức tin và tình yêu đáp trả Ngài, một sự đáp trả đức tin và tình yêu mà không thụ tạo nào có thể làm thay con người được” [1]. Cho nên, toàn thể cuộc sống con người chẳng qua chỉ là một sự tìm kiếm Thiên Chúa. Cho nên, cộng đoàn Giêrusalem cũng đã họa lại chính cuộc sống của cộng đoàn các Tông đồ, với Thầy Giêsu là tâm điểm và là sự liên kết giữa họ với nhau. Các tín hữu của cộng đoàn Giêrusalem đã đồng tâm nhất trí quy hướng và tôn vinh Thiên Chúa duy nhất. Tất cả mọi việc họ làm như: ngày ngày đến Đền thờ, làm lễ bẻ bánh tại tư gia, dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ, ca tụng Thiên Chúa và có thêm nhiều người được cứu độ (x. Cv 2, 46- 47). Như vậy, tất cả những việc mà cộng đoàn Giêrusalem thực hiện là nhờ động lực duy nhất thúc đẩy họ hướng về ngày cánh chung, ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa ban cho nhân loại.

 

b.Các yếu tố tạo nên cộng đoàn gương mẫu

“Một cộng đoàn được thiết lập là nhắm tới lợi ích và thăng tiến con người. Tự yếu tính, con người là một xã hội, vì Thiên Chúa đã tạo dựng ra con người muốn thề’[2].

Nền tảng của sự hiện hữu con người là con người sống với con người, đồng thời con người là một hữu thể của sự gặp gỡ, chia sẻ, cùng nhau xây dựng thế giới. Đặc tính xã hội nơi con người: sống cùng, sống với và sống cho tha nhân. Cộng đoàn Giêrusalem cũng không đi ngoài quy luật tự nhiên đó, với năm yếu tố: lời giảng dạy của các Tông đồ, hiệp thông với nhau, lễ bẻ bánh, cầu nguyện và niềm hy vọng cánh chung đà tạo nên cộng đoàn trọn vẹn và gương mẫu trong Hội thánh.

 

*Lời giảng dạy của các Tông đồ

Hội thánh được Chúa Giêsu thiết lập để làm chứng cho thực tại mới của Nước Thiên Chúa, là một Hội thánh tông truyền, dựa trên những người được Chúa Giêsu chọn và thành lập thành cộng đoàn. Các Tông đồ được kêu gọi và quy tụ thành cộng đoàn với hai ý nghĩa: trước hết vì tình thương nhưtig không của Thiên Chúa; thứ đến là vì nhu cầu của Giáo hội cần, bởi những đoàn chiên không người chăn dắt:

“Đức Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ Người nói với các môn đệ rằng: lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt ra gặt lúa về” (Mt 9, 36-38).                                                                                           

Các Tông đồ được Chúa Giêsu qui tụ thành cộng đoàn, để họ ở với Ngài và được sai đi. Vì vậy, Hội thánh Giêrusalem tiên khởi luôn được nuôi dưỡng bằng lời giảng dạy của các Tông đồ, nghĩa là lời của Thiên Chúa mà chỉ một mình Hội thánh mới có khả năng truyền đạt cho mọi người cách đầy đủ. Thái độ cộng đoàn tín hữu đầu tiên là luôn chăm chú lắng nghe và đón nhận Lời Chúa qua các Tông đồ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy” (Cv 2, 42).

Cụm từ “chuyên cần” đủ để nói lên thái độ tâm phục của các tín hữu trước lời rao giảng của các Tông đồ. Hơn thê, Lời Chúa mà các Tông đồ truyền cho họ như chính lương thực tâm linh không thể thiếu cho cuộc sống của họ, đó cũng là yêu tố tạo nên tính hiệp nhất và yêu thương nơi cộng đoàn Giêrusalem.

 

*Cộng đoàn hiệp thông và chia sẻ

Cộng đoàn Hội thánh phải là dấu chỉ hữu hình cho thây Chứa Giêsu quy tụ loài người trong tình yêu; cộng đoàn chỉ tồn tại khi có tình huynh đệ đích thực. Yếu tố hiệp thông trong cộng đoàn Giêrusalem chứng minh cho thấy đó là một cộng đoàn yêu thương và chia sẻ. Bởi ngay từ nguyên thủy, nền tảng của sự hiện hữủ nơi con người là con người sống với con người. Vì con người là một hữu thể của sự gặp gỡ, chia sẻ; con người là một hữu thể sống với người khác trong thế giới và để xây dựng thế giới. Điều quan trọng hơn, con người được sinh ra là những anh em với nhau, con cùng một Cha trên ười. Tuy nhiên, con người tạo vật bất toàn, vì thế luôn luôn hướng tới sự hoàn thiện. Do đó con người luôn sống và cần đến sự tương trợ của nhau, sự liên đới và hiệp thông với nhau. Chúng ta đã thây rằng, khi chịu phép rửa, các tín hữu được thúc đẩy đi tới sự hiệp nhất, nên họ mau chóng tập hợp thành một nhóm trong tình yêu thương, cảm thông và san sẻ của cải cho nhau “Các tín hữu hiệp nhất với nhau, và đề mọi sự làm của chung” (Cv 2,44).

Ý nghĩa của cụm từ “của chung” cho thây các tín hữu đã tạo nên sự hiệp nhât và họ có nhiều điểm chung: sống chung thành cộng đoàn, của cải để chung, cùng chung một ý hướng là thuộc về Thiên Chúa, điều quan trọng là hiệp nhất trong lời cầu nguyện, vì họ có Chúa ở cùng. Từ “cái chung” đi đến sự chia sẻ và tôn trọng nhau, cảm thông cho sự thiếu thôn của mỗi cá nhân. Đồng thời họ cũng muôn dứt bỏ lòng tham lam với của cải và sống đơn sơ vui vẻ trong niềm hy vọng ngày cánh chung.

“Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất, nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền đem đăt dưới chân các Tông đo. Tiền được phân phát cho mọi người tùy theo nhu cầu” (Cv 4, 34-35).

 

*Lễ bẻ bánh

Đây là nghi lễ mà cộng đoàn Giêrusalem đã thực hiện để chỉ lễ tạ ơn hay là thánh lễ. Nghi lễ này nhằm đến đỉnh cao của sự hiệp thông, từ chỗ hiệp thông trong tình huynh đệ, họ hướng mọi người đến sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó chính là yếu tố quyết định cho sự bền vững của một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương. Vì chính Đức Kitô là bí tích hiệp thông, Đấng là Lời và Bánh Hằng Sống cho muôn người.

 

*Cầu nguyện

Đời sống cầu nguyện của các tín hữu tiên khởi như một nhu cầu thực sự cần thiết, vì đây là điểm quy tụ của tất cả ba yếu tố trên: lời dạy của các Tông đồ, hiệp thông, lễ bẻ bánh. Cầu nguyện cho nhau là một phương diện khác của sự hiệp thông. Đời sống cầu nguyện nơi cộng đoàn Giêrusalem không chỉ là xin ơn Chúa xuống cho mọi người, mà đây là cao điểm của đời sống cộng đoàn; bởi nơi đây họ gặp gỡ, yêu thương, tha thứ, chia sẻ và hiệp thông với nhau một cách thiết thực, vì họ được kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi thế, làm sao những người đã khám phá ra tình yêu của Chúa Cha nơi Chúa Giêsu lại có thể sống mà không cầu nguyện (x. Ep 6,18; lTx 5,17).

 

*Niềm hy vọng cánh chung

Sau khi Chúa Giêsu về trời, cộng đoàn các Tông đồ được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần; họ đã hăng say đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh, đồng thời quy tụ dân chúng thành cộng đoàn sống yêu thương, hiệp nhất và cầu nguyện. Tất cả đều sống trong niềm hy vọng chờ đợi ngày Chúa đến lần thứ hai, ngày cánh chung. Vì thế, niềm hy vọng cánh chung được thể hiện ngay trong chính đời sống cộng đoàn Giêrusalem. Các tín hữu sống cách đơn sơ vui vẻ, siêu thoát với của cải vật chất tạo thành một “cộng đồng của cải vật chất lẫn tinh thần” (x. Cv 2, 44-46). Một cách nào đó các Kitô hữu đã cố gắng thực thi trước đời sống của “cộng đoàn các thánh trên trời”.

Ngoài ra còn nhiều người sống độc thân vì Nước Trời, đó là dâu chỉ chờ đón ngày cánh chung. Qua đời sống độc thân, mọi người sẽ dễ dàng mở rộng hai tay ra tiếp đón và chia sẻ, đồng thời giúp sống đời sống cộng đoàn một cách phong phú, phát sinh tình huynh đệ đại đồng.

Chấp nhận một cuộc sống cộng đoàn có quyền bính là dâu chỉ cánh chung. Bởi cái thực tại mà thê gian đã để mất, đó là ý thức mỗi người bị tương đốì hóa và không lấy làm quan trọng nữa; khi đó sự tuân phục truyền thông cộng đoàn là cách bảo vệ và đảm bảo cho ý muôn Thiên Chúa.

Như vậy, qua năm yếu tcí chủ đạo là lời rao giảng của các Tông đồ, hiệp thông và chia sẻ, lễ bẻ bánh, cầu nguyện và niềm hy vọng cánh chung; các tín hữu tiên khởi đã tạo nên một cộng đoàn Giêrusalem gương mẫu trong Hội thánh.

 

3.Cộng đoàn Giêrusalem là gương mẫu cho mọi cộng đoàn tu trì

Khi quyết định canh tân và thích nghi đời sống dòng tu, Giáo hội đã khẳng định: “Đời sống cộng đoàn được nuôi dưỡng bằng giáo lý Phúc Âm, phụng vụ Thánh Thể và nhất là bí tích Thánh Thể, phải bền b trong cầu nguyện, trong sự hiệp thông một lòng, một ý theo cộng đoàn Giáo hội sơ khai mà trong đó các tín hữu chỉ có một lòng,một tầm hồn .”[3]

Như thế, Giáo hội đã ý thức rằng, những gì mà cộng đoàn Giêrusalem đã sống và thực hiện xứng đáng là khuôn mẫu cho mỗi cộng đoàn tu trì.

Nét mổi trong cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi chính là cộng đoàn của sự hiệp nhất yêu thương, là chứng tá của mầu nhiệm Đức Kitô Phục Sinh và niềm hy vọng cánh chung. Vậy cộng đoàn tu trì hôm nay đã áp dụng những đặc tính mới mẻ nơi cộng đoàn Giêrusalem như thế nào?

 

a.Cộng đoàn tu trì, chứng tá của tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa

Ba Ngôi Thiên Chúa là một cộng đoàn, trong đó có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cùng hiệp thông với nhau trong trật tự. Như vậy, cộng đoàn tu trì cũng là cộng đoàn của sự hiệp thông Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì “Cộng đoàn tu trì không đơn thuần là một tập thể các kitô hữu để tìm kiếm sự hoàn thiện cá nhân. Sâu xa hơn nhiều, đó là sự thông phần và là chứng tá đặc biệt của Giáo hội, bởi vì nó là biểu hiện sống động và là sự hoàn thành ưu việt sự hiệp thông đặc biệt của Ba Ngôi cao cả, trong đó, Chúa Cha muốn những người nam và người nữ được dự phần trong Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.[4]

Cộng đoàn tu trì sống cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa, đó là một bằng chứng cho thây cộng đoàn hiệp nhât, yêu thương. Đồng thời họ làm chứng rằng, sự tác động của Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đã làm cho đời sống người tu sĩ được nên hoàn thiện.

Trước tác động của Chúa Thánh Thần mà mọi người được chứng thực là con cái Thiên Chúa “Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên ‘Abba’ Cha ơi! Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng, chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,15).

Cũng nhờ Thần Khí mà cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi đã làm chứng cho Mầu Nhiệm Đức Kitô Phục Sinh một cách can đảm. Các Tông đồ cũng như những tín hữu đầu tiên trở nên những con người đầy quyền năng, họ đã dân thân loan báo Tin Mừng để hoán cải muôn dân.

Cộng đoàn tu sĩ hôm nay cũng được thúc bách bởi tình yêu của Đức Kitô Phục Sinh, như Thánh Phaolô đã từng thốt lên rằng : “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5,14) và nhờ Thần Khí soi dẫn để họ dân thân rao giảng Tin Mừng. Các tu sĩ chỉ là những người trực tiếp mang tình yêu và ơn cứu độ của Đức Kitô đến cho mọi người. Bởi vì cộng đoàn tu trì tự nó đã là tiếng vọng đáp lại tiếng kêu cứu của những ai đang đau khổ, là nơi loan giảng, phục vụ và là chứng tá ngôn sứ cho Đấng Phục Sinh.

 

b.Sự thông hiệp và liên đới trong cộng đoàn

Bản chất của cộng đoàn tu trì chính là sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa; bởi Ngài là chủ tể vũ hoàn và là trung tâm của cộng đoàn. Cộng đoàn tu trì hiệp thông với Giáo hội, vì Giáo hội chính là khuôn mẫu của cộng đoàn tu tì, là mẹ và là thầy; cuối cùng các cộng đoàn tu trì hiệp thông với nhau trong đức tín và đức mến.[5] Chính nhờ sự hiệp thông với nhau, mỗi nhân vị trong cộng đoàn được triển nỏ, hỗ trợ và bổ túc cho nhau để phát triển mọi mặt. Bởi mỗi nhân vị trong cộng đoà chính là chi thể của Đức Kitô và Ngài là đầu của chúng ta.

Quả thực, trong cộng đoàn thánh hiến, mỗi nhân vị luôn chịu sự chi phối bởi ba chiều kích: ơn gọi, nhập thể và hiêp thông. Mỗi người tu sĩ sinh ra đều đón nhận ơn gọi làm người làm con Chúa qua bí tích rửa tội, đặc biệt là ơn gọi làm môn đệ Đức Kitô qua đời sống thánh hiến. Qua cộng đoàn thánh hiến mỗi người được thông hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa. Như vậy mỗi cộng đoàn thánh hiến đích thực là cộng đoàn mà mọi tu sĩ sống trọn vẹn ba chiều kích: ơn gọi (tôi là ai?), nhập thể (tôi dân thân), hiệp thông (tôi là chi thể Đức Kitô, là anh em với mọi người).

 

c.Đời sống cộng đoàn, nền tảng của mọi hoạt động tông đồ

Chúa Giêsu khi bắt đầu sứ vụ công khai rao giảng Tin Mừng, Ngài đã kêu gọi các môn đệ lập thành nhóm mười hai Tông đồ để họ ở với Ngài và được Ngài sai đi: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4,19).

Sau khi Chúa Giêsu về trời, các Tông đồ tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã truyền lại. Các Tông đồ đã đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh và quy tụ các tín hữu thành một cộng đoàn, từ trong cộng đoàn này một số thành viên được sai đi hoạt động tông đồ. Qua đó, ta thấy tầm quan trọng của cộng đoàn đôi với mọi hoạt động tông đồ, cộng đoàn có là cho và vì sứ vụ tông đồ. Điều cao quý hơn nữa, đó là sứ vụ mà cộng đoàn đã nhận lãnh từ Chúa Giêsu. Vì thế, cộng đoàn là nơi sản sinh ra nhiều chứng nhân cho Tin Mừng, đồng thời là chỗ dựa cho mọi người thực hiện sứ vụ của mình.

Qua hoạt động của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi, chúng ta thây đời sống cộng đoàn rất quan trọng. Chính đời sống này hợp nhất và quy tụ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt gốc Do Thái hay gốc dân ngoại; các kitô hữu đều ý thức mình thuộc về cộng đoàn mới này. Điều đó cho thấy cộng đoàn kitô hữu phải là cộng đoàn cởi mở, cộng đoàn của sự tha thứ, hiệp nhất và yêu thương. Như thế, cộng đoàn trở nên chỗ dựa và là nền tảng vững chắc để qua đó mỗi thành viên được triển nở và thực thi sứ vụ tông đồ. Đốì với các tín hữu, cộng đoàn thực sự là gia đình mới của họ: đó là nơi mà họ chia sẻ cuộc sống với nhau và cùng cầu nguyện.

Trong thực tế, người tu sĩ cần cộng đoàn như là nguồn trợ lực và đỡ nâng trong cuộc sống cũng như trong công việc tông đồ. Cộng đoàn chính là lời rao giảng của mỗi cá nhân tu sĩ. Cũng vậy, sứ vụ được trao ban là trao ban cho cả cộng đoàn. Bởi đời sống cộng đoàn là dấu chỉ hùng hồn về sự hiệp thông trong Giáo hội, một tình yêu hỗ tương được đặt trên mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Cộng đoàn tu trì được xem như một mô hình Giáo hội thu nhỏ, là dâu chỉ Nước Trời. Mỗi cộng đoàn hoạt động tông đồ theo những hình thức khác nhau, nhưng tất cả cùng hiệp nhất trong một cộng đoàn Giáo hội, cộng đoàn của sự hiệp thông, cộng đoàn của phục vụ và yêu thương, để cùng nhau xây dựng thân thể của Giáo hội là chính Đức Giêsu Kitô.

 

KẾT

Qua một vài nét sơ lược về những phẩm tính nổi bật của cộng đoàn Giêrusalem, ta nhận thấy đó là một cộng đoàn gương mẫu cho mọi cộng đoàn tín hữu, cũng như đời sống tu trì hôm nay. Cộng đoàn Giêrusalem chính là dấu chỉ cho sự hiệp nhất, có Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện, đang sống trong niềm hy vọng cánh chung. Bằng chứng là các tín hữu đã sống hiệp nhất một lòng một ý với nhau, và luôn sẵn sàng đón nhận mọi sứ điêp của Thiên Chúa các Ngôn Sứ. Họ đã yêu thương nhau như “dấu chỉ tình bác ái huynh đệ”, ngợi khen Chúa bằng cuộc sống thánh hiến đươc biểu lộ qua nghi lễ bẻ bánh, tham gia các giờ kinh chung, nơi đó chính Chúa Kitô và Lời của Ngài đã tạo nên một nền tảng căn bản. Như vậy, cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi là một cộng đoàn Tin Mừng, cộng đoàn ân sủng của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, cộng đoàn “tái sinh” con người bằng cách đưa con người vào mối tương quan huynh đệ với Đức Giêsu Kitô, đồng thời loan báo Tin Mừng Phục Sinh và dấu chỉ cho niềm hạnh phúc Nước Trời. Ước gì những phẩm tính cao đẹp nơi cộng đoàn Giêrusalem in sâu vào đời sống cộng đoàn đan tu chúng ta. Để từ đó mỗi đan sĩ đều có trách nhiệm kiến tạo bầu khí hiệp nhất, yêu thương trong cộng đoàn mình. Đó là một đoàn phản chiếu cộng đoàn Thiên Chúa Ba Ngôi; trong đối mối tương quan cha con, anh em với nhau hiệp nhất một lòng một ý trong tình yêu thương.

 

 

 


 

[1] Gíao Lý Giáo Hội Công Giáo, số 357

[2]X. Đức Pio XII, Thông điệp truyền thanh, ra ngày 24-12-1942, số 6.

[3] Vaticano II, Sắc lệnh canh tân và thích nghi đời sống dòng tu, số 15

[4] Thánh Bộ Tu Sĩ, Đời huynh đệ trong cộng đoàn, tr.66

[5]   X. Nguyễn Nam Phong, Đời thánh hiến một đời tri ân, tr. 132.

 

 

 

 

 

 

 

ĐỜI ĐAN TU TRONG MỘT XỨ TRUYỀN GIÁO

 

FM.Duyên Thập Tự

Việc thành lập đan viện Xitô đầu tiên trên đất Việt không phải là ngẫu nhiên và tình cờ.Dòng Đức Mẹ Việt Nam (hay Đức Bà Annam – Phước Sơn) được khai sinh sau bao nhiêu năm suy tính và nghiên cứu, cùng với hy sinh và cầu nguyện. Thật vậy, trước khi Phước Sơn được thành lập, cha Biển Đức Thuận đã nhiều lần liên hệ với các bề trên Dòng Xitô Nhặt Phép tại Trung Hoa và Nhật Bản để dự tính xây dựng một cộng đoàn đan tu trên miền đất truyền giáo thuộc Đông Dương .
Tại Đông Dương thuộc Pháp này, đan viện đầu tiên được thành lập là Dòng Cát Minh tại Sài Gòn dành cho nữ giới. Nhưng một đan viện dành cho nam giới, có ai nghĩ rằng lại có thể được thành lập do một vị thừa sai hay do một người bản xứ. vẫn có một khoảng trông cần phải được lấp đầy, để có thể mang lại lợi ích cho các tâm hồn muốn sống đời chiêm niệm và có thể đóng góp vào công cuộc truyền giáo. Một đời đan tu như vậy hẳn đã được đánh giá cao trong tưởng tượng của nhiều vị hữu trách trong Giáo Hội địa phương, và một khi đan viện được hình thành, sự lượng định đó sẽ dựa trên nhiều cơ sở hơn Nhưng để có thể đáp ứng sự mong mỏi trên, điều quan trọng là đan viện phải có cơ may, không những tồn tại và phát triển Vậy đâu là những yếu tố giúp một sự tăng triển như thế?
Trong bài viết này, nhân dịp kỷ niệm chín mươi năm ngày thành lập Phước Sơn – đan viện Xitô đầu tiên tại Việt Nam – tôi xin được phép tình bày bối cảnh trong đó đời đan tu lần đầu tiên được thiết lập cho những người nam muốn hiến thân “phục sự Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ”.

1.Thiếu vắng các đan sĩ, một thiếu vắng thật đáng tiếc
Tin Mừng đã được rao giảng trên đất nước Việt Nam từ hơn ba trăm năm rồi, nhưng đời sống đan tu dành cho nam giới vẫn chưa được khai sinh. Không những tại Việt Nam, mà toàn cõi Đông Dương chưa có một đan viện nào được thiết lập để những người nam có thể hưởng nếm bầu khí thuận lợi cho việc chiêm niệm. Hầu như tất cả các địa phận truyền giáo đều nhận thấy sự thiếu vắng này. Chúng ta hãy nghe các vị thừa sai bộc bạch:
“Mặc dù các vị Đại diện Tông toà đã nhiều lần gởi đơn thỉnh nguyện, nhưng các ngài vẫn không thể mời được các dòng chiêm niệm đến thành lập trong các địa phận truyền giáo của các ngài.”
Thật vậy, có nhiều lý do dẫn đến sự thiếu vắng này: trước hết là thiếu nhân sự trong các đan viện tại Âu Châu, tiếp đến có thể là vì một sự thiếu hiểu biết nào đó về thực trạng các xứ truyền giáo, từ đó dẫn đến sự thiếu tin tưởng, và cuối cùng là nỗi e ngại không tuân giữ được mọi khoản luật trong hiến pháp do khí hậu mới lạ.
Nhưng rồi, Dòng Đức Bà An Nam – Phước Sơn cũng đã được thành lập, dù muộn màng hơn so với các đan viện được thiết lập tại Trung Hoa và Nhật Bản . Các bề trên dòng Trappe – Xitô Nhặt Phép đã nhiều lần từ chối đơn thỉnh nguyện lập Dòng với lý do được nêu ra:
“Các Bề trên Thượng của Dòng Xitô Cải Cách không hướng tới các giáo phận truyền giáo kể từ khi các đan sĩ dòng Trappe được gởi đi truyền giáo tại Nam Phi chính thức tách khỏi nhà mẹ”
Sự kiện này có thể giải thích vấn đề là không ai muốn tích cực vận động cho việc lập một đan viện trong miền đất truyền giáo, vì cuộc sống đan tu ở đây đó không giữ được nét truyền thống và như thế gặp nhiều bất trắc.
Bây giờ chúng ta trở về với mảnh đất mà dòng Phước Sơn sẽ được khai sinh, để nhận thấy sự hiện diện của các nam nữ tu sĩ tại giáo phận Tông Toà Bắc Đàng Trong, tiền thân của giáo phận Huế.
Dòng nữ Mến Thánh Giá là dòng được thiết lập đầu tiên ở Đông Dương. Sự hiện diện của những chị em “dâng mình cho Chúa” này bắt nguồn từ thời kỳ của những vị Đại diện Tông toà tiên khởi tại Đông Dương. Vị Đại diện Tông toà ở Đàng Trong đã có sáng kiến tập hợp những chị em muốn sống đời tu trì thành những cộng đoàn độc lập, được đặt dưới quyền điều hành của các vị Đại diện Tông toà sở tại. Việc thiết định này được chính thức thành lập ngày 19 tháng 2 năm 1670, và đã được cải tổ nhiều lần. Đây là một dòng bản xứ. Thời khoá biểu của các chị được chia thành những giờ cầu nguyện, lao động để tự lực cánh sinh và thực thi bác ái. Các chị có chức năng giáo dục thiếu nữ và phụ nữ, chăm sóc bệnh nhân, rửa tội trẻ em ngoại đạo gặp nguy tử. Trong thời kỳ bách hại, chính các chị chăm sóc những kitô hữu bị bắt, bị giam tù, và mang Mình Thánh Chúa cho họ.
Sau khi được thành lập trong nhiều giáo phận khác, dòng Mến Thánh Giá có mặt tại Huế vào năm 1719 tại Thợ Đúc. Các chị đã góp phần quan trọng trong việc rao giảng Tin Mừng tại giáo phận này. Các kitô hữu cũng như những người ngoại đạo vẫn ghi nhớ những chứng tá đức tin và đức ái của các chị. Trong thời kỳ bị bách hại, chẳng hạn như vào lúc phong trào Văn Thân nổi dậy, hàng trăm chị đã bị sát hại.
Cha Biển Đức Thuận biết rõ các nữ tu dòng Mến Thánh Giá. Năm 1913, khi còn làm cha sở Nước Mặn, cha đã hai lần giảng tĩnh tâm thường niên cho các chị. Những nữ tu đầu tiên người Pháp đến ở tại giáo phận Huế là các sơ dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Sáu năm sau lời mời gọi của đức cha Caspar vào tháng 7 năm 1883, ngày 25 tháng giêng năm 1889, mẹ bề trên Benjamin đã gởi Sr.Ignace de Marie Foumier và Sr.Philomène Seive đến giáo phận. Từ đó trường thánh Jeanne d’Arc được thành lập để giáo dục các nữ sinh, về sau một cô nhi viện cũng được các sơ thành lập bên dòng sống Hương.
về phần nam tu sĩ, các Sư huynh là những tu sĩ đầu tiên có mặt tại giáo phận này. Sư huynh Agibert là người đầu tiên và người sáng lập trường học tại Huế, và các sư huynh bắt đầu đảm nhận công việc giảng dạy từ năm 1904:
“Các Sư huynh đã chấp nhận thành lập một trường Pháp tại Huê, giống như trường Tabert tại Sài Gòn… Các Sư huynh được mời gọi giảng dạy hầu tạo ra nhiều thành quả đáng khâm phục như tại Tây Đàng trong.”
“Cơ sở xỉnh đẹp của các Sư huynh được khánh thành tại Huế, vào lễ Thánh Gioan La-san. Các Sư huynh đã ưu ái đặt tên cho cơ sở này là Pellerin, để tưởng niệm vị Đại diện Tông tòa tiên khởi của giáo phận Bắc Đàng Trong. Đã có 50 học sinh:20 công giáo và 30 người lương. Ngôi trường mới mẻ này sẽ góp phần giúp dân chúng đào sâu những khái niệm thánh thiêng mở đường cứu rỗi các linh hồn…” .
Tiếp bước theo sau các nữ tu dòng Mến Thánh Giá các sơ dòng Thánh Phaolô thành Chartres và các Sư huynh, là các chị dòng Cát Minh. Dòng Cát Minh Sài-Gòn được thành lập trong nước mắt như lời mẹ Genevière thổ lộ. Những vị đầu tiên sang lập Dòng đã phải dũng cảm và hy sinh biết bao để dòng Cát Minh có thể phát triển tôt đẹp ở Việt Nam. Năm 1895, dòng Cát Minh Sài-Gòn thành lập dòng Cát Minh Hà Nội. Năm 1909, dòng Cát Minh được thành lập tại Huế.
“Dòng Cát Minh phát triển mạnh mẽ ở An-Nam; các tín hữu hết sức hãnh diện khi có con gái trở thành nữ tu dòng Cát Minh.”
Sau khi đã điểm qua một số Dòng đã hiện diện tại giáo phận Huế trước khi Phước Sơn chào đời, bây giờ chúng ta trở lại vấn đề thiếu vắng các đan sĩ là một thiếu vắng đáng tiếc và xét xem các vị lãnh đạo Giáo Hội nghĩ và nói gì về vấn đề cần thiết có các đan viện trong các xứ truyền giáo.
Nếu như hầu hết các vị Đại diện Tông toà vá các vị thừa sai đều ao ước có các đan viện trong giáo phận truyền giáo của mình, là vì các đan sĩ có thể đóng góp phần mình vào công cuộc rao giảng Tin Mừng cho lương dân; vì vậy việc thiếu vắng họ là dâu chỉ nghiêm trọng trong cơ cấu của các Giáo hội địa phương. Ngoài ra, việc thiết lập các đan viện trong các xứ truyền giáo giúp người bản xứ thực hiện nỗi khát khao sống ơn gọi đan tu.
Nỗi khát khao có các đan viện trong các giáo phận truyền giáo đã được trình bày một cách khẩn thiết trong Thông điệp “Rerum Ecclesiae”; trong thông điệp này, đức Thánh Cha Piô XI đã nhắc với các giám mục trong các xứ truyền giáo hãy mời gọi các Bề trên hãy gởi các đan sĩ đến thành lập Dòng tại nơi này:
“Cho đến lúc này Ta đã đề cập tới những người cộng tác hiện tại và tương lai với Chư huynh; bây giờ còn một điểm cuối cùng Ta mong ước sự nhiệt tình của Chư Huynh. Nếu điều Ta mong ước được thực hiện, Ta nghĩ rằng nó sẽ góp phần lớn lao vào việc làm cho đức tin mau chóng được toả rạng. Ta quí trọng biết bao đời sống chiêm niệm… Ta tha thiết khuyến khích các Bề trên Tổng quyền của các Dòng chiêm niệm hãy giới thiệu và tích cực phát triển lối sống khổ tu trong các xứ truyền giáo, bằng việc thành lập đan viện trong các xứ ấy. Chư Huynh đáng kính,các con rất thân mến, hãy lao vào công việc ấy, bằng cách cầu nguyện liên lỉ, mọi nơi mọi lúc. Các đan sĩ ấy sẽ kéo xuống trên Chư Huynh và trên mọi Chư Huynh mọi ân phúc tuyệt vời.”
Hai năm sau, trong Tông hiến “Umbratilem”, ngày 8 tháng 7 năm 1924, cũng chính đức Thánh Cha Piô XI nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện và hy sinh trong việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân:
“Những ai ân cần chuyên lo cầu nguyện và hy sinh đền tội sẽ góp phần vào việc phát triển Giáo hội và cứu rỗi nhân loại, hơn cả những người đang hoạt động trên cánh đồng của Chúa; quả thực, những người thợ rao giảng Tin Mừng không thể kéo ơn Chúa tuôn đổ dồi dào để tưới cánh đồng của Chúa; từ những nỗ lực của họ, họ củng thu được những thành quả ít phong phú hơn. ”
Trong báo cáo về “Các Hội Dòng nam nữ tu sĩ chiêm niệm bản xứ ở Viễn Đông”, đức cha de Guébriant, Bề trên Tổng quyền Hội Truyền Giáo Paris, đã bày tỏ nỗi niềm khao khát của mình có được các đan viện trong các xứ truyền giáo:
“Một dòng Cát Minh nọ ở Pháp đã đặt câu hỏi: “Phải chăng ở Đông Dương người ta mong có những nam nữ tu sĩ chiêm niệm?” Mẹ Bề trên ở Huế trả lời: “Đúng vậy, chắc chắn là như thế. Giám mục, giáo sĩ, giáo dân, mọi người đều mong thấy các đan viện chiêm niệm có mặt khắp nơi”.
Khi vị Đại diện Tông toà ở Thái Lan xin Viện phụ ở Bắc Kinh thành lập dòng Trappe trong giáo phận mình, Viện phụ liền trả lời: “Tôi còn phải giải quyết 21 đơn xin thành lập nữa, trước khi nghĩ đến việc thành lập đan viện trong giáo phận của đức Cha…
Rồi Mẹ Bề trên kết luận: “Nguyện xin Thiên Chúa nhanh chóng ban cho chúng tôi các đan sĩ Chartreux, Trappe, Biển Đức, Cát Minh từ người bản xứ! Không gì có thể phục vụ tốt hơn việc truyền bá đức tin trong đất nước này ”

2.Nhìn nhận và đánh giá cao các đan viện
Dù rằng các đan sĩ sống cuộc đời ẩn dật sau bốn bức tường đan viện và dù rằng mọi hoạt động của họ đều diễn ra trong nội vi, nhưng ảnh hưởng của họ không chút suy kém. Chúng ta hãy xem các vị Bề trên Tổng quyền Hội Thừa Sai Paris nhìn nhận như thế nào về đời đan tu:
“Quan niệm về đời đan tu vừa rất đơn giản vừa rất cao siêu. Đó là sự tận hiệp với Thiên Chúa nhờ việc từ bỏ thế gian và nhờ chiêm niệm: đó là sự chiến thắng của tâm trí trên xác thịt nhờ thực hành việc khổ chế nghiêm ngặt; đó là sự thông hiệp bền bỉ với Thiên Chúa nhờ cầu nguyện lâu giờ và nhiều việc tuân giữ khác nhau; đó là hạnh phúc của đời sống mai sau nhờ việc hiến tế cuộc sống hiện tại. Tất cả những điều ấy là gì, nếu không phải là đời đan tu, đời ẩn tu? Đó là một thực tế chúng ta có thể nhận thấy khắp nơi, ở các dân tộc thức tỉnh trước ý tưởng thiện hảo của đời sống tu trì, trước khát vọng tiến tới sư thánh thiện con người được coi là thánh thiện và lý tườngị nếu không phải là vị tử đạo, thì hẳn là vị ẩn tu hoặc là đan sĩ…”
Theo lời cha Bề trên Tổng quyền của Hội Thừa Sai Paris, nơi các kitô hữu thuộc các dân tộc mới tiếp nhận Tin Mừng, lý tưởng của sự hoàn thiện có thể được thực thi nhờ lối sống đan tu. Chính theo chiều hướng này, ngài phát biểu ý tưởng táo bạo sau đây:
“Chính vì lý do đó, nếu như ở miền truyền giáo này hoặc ở nơi khác mà tôi yêu mến và tôi có ít nhiều trách nhiệm, như ở Trung Hoa, Ti-bê, Nhật Bản, An-Nam, Ấn Độ, người ta cho tôi lựa chọn giữa hai điều tốt lành: hoặc là 10.000 tân tòng vừa mới lãnh bí tích thanh tẩy năm nay, hoặc một đan viện được các đan sĩ Xitô Chartreux, Biển Đức thành lập; thì giữa hai điều phải lựa chọn, tôi sẽ chọn điều thứ hai. Chính điều này sẽ đem đến cho tôi nhiều niềm vui hơn cả bởi vì nó sẽ mở ra trước mắt tôi nhiều kỳ vọng sâu rộng hơn. Điều tôi nói hôm nay, tôi đã nói cách đây bốn mươi năm. ”
Kỳ vọng các đan viện sẽ mang đến cho các kitô hữu và các giáo phận được căn cứ trên ba điểm: sự hoàn thiện, sự ổn định và sự quang toả. Những người mới trở lại đạo nhờ các thừa sai, luôn mong ước sự hoàn thiện, và mức độ cao nhất của sự hoàn thiện kitô giáo họ hy vọng gặp được trong đời sống chiêm niệm. Sau những bước khởi đầu thiết lập Giáo hội trên những vùng đất mới, bây giờ đến lúc Giáo hội cần phải được ổn định trong mọi phương diện và trên mọi lãnh vực. Nhờ lòng nhiệt thành của các vị thừa sai sẵn sàng hy sinh cho công cuộc rao giảng Tin Mừng, bây giờ cần nhấn mạnh đến sự thánh thiện được quang toả từ một đời sống kết hiệp với Thiên Chúa. Tất cả những điều đó có thể được thực hiện nhờ sự hiện diện của các đan viện, nơi đó các đan sĩ tận hiến cho Chúa và cho vinh quang Người như chính vị phụ trách cao nhất của Hội Thừa Sai Paris đã minh định khi lượng giá sự hiện diện của dòng “Đức Bà An-Nam”:
“Ơn ích mà lối sống tu trì này làm toả rạng trên toàn dân Kitô cũng như trên lương dân thật vô cùng tận. Lời cầu nguyện và gương lành của họ là thứ men đích thực cho Giáo Hội An-Nam.”
Nhờ cầu nguyện, gương lành, lối sống thấm nhuần đức khó nghèo, khắc khổ, nhưng quang toả một niềm vui thánh thiện, các đan sĩ có thể góp phần mình vào việc rao giảng Tin Mừng, nhất là vào việc hoán cải lương dân và việc củng cố Giáo hội. Đồng thời đan viện cũng là nơi rộng mở cho những tâm hồn khao khát Thiên Chúa, muốn sống một thời gian tĩnh lặng cho kinh nghiệm về Thiên Chúa, về phương diện nàv, sứ vụ tông đồ của đan viện là tiếp khách, tạo cho khách – nhất khách tĩnh tâm – một khung cảnh, một môi trường thuận lợi việc kết hiệp với Thiên Chúa.
Chúng ta lắng nghe các vị Đại diện Tông Toà Bắc Đàng Trong (Huế) trình bày những suy nghĩ của họ về các dòng chiêm niệm hiện diện ưong giáo phận:
“Còn một trung tâm cầu nguyện, hãm mình và thực thi sứ vụ tông đồ khác nữa, đó là Dòng Đức Mẹ An-Nam. Trong vòng một năm, Phước Sơn đã đón nhận hơn 700 khách đến tĩnh tâm, gồm linh mục, tu sĩ, giáo dân… Có rất nhiều vị khách đến tham quan, đôi khi cả những vị khách nổi tiếng người Âu châu và người bản xứ; tất cả đều được đón tiếp nồng hậu và có được những ấn tượng mà họ sẽ mãi mãi ghi nhớ…”
« Năm nay cũng thế nhà dòng Phước Sơn đã đón rất nhiều khách… Các đan sĩ chiêm niệm chia sẻ cho mọi người những ánh sáng họ kín múc được khi chiêm niệm…”
“Thêm một lời nữa để kết luận về hai Hội Dòng chiêm niệm của chúng tôi: đó là Dòng Xitô Phước Sơn và Dòng Cát Minh Huế… Mong sao hai Hội Dòng chiêm niệm này làm việc hết mình để không ngừng dùng lời cầu nguyện và việc hy sinh mà lôi kéo ngày càng nhiều phúc lành của Thiên Chúa trên những vị làm việc tông đồ ở giáo phận Huế và trên các linh hồn được trao phó cho họ…”
Những lời trong các bản báo cáo trên nêu bật những tư tưởng của đức Giáo Hoàng Piô XI, trong thông điệp “Rerum Ecclesiae” đã đánh giá cao và khuyến khích việc thiết lập đời sống đan tu trong các xứ truyền giáo.
Một linh mục Dòng Tên, cha Albert Valsensin, đã có thời gian sống tại nhiều giáo phận truyền giáo khác nhau ở Á Châu, đã có một nhận xét về các đan viện mà ngài đã gặp thấy trên lục địa này:
“Bảy tháng thi hành tác vụ trong nhiều giáo phận truyền giáo ở Á Châu, hầu như đã làm cho tôi cảm nghiệm một thực tại chắc chắn về những điểm cao cầu nguyện, nơi mà tâm hồn con người có thể dừng chân nghỉ dưỡng trong cuộc hành trình trần gian này.
Ở Tích Lan, Miến Điện, An-Nam, Madouchie và Triều Tiên, lúc nào tôi cũng nhận được từ môi miệng các vị thừa sai ước nguyện như sau: để hoán cải những xứ sở Phật giáo này, chúng ta cần phải có các đan sĩ. ”
Tất cả những trưng dẫn trên đây đều cho thây những đánh giá cao đối với các đan viện và các đan sĩ, đồng thời đều chứng tỏ cho thấy sự cần thiết phải có các đan viện trong các xứ truyền giáo. Và sự cần thiết này có những lý lẽ của nó:
Thứ nhất, căn cứ trên điều này là Chúa Thánh Linh ban cho một số tâm hồn những khả năng và sức hút của đời sống chiêm niệm. Thứ hai, gắn kết với điều trên, đó là Gill hội cần phải rộng mở, phát triển trọn đầy trong đời sống thiên liêng, cũng như phải hướng tới tất cả mọi lãnh vực. Thứ ba liên quan tới việc thuyết giảng, cho thấy để việc thuyết giảng được hữu hiệu, thì lúc nào cũng cần phải được ân sủng nâng đỡ và làm cho phong nhiêu. Mà ân sủng đạt được chủ yếu là nhờ cầu nguyện và hy sinh. Thứ tư, đó là đời sống đan tu, một khi đươc vun trồng trên đất nước lương dân, cần phải trở nên cơ hội cho những người chưa tin nhận Chúa tiếp cận với Kitô giáo. Vì thế chúng ta có thể nói rằng đời đan tu là một bài thuyết giảng sống động và là sự tán dương đặc biệt có ý nghĩa về Kitô giáo. Cuối cùng lý lẽ thứ năm gồm tóm tất cả các lý lẽ khác căn cứ vào điều này là đan sĩ vốn muốn trở nên hữu ích cho Giáo hội và xã hội, tự buộc mình phải chân thành sống một cuộc đời dâng hiến hoàn toàn cho việc tôn vinh, yêu mến và phụng sự Thiên Chúa.

3. Cơ may thành công
Tuy nhiên, thiết lập đời sống đan tu cùng với những cơ cấu tổ chức đời sống trong một vùng đất mới lạ, trong các xứ truyền giáo, không phải là một công việc dễ dàng. Các đan sĩ, xuất thân từ một đất nước khác, được “lập trình” theo một khuôn mẫu hoàn toàn khác với đất nước truyền giáo, ôm ấp một tâm thức, một nền văn hoá khác với tâm thức và nền văn hoá mà họ sẽ gặp trong vùng đất mới, chắc chắn họ phải đương đầu với nhiều khó khăn và không thể giải quyết ngay ngày một ngày hai. Việc thiết lập một đan viện trong xứ truyền giáo đòi hỏi nhiều nỗ lực cũng như nhiều kiên tì.
Bây giờ chúng ta bàn về cơ may thành công khi thành lập dòng. Chúng ta đề cập vân đề này trong bối cảnh thành lập dòng Đức Mẹ An-Nam, và xa rộng hơn nữa là tại Á Châu.
Hầu hết những ai đã có dịp đến sinh sống tại Á Châu, đặc biệt các quốc gia phía Đông, sau một thời gian, đều có một nhận xét chung là đời đan tu có được cơ may thành công trong một đất nước vốn có nhiều chùa chiền Phật giáo. Sự kiện này cho thây dân chúng trong các quôc gia này có khuynh hướng tự nhiên thiên về lối sống đan tu vốn thấm nhuần tính khắc khổ và đượm vẻ huyền bí.
“Không có gì phải ngạc nhiên khi có một dòng chiêm niệm chuyên lo cho việc hoán cải ở Viễn Đông, bởi vì vùng đất này là vùng đất của đời sống chiêm niệm… Các dân tộc này đã sớm hiểu biết rằng, nếu muốn tìm gặp Thiên Chúa, thì chính trong thanh vắng và thinh lặng, chúng ta có cơ may gặp được Người hơn cả…
Ở Viễn Đông, người ta yêu thích đời đan tu… Sự thích đời sống ẩn kín trong nội vi thường bộc lộ một cách khá bất ngờ. Có những vị khách ngoại đạo, và đặc biệt là những khách ngoại đạo này, tha thiết xin được gia nhập vào trong các đan viện chúng tôi, mà họ không hề nghĩ tới điều kiện tiên quyết ít ra là phải chịu phép Rửa. Họ muốn trở thành đan sĩ trước khi trở thành tín hữu Kitô…”
Cha Biển Đức Thuận, trong mười lăm năm đầu thi hành tác vụ bên cạnh người Việt Nam, cũng đã khám phá nơi họ sự ham thích đời sống nội tâm. Chính vì thế việc thành lập đời sống đan tu cứ ám ảnh ngài và không hề rời xa ngài.
Tuy nhiên, sự ham thích đời sống đan tu mới chỉ là lý thuyết. Để việc thành lập đan viện thành công, cần phải có rất nhiều điều kiện trong cách thức thiết lập dòng tại xứ sở này. Môi trường đạo đức và tinh thần thuận lợi cho việc lập dòng là tín hữu Kitô khắp nơi đã đón nhận Tin Mừng phải đạt được một – chiều sâu cần thiết về Kitô giáo cũng như việc tổ chức Giáo Hội địa phương cho phép một việc thành lập như thế. Linh mục P.Peffer, nhân Tuần lễ Truyền giáo học lần IV tại Louvain, đã giới thiệu “Đan sĩ Xitô Cải cách ở vùng Đông Á”; ngài phân tích mục đích của các đan viện ở Viễn Đông, qua đó cho thấy tình hình Kitô giáo trong những đất nước này như sau:
“Dòng Trappe ờ Bắc Kinh được khai sinh từ quan điểm sâu sắc của Đức Cha Delaplace và Đức Cha Favier, giám mục Bắc Kinh. Những vị giám mục thừa sai vĩ đại này nhắm hai mục tiêu :10 giới thiệu cho các linh mục thuộc quyền những sự hỗ trợ thiêng liêng; 20 đối mặt với các sư sãi Trung Hoa bằng các tu sĩ công giáo … ”
Riêng đan viện N. D. du Phare ở Nhật Bản nổi trội do ý tưởng làm mục vụ tông đồ bên cạnh những người không phải là kitô. Đan viện này đã được quyết định thành lập nhằm để nâng đỡ việc rao giảng Phúc âm cho người Ainos (bộ tộc du mục ở đảo Hokkaido…)
Điểm nổi trội, chính là do ý tường làm mục vụ tông đồ bên cạnh những người không phải là kitô: đan viện ưu tiên phục vụ công việc truyền giáo và lương dân.
Nhưng trong các đan viện vừa mới được thành lập, thì quan điểm trên đây tụt xuống vị trí thứ hai… Chẳng hạn như trường hợp các tu sĩ nhà dòng Đức Bà An-Nam : “Các tu sĩ Dòng này nhằm mục đích nên toàn thiện nhờ thực thi đời sống chiêm niệm, và thêm vào mục đích thứ nhất này, họ cầu nguyện và hãm mình để cho lương dân được trở lại.”
Từ nhận xét trên đây, cha Peffer rút ra kết luận: trong trường hợp thứ hai, đan viện nhằm phục vụ trước tiên cộng đoàn kitô hữu bản xứ, song không vì thế mà quên đi sứ vụ tông đồ của họ là cầu nguyện và nên gương lành. Vì vậy, theo ngài, “việc thay đổi quan điểm như thế đòi hỏi phải có những cộng đoàn kitô hữu bản xứ tràn đầy sức sống, và hơn nữa chính đan viện nhất thiết phải trở nên đan viện bản xứ.”
Nhận xét này quả đúng với trường hợp giáo phận Tông tòa Bắc Đàng Trong. Thực vậy, năm nào con số tín hữu Kitô cũng tăng thêm và nhiều giáo đoàn Kitô mới được thành lập nhiều nhà thờ được xây mới. Sau thời kỳ bách hại, giờ đến lúc các cuộc trở lại được nở rộ. Cha Denis Thuận, trong những năm thi hành sứ vụ truyền giáo, đã khám phá thanh niên Việt Nam khao khát sống đời đan tu; vì thế ngài mong muốn thành lập một nhà dòng bản quốc dành cho người Việt Nam. Tức là một Hội Dòng hoàn toàn Việt Nam.
Thực thế, nếu như ta nghĩ tới cơ may thành công khi tính toán việc bản địa hóa, tức là phải tính tới hai điều sánh đôi với nhau : đó là việc tuyển sinh và lối sống.
Liên quan tới việc tuyển sinh, một đan viện được thành lập trong xứ truyền giáo và tiếp nhận người bản xứ, có nhiều cơ may thành công hơn những đan viện tuyển sinh phần lớn là người Châu Âu. Chúng ta lấy ví dụ: trong suy nghĩ của các vị sáng lập, Dòng Trappe tiên khởi ở Trung Hoa cần phải là Dòng Trappe của người da trắng : người ta đã vận chuyển từ Pháp sang Trung Hoa trọn vẹn Dòng Trappe ở Tamié. Việc tuyển chọn đan sĩ ở Châu Ẩu không thể thực hiện, nên chương
trình này thất bại. Tuy nhiên, đó chỉ là sự thất bại trong sự quan phòng. Sau cùng các vị sáng lập đã mở ra cho người Trung Hoa khả năng chính họ thiết định đan viện của họ. Học hỏi từ kinh nghiệm này, các vị sáng lập đan viện ở Nhật Bản, ngay từ ban đầu, đã nhắm ngay tới việc tuyển chọn người bản xứ. Còn nhà dòng Đức Bà An-Nam, ngay từ lúc còn trong trứng nước, cũng như trong suốt quá tình phát triển, luôn là một đan viện dành cho người bản xứ, và mong muốn tuyển chọn người bản xứ. Vì vậy, nhà dòng này không lúc nào có hơn hai thành viên người Châu Âu. Việc tuyển chọn người bản xứ tạo điều kiện cho một sự bành trướng nhanh chóng. Do đó, chỉ sau bảy năm thành lập , nhà dòng Đức Bà An-Nam đã có 50 tu sĩ, trong khi Dòng Trappe ở Bắc Kinh chỉ đạt con số 96 tu sĩ sau 40 năm.
Con số tu sĩ ở nhà dòng Đức Bà An-Nam (Phước Sơn) phát triển nhanh chóng còn có một lý do khác sâu sắc hơn. Lối sống đan tu, sử dụng Tu luật thánh Biển Đức và Hiến pháp Dòng Xitô Nhặt phép, rất phù hợp với tâm thức và mức sống của người Việt thời bây giờ. Trong ý tưởng của cha Biển Đức Thuận, ngài muôn thành lập một nhà dòng ở An-Nam nhằm để tiếp nhận những người “nhà quê bé mọn”, nghèo khổ, chân chất, đầy thiện chí, muôn theo đuổi đời đan tu. Và nhà dòng của ngài được tổ chức theo định hướng và chiều kích ấy. Trong các bài báo xuất bản đây đó ở An-Nam hoặc ở Châu Âu người ta đều bàn tán về những thích nghi trong nhà dòng mới được thành lập này. Và người ta chỉ kể những thích nghi ấy dưới khía cạnh y phục và ăn uống. Chúng tôi cho rằng vấn đề này đã được đặt ra cho và do cha Biển Đức Thuận một cách còn quyết liệt hơn nữa. Khi ngài có ý định thành lập một nhà dòng bản địa dành cho người bản xứ, hẳn ngài mong muốn rằng tất cả những gì gặp thấy trong nhà dòng này đều mang sắc thái người bản xứ và tôn trọng tâm linh người bản xứ. Dĩ nhiên cha Biển Đức Thuận không sáng chế đời đan tu dành cho người Việt. Thế nhưng, khi lặp lại truyền thống đan tu theo thể thức “Tu luật thánh Biển Đức và Hiến pháp Dòng Xitô Nhặt phép”, ngài đã tái tạo lối sống này như thế nào để cho người bản xứ – người bản xứ thực sự bằng xương bằng thịt, tại chỗ, có thể sống đời đan tu một cách thuận lợi và có hiệu quả. Nói cách khác, việc lập Dòng ở Việt Nam, một xứ truyền giáo, cần phải đạt tới mọi tầng lớp sâu xa nhất của người dân bản xứ. Ngoài ra việc lập Dòng còn buộc phải gần gũi với môi trường nơi nhà dòng được thiết lập.
Để kết luận, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn thư của cha Willibrord gửi các Bề trên trước kia của ngài vài tuần sau khi ngài tới Phước Sơn. Ngài kể lại cuộc hành tình của mình, mô tả nhà dòng Đức Bà An-Nam (Phước Sơn) và bộc bạch một vài cảm nghĩ đầu tiên. Liên quan tới vị sáng lập Dòng, ngài viết:
“Một trong những ngày gần đây, cha giáo tập người Việt đến gặp tôi… Và đang khi chúng tôi trò chuyện, chúng tôi rơi đúng vào một điểm bất đồng, về thói quen ở đây và ở Trappe, vì thế tôi thưa: “Thưa cha, cha thấy đấy ở Trappe người ta làm như thế này cơ!” – Cha giáo tập liền trả lời: “À thưa cha, người Việt chúng tôi thì như thế đấy; và thói quen ấy hoàn toàn khác với các đan sĩ ở Châu Âu. Người Cha quá cố của chúng tôi đã nhận thức rất rõ điều ấy, quả thực, đây đúng là điểm mà Cha chúng tôi đã sắp xếp, và cha biết đấy, Cha chúng tôi là một quầng sánglôiy Cha chúng tôi là một con người thánh thiện của Chúa! dĩ nhiên ngài hiểu chúng ta ngay ấy mà ! ”
Rồi cha Willibrord, người mới tới, kết luận:
“Cha của họ đã sinh sống biết bao nhiêu năm trường giữa họ: ngài hiểu họ, ngài thấu suốt tận tâm can họ, còn tôi, tôi còn chưa biết ngay cả ngôn ngữ của họ nữa.”
Nếu như các thanh niên Việt Nam tấp nập tuôn đến Dòng Đức Bà An-Nam và ở lại đây, là vì nơi đây đáp ứng đúng khát vọng của họ, và bởi vì đời đan tu khiến họ hạnh phúc như chính vị sáng lập của họ tìm thây cội nguồn hạnh phúc của ngài trong lối sống mới mẻ này.

 

KẾT
Chín mươi năm đã trôi qua từ ngày cha Biển Đức Thuận “quang gánh” lên núi Phước để thành lập đan viện Xitô đầu tiên mở ra một tương lai cho đời sống đan tu tại Việt Nam.
Ngài đã thiết lập một đan viện trong bối cảnh của một xứ truyền giáo và trong một hoàn cảnh chính trị khá phức tạp! Những mong chờ của biết bao người, các nhà truyền giáo ngoại quốc cũng như giáo sĩ giáo dân Việt Nam, đã được cụ thể hoá bằng một “túp lều tranh” đầu tiên làm nôi cho cả một cuộc sống tương lai mãnh liệt trong lòng Giáo Hội. Cha Biển Đức Thuận đã biến những ước mơ thành hiện thực, khi ngài đã “ươm trồng” một nếp sống chứa chất những sâu thẳm in sâu trong lòng người dân Việt. Và ngài đã thành công.
Đọc lại bối cảnh trong đó đan viện “Đức Bà Annam” được thành hình tại núi Phước; cho phép chúng ta thẳm định đúng đắn giá trị của việc cha Biển Đức Thuận đã can đảm và kiên trì thiết lập đời sống đan tu trong lòng xã hội và Giáo Hội Việt Nam. Ngài đã đi đúng hướng khi đáp ứng những kỳ vọng của những vị hữu trách cao cấp của Giáo Hội như các Đức Giáo Hoàng mong ước những đan viện hiện diện trong các xứ truyền giáo. Chúng ta có thể nói là cha Biển Đức Thuận đã đi tiên phong trong việc nhập thể đời đan tu kitô giáo vào trong lòng của một dân tộc. Những yếu tố căn bản của tu trào đan tu kitô trong trường hợp dòng Đức Bà Annam (Phước Sơn) – đã “ôm hôn” những tinh tuý của một nền văn hoá địa phương để tạo thành một chuyển động giao thoa làm nên một nếp sống đan tu như thể dành riêng cho những người Việt Nam. Không những thế, ngài còn ý thức – và đây là điều cốt yếu – việc tham gia vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng mà Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội. Qua đời sống đan tu, bằng sự hiện diện của các đan sĩ, Tin Mừng của Chúa Giêsu dễ dàng thâm nhập vào tâm hồn và đưa vào cõi linh thiêng của chiêm niệm.
Cha Biển Đức Thuận đã ra đi, nhiều thế hệ kế tiếp cũng đã ra đi: các ngài đã hoàn tất nhiệm vụ của những chứng nhân mà đời sống đậm dấu ấn của âm thầm khiêm tốn. Âm thầm khiêm tốn như những hạt giống nhỏ bé được gieo vào lòng đất, bị chôn vùi dưới ánh mắt con người, nhưng lại chứa đựng cả một niềm hy vọng lớn lao của Giáo Hội, và có thể nói là của cả Thiên Chúa. Âm thầm nhưng phong phú (x. PC 7), đó là tính chất của hoạt động tông đồ của các ngài. Và chúng ta, những người đang thừa hưởng di sản cao quí do cha Biển Đức Thuận và bao thế hệ cha anh truyền lại, chúng ta cũng bước đi và tiến lên với tất cả phấn khởi của Chúa Thánh Linh, Đấng đang thực hiện một Lễ Hiện Xuống mới ngay trong lòng Hội Dòng Xitô Thánh Gia.

 

 

 

 

CHA TỔ PHỤ, CON NGƯỜI CỦA NIỀM VUI

 

FM.Micael Nguyễn Thái Thiên

Thánh Phaolô đã khuyên các tín hữu Philíphê: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!” (P1 4,4). Lời khuyên nhủ ấy đã thấm nhập vào con người Cha Tổ Phụ. Lời nhắn nhủ đó đã thúc bách cha trong hành trình truyền giáo và trong đời sống đan tu, dù cuộc hành trình đầy cam go thử thách.

 

I.NIỀM VUI TRONG CUỘC ĐỜI DÂNG HIẾN
Cha Tổ Phụ đã dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa trong niềm tin yếu phấn khởi, và cuộc đời dâng hiến ấy được thể hiện qua hai đời sống: hoạt động và chiêm niệm.

 

1.Niềm vui trong hành trình truyền giáo
Đã là con người, bất cứ ai cũng có lúc vui, lúc buồn. Đức Maria dù đã được đặc ân vô nhiễm nguyên tội, nhưng Mẹ không sao tránh khỏi những đau khổ, buồn vui của kiếp người. Chính Đức Kitô cũng có những niềm vui nhưng vẫn không thiếu những mệt mỏi, buồn sầu đến cực độ khi mang thân phận kiếp phàm nhân. Cha Tổ Phụ cũng có khi vui, khi buồn, nhiứig niềm vui nhiều hơn nỗi buồn.

 

a.Niềm vui trong chức vị giáo sứ
Nét vui tươi thân thiện của Cha Tổ Phụ được thể hiện từ thời còn là một chủng sinh, và niềm vui tươi phân khởi ây trào dâng khi cha đặt chân lên đất Việt Nam. Cha rất vui mừng hân hoan khi được học tiếng Việt ở Kim Long, và làm giáo sU chủng viện An Ninh
Khi viết lách hay giảng dạy cha truyền đạt cho học trò những kiến thức, kinh nghiệm sống và gương sáng. Cha Tổ Phụ là một vị giáo sư biệt tài với học lực uyên bác về nhiều phương li diện, và với tinh thần hăng say nhiệt thành giảng dạy, nhờ đó các học trò lãnh hội nhiều kiến thức. Cha Tổ Phụ rất vui khi được cống hiến sức lực, khối óc và con tim của mình cho thế hệ trẻ. Đối với ngài đó là cũng cách thức truyền giáo.
Vâng, không có gì vui hơn khi được chia sẻ cho người khác, nếu không thì những gì mình có sẽ mai một đi, tựa như con sông đón nhận nước từ cội nguồn, nhưng nếu nó không cho đi (không chảy đi) thì nó sẽ trở thành ao tù hoặc biển chết. Cũng vậy, khi nhận ân huệ từ Thiên Chúa và các bậc thầy đi trước, Cha Tổ Phụ không giữ lại cho riêng mình nhưng đem chia sẻ cho học trò. Sự đón nhận và trao ban đó trở thành dòng chảy liên tục và tràn đầy sức sông, biểu lộ qua một tâm hồn vui tươi phấn khởi. Do đó, khi viết thơ cho song thân, cha nói: “Trường An Ninh là nơi vui nhất dưới gầm trời” (HT tr.47). Chính vì niềm vui ấy mà trong giờ học cha thường pha trò cho vui, khiến lớp thêm sinh động, nhất là khi thây trò buồn. Trò giỏi thì không khen, trò lười biếng thì dùng lời dí dỏm để sửa dạy, nên ai học cha cũng đều cảm thấy luôn tiến tới.
Niềm vui tươi còn được thể hiện khi ,cha viết hài kịch và tập cho các chú diễn thì thật là hay, chỉ cần nói ra mấy câu đã làm cho ai nấy cười ngã cười nghiêng, đúng như tôn chỉ trong Kinh Thánh cha quen nhắc lại khi dạy học: “Hãy làm tôi Chúa cho vui vẻ” (HT tr.79). Và niềm vui được nhân lên khi cha rời ghế giáo sư để phục vụ dân Chúa trong chức vụ cha sở.

 

b.Niềm vui trong chức vụ cha sở
Ước ao của Cha Tổ Phụ là đi mở mang Nước Chúa hơn là làm giáo sư chủng viện, vì đây là cơ hội để cha thi thố hết tài năng, khôi óc, sức lực và con tim cho Chúa và tha nhân. Niềm vui lớn nhất của cha là làm cho nhiều người nhận biết Thiên Chúa. Chính động cơ này đã thôi thúc cha “ra khơi thả lưới”, loan truyền Tin Mừng mặc dù gặp nhiều khó khăn. Khó khăn về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tài chánh và chông đốỉ… nhưng cha vẫn ra khỏi chính mình để đến với tha nhân, hợp tác và hợp nhất với họ. Do đó, cha cảm thấy vui hơn, thành người hơn: bớt kiêu ngạo, bớt nóng tính, trở thành người hiền từ, khiêm tốn và nhẫn nhục hơn. Quả thật, chính lúc cha hy sinh quên mình vì người khác cũng chính là lúc cha gặp lại bản thân mình, nhưng là một bản thân đã được biến đổi, được hoàn thiện. Như vậy thì còn gì vui sướng hơn.
ở xứ Nước Mặn Cha Tổ Phụ có nhiều sáng kiến, áp dụng nhiều phương thế vào việc truyền giáo. Cụ thể gồm bôn phương thế:
-Phương thế thứ nhất: Dạy kinh bổn, đạo lý, rửa tội cho trẻ em và người lớn. Dạy kinh bổn và đạo lý là việc không mây vui, họa chăng mới có một ngày vui. Ngày ây, cha không thể không bộc lộ niềm vui khi người Việt Nam mở tròn đôi mắt ngạc nhiên để nghe cha giảng về Chúa Kitô nhập thể, chịu chết và phục sinh để cứu vớt sinh linh.
– Phương thế thứ hai: Năng đi thăm viếng các sở, các họ như chủ chiên thức tỉnh canh giữ đàn chiên. Đi đến đâu cha bảo họ năng xứng tội rước lễ, khi cha ra về thì lòng đầy vui sướng.
-Phương thế thứ ba: Cha làm thuốc cho kẻ đau yếu bất kỳ lương giáo. Đây là công việc khó nhọc nhưng cha là cách vui vẻ, tận tâm và chu đáo. Khi chữa bệnh thân xác chi xin Chúa chữa bệnh tâm linh cho họ.
-Phương thế thứ tứ: Cha thương giúp kẻ nghèo khó. Vì lòng thương người mà cha mở rộng đôi tay và cho đi tất cả Hằng ngày đều có người nghèo đến xin nhưng cha không bao giờ để họ về tay không.
Sự phục vụ của Cha Tổ Phụ không phải là hành động miễn cưỡng, máy móc, vô hồn với niềm vui giả tạo, nhưng là những hành động không cầu lợi, được thúc đẩy bởi lòng mến Chúa và thương yêu người Việt Nam với niềm vui thực sự được biểu lộ từ tâm hồn tươi trẻ của cha, nên thu hút được nhiều người. Vì thế, sau năm năm phục vụ tại Nước Mặn, cha gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp: “rửa tội hơn 400 người, dạy kinh bổn và đạo lý cho một số rất đông con trẻ, sửa lại một nhà thờ ngói và nhiều nhà thờ tranh” (HT tr. 69).
Vâng, một thành quả rất khả quan nhưng từ khi tái nhận chức giáo sư tại chủng viện An ninh, Cha Tổ Phụ có dịp suy nghĩ lại thành quả đạt được thì chẳng thấm vào đâu so với biết bao người chưa nhận biết Đấng Chí Tôn. Từ đô’, cha đi vào đời sống nội tâm nhiều hơn và sông nhiệm nhặt hơn. Mặc dù sống nhiệm nhặt nhưng cha không mất sự bình an vui vẻ. Cuối cùng, nhờ ơn Chúa soi dẫn, sự bàn hỏi cha linh hướng và sự chấp nhận của Đức Cha Allys Lý, cuộc đời dâng hiến của Cha Tôj Phụ bước sang một trang mới: khởi công lập dòng đan tu chiêm niệm.

 

2.Niềm vui trong đời sống đan tu
Đời đan tu gồm hai yếu tổ’: lao động và cầu nguyện. Hai yếu tố ấy phù hợp với cơ cấu của con người gồm thể chất và tinh thần. Nhờ tinh thần, con người vươn tới thực tại siêu việt, với thân xác, con người kiện toàn bản thân và xây dựng cộng đoàn ưong lao tác, mặc dù luôn gặp gian nan thử thách, khó khăn.

 

a.Niềm vui trong hoàn cảnh khó khăn
Người ta thường nói rằng vạn sự khởi đầu nan. Cha Tổ Phụ đi lên núi Phước cũng là lúc cha bước vào một cuộc sống thật khó khăn; tiền bạc không có, lúa gạo cũng không mà công việc thì nhiều như phá rừng làm nhà, trồng trọt, chăn nuôi…
Cha Tổ Phụ thâV gì trên núi Phước với một thầy, một trò, một gánh hành trang nghèo nàn và núi rừng hoang vu? Cha thấy những “vị khách” khó khăn không mời mà đến, nhưng không sao đâu, vì cha đã thấy điều kỳ diệu hơn là Thiên Chúa luôn hiện diện và sự quan phòng của Ngài hằng luôn nâng đỡ cha qua mọi biến cô” thăng trầm của cuộc sống đan tu.
Vì thế, cha luôn dâng lên Thiên Chúa bài ca chúc tụng, cảm tạ tri ân, biểu lộ một tâm hồn luôn vui tươi trong mọi biến cố, nhất là lúc gặp hoàn cảnh khó khăn. Điều này được thể hiện khi cha viết cho bà kế mẫu: “Thăm mẹ yêu dấu, mẹ xem cọp ở đây nhiều vô sô”, báo cũng nhiều nhưng mà con chưa chết, ăn cực mấy con cũng vẫn mạnh. Dầu phải lo lắng làm nhà giữa rừng rú thiếu thốn mọi sự, con cũng vui luôn. Vạn tuế Chúa!” (DN so 38). ^
Cha Tổ Phụ sống trong niềm tin yêu phó thác và hy vọng “cây chiêm niệm” mà cha đã khó nhọc gieo trồng vun xới
sẽ trổ sinh hoa trái ngọt thơm, nên cha luôn vui tươi phấn khởi trong hoàn cảnh khó khăn, hầu có đủ nghị lực để xây dựng cộng đoàn càng ngày càng phát triển. Vì vậy, những “vị khách ’ không mấy thiện cảm, khi gặp khó khăn, phải xách nón ra đi trong lòng sầu bi, giọt châu lã chã.
Công việc xây dựng cộng đoàn không chỉ dừng lại nơi cơ sở vật chất, nhân sự mà còn làm tiến triển đời sống cầu nguyện.

 

b.Niềm vui trong đời sống phụng vụ
Cầu nguyện là điều cần thiết không thể thiếu trong đời sông đan tu, nên Cha Tổ Phụ dạy: “Nhà này mà không cầu nguyện thì hóa ra nhà nông phu. cầu nguyện là chính việc chúng ta. Thầy dòng phải là con người cầu nguyện” (DN số 118). Cầu nguyện và kết hợp với Chúa là bổn phận và niềm vinh dự của người đan sĩ được trở nên một “loài chim” hót lên lời ca ngợi Thiên Chúa thay cho cả Hội Thánh.
Do đó, Cha Tổ Phụ rất vui tươi phấn khởi khi cùng với anh em bước vào giờ phụng vụ mà đỉnh cao là thánh lễ, ở đó cha bước vào thực tại thánh thiêng nơi mà Đức Kitô hiện diện để ban ơn cứu độ cho cha và cho mọi người.
Qua phụng vụ, cha dâng lên Thiên Chúa lời ca tụng và tạ ơn vì những kỳ công Chúa đã thực hiện ưong lịch sử cứu độ, trong thế giới, trong cộng đoàn và trong chính bản thân cha. Cha luôn sống trong tâm tình tin yêu, thờ lạy, chiêm ngưỡng và cậy trông vào Thiên Chúa.
Cũng qua phụng vụ, cha nhận ra thân phận yếu đuối mỏng dòn của mình trước công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa, để khiêm nhường thống hối, cầu xin ơn tha thứ và những gì cần thiết cho việc chu toàn ơn gọi làm con Thiên Chúa theo chức vụ của mình và mở mang Nước Chúa. Nhất là cha sông niềm hy vọng hướng tới viễn tượng cánh chung, vì phụng vụ hôm nay cho cha nếm trước phụng vụ Thiên Quốc và là sức mạnh nâng đỡ cha hoàn tất ơn gọi của mình, dấn thân cho anh em, cho cộng đoàn, cho Giáo Hội, và thế giới.
Quả thật, qua phụng vụ Thiên Chúa được tôn vinh và con người được thánh hóa, được cứu độ. Do đó, Cha Tổ Phụ rất vui thích sống đời phụng vụ để kín múc nguồn sức mạnh và niềm vui cho cuộc sông đan tu.
Tìm hiểu niềm vui của Cha Tổ Phụ trong cuộc đời dâng hiến đã hé mở cho ta thấy những phương sách bí mật của niềm vui, hay nói cách khác là bí quyết của niềm vui.

 

II. BÍ QUYẾT CỦA NIỀM VUI
Cha Tổ Phụ luôn sông trong niềm vui, niềm vui ấy không phải ngẫu nhiên nhưng do ơn Chúa Thánh Thần và nỗ lực cá nhân để cha gặp Chúa và cảm nghiệm tình thương của Người trong cuộc đời.

 

1. Ơn Chúa Thánh Thần
Nói về Chúa Thánh Thần là nói về tình yêu, thánh hóa, canh tân, linh họat và tươi trẻ. Chúa Thánh Thần đã sai Cha Tổ Phụ đi làm chứng cho chân lý của Đức Kitô, và cắt đặt cha trong chức vụ linh mục để cha đem lại hoa trái của Chúa Thánh Thần.

 

a.Hoa trái của Chúa Thánh Thần
Hoan lạc và bình an là những hoa trái của Chúa Thánh Thần (x. GI 5,22-23). Cha Tổ Phụ luôn bước đi và hành động theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Từ trong ý nghĩ lời nói, việc làm của cha đều biểu lộ hoa trái của Chúa Thánh Thần: hoan lạc và bình an. Chính Thánh Thần nội tâm hóa con người Cha Tổ Phụ, biến đổi tâm hồn cha luôn tươi trẻ nên cha luôn vui tươi và bình an, dù gặp những khó khăn và thất bại.
Nhờ tâm hồn tràn đầy hoan lạc, bình an, tươi ứẻ và lạc quan mà Cha Tổ Phụ luôn có cái nhìn, lời nói vui tươi, dí dỏm nên cha được gọi là người có óc khôi hài.

 

b.Óc khôi hài .
Nhờ có óc khôi hài mà Cha Tổ Phụ luôn sống trong niềm vui. Cha Tổ Phụ khi nhìn sự vật, sự việc, những hoàn cảnh khó khăn, các biến cố vui buồn xảy đến và cả thời tiết nóng lạnh đều được “tiếu lâm hóa” để trở thành niềm vui mà dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân, alleluia.
Khi cha nói điều gì thường mang sắc thái dí dỏm vui tươi, nên cuộc đời của cha không bao giờ thiếu vắng những nụ cười thâm trầm. Chính những nụ cười làm xua tan những căng thẳng, mệt mỏi, khó khăn, thất vọng, chán chường để cha bước ra khỏi chính mình, vươn lên tới Thiên Chúa và tha nhân. Cha cư xử nhiệt tình với mọi người qua những cử chỉ, lời nói hài hước làm cho ai tiếp xúc với cha đều cảm thấy vui tươi nhẹ nhàng và công việc được thuận buồm xuôi gió.
Trong các lá thư cha tường thuật những thông tin thời sự của chính mình, cũng như của cộng đoàn cho thân phụ và bà kê mẫu cũng thường mang sắc thái dí dỏm biểu lộ một tâm hôn luôn tươi trẻ và hạnh phúc.
Óc khôi hài của Cha Tổ Phụ được thể hiện trong cuộc sông không phải để mua vui nhưng biểu lộ một con người đã gặp Chúa trong đời.

 

2.Gặp Chúa trong đời
Gặp được Chúa, sông với Chúa và yêu mến Ngài thì con người tìm thấy niềm vui đích thực, vì Thiên Chúa là cội nguồn của niềm vui. Đối với Cha Tổ Phụ niềm vui là chính Chúa. Bởi vì, cha đã gặp Thiên Chúa trong chính bản thân và nơi tha nhân.

 

a.Gặp Chúa trong chính bản thân
Cha Tổ Phụ đã gặp được Chúa trong chính bản thân mình, đó là cuộc gặp gỡ nối dài và liên lỉ sau cuộc gặp gỡ Chúa trong phụng vụ qua lời kinh, tiếng hát, Lời Chúa và Thánh Thể.
Thân xác con người là đền thờ của Thiên Chúa, còn linh hồn là nơi cực thánh được Thiên Chúa hiện diện. Thiên Chúa không chỉ ở trong sâu thẳm của linh hồn mà Ngài chính là chiều sâu ấy. Cuộc gặp gỡ Thiên chúa trong cõi lòng thật thân tình giữa Cha và con mà lời lẽ con người khó diễn tả. Chính thánh Augustin đã cảm nghiệm được sự gặp gỡ này nên đã thốt lên: “Thiên Chúa còn thân mật với tôi hơn cả chính bản thân
tôi”.
Đối với Cha Tổ Phụ cũng vậy, Thiên Chúa là một cái gì sâu thẳm nhất ở trong cha, sâu thẳm hơn cả chính bản thân cha, làm nền tảng cho hữu thể của cha và niềm vui của cha. Cha Tổ Phụ đã mở cửa tâm hồn để Thiên Chúa ngự vào, và cuộc kết hiệp thân tình đã nẩy sinh trong sự thân thưa, lắng nghe, chiêm ngưỡng và yêu mến. Sự kết hiệp này thật độc đáo: Thiên Chúa và Cha Tổ Phụ kết hiệp với nhau nhưng cha không mất hút qua biến vào Thiên Chúa. Trái lại, cha vẫn giữ nguyên bản nhân vị của mình.
Vì vậy, ta có thể mượn ý của thi sĩ Tản Đà để diễn tả kết hiệp ấy: Chúa với cha “tuy hai mà một”, cha với Chúa “tuy một mà hai”. Do đó, nói theo cách của thánh Phaolô, Cha Tổ Phụ sống nhưng không phải là cha mà là Đức Kitô sống trong cha (x. GI 2,20). Đó chính là niềm vui và hạnh phúc của cha nên cha dạy các môn sinh: “Phước chúng ta là gặp Chúa nói khó với Chúa, kính mến Chúa, kết hợp với Chúa. Nói khó với Chúa ở trong tâm hồn mình” (DN số 141).
Sự kết hợp với Thiên Chúa ở trong tâm hồn Cha Tổ Phụ, hay nói cách khác là đời sông nội tâm của cha làm cho cha luôn vui tươi, dù hoàn cảnh có thay đổi, dù thân xác có phai tàn theo năm tháng. Và niềm vui ấy thật sự được trọn vẹn khi cha đem niềm vui, đem Chúa đến cho tha nhân.

 

b.Gặp Chúa nơi tha nhân
Tha nhân là con Thiên Chúa, hình ảnh Thiên Chúa, nhất là được đồng hóa với Thiên Chúa. Bởi vì Chúa nói: “Ai đón tiếp anh em ỉà đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40). Và “Ai làm phúc cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
Cha Tổ Phụ đã gặp Chúa, tin tưởng vào Lời Chúa đã dấn thân, quên đi những đau khổ, mệt mỏi để yên tâm phục vụ tha nhân trên bước đường truyền giáo và phục vụ anh em trong đời sống đan tu, vì gặp Chúa thì “thương yêu anh mình lắm” (DN số 141). Cha Tổ Phụ cảm thấy thật sự là chính mình khi sống tương quan với anh em. Cha sống với anh em là sống với Chúa. Cha sống cho anh em là sống cho Chúa. Cha phục vụ anh em là phục vụ Chúa. Cha yêu mến anh em là yêu mến Chúa. Anh em là món quà tặng mà cha hằng nâng niu, tôn trọng, gìn giữ và quí mến. Anh em là bài ca mới mà cha hằng hát lên trong suốt cuộc đời tận tâm phục vụ vì yêu mến Chúa, vì hạnh phúc Chúa hứa ban. Vì thế, cuộc sông của Cha Tổ Phụ là cuộc sông luôn vui tươi, và con người của Cha Tổ Phụ là con người của niềm vui.
Cảm tạ, vạn tuế, muôn năm, alleluia tựa như điệp khúc luôn vang lên trong tâm hồn, trong đời sông của Cha Tổ Phụ. Điệp khúc ây mang sắc thái dí dỏm vui tươi, thể hiện một con người đã gặp Chúa, cảm nghiệm được tình thương của Chúa, sự hiện diện của Chúa và sự quan phòng của Ngài. Vì vậy, Cha Tổ Phụ luôn sông trong vâng phục, tín tưởng, cậy trông, phó thác, yêu mến, lạc quan và vui tươi, dù cuộc đời có thăng trầm thay đổi, niềm vui vẫn không đổi thay. Niềm vui ấy giúp Cha Tổ Phụ đi mà không mỏi, chạy mà không mệt trên đường tuân giữ mệnh lệnh của Thiên Chúa, và cha đã đạt được niềm vui vĩnh cửu là Nước Trời.
Cha Tổ Phụ là biểu tượng của niềm vui, là con người của niềm vui. Ước gì mọi đan sĩ học lấy những kinh nghiệm, theo con đường Cha Tổ Phụ đã đi để tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời dâng hiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÚC ĐỜI TU

 

FM. Hương Quê

“Nếu như bà được trẻ lại như cháu, bà sẽ đi tu”. Lời nói của một cụ bà mà tôi đã có lần gặp hình như thâm đượm vẻ nuối tiếc. Phải chăng dòng chảy của cuộc sống thời đại với bao thử thách, khó khăn đè nặng trên đôi vai khiến cụ bà phải thốt lên: “giá như!”. Với bà, phải chăng:
“Tu là cỗi phúc, tình là giây oan”.
Hạnh phúc, một đích điểm mà đã là con người thì ai cũng khát khao hướng tới và ước mong chiếm hữu. Hạnh phúc thì muôn màu muôn vẻ vì mang tính chủ quan, vả lại hạnh phúc cũng vô hình nhưng không phải vì thế mà không ai cảm nhận được. Tuy nhiên, “Hạnh phúc là một tiến trình chứ không phải một cảm xúc để chờ đợi”. Chúng ta phải tự tạo ra hạnh phúc chớ đừng mong từ nơi khác đến. Nó là một kho báu được giấu trong ruộng để chờ con người khai phá. Thật vậy, chúng ta đã từng chứng kiến lắm kẻ tiền dư gạo thừa nhưng mặt buồn, lệ tuôn; trong khi đó có những người cơm ăn không đủ no, áo mặc chưa đủ ấm lại tươi cười vui vẻ, tâm hồn bình an và thanh thản. Vầng, hạnh phúc thì luôn có đó nhưng đường dẫn tới hạnh phúc thì có trăm nghìn nẻo. Là một đan sĩ Xitô Thánh Gia Việt Nam, tôi chỉ muôn đề cập trong bài này những cảm nghiệm về những “cái phúc ” mà cha tổ phụ Biển Đức Thuận đã ươm trồng trên núi Phước ngày xưa và ngày nay, vẫn đang tồn tại, phát triển qua dòng thời gian nơi các thế hệ đan sinh của ngài. Phúc của đời tu là được sống trong cộng đoàn huynh đệ, được làm một loài chim hót lời ca tụng Thiên Chúa, được mang thập được cảm nghiệm chính Thiên Chúa.

 

1.Cộng đoàn
Hình ảnh cộng đoàn luôn gắn liền với đặc tính trăm hoa: mỗi người một vẻ, tuy không được sinh ra từ chung một cha mẹ nhưng lại quy tụ về sống trong một mái nhà để “luôn sống cùng nhau và chết cũng không lìa nhau” Thật là hạnh phúc thay!
Tuy nhiên, sự khác biệt có thể tạo ra xung đột mẫu thuẫn: “Bá nhân bá tánh” mà! Sống là cạnh tranh, va cham Cộng đoàn cũng chỉ là một xã hội thu nhỏ thì làm sao có thể tránh được điều đó. vả lại, những thành viên đâu phải là những “gạch đá” được đặt cạnh nhau nhưng là những con người có lý trí và tự do. Là con người, địa vị ai mà chẳng ham, tội lỗi người khác ai lại chẳng muôn kết án. Vậy thì đâu là hạnh phúc của đan sĩ trong đời sống cộng đoàn?
Có khi nào ta chợt nghĩ anh em sống quanh ta chính là những chiếc gương soi cho bản thân hay cho chính hành trình làm người của ta không? Tại sao ta lại không thể xem thành công của người khác là động lực để ta vươn tới thay vì ghen tị? Tại sao ta lại không nhìn nhận lỗi lầm của anh em là dịp đế ta cảnh tỉnh, là cơ hội để ta thực thi cử chỉ yêu thương tha thứ hơn là kết án, xa lánh.
Hơn nữa, cộng đoàn chính là môi trường thuận lợi để đan sĩ rèn luyện một ý chí mạnh mẽ: không lùi bước trước những yếu đuối của bản thân, không bị bức tường ích kỷ cản khi sống với người khác; là nơi để mọi người thực thi tâm hồn hào hiệp: luôn nâng đỡ nhau, để chứng tỏ một trái tim quảng đại, yêu thương hết mọi người.
Niềm vui hơn cả trong đời sống huynh đệ chính là tình tương thân tương ái. Hành trình của đời ta dẫu mây mù giăng lối, hiểm nguy rình rập, ta cũng chẳng sợ vì đã có anh em đang đồng hành sánh bước. Truyện kể rằng: “Có ba người lữ hành gặp phải cơn bão tuyết. Người thứ nhất gục ngã trong cơn bão tuyết đó. Người thứ hai đi ngang qua: cúi nhìn, bỏ đi.
Người thứ ba vác người xấu số, cố chống tuyết ôm nhau đi.
Gần đến ngôi làng, người ta thấy xác của người thứ hai chết bên đường. Tuyết ngừng thổi cũng là lúc người thứ ba cõng được người lữ hành thứ nhất đến nơi.
Trong cái chết hoang vu kia, có tiếng than thở của tuyệt:
Chúng tôi là thần tuyết. Cái chết không bí ẩn vì giá lạnh, nhưng nằm kín trong tim con người. Nếu người lữ hành thứ hai vác kẻ xấu số, đời ông ta đã không xấu số”.
Tính ích kỷ sẽ là tảng băng giá ngăn cản hơi ấm hạnh phúc từ mình đến với người khác và từ tha nhân đến với mình.
Như vậy, phúc của đời tu chính là được sống cùng nhau, cùng chia sẻ những thăng trầm của cuộc sống và chết cũng không lìa nhau. Cộng đoàn là môi trường thuận lợi để ta trắc nghiệm lòng trắc ẩn và tinh thần thực thi điều răn mến Chúa – yêu người.

 

2. Thập giá
Ziggy nói: “Người ta có thể than phiền vì hoa hồng có gai hoặc người ta có thể vui mừng hớn hở vì gai có hoa hồng”. Gai và hoa hồng luôn song hành như hình với bóng, cũng như hạnh phúc và đau khổ không thể tồn tại mà không có nhau.
Theo lẽ thường tình, chẳng ai khi được sinh ra lại muốn mình rơi vào một “ngôi sao xấu”. Thế nhưng, đã biết “Đời là bể khổ” mà sao con người vẫn cứ lăn vào bể để tìm hạnh phúc.
Cũng thế, đời tu tuy được người đời quý trọng J9 đàng sau hào quang lấp lánh vẫn là những gánh nặng đè p đôi vai của đan sĩ. Đó cũng là xác tín của Cha Tổ Phụ mẹ nói với Người về thầy dòng, thầy dòng Phước Sơn vì thi’ dòng cũng có thánh giá không thoát được, mẹ hãy tin đi đó!” . Thật vậy, ai lại chẳng buồn khi bị người khác xúc phan, cách vô tình hay cố ý. Có người chẳng hiểu vì sao mình lai là cái gai trong mắt người anh em kia, để rồi họ cứ tìm mọi cách để nhổ phăng đi. Người khác lại ngẩn ngơ khi mình vô tình trồ thành “cái thớt” để Bề Trên hay Cha giáo “bằm” cho thoả cơn giận. Cuộc sống chẳng thiếu gì những trái ngang, xung đột mà con người tạo ra cho nhau. Thế nhưng, theo quan niệm của Cha đáng kính, “có Thánh giá là có phước! ”, bởi vì “Một lần chịu khổ vì Chúa thì hơn trăm lần làm lành cho thế gian. Khi ta chịu khổ vì mến Chúa thì được thêm công nghiệp, có cơ hội tập thêm các nhân đức. Còn nếu ta làm lành cho thế gian nhưng lại muốn được thiên hạ tung hô thì đã không có công, lại càng thêm tội” . “Và khi gặp sự gì trái ý nghịch lòng hay khốn khó nào thì hãy dâng cho Chúa để cứu các linh hồn” . Và ngài đã đúc kết: “Có như thế thì ở nhà Dòng mới vui”. Vâng! Cha đã biết khó niềm vui từ những đau khổ thường ngày: có đời nào mà tó ngôi nhà xinh đẹp bị biến thành đống tro tàn. Quần áo, sách “thuốc men, thực vật, hột giống thay thảy đều bị cháy hết mà ngài cùng các thầy lại hát vang bài Magnificat ưọng thể tạ ơn Chúa9 . “Khi trời trở lạnh, cha run cả mình vì áo mỏng, nhà trông tứ vi, cửa ăn bị kém … nhưng mặc kệ, “muôn năm ông thần lạnh!” . Sự bình an, thanh thản trước những nghịch cảnh vì tin vào Chúa chính là chìa khoá khơi mở niềm vui của tâm hồn cha. Phần chúng ta, những đan sĩ của thế hệ hôm nay, có biết tận dụng những bí quyết này không hay thập giá vẫn là thập giá ?
Khi bị người khác xúc phạm, ta có nghĩ là mình có cơ hội thể hiện sự tha thứ để tâm hồn được thanh thản bình an, hay để tránh đi những căn bệnh do sự uất hận, ức chế gây ra không!
Những đau khổ trong cuộc đời tuy không ai muốn gánh chịu nhưng lại là những chất liệu cần đạt được niềm vui. Không tin thì cứ thử làm mà nghiệm xem! Vấn đề chính yếu là nơi bản thân người đó có dám châp nhận và thăng hoa chúng không!
Một đan sĩ không chỉ gánh trên vai bản tính xác thịt yếu hèn mà còn phải gồng gánh trên vai kia gánh nặng người khác chất cho. Tuy nhiên, cái phúc của người đan sĩ chính là không để cho gánh nặng đó đè nặng, cắn rứt, dày vò tâm hồn, vùi dập cuộc đời mà biến nó thành niềm vui, thành khúc ca hoan hỉ trong Chúa.
Thập giá mang hạnh phúc, vì đó là cơ hội để chúng ta san sẻ, bày tỏ tình yêu thương, thực thi sự tha thứ và hoà giải trong cộng đoàn và là vinh quang cho ‘bể khổ” trần ai.

3.Tiếng hót một loài chim
Cha ông ta thường nói: “Xướng ca vô loại”. Vâng! Đối với người thời xưa là thế. Tuy nhiên, quan niệm này xem ra không còn đúng với tâm thức của nhiều bạn trẻ ngày nay. Phải chăng, trước cảnh làm giàu cách nhanh chóng của một số ca sĩ mà không ít các bạn trẻ ngày nay đua nhau tham dự các cuôc thi như: giọng ca hay hàng tuần, Sao Mai điểm hẹn, hay nhờ những ông bầu nổi tiếng “lăng-xê” để danh của mình được nổi tiếng trong công chúng. Vì càng nổi tiếng, liveshow càng nhiều thì tiền “cát-xê” cũng hậu hĩnh.
Nhưng có những bạn trẻ chọn con đường ca hát không vì danh tiếng hay tiền bạc trong số đó, có đan sĩ của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam.
Đan sĩ chúng ta cũng là những ca công, vì trong đời sống chiêm niệm, phận vụ ưu tiên và trên hết chính là những giờ Thần vụ. Hát kinh thần vụ, theo cha Tổ Phụ, là một trong ba phận việc phải làm của mỗi đan sĩ: “… Đọc kinh hát lễ thay cho cả Hội thánh; thờ phượng, ca ngợi Chúa, cũng như quân lính hằng canh thức luôn. Thê’ gian thường lo tìm bạc tìm tiền, lo vui chơi ngủ nghỉ, chúng ta như quân lính phải canh thức luôn mà cẩu nguyện thay mặt Hội thánh” . Như thế, “Hát kinh thần vụ” không phải là một công việc buộc phải làm đối với đan sĩ nhưng là một vinh dự, một niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng được Thiên Chúa mời gọi và trao cho. Vâng! “Phước của đời chúng ta là trở nên một ‘loài chim’, hót lên lời ca ngợi Chúa, theo gương Mẹ Maria, là ‘con chìm’ hót hay hơn cả’
Còn gì vui sướng hơn khi mỗi đan sĩ ý thức được rằng: “Lời tôi ca” đang hòa chung với lời hát của chín phẩm thiên thần và các thánh trên thiên quốc để tung hô, ca tụng trước ngai Đấng Chí Tôn. Lời ca của chúng ta là lời chúc tụng Thiên Chúa thay cho mọi người, trong đó cố những người thân yêu của mỗi đan sĩ, vì công kia việc nọ, vì mưu sinh cuộc sống mà họ đã quên lãng phận sự này.
Ngày qua ngày, các đan sĩ vẫn “đứng trên sân khấu cuộc đời” hát ca để những người lữ khách, khi đến chốn thinh lặng của đan viện và nghe được lời kinh du dương trầm bổng, sẽ vơi đi sự căng thẳng, mệt mỏi, âu lo trong tâm hồn:
Lúc giờ mười một điểm vừa xong
Chiều đã nghiêng nghiêng nhạt nắng hồng
Hãy thả hồn bay miền thanh khí
Thánh vịnh đàn ca vút thinh không”,
“Ngày lao nhọc vừa trôi vào dĩ vãng
Chúa dủ tình đã bao bọc chở che
Thành kính tạ ơn biết nói gì
Dâng tiến Chúa trọn một niềm yêu mến
                                                          (Thánh thi Kinh chiều thứ 2 và thứ 6, Tuần II).

Các đan sĩ đứng trên sân khấu cuộc đời hát vang để mọi người nhận thấy rằng ưong cuộc trần khổ ải này vẫn tồn tại một niềm vui vĩnh cửu. Niềm vui đó chính là Thiên Chúa.
Như vậy, chúng ta hát không phải để được tiếng khen trong các buổi lễ khấn, mừng ngân khánh hay phong chức linh mục; nhưng là hát vì tình Chúa thương con người thật bao la, vì niềm tin của bao người đang đặt vào mỗi đan sĩ. Và hạnh phúc khi lời ca đó không chỉ thốt ra từ môi miệng nhưng còn vanl lên từ cuộc sống trong âm thầm và thinh lặng. Chính vì lẽ đo mà đan sĩ được mệnh danh là “con người tạ ơn ” (l’homme eucharistique).

 

4.Kinh nghiệm theo Chúa
Cột mốc, đích điểm sẽ không là gì cả đối với những người sống lây lất cho qua ngày đoạn tháng, nhưng sẽ là tất cả cho những ai biết tại sao mình sống và sống để làm gì.
Ta học ngoại ngữ để có thể đọc tài liệu hoặc giao tiếp với người ngoại quốc, học Kinh Thánh để sống theo những gì Chúa dạy, học Tu luật để biết đời sống của mình phải như thế nào. Không một hành động nào lại không do một nguyên nhân nào đó thúc đẩy. Cũng vậy, chúng ta, những hậu duệ của cha tổ phụ Biển Đức Thuận vào những đan viện này để làm gì? Để tìm Chúa chăng? Không sai! Vì theo Thánh tổ Théodore: “Đan sĩ là con người:
-chỉ nhìn Chúa mà thôi
-khao khát Chúa mà thôi
-hướng lòng về Chúa mà thôi
-chỉ muốn phụng sự Chúa mà thôi”.
Nhưng Thiên Chúa ở đâu: trên bầu ười cao xanh vời vợi hay ở gần bên nhưng ta chẳng hay biết? Thiên Chúa ở trong tât cả vì Ngài là Đấng quyền năng.
Chính vì thế, mọi phút giây, mọi phương thế của nhịp sống thường nhật trong đan viện đều nhằm hướng người đan sĩ về Thiên Chúa. Đó là nét độc đáo của ơn gọi đan tu chiêm niệm: “Vậy, sự kín nhiệm của Dòng chúng ta là gì? Là hằng tìm Chúa, chuyện vãn với Chúa, kết hiệp với Chúa. Đó là sự kín nhiệm của chúng ta. Sự ấy, thế gian không hiểu được. Phước chúng ta là đó rồi: gặp Chúa nói khó với Chúa… Biết có Chúa hằng ở với chúng ta, nào có ai làm chi được, cho nên được bình an vui mừng luôn … Kẻ gặp được Chúa như vậy, thật là thầy dòng. Kẻ ấy hằng khao khát linh hồn người ta, yêu thương anh em mình lắm, và hay xét lành về anh em. Kẻ gặp được Chúa như vậy, lấy làm vui thích quá chừng. Kẻ ấy dầu ai đem cho bạc tiền, cũng chẳng muốn ngó lại, vì đã gặp được Chúa là của vô giá” .
Vì thế, thật tội nghiệp cho những ai dù là đan sĩ sống mà không có Chúa trong cuộc đời, thì làm gì có được niềm vui ttong cuộc sống dâng hiến!
Thật vậy, nếu cuộc sống không có Thiên Chúa, đức tin của chúng ta trở nên trông rỗng, nghi lễ chỉ mang tính hào nhoáng, hình thức, phô trương, đời tu chỉ còn là vỏ bọc. Nếu không cảm nghiệm được Chúa, thì luật thinh lặng, đổì với các đan sĩ, chỉ là hàm thiếc; luật nội vi thì như giây cương kìm hãm; Kinh Thánh chỉ là cuốn tự truyện về cuộc đời của một ông Giêsu nào đó, thánh lễ, giờ thần vụ chỉ là một thói quen được thi hành một cách máy móc; anh em đồng tu chỉ là những cái gai hay những “con sói” đang lình rập chúng ta.
Mỗi đan sĩ hãy để Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống và hãy “lấy Ngài làm niềm vui của mình”

Kết
Có một tác giả đã nhận định: cuộc đời tựa như cái bơm mà niềm vui, sự hạnh phúc chính là nước. Ai muốn kín “nước”! thì phải bôi trơn nó bằng chính “nước” Đây là chân lý rất thưc của cuộc sống: chúng ta gieo hận thù thì đừng mong nhận đươc tình yêu. Chúng ta không ươm trồng cái đẹp thì đừng than trách thế gian sao quá xấu xa, độc ác. Cũng vậy, trong đời sống đan tu chiêm niệm, đan sĩ nếu không gieo niềm vui vào tất cả những hoạt động thường nhật (thử thách, gian khổ…) thì đừng bao giờ than thở đời tu sao quá đơn điệu, nhàm chán và buồn khổ. ơn gọi là một hồng ân nhưng không vì chính Chúa đã chọn chúng ta, nhưng mỗi người đáp trả và sống như thế nào mới là quan trọng: hân hoan hay khổ não, nâng niu hay thờ ơ! Ước gì cuộc sống của mỗi đan sĩ – dù khổ chế, nhiệm nhặt vẫn luôn luôn phản chiếu niềm vui, niềm hạnh phúc trên gương mặt. Hạnh phúc này không phải là do nhà cao cửa rộng, quyền cao chức trọng, nhưng được khơi lên và toả lan từ Thiên Chúa: “Phước của đời tu chính là đây!”

 

 

 

 

 

 

TRÁI TIM BỪNG CHÁY

 

 Sr. M.Huyền Ca.

Tình yêu là chia sẻ và ban tặng.
Để tin tưởng lẫn nhau, ta cần có một tình yêu thật gần gũi, một hơi nóng sưởi âm, một trái tim đập theo nhịp trái tim ta. Tình yêu Thiên Chúa đã làm cho con người thật sự có nhịp đập của trái tim Thiên Chúa, “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong lửa ấy cháy bùng lên” (Lc 12, 49). Lửa ấy được ban cho mỗi người là để làm cháy lên, nóng lên trong cộng đoàn, trong tâm hồn mọi người. Trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đời đời tự hiến mình cho Chúa Cha và cho nhân loại; tình yêu tự hiến ây đã bừng cháy nơi trái tim Cha Tổ Phụ, và sưởi ấm nơi đoàn con cái đan sinh của ngài qua mọi thế hệ.

 

1.TỪ MỘT TRÁI TIM
Từ thuở thiếu thời đã âm ỉ nơi lòng Cha Tổ Phụ một thao thức khát mong truyền giáo và yêu thương những người chưa nhận biết Chúa. Mối cảm thương sâu sắc của cha phản ánh tình yêu bao la của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu:“Chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt”(Mc 6, 34). Vì tình yêu, Chúa Giêsu nhập thể làm người mang lấy những hệ lụy của kiếp người để cứu chuộc loài người. Sống tình yêu Giêsu, Cha Tổ Phụ cũng muốn hiện diện với dân Việt như men muôi, lấy yêu thương và vâng phục biến đổi thập giá thành thánh giá, tháp nhập đời mình vào Chúa Giêsu; cha đã dạy chúng tôi từ sáng chí tốì ra sức noi gương Chúa Giêsu, sống với Chúa và luôn thuận theo ý Chúa.
Nhờ sống tương giao mật thiết với Chúa, trái tim cha bừng cháy tình yêu Chúa và tha nhân, được Thánh Linh thúc đẩy, soi sáng, cha nhiệt tâm hăng say muốn ra đi loan báo Tin mừng cho mọi người gần xa, hô to cho mọi người biết Chúa yêu Chúa. Ngọn lửa của ngày Lễ Ngũ Tuần chính là lửa Thánh Linh, lửa tình yêu làm cho tâm hồn các tông đồ vui tươi hân hoan, lợi khẩu. Như các tông đồ xưa, tâm hồn Cha Tổ Phụ cũng được sung mãn Thánh Linh, lòng rạo rực một tình mến yêu chan chứa được thông truyền từ trái tim Chúa Giêsu là “lò lửa mến thiêu đốt lòng mọi người” .
Ngọn lửa Thánh Linh thanh tẩy con tim cha ngày một tinh tuyền hơn trong ý hướng dấn thân phụng sự Thiên Chúa và tha nhân. Cũng có những lúc cha không hiểu chương trình kỳ diệu của Thiên Chúa, “lặng yên” trong những cơn thử thách và thất bại; chính Lời Chúa và Thánh Thể đã củng cố niềm tin, cho cha sự bình an trong cuộc sống để khẳng định: “Thiên Chúa là Cha yêu thương chúng tôi quá lẽ” . Cha Tổ Phụ dâng cộng đoàn cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, thường xuyên kết hợp với Chúa, mang nơi mình trái tim bừng cháy yêu thương, thông trao sức nóng và ánh sáng cha đã lãnh nhận là trài) tặng Chúa Giêsu cho mọi người. Trong mỗi lá thư cha viết, chúng ta đều nhận thấy được chiều sâu tâm linh của một con người đã gặp Chúa và diễn tả những kinh nghiệm thiêng liêng cao vời.
Trước những gian truân thử thách, đòi hỏi nơi cha một con tim can trường dũng cảm, đôi mắt và trái tím cha luôn hướng về Thiên Chúa và muôn thuộc trọn về Chúa cho cha sức mạnh đi tới trong cuộc đời, không sợ hãi chi dù gặp tin dữ hay thú dữ. Phải chăng chính niềm tin sáng ngời từ con tim hòa ái của cha đã khiến mây chú cọp đứng nhìn cha rồi thủng thẳng quay đi , để cha có lời hài hước: Miễn cho cái phép lịch sự của chú!
Nơi trái tim cháy lửa yêu mến của Cha Tổ Phụ, đức tin và lý trí gặp nhau, thể hiện một sự dân thân toàn vẹn, cha khiêm tốn và say mê bước đi trong sự tìm kiếm thực hiện ý Chúa và cứu các linh hồn. Điều này như một nguồn năng lượng thâm vào con tim từng đan sĩ và chiếu sáng nơi các cộng đoàn Xitồ Thánh Gia.

 

2.CHO MUÔN TRÁI TIM
Đức Bênêdictô XVI đã viết trong Thông điệp “Thiên Chúa là tình yêu”: “Tình yêu là ánh sáng, cuối cùng là ánh sáng duy nhất sẽ làm cho một thế giới đen tối được bừng sáng trở lại và ban cho chúng ta sự can đảm để sống và hành động” . Như Cha Tổ Phụ, chỉ trong ánh sáng tình yêu Thiên Chúa chúng ta mới có cái nhìn xuyên suốt, định hướng cho hành trình đời mình, đôi khi ngược dòng mà không bị lôi kéo bởi những cách sống ngược với Tin mừng.
Hôm nay Giáo hội, Hội Dòng và mỗi đan sĩ chúng ta vẫn luôn nỗ lực cho một tương lai đi tới, với trái tim cháy sáng tin yêu hy vọng. Những việc làm của tình yêụ, dù nhỏ bé đến đâu cũng luôn có một giá trị vĩnh cửu, góp phần vào công cuộc cứu độ trần gian. Tình yêu Chúa đã biến đổi cha Tổ Phụ thành con người mới; ngày nay, tình yêu đó cũng đang biến đổi mỗi người chúng ta trở nên thân thể Chúa Kitô, mang trái tim của Ngài và được chiếu sáng nhờ ánh sáng rạng ngời chính Chú Thánh Thần soi chiếu vào tâm hồn chúng ta.
Thiên Chúa là tình yêu, là ánh sáng, khi chúng ta lãnh nhận phép rửa, chúng ta được đón nhận ánh sáng Chúa Kitô phục sinh. Ánh sáng luôn có đặc tính tỏa chiếu ra chung quanh đó là ơn sống chứng nhân: cho mọi người nhận biết Thiên Chúa; dù nhiều khi chúng ta tưởng nó có thể bị dập tắt bởi đau thương thử thách. Cha Tổ Phụ đã vượt qua tất cả, cây đan tu Xitô Việt Nam Chúa đã ươm trồng qua cha nay đã và đang sinh hoa trái. Một cuộc sống đan tu tuy đơn sơ, âm thầm bình lặng nhưng được kết dệt bởi lòng mến thẳm sâu của những con người đã tận hiến cho Nước trời. Chúng ta là con cái đan sinh của ngài, chúng ta có cùng con tim bừng cháy lửa nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa như ngài chăng? Chúng ta có cùng một con tim khao khát chuyển thông Tin mừng cứu độ cho anh chị em, khao khát cho mọi người nhận biết, yêu mến Chúa như Cha Tổ Phụ chăng?
Cha Tổ Phụ là bài học sống động, là tấm gương sáng ngời cho chúng ta trong cuộc sống đan tu hôm nay. Như ngài, chúng ta cần mở rộng tâm lòng để ngọn lửa Thánh Linh, lửa tình yêu bừng cháy trong tâm hồn, giúp ta nhiệt tâm, quảng đại hiến dâng đời sống cho tình yêu Chúa và tha nhân. Mang nơi mình một niềm tin yêu kiên trì vững mạnh, một lòng trung thành bất khuất vì “Chỉ có những ai được tình yêu chạm đến mới mang lại sự mới mẻ thực sự chọ thế giới” . Có khả năng chia sẻ cũng như mang lấy những đau khổ của anh chị em trong tâm hồn bằng sự đồng cảm để đưa vào đời sống cầu nguyện và hy sinh.
Đan sĩ Xitô Thánh Gia Việt Nam hôm nay nhận được gia sản cao quí từ Cha Tổ Phụ, nguồn sống đan tu đã, đang được chuyển trao qua các thế hệ. Trong đó, tinh thần và trí ý đấng sáng lập cùng những kinh nghiệm đời sống tâm linh cần được chúng ta đón nhận bằng con tim yêu mến và nội tâm hóa để Hội dòng ngày thêm phát triển, gắn bó đời mình với Đức Kitô, thực sự là men muối cho đời.
Thời gian 90 năm trôi qua, tình yêu Thiên Chúa đã cháy sáng nơi Cha Tổ Phụ cũng đã và đang chiếu sáng con tim từng đoàn lớp đan sinh tiếp bước, miễn sao chúng ta mỏ cửa cho tình yêu Thiên Chúa bước vào cuộc đời ta.

 

 

 

 

 

 

 

NỐT NHẠC THINH LẶNG

 

FM.Phan Sa

Sách Cựu ước kể: Trước Hòm Bia Thiên Chúa, vua David vui mừng nhảy múa và đàn hát với cả tâm tình, nhưng ngài vẫn dành những khoảng thinh lặng để tạ ơn (x.2Sm 6,1-18); đặc biệt sau khi phạm tội trọng (x.2Sml 1,1-27), ngài đã thật lòng thông hối (Tv 50) và tận dụng những phút giây trầm lắng như thể để lắng nghe lời tha tội từ Thiên Chúa. Nếu xét chuyên môn, thì mỗi khi sáng tác và hát Thánh vịnh,vua David thường sử dụng nhiều dấu lặng. Ông biết âm nhạc là nghệ thuật phôi hợp âm thanh để diễn tả tư tưdng, là thứ ngồn ngữ trổi vượt trên mọi ngôn ngữ. Nó có khả năng chuyển tải và tác động tất cả mọi tâm tình sâu lắng, thầm kín nhất của con tim. Vì thế trong bản nhạc, những nốt nhạc với cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc của chúng hoà quyện với nhau để diễn truyền mọi rung cảm. Nhưng điều quan trọng là bên cạnh nốt nhạc không thể thiếu những dấu lặng. Đó là ý tưởng mà bài viết muôn dùng biểu tượng “nốt nhạc và dâu lặng” để phác hoạ hình ảnh đan sĩ Xitô Việt Nam, đặc biệt Cha Henri Denis – Đấng sáng lập Hội dòng Xitô Việt Nam: một người nhiệt tình hoạt động mục vụ nhưng rất quý trọng, yêu mến bầu khí tĩnh lặng.

*MỆNH MANG TỪ KHÚC DẠO ĐẦU

Khi đặt chân lên đất nước Việt Nam với tư cách là một linh mục truyền giáo, cha. Henri Denis đã biểu lộ khuynh hướng dễ rung cảm như một thầy Dòng chiêm niệm, một người lạc quan yêu đời, đạo đức thánh thiện: thích nói về Thiên Chúa, ham mê đọc kinh cầu nguyên, hát thánh ca. Ngài có tài giảng dạy, có sức hấp dẫn, thuyết phục người nghe, nhưng ngai ưa thích bầu khí thinh lặng. Dòng Phước Sơn được xem là cái nôi phát xuất đời đan tu. Nơi đây ngài suy niệm về hành trinh tìm Chúa, ngài ước mong “được làm loài hoa đơn hèn trong hốc đá núi Phước; được là loài chim cất giọng ca vang tình Chúa” Ngài muốn là thầy dòng sống hy sinh hãm mình, luôn ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa trong sinh hoạt thường ngày và nhận ra tình yêu Thiên Chúa là một bản trường ca với những giai điệu trầm bổng, lúc nhặt lúc khoan; nhiều lúc dâng trào mãnh liệt nhưng cũng có khi nhẹ nhàng lắng đọng. Vì thế Cha Tổ Phụ luôn nhắc nhở con cái ngài xác định vị thế trong lòng Giáo hội và xã hội. Yêu mến đời chiêm niệm, một đời sống đơn sơ giản dị nhưng phong phú dồi dào, tựa như bần nhạc có âm điệu dạt dào nhưng tiết tấu nhẹ nhàng, sâu lắng, để có thể hoà nhập vào bản trường ca tình yêu Thiên Chúa. Phải là người say mê cầu nguyện bằng lời ca tiếng hát trong tương quan tình Chúa tình người, mới hiểu thế nào là nghệ thuật sống đời đan tu.
Mỗi lần đọc Di ngôn, người viết bài này cảm nhận: vì quá yêu quý chốn rừng thanh cảnh vắng, nên cha Tổ phụ đã nắm bắt được yếu tố chính của dòng âm thanh đang lưu chuyển trong lòng đất của núi Phước Sơn (Quảng Trị); hình như ngài đã lắng nghe được âm giai trầm của giọng nói người miền Trung khi thổ lộ điều gì đó với ai “…Rứa đó mẹ ạ!” hoặc thầm thì cầu nguyện với Chúa. Ngài hằng xin ơn lành cho nhà Dòng với tâm hồn đơn sơ mộc mạc như người dân Quảng trị. Ngài ước mong mọi lời cầu nguyện là những nốt nhạc thần thiêng được vang lên, được lắng nghe trong âm giai nội tâm, ví tựa làn hương bay lên nhan Chúa.
Trong Nhà Dòng, ngài tâm đắc hình ảnh “con cá và dòng nước” để khuyên các đan sĩ ý thức và cảm nhận niềm hạnh phúc thực sự khi được ở trong nhà Chúa. Tuy nhiên, ngài cũng thây nỗi niềm trầm buồn với tâm trạng người con xa xứ: muốn viết thư cho mẹ mà không có giờ rãnh . Ngài cũng buồn khi nhà Dòng bị thử thách: các thầy đau ôm nhiều, bò chết, nhà cháy, vì gặp nhiều khó khăn có lúc ngài phải thốt lên: “Ôi! Còn biết bao khốn nạn, khốn nạn vì không tiền!”
Qua mọi biến cố, ngài ví như những nốt nhạc trầm khi đã chạm đến tận đáy của sự trầm lắng, thì tất yếu nó phải dội lên và phản hồi những cung bậc cao hơn. Khi gặp trỏ ngại, thử thách, ngài cho đó là trường hợp ngoại lệ, như tiết tấu cơ bản trong bản nhạc có lúc diễn tiến thất thường mà ngôn ngữ âm nhạc gọi là đảo phách (Syncope), thậm chí nhiều lúc tiết tấu trở thành nghịch phách và phách mạnh của phách sẽ được thay bằng một dấu lặng. Cha Tổ phụ nghiệm ra dấu lặng đó là vâng phục tuân theo Thánh ý Chúa bằng lời cầu nguyện, như Đức Cha Lý khuyên ngài nên dời Nhà Dòng từ Phước Sơn về Ngân Sơn . Hơn nữa, Cha Tổ phụ còn diễn tả dấu lặng bằng đời sống tâm tình tạ ơn mọi nơi mọi lúc (lTx 5,18) nhất là trong không gian trầm lắng.
Ảnh hưởng tinh thần truyền giáo, nên Cha Tổ phụ hằng canh cánh nỗi lòng hướng về những người chưa nhận biết Chúa. Đọc kinh cầu cho dân ngoại nhiều lần, ta mới cảm nhận được điều đó, bởi vì không phải ai cũng thấu hiểu hết ý tưởng ngài viết, nhưng độ “cảm” cứ phải thấm dần theo thời gian để thấy rõ sự tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng của lời cầu xin “cho khắp nước đều thờ một Chúa mà thôi”. Ngài thấy việc cần làm cụ thể nhất, đó là việc lần chuỗi Mân côi cầu nguyện cho họ. Hơn nữa kinh Mân Côi như là dòng sữa thiêng liêng nuôi sống những ai tin vào Thiên Chúa, nhất là các thầy đang sống trong Nhà Dòng. Trong bầu khí tĩnh lặng khi chầu Mình Thánh Chúa, lòng yêu mến kính thờ, cứ sôi sục lên, thính giác của ngài trở nên mẫn cảm hơn để lắng nghe tiếng Chúa, để nghe ngóng mọi việc đang xảy ra trong Nhà Dòng.
Thiết tưởng, Cha Tổ phụ là người có đức tin mãnh liệt, lòng cậy vững vàng, lòng mến yêu tha thiết với Thiên Chúa. Ngài có tâm hồn thánh thiện, bình an sâu lắng hằng kết hợp với Thiên Chúa qua mọi biến cố trong cuộc sống, qua từng nếp gấp cuộc đời, qua từng nỗi thao thức mong được nên thánh, nên ngài đã cảm nhận: đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được (Mt 19,26).
Với tầm nhìn xa trông rộng, ngài lo lắng cho tương lai của Nhà Dòng, nhất là đời sống thiêng liêng. Ngài rất nhạy cảm về sự hữu hạn, yếu đuối con người: “vào Dòng mấy tháng mấy năm mà chưa đi được một bước nào trên đường nhân đức” Nỗi ưu tư lớn dần vì sợ rằng một Nhà Dòng mà không phải Nhà Dòng! Ngài luôn thôi thúc các đan sĩ tận dụng thời gian thinh lặng để cầu nguyện, xét mình. Nhờ lao động và cầu nguyện, cộng với tính nghệ sĩ, nên Cha Tổ phụ đã có một cái nhìn “lạc quan” nhưng tràn đầy tinh thần đạo đức: sáng mai
nhìn mặt ười ló dạng, hãy đành một chút tĩnh lặng để tạ ơn cho một ngày mđi an lành. Đứng lặng nhìn bông hoa chớm nổ, cũng là một lời chào âm thầm đối với vạn vật trong niềm tri ân cảm tạ. Đặc biệt trong bầu khí thinh lặng của giờ phút cuối đời, Cha Tổ phụ đã nói lên những gì tha thiết, xác tín nhất của một đan sĩ:“Muốn nên Thánh, hãy giữ luật Dòng”
Thật vậy, với một cảm thức bằng con tim và kinh nghiệm sống, Cha Tổ phụ đã nôi dài trường độ, nâng hẳn cao độ, và tăng thêm cường độ của đoạn nhạc thánh trong bản hợp xướng Ngợi Ca Tình Chúa.

 

*ĐẾN ĐOẠN KÊT THÊM TRẦM LẶNG

Những giai điệu thánh thiêng trầm lắng của bản hợp xướng cứ ngân vang mãi theo thời gian, để rồi kết tụ thành những nốt nhạc trên thang âm ba miền Bắc Trung Nam của mảnh đất hình chữ S này. Phải chân nhận đó là tình yêu Thiên Chúa, là hoa quả của Thần Khí đã tạo nên một âm giai thánh khác lạ, với một tiết tấu vừa nhẹ nhàng uyển chuyển, vừa tha thiết nồng nàn trong nhạc đề “Không lấy gì làm hơn Chúa Kitô ” Ai đã diễn tả âm giai, tiết tấu, nhạc đề đó? Thưa, đan sĩ Xitô Việt Nam: những người yêu quý đời thanh vắng tĩnh lặng, chăm lo cầu nguyện hy sinh trong bình an, hân hoan trong lao động khổ chế. mới có thể diễn tả trọn vẹn nhạc đề đó. Dù trong môi trường, hoàn cảnh nào, thuận tiện hay bất lợi, đan sĩ luôn hướng về một thế giới thần thiêng nhưng cũng luôn biết quay về với thực tại cuộc sống, qua thiên nhiên, thụ tạo. Đó là một đời sống thực tế, bình dị, tín thác nhưng không ảo tưởng, buông xuôi. Thật vậy, trong bản nhạc đan tu, nhiều lúc tiết tấu cũng rộn ràng, mạnh mẽ, nhưng đan sĩ vẫn tìm cách tạo ra những dấu lặng cần thiết để có những cơ hội cảm nghiệm sư đời, lắng nghe lòng mình, để nắm bắt và đọc được những gì mà cuộc đời, xã hội, cộng đoàn đang đòi hỏi mình. Hơn nữa, dấu lặng cuộc đời trong bản nhạc trần gian vẫn là động lực thúc đẩy đan sĩ vượt thắng mọi rào chắn. Bởi thế mọi trở ngại, khó khăn, đan sĩ đều hiểu đó là những dấu lặng bất thường. Chính trong những thử thách đó, nhiều lúc tưởng như đan sĩ rơi vào bế tắc, cô đơn tuyệt vọng thấy “đời ta có khỉ tựa lá cỏ?” cùng với những hỉ-nộ-ái-ố là những rào cản. Nhưng đan sĩ có được niềm vui trong tiếng hát của các giờ thần vụ. Bởi hát vừa là cầu nguyện vừa là người bạn đồng hành của đan sĩ để cùng “đập tan vào Đức Kitô” những rào chắn đó.
Thật vậy trong tĩnh lặng, đan sĩ chỉ nhìn Chúa, khao khát hướng lòng về Chúa và chỉ muôn phụng sự Chúa, hầu lớn dần lên trong chiều kích mối tình hiệp thông với Thiên Chúa qua cộng đoàn, qua sự lắng nghe Lời Chúa, lắng nghe anh em trong cộng đoàn. Đan sĩ biết rằng mọi tư tưởng chiêm niệm của riêng mình trong sinh hoạt thường ngày, đến một thời điểm nào đó sẽ hoá thành những tiếng nói thì thầm, đồng cảm, có sức lôi kéo mọi người lại gần nhau trong cộng đoàn. Trái tim đan sĩ không bao giờ hờ hững với cuộc đời, nhưtig luôn đồng cảm với tất cả mọi biến cố đang xảy ra chung quanh. Mỗi khi khám phá và thả mình trong tĩnh lặng là lúc đan sĩ được thảnh thơi tinh thần, được bù lấp nỗi trống rỗng nơi thể xác. Đan sĩ không mang đặc tính của một phòng thu (Audio) được cách âm: ngoài tĩnh trong động. Nhưng đan sĩ có khả năng đưa những âm thanh mơ hồ của gió, của tiếng côn trùng hoặc trong tiếng chuông thánh thiêng nơi nhà nguyện hoà nhập với cõi lòng để rộn lên tiêng ca thức tỉnh tâm hồn, để cảm thây sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa luôn tiềm tàng, ẩn khuất trong từng âm thanh của bản nhạc trần gian. Nhờ vậy, đan sĩ dễ dàng thốt thành lời (cũng có khi độc thoại nội tâm) những điều muốn tâm tư với Chứa. Hơn nữa, mỗi khi suy gẫm Lời Chúa, đan sĩ cảm nhận Lời là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật thi ca âm nhạc, Lời luôn vượt thời gian và không gian. Lời hơn cả sóng âm địa chân. Lời nâng cao nôi dài, thi vị và vô hạn hoá đời người. Đặc biệt Lời biến những nốt trầm phận người thành những nốt thăng con Chúa. Cho nên, đan sĩ hằng theo dõi, suy tưởng cuộc đời, trải rộng lòng mình ra, để cảm nhận cùng một lúc sự gần gũi và cả sự xa vắng đôi với tất cả những gì đang cùng tồn tại, song hành với bản thân, để chăm lo cầu nguyện hầu mưu ích cho các linh hồn và cho cuộc đời thêm ý nghĩa.
*Thật vô nghĩa nếu trong bản nhạc không có những dấu lặng, phách nghỉ. Bởi dấu lặng làm cho cấu trúc và tiết tấu của bản nhạc thêm sinh động, rõ ràng trong giai điệu. Chính phách nghỉ cũng góp phần diễn tả nhạc cảm thêm rõ nét. Cho nên, sự ồn ào nơi chỗ đông người không đương nhiên là biểu tượng của sự sống. Con người có thể phát bệnh vì tiếng ồn ào quá độ, nhưng không bao giờ mệt mỏi vì sự thinh lặng. Một giòng nhạc trữ tình, nhẹ nhàng sẽ giúp con người rũ bỏ mọi âu lo phiền muộn, lạc quan sống để xây dựng tương lai; trái lại một bản nhạc ồn ào kích động, sẽ đưa con người đến tình trạng thích bạo lực, tâm hồn chai cứng vô cảm, đánh mất ý nghĩa cuộc sống và phẩm giá con người. Vì thế đan sĩ Xitô Thánh Gia Việt Nam luôn nhận ra chiều kích thiêng liêng của đời đan tu trong thời đại hiện nay, mỗi đan sĩ là một nốt nhạc thanh cao góp phần cho bản hợp xướng “Không lấy gì làm hơn Chúa Kitô” ngày càng thêm phong phú âm sắc, đa dạng giai điệu để cùng mọi người: “đem cả tâm hồn mà. hát dâng Thiên Chúa với niềm trì ân cảm tạ” (C1 3,16-17)

 

NỐT LẶNG

Bình thường, nối: “Nhạc” là âm,
Là thanh, là giọng, dẫu trầm hay cao,
Nhưng đà đạt tới “Tâm giao”,
Tim rung không tiếng, âm nào vọng đây !?…

                                                                 Điệp Lan Đình

 

LƯỢM

Kính dâng Cha Tổ Phụ,
Người đã tận dụng thánh hoá
những thương đau của cuộc đời.

Mở mắt cho tinh lượm chút “đau”
Bỏ lò lửa mến cháy bùng mau
Thành hương thành khói bay lên Chúa
Ba Ngôi đón nhận, ôi, nhiệm mầu!

                                                                 Điệp Lan Đình Mùa Giỗ Tổ 2008

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VÀI SUY TƯ

NHÂN ĐỌC THƯ CHUNG HĐGM

 

FM. Théophane Phạm Hữu Ái

Ban biên tập nội san “Hạt giống chiêm niệm” yêu cầu tôi viết vài nhận xét về thư chung 2007 của Hội đồng Giám Mục Việt Nam có tựa đề “GIÁO DỤC HÔM NAY, XÃ HỘI VÀ GIÁO HỘI NGÀY MAI”. Trộm nghĩ, làm việc này có khác gì “múa rìu qua mắt thợ”, bởi lẽ bức thư là kết tinh những suy tư của Hội Đồng Giám Mục và là tâm tình của các chủ chăn đối với toàn thể Dân Chúa tại Việt Nam.
Có lẽ, tôi chỉ dám mượn tâm tình của thư chung để nêu lên một vài suy tư về vấn đề giáo dục trong cái nhìn Đan tu, dưới góc độ của triêt học.
Ngoài lời mở, thư chung được chia làm ba phần:
-Phần một đề cập đến nền tảng giáo dục Kitô giáo, trong đó thư chung nhân mạnh nguồn của giáo dục Kitô giáo phát xuất từ Ba Ngôi, và sứ mạng giáo dục của Giáo Hội đang dấn thân được nhận lãnh từ chính Chúa Kitô.
-Phần hai nêu lên hiện tình giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam với những khó khăn và thuận lợi, cũng như những băn khoăn và nan giải đang mời gọi mọi người cùng suy chung tay góp sức.
-Phần ba trình bày về định hướng giáo dục Kitô trong môi trường xã hội và Giáo hội tại Việt nam. Sau khi lên sứ mạng phổ quát của Giáo hội đối với vấn đề giáo dục, thư chung đề cập đến những đối tượng ưu tiên và môi trường giáo dục, để từ đó nói lên tính toàn diện của giáo dục Kitô giáo. Tính toàn diện mà thư chung nói đến không gì khác hờ là “công trình học và sống làm con người và làm con Chúa”
Công trình này không phải là sáng kiến do Giáo hội hay của một ai khác, nhưng nó nằm trong ý định của Thiên Chúa .Như thế, nó là quyền tự nhiên và căn bản của ơn gọi làm người và là một lời mời gọi sống trách nhiệm thông thiết nhất.

I. GIÁO DỤC LÀ MỘT LỜI MỜI GỌI SỐNG TRÁCH NHIỆM
Với tựa đề “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo hội ngày mai”, thư chung như muốn hướng mọi người đến trách nhiệm của mình đối với thế hệ mai sau. Nhưng làm sao sống trách nhiệm với người khác được nếu mình chưa sống trách nhiệm với chính mình. Vân đề d đây là do đâu mà giáo dục là một lời mời gọi sống trách nhiệm?
Chúng ta được sinh ra “là” người. Cái “là” mà mình được nhận lãnh là một cái “là” trần trụi, một cái “là” thô sơ, mặc dù cái “là” ấy rất là cao quý vì được dựng nên “theo hình ảnh và giống Thiên Chúa”(x. St 1, 26). Nhưng cái cao quý ấy bị che đậy bởi xác phàm, bởi những tham, sân, si của cái kiếp sống con người và ngay cả bị cản trở bởi cái chất tự nhiên trong thân phận làm người. Vì thế, con người cần phải “làm người”.
“Làm người”, đó là một lời mời gọi. Lời mời gọi này nằm ngay trong bản tính của con người. Một bản tính mà sự tồn tại của nó tùy thuộc vào việc hướng đến sự trọn hảo. Thế mà sự trọn hảo này không thể là kết quả của một quá trình tiến hóa tự nhiên, trái lại nó là kết quả của một cuộc thanh luyện. Do đó, nó đòi hỏi phải trải qua một quá trình tu thân và rèn luyện liên lỉ mà chúng ta có thể gọi với cái tên là giáo dục. ở đây, giáo dục được hiểu theo nghĩa là mục đích, là thành quả hơn là theo nghĩa nó là gì. Trong ý nghĩa này, giáo dục là một trợ duyên giúp cho việc biến cái “là” thành cái “làm”, giúp thành toàn lời mời gọi mà Thiên Chúa đã đặt để nơi con người là làm chủ trái đât và là thụ tạo mang hình ảnh Thiên Chúa. Do đó, giáo dục là phương thế để con người sống trọn trách nhiệm với chính mình.
Trách nhiệm với chính mình, cũng chính là trách nhiệm với công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Trách nhiệm ấy Chúa đã giao phó cho hai ông bà nguyên tổ ngay từ thuở sơ khai, khi nguyên tổ được đặt vào trong vườn để cai quản, chăm nom và làm chủ. Quyền làm chủ chỉ mất đi để phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt và đau khổ khi nguyên tổ phạm tội. Giả sử nguyên tổ trung thành với Chúa, nghĩa là luôn có ưách nhiệm với chính mình thì thiên nhiên đâu phải sinh gai góc và vũ trụ đâu phải trở nên ‘bể khổ”. Vũ trụ tự bản chất không tội, không tì vết, không làm khó dễ, nó trở nên cái khó dễ hay dễ thương đều tùy thuộc vào trách nhiệm của con người (X.St 2,-3, 24). Với ý nghĩa này, trách nhiệm của con người luôn gắn liền với trách nhiệm của họ đối với vũ trụ và thiên nhiên như thư chung khẳng định: “Giáo dục Kitô giáo góp phần cổ võ tình liên đới trách nhiệm đối với xã hội và công ích, gìn giữ và bảo vệ môi trường thiên nhiên trong sạch…” (Số 34).

Như vậy, giáo dục làm cho con người mở ra, mở ra như chính bản thân nó để hòa với vũ trụ, với thiên nhiên nhưng đồng thời cũng hòa với người lân cận và “làm cho con người có trách nhiệm với nhau” (Số 34).
Trách nhiệm, hai chữ rất quen thuộc, nhưng trong thưc tế hai chữ này hàm ẩn một ý nghĩa nặng tính chất kinh tế bởi người ta luôn đặt “trách nhiệm” song song với “quyền lợi” mà quên rằng trách nhiệm đó là một lời mời gọi của thân phận con người và là món nợ tình thương.
Dưới cái nhìn Kitô giáo, trách nhiệm giáo dục và được giáo dục là một chuyển giao sự sống, trong đó “thế hệ trước có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử là một cuộc hành trình qua đó Kitô hữu chia sẻ đức tín cho nhau dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần” (Số 39). Như vậy, giáo dục và được giáo dục trở thành một ân huệ, bởi lẽ sự sống nội tại trong chúng ta và là nguồn cho mọi hành động, nhưng sự sống không phải của chúng ta mà chúng ta tiếp nhận từ Đấng ban sự sống. Do đó, thực hiện trách nhiệm giáo dục và được giáo dục là trải lòng ra để hứng lấy “ơn này đến ơn khác, tràn trề sung mãn”. Hứng lấy để làm gì, nếu không phải là để trở thành một con người thực sự?

II.GIÁO DỤC LÀ MỘT LỜI MỜI GỌI TRỞ VỀ VỞI CHÍNH MÌNH
Trong khảo luận “Cấp độ của tình yêu Thiên Chúa”, thánh Bênađô đã tình bày tiến trình của một tình yêu, với tình yêu xác thịt như là khởi điểm . Theo cách trình bày này, thánh nhân muôn đề cập đến một sự thật hiển nhiên là con người không thể làm người-Chúa được nếu trước tiên chưa là con người thực sự.
Là con người nghĩa là mang lấy thân phận thụ tạo. Thân phận này luôn gắn liền với hỉ, ái, nộ…mà mục đích của nó không ngoài hai chữ “lợi lộc”. Con người trên dương thế là con người sống với cái lợi, sinh hoạt với cái lợi và mơ ước với cái lợi. Cái lợi là nhân tố không thể thiếu trong hành trình làm người, vì thê con người không thể tách minh ra khỏi được với cái lợi. Trái lại, cho dù dưới cái nhìn của giáo lý nhà Phật chủ trương con người phải sống “vô cầu” để khỏi vướng vào vòng khổ lụy và được giải thoát, nhưng cũng không phủ nhận được điều này là con người cần cái lợi để sinh tồn và phát triển. Con người chỉ có thể thực sự vô cầu khi được thần hóa hay khi đạt đến cõi niết bàn. Dĩ nhiên, cái lợi đồng hành trong cuộc hành trình làm người không phải là một điều gì trơ trơ, bất biến, nhưng nó sẽ được biến đổi và thăng hoa phù hợp với ơn gọi làm người. Điều gì làm cho nó biến đổi nếu không phải do giáo dục. Nhưng làm sao có thể biến đổi được nếu con người không nhận biết được chính mình.
“Anh hãy nhận biết chính anh” là dòng chữ được khắc trên cổng thành ở Hy lạp đã trở nên đề tài suy tư cho biết bao nhiêu thế hệ và vẫn còn tiếp tục hấp dẫn cho bao lớp người.
Nhận biết chính mình là để sống cho trọn kiếp người, mà trong kiếp người ấy, chúng ta sẽ gặp gỡ với những con người: những con người bằng xương, bằng thịt. Vì thế, cần phải có ngôn ngữ của xác phàm. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ của thân phận con người; ngôn ngữ của con người tại thế đầy chịu người, đầy sự thân thiện, quý mến và trân trọng người khác Ngôn ngữ đó cho phép người khác hiểu được mình và mình hiểu được người khác. Do đó, con người cần phải có ngôn ngữ này trước khi hiểu được ngôn ngữ thần thiêng, ngôn ngữ của thánh nhân, vì con người không thể đi ngược với tiến trình tiến triển tự nhiên của một thụ tạo được. Như thế, nhận biết chính mình là khám phá lại ngôn ngữ của mình, là trở về với con người rất trần tục, nhưng cũng vô cùng cao quý.
Trần tục vì đã là con người sống trong thế giới này thì luôn luôn phải là con người xác thịt. Do đó, giáo dục là giáo dục con người xác thịt sống đúng thân phận xác thịt. Để làm gì? Không làm gì khác hơn là để chất “Chúa” trong con người được lớn lên và sinh hoa kết trái. Theo cái nhìn này, giáo dục và được giáo dục đưa con người tới thực tại làm người: sống đúng với một con người dầu chúng ta là ai đi chăng nữa.
Thật sự, xác thịt là một thực tại mà chúng ta đang sống, đang đụng chạm và chính là chúng ta. Nó là sự sống và sự sống cũng có phần của xác thịt, không thể tách rời. Tuy nhiên, ữong thực tế, khi hướng đến giáo dục và ngay trong cuộc sống, chúng ta thường quên đi sự hiện diện của nó. Việc quên lãng này khiến chúng ta sống với người thân cận không như sống với một con người mà như là chức vụ với chức vụ; địa vị với địa vị; cũng chính vì giáo dục quên mất điều này, nên trong lịch của nó đã từng biến con người thành robot biết suy tư, robot biết làm kinh tế, robot biết tế tự…. Vì thế, không phải vô lý mà thư chung mời gọi hướng về giáo dục để nhận ra nhân phàm của con người. Nhận ra để cùng nhau sống trong tương quan người-người. Tương quan ấy chỉ là cái nền để trên đó giáo dục Kitô giáo hướng về con người-Chúa.

III. CHÓP ĐỈNH CỦA GIÁO DỤC KỈTÔ GIÁO: CON NGƯỜI- CHÚA
Hướng về con người-Chúa được thư chung gọi là “Sống làm con người và làm con Chúa”. Ớ đây cho thây sự khác biệt căn bản của giáo dục Kitô giáo và giáo đục theo nghĩa thông thường. Giáo dục Kitô giáo không bỏ qua việc giáo dục nhân bản, trái lại làm cho giá trị này đi đến chỗ triệt để nhất của nó, vì một khi trở về đến tận thâm sâu của mình, con người sẽ khám phá ra nhân phẩm cao quý nơi họ. Thế nhưng sự hiểu biết về phẩm giá của con người dầu sao cũng còn khiếm khuyết và chính trong sự khiếm khuyết đó, theo thánh Bênađô, con người khám phá ra Đấng trao ban cho chúng ta phẩm giá cao đẹp này để yêu mến. Như vậy, tự nội tại giáo dục hướng chúng ta đến chỗ hoàn thiện và chóp đỉnh của hoàn thiện không gì khác hơn chính là Thiên Chúa .
Mặt khác, giáo dục Kitô giáo là giáo dục đức tin, nghĩa là cho con người khả năng đón nhận và khả năng vâng phục, vì đức tin theo Công Đồng Vaticano II chính là vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Vâng phục để làm gì nếu không phải để nhận lãnh sự sống của Chúa. Thế mà tự bản chất sự sống phải được thông chuyển và trao ban, nên giáo dục đức tin là thông chuyển sự sống của Chúa cho nhau và cho các thế hệ tương lai. Việc thông chuyển sự sống này theo Origène là để làm cho chúng ta trở nên con người của Chúa11. Đây chính là mục đích của giáo dục Kitô giáo và là điểm khác biệt so với nền giáo dục nghĩa thông thường.
Tuy nhiên, để chúng ta trở nên con người của Chúa một việc làm ngoài khả năng của bất cứ vị thầy nào ở trên cõi thế này, nằm ngoài khả năng của bất cứ giáo án nào bởi trần tục không thể tạo nên cái thần thiêng; chủng loại cấp thấp không thể tạo nên chủng loại cấp cao hơn mình được The logique triết học này, thiết nghĩ tự bản chất không có một giáo dục nào trên trần thế có thể biến một con người phàm tục thành con người của Chúa được. Thế thì chúng ta đang nói ngược lại với những gì đã khẳng định về mục đích của giáo duc Kitô giáo ở trên hay sao? Chính Origène sẽ cho chúng ta câu trả lời này. Theo ông: vai trò thiết yếu của vị thầy không phải là chuyển giao cho môn sinh một bài học, nhưng là dẫn họ đến một vị thầy tuyệt hảo và chỉ có vị ấy mới có khả năng biến đổi họ . Vị Tôn sư này theo thánh Bênađô không ai khác là Đức Giêsu.
Như vậy, giáo dục Kitô giáo dẫn chúng ta đến với Đức Kitô, vì chỉ qua Đức Giêsu Kitô con người mới được đổi mới và cứu độ; chỉ qua Đức Giêsu Kitô giáo dục Kitô giáo mới đạt tới chóp đỉnh của nó, vì Đức Giêsu “là đường, là sự thật và là sự sống” và là thầy dạy duy nhất làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa.
Với một vài suy tư nhỏ bé trên, thiết tưởng không thể nổi hết cái bao la, cái cao cả của giáo dục, nhất là giáo dục Kitô giáo. Tuy nhiên, dầu sao đây cũng là dịp để nhìn lại vấn đề giáo dục trong cộng đoàn mình, trong giáo xứ; rộng lớn hơn là trên bình diện của đất nước. Chúng ta đã thực sự thấy được trách nhiệm giáo dục và được giáo dục của mình chưa? Chúng ta đã trở thành con người thực sự qua việc giáo dục chưa? Và còn chưa nói đến, chúng ta đang ở cấp độ nào trong tiến trình trở thành con người của Chúa. Tất cả những vân nạn đó đang là một lời mời gọi và là một lời nhắc nhở chúng ta nhìn lại chính mình trong tương quan với tha nhân và trong chương trình cứu độ của Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người.
Đó cũng là lời gọi mời chúng ta thực hiện một cuộc gặp gỡ, tuy đang còn dang dở, nhưng đó là một cuộc gặp gỡ quyết định cho hạnh phúc của mỗi người trong chúng ta: cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa xót thương với linh hồn của mỗi người.

 

 

 

 

VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA ĐỜI TU

ĐƯỢC TÁI KHẲNG ĐỊNH QUA

ECCLESIA IN ASIA

 

FM. Ephram Trương Cường

Đời sống đan tu đã hiện diện trong lòng Giáo Hội trên dưới l8 thế kỷ, nếu tính từ thời thánh Antôn (khoảng 250-356) “tể phụ đời đan tu”. Đời sống ấy có thể được sánh ví như nguồn mạch sự sống thầm lặng ở giữa những nơi xa xăm, xa cách đô thị, dân cư thưa thớt, thậm chí hôm nay cũng chẳng mấy ai quan tâm đến. Thế nhưng, mạch nước âm thầm đó cứ tồn tại tuôn tràn đếm ngày để rồi chuyển tải cho thế giới nhân loại sự sống thần linh-một sức mạnh, đồng thời là nguồn giá trị vĩnh cửu đặt nền và định hình cho ý nghĩa đời sống con người đạt đến đích khi kết thúc cuộc hành trình dương thế.
Bởi thế, với kinh nghiệm tâm linh, Giáo hội trong Tông Khuyến Thư Hậu Thượng Hội Đồng “Giáo Hội Tại Á Châu” , có lý do khi đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, một lần nữa tái khẳng định, sự hiện diện của các đan viện là nguồn mạch đặc biệt ban sức mạnh và niềm linh hứng . Theo đó, đời sống đan tu chiêm niệm chính là chứng tá sống động cứu rỗi thế giới hôm nay , hiện thể bằng những đặc tính cơ bản trong đời đan tu như là: 1/ Cuộc tìm kiếm chân lý không ngơi nghĩ – đang bị bỏ giữa cuộc sống; 2/ Chứng tích cho tình yêu huynh đệ đa có nhiều đổ vỡ, chìa cắt; 3/ Âm thầm thực thi bác ái với hết mọi người; 4/ Một hướng mở: đánh giá chính mình.

 

1.Tìm kiếm Thiên Chúa
Tìm kiếm hạnh phúc là khát vọng tự nhiên của con người thuộc mọi thời đại. Tuy nhiên, trong cuộc mưu sinh của cải vật chất, địa vị, danh vọng có thể lấn át và xui khiến con người làm đảo lộn những bậc thang giá trị. Biết bao người lầm lẫn khi đưa giá trị vật chất vượt trên giá trị tâm linh, đạo đức và mối tương quan nhân ái. Một nền văn minh sự chết đã lan tràn khi thực trạng chà đạp nhân phẩm con người vẫn còn tồn tại ranh giới xa cách giữa giàu và nghèo hôm nay là một hậu quả tiêu cực của thế giới toàn cầu hoa . Ngoài ra, do ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đã bóp nghẹt những sức sống đang vươn lên, những lý tưỏng cao đẹp của những con người trẻ đang hướng về một tương lai rộng mở trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Đan sĩ, dĩ nhiên, cũng làm việc để cung ứng những nhu cầu vật chất cho cuộc sống. Nhưng sự tìm kiếm của họ có sự khác biệt so với những sự tìm kiếm của thế gian. Đan sĩ đi tìm Thiên Chúa, đó là động lực tiên quyết, là khát vọng mãnh liệt duy nhất nơi những con người khởi bước lên đường cho một cuộc hành trình cứu rỗi thế giới, mà Đức Giêsu đã hoàn tất một lần trên thập giá. Nơi đan sĩ, tìm kiếm Thiên Chúa còn là từ bỏ chính bản thân mình. Hãy nhìn về một Thiên Chúa sống động, một bậc thầy hướng đạo cho tất cả mọi người, hơn là một thứ vật chât quý hiêm mà ai cũng có quyền sở hữu. Thiên Chúa ây không thể ở trong cân nhà đời tôi khi mà tâm trí tôi đang bận tâm lo lắng cho ngày mai; không thể ở trong trái tim tôi khi mà con tim tôi đang hướng về một người khác; không thể ở trong cõi lòng của tôi khi mà căn phòng tinh thần đầy chỗ cho mọi ưu tư, buồn phiền. Thật là luông công vô ích đi tìm kiếm Thiên Chúa khi mà tôi chưa thật sự dám buông bỏ tất cả. Một Thiên Chúa có thể đụng chạm được, tìm kiếm được, sống thân thiện với Ngài, chỉ khi chúng ta sống với một lòng mến sắt son và một trái tim tinh tuyền, không chia sẻ.
Với hướng đi đầy ý nghĩa đó, đan sĩ như muốn nói với thế giới này, con đường tìm kiếm những thực tại hữu hình tuy hấp dẫn, đầy quyến rũ, đẹp mắt, nhưng tạm thời và chóng tàn theo năm tháng. Còn hành trình tìm Chúa và theo Chúa cho đến tàn hơi cuộc đời là con đường dài, đầy mồ hôi và nước mắt; thử thách và âu lo, nhưng có ý nghĩa. Vì thế, đan sĩ hiểu ra rằng việc tìm kiếm Chúa cần phải tiêu hao cả một đời người, cần phải dấn thân vượt thắng mọi gian nan, thống khổ. Nói một cách khác, đan sĩ là những con người bé nhỏ, ẩn mình trong nơi cô tịch, thanh vắng để như dòng nước chìm dưới lòng đất ban sức mạnh và niềm linh hứng cho thế giới . Làm sao dòng chảy tâm linh âm thầm nơi đan sĩ có một ảnh hưởng đến thế giới con người đang mù lòa chân lý; đến những cõi lòng khô khan; đến những trái tim chai cứng; đến những con người ích kỷ; đến những bàn tay đang nắm chặt biết nới rộng con người và mở rộng nối vòng đôi tay rộng lớn hơn với những Giêsu nghèo nàn, nhỏ bé đang tồn tại trong cuộc sống.
Các đan viện, những “trung tâm đời sống tâm linh” nơi các đan sĩ đã quyết định chọn lựa một hướng đi, hình thành một lẽ sống, một chân lý vĩnh cửu bằng một đời sống thầm lặng xa cách nhịp sống ồn ào của thời hiện đại và những tiện nghi đĩ chung lòng, chung sức, chung ý, tạo nên một sức mạnh thần linh “nạp” vào một thế giới đang trên con đường suy yếu về đạo đức và luân lý. Nói khác đi, đời sống của những con người thầm lặng là những bảng chỉ đường dẫn lối cho người khác tìm ra sự hiện hữu cao hơn. Tuy rằng bảng chỉ đường trên những con đường giao lộ nó không di chuyển, không phát ra tín hiệu bằng lời, nhưng không có nó khách hành hương sẽ dễ lầm đường lạc lối, nhất là trong những thành phố lớn nơi có nhiều con đường chi chít, ngõ hẻm. Tương tự, đời sống đan tu hiện diện đây đó, đóng vị trí cô tịch trong sứ vụ tông đồ thiêng liêng, ở nơi đó, có thể nói, mỗi đan sĩ là một tâm bảng dẫn đường cho những ai lạc hướng, mãi mê đi tìm một cuộc sống tự do theo bản năng, một thực tại thiêng liêng thiếu sinh khí, hầu mang họ về thành đô thiên giới, bến bờ của cõi phúc, cuộc sống của mai sau. Dù vậy, là một thành viên của gia đình nhân loại, đan sĩ cũng cảm thấy một cách sâu xa những gì của con người đang gieo âm hưởng trong lòng mình , hầu góp phần kinh nguyện mỗi ngày để đem Chúa Giêsu thương xót, Đấng chữa lành và hòa giải nhân loại, đặc biệt là đối với người nghèo và người bị loại ra bên lề xã hội .
Với kinh nghiệm đời sống thiêng liêng, cộng với bề dày của một con người miệt mài trong trầm tư, cầu nguyện và chiêm niệm, Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tỏ ra rất ngưỡng mộ sâu xa hướng về đời sống đan tu chiêm niệm. VI thế trong Tông Khuyến Thư này, hợp với những đề nghị của các Nghị phụ Thượng Hội Đồng, đã đề cập đến việc thiết lập những đan viện chiêm niệm . Chắc chắn sẽ có nhiều người phê bình và không ủng hộ cho lời kêu gọi thánh thiện này. Rằng, đúng ra đức Giáo Hoàng phải có cái nhìn cởi mở, thực tế, thông thoáng hơn về một thế giới hôm nay đang có nhiều người thât nghiệp, nghèo đói và suy dinh dưỡng, chưa kể những tệ nạn, bệnh tật phát sinh từ đói khổ. Vì những nhu cầu thực tiễn, nhiều người sẽ đề nghị, ngài nên phát động, tập trung vào Giáo hội kêu gọi thành lập những nhà máy, xí nghiệp, công ty, trung tâm y tế, trường học miễn phí để giải quyết cấp bách cho những gia đình, những con người đang cần đến lương thực vật chất. Tất cả những thứ vật chất đó là những nhu cầu xã hội có thể giải quyết được sớm nhất hay muộn nhất. Nhưng đói nghèo về lương tri đạo đức, luân lý, tình thương, nói chung là sự đói nghèo tâm linh, thì xã hội không thể giải quyết được.
Vì thế, đức Giáo Hoàng có lý do khát mong thiết lập các đan viện chiêm niệm. Ngài muôn thế giới hôm nay tìm lại những giá trị thực nơi những con người lặng lẽ, không vội vàng, hiến ban cuộc đời mình trong những khuôn viên chật hẹp của đan viện. Ngài muôn chỉ cho thế giới thấy những đan viện là “trung tâm phụng sự Chúa”, “trung tâm tìm Chúa” đối lại với những “trung tâm tuyển dụng lao động”, “trung tâm xin việc làm” của thế gian. Ngài muôn trao gởi cho thế giới một thông điệp thực tế, rằng thế giới con người đang đi tìm một cuộc sống thực dụng, đang xây dựng một xã hội tự do, định hình cho những hình thức chủ nghĩa tư bản ra đời, phương tiện khoa học trần thế trở nên cứu cánh, lý tưởng của biết bao con người. Nhưng họ không hiểu rằng tất cả có thể sụp đổ bởi một trận cuồng phong bão tô. Bên cạnh đó vẫn còn có những con người dám thu mình suốt đời trong đan viện để chứng minh cho một thực tại siêu hình đang hiện tại hóa trong lịch sử niên đại. Thế giới thời đại mới muôn phủ nhận Thiên Chúa, thì cững có những con người chỉ cho họ thây thế giới thần linh đang hiện diện ở giữa những vất vả lo toan tìm kiếm vật chất để sinh tồn- “Người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng do lời từ miệng Thiên Chúa phán ra”(Mt 4,4). Một thê giới đang thiêu kiên nhẫn trước những thất bại, thì cũng có những con người kiên định tìm ra những giá trị thiêng liêng trong đời sống hiện tại. Một thế giới mà nhiều người đang đánh mât ý nghĩa đời mình, thì cùng có những con người sấn sàng trở thành những tình nguyện viên âm thầm không những tìm đường chân lý, mà còn chỉ đường cho những ai tìm về sự sống thật.
Đời đan tu, một lôi sống, được Giáo hội ưu tiên, trân trọng, đó là lý do chính đáng để đan sĩ dám sẩn sàng hy sinh hoàn thành đời mình cho một lý tưởng cao đẹp: không lấy gì quý hơn Chúa Kitô, hay tiên vàn là tìm kiếm nước Thiên Chúa (x. Mt 6,33). Với sự tự do vượt thắng bản ngã, đan sĩ sẽ là hiện thân của những con người bình an, thanh thoát theo một nếp sống đơn sơ, trở nên những môn đệ yêu dấu của Chúa Kitô. Do đó, không một tổ chức nào của trần thế có thể thay thế được. Không một giá trị cao quý nào của con người có thể đánh đổi được, vì sứ vụ thiêng liêng cao cả của họ làm phát sinh sự sống thần linh, tiếp tục con đường “cứu độ mới” được khơi nguồn từ Đấng đã chết vì tội lỗi nhân loại.
Sống trong hiện tại và hướng tới tương lai, chắc hẳn các nhà truyền giáo không khỏi nhụt chí, những đan sĩ từng được sánh ví như những mạch nước ngầm, nhà dòng là trung tâm cầu nguyện , không khỏi đặt lại vấn đề và vị trí của đời sống mình đang hiện diện cồn có lợi ích gì nữa hay không. Nhưng có điều chúng ta cần xác tín rằng ảnh hưdng của lợi ích thiêng liêng và hiệu quả của nó là tác động của Chúa Thánh Thần. Bổn phận của đan sĩ là sống đúng với sứ vụ mà Giáo hội tin tưởng và hy vọng. Chúng ta đừng để cho dòng nước ngầm thầm lặng đầy thiêng liêng và huyền diệu trở nên vẩn đục theo tháng ngày, không đủ tiêu chuẩn cho người khác “sử dụng”. Chúng ta đừng để cho việc tìm kiếm Chúa trở nên mệt mỏi, vô vọng vì những thử thách của thời gian. Chúng ta đừng sợ những tâm bảng chỉ đường của đời mình bị bão tố xô gãy. Chúng ta đừng ngỡ ngàng khi những dòng sống, khe suôi trên trần gian báo động ô nhiễm, nhưng hãy sợ dòng chảy cuộc đời đang bị ô nhiễm bởi cuộc sống lạm dụng tự do, con người hầu như đang đánh mất cái thiêng liêng nơi hữu thể mình. Chúng ta hãy kiên nhẫn với ân sủng là chìa khóa của hạnh phúc, là nước trời vĩnh cửu hôm nay và ngày mai!
Vì thế, như một kitô hữu sống Tin mừng một cách triệt để, đan sĩ thực hiện mọi sự trong tâm tình phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Đan sĩ là những con người không còn là những hình ảnh mờ ảo minh họa giữa một cuộc đời đầy lo lắng, khổ não, loại trừ I hay suốt hành trình dài của một đời người chỉ biết tìm kiếm, đào bới những thứ lương thực không bảo đảm an toàn cho cuộc sống con người, nhưng là những con người cụ thể sống cái châm ngôn thật cao quý “Ngài là Chúa con thờ, ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc” (Tv 15,2).
Nếu Thiên Chda là nguồn hạnh phúc thật, thì tại số con người đang mãi tìm kiếm hạnh phúc ngoài Ngài? Trách nhiệm trình bày nguồn hạnh phúc thật đó xuyên qua đời sống thuộc về các đan sĩ. Hãy dẫn dắt anh chị em biết chọn lựa một cuộc hành trình kiếm tìm đường về sự sống (x.l Cr 1 28) Nhưng để có đủ sức mạnh, thức ăn cho một cuộc đồng hành thiết nghĩ chúng ta cần phải gỡ bỏ tất cả những dị biệt để xây dựng một cộng đoàn trong sự hợp nhất với nhau và với Chứa Đó là sức mạnh tâm linh, nguồn khởi hứng cho sứ vụ tông đồ thiêng liêng của đan sĩ đang hướng về.

 

2.Tính hợp nhất
Để có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc, vợ chồng cần phải có sự hợp nhẩt. Để có một đất nước thịnh vượng, an hòa, các phần tử trong đó cần phải có sự hợp nhất. Để một thế giới không chiến tranh, phân chia chủng tộc, tôn giáo, khủng bố, thì giữa các đảng phái, giữa các quốc gia cần có sự hợp nhất. Đúng như câu tục ngữ Việt Nam: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”; hay như Thán tử viết: “Bởi núi Thái Sơn không từ một cục đất nên mới được cao; sống bể không bỏ một dòng nước nhỏ nên mới được sâu” ,
Trước những bất ổn của thực trạng xã hội hôm nay, sự nghịch lý vẫn còn tồn tại giữa giàu và nghèo, sự kỳ thị do văn hóa, màu da chủng tộc, đẳng cấp, tình trạng kinh tế, hay cách con người suy nghĩ , thế giới còn chiến tranh, và sự chia rẽ ngay cả những người nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô là Chúa ; số các vụ ly dị gia tăng, vết thương về sự phá thai, tuyệt sản, chống thụ thai . Đứng trước những vấn đề tiêu cực có tính thời sự ấy, đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II, qua Tông khuyến thư, đã cân nhắc nghiêm túc vấn đề khi đề nghị với chúng ta ngoài đặc tính tìm kiếm Chúa, đan sĩ còn phải thể hiện đặc tính thứ hai, đó là tính hợp nhất. Đan sĩ cụ thể hóa tính hợp nhất đó qua nếp sống đan tu chiêm niệm, triền miên trong cầu nguyện và sống triệt để những đòi hỏi của Tin mừng: vâng phục, khiết tịnh, khó nghèo.
Vâng phục không phải là rào cản làm cho đan sĩ mất đi sự tự do quyết định, chọn lựa con đường đến sự sống. Vâng phục cuối cùng nói với đan sĩ rằng đó là con đường tuyệt hảo đi đến sự hợp nhât với Chúa và với anh chị em mình. Bởi Đức Giêsu đã đi đến sự hợp nhất với Cha ngang qua con đường vâng phục (x. P1 2,8), và nhờ vâng phục Chúa Giêsu đã được tôn vinh (2,9). Đan sĩ cũng đừng thay cho mình con đường nào khác của thế gian, vì những con đường xinh đẹp có nhiều cây bóng mát ẩn chứa biết bao chết chóc!
Vâng phục của đan sĩ, chính là khẳng định giá trị của con đường “xin vâng”, để đưa anh em đồng loại về với con đường cứu độ. Tuy mỗi người có một nẻo đường riêng, nhưng tất cả đều được mời gọi cùng bước đi trên con đường của Tin mừng. Muốn được như thế, mỗi người chúng ta phải được Tin mừng hoá, để trở thành những khí cụ nhằm tái tạo một thế giới đang chia rẻ, một Giáo hội chưa được hợp nhất trọn vẹn. Như thế, sự vâng phục là khỡi điểm mở ra cho con đường hợp nhất.
Khó nghèo được thể hiện tinh thần thanh thoát khôn ích kỷ, để tìm về giá trị có nghĩa hơn. Khó nghèo không đơn thuần là từ bỏ của cải vật chất, nhưng là sẩn sàng chia se vớ những người không có. Hay nói như thánh Phaolô cái nghèo của Chúa Giêsu là để chúng ta nên giàu có và để người khác bớt khổ (x.2 Cr 8,13). Diễn tả dưới một khía cạnh khác, chúng ta nhận ra rằng mọi của cải vật chât không thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nào nhưng của mọi người. Vì thế, chúng ta sở hữu của cải làm giàu cho bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, là chúng ta đang chia cắt thân thể Đức Kitô ra nhiều mảnh khác nhau. Cho nên chúng ta cần xác định, rằng sự nghèo khó là sự qui hướng hoàn toàn về Chúa, chọn Chúa làm gia nghiệp duy nhất, san lấp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo; giữa những con người đang chủ trương một đường lối tư bản thực chất.
Ngoài ra, sự nghèo khó của đan sĩ còn có một khía cạnh khác là làm cho con người cảm thấy nhẹ nhỏm để sống mật thiết với Chúa hơn. Chúng ta không còn phải bận rộn xây kho lẫm để dự trữ lương thực, không còn lo nghĩ đến cách canh phòng kẻ trộm (x.Lc 12,18). Nhưng chỉ có một điều duy nhất mà đan sĩ tìm kiếm và dâng tất cả thời khắc sống của mình cho một con người, một sự sống, Đức Giêsu Kitô.
Vì thế, khó nghèo của đan sĩ là một bức thư khẩn được viết bằng chính cuộc sống để gây ý thức đối với những người giàu, biết quan tâm, chia sẻ với những người túng cực… họ là những chi thể của Chúa Kitô. Làm sao chúng ta có thể hợp nhất với Chúa khi mà những chi thể khác đang bị bỏ rơi! Làm sao trong một thân thể được hạnh phúc mà chi thể khác bị đau! Với cái nhìn đức tin ấy, đan sĩ âm thầm sống những điều kiện của Tin mừng, cho dù lối sống của họ là những con đường lập với thế gian, nhưng tự bản chất những hạt giống thầm lặng đó lại là nhân II sống động phản ánh một thế giới đang chạy theo một kiểu sống thao túng của cẫi và thiếu sự liên kết với nhau.
Đan sĩ không phủ nhận khiết tịnh như một thực tại mặc khải, vì đó là một đời sống kết hợp với Chúa Kitô trong hôn ước tình yêu (x. Ep 5,25-32). Nhưng đan sĩ là người muôn trải rộng tình yêu của đời mình vượt qua cái riêng tư của tình cảm dành cho một người. Vì thế, đời sống khiết tịnh mà đan sĩ tự do chọn lựa là kêt hợp trọn vẹn với Chúa Giêsu bằng một con tim thuần khiêt, con tim luôn khát mong thuộc về Thiên Chúa và phục vụ anh em đồng loại.
Bởi vậy tính hợp nhất nơi cộng đoàn không chỉ dừng lại ơong kinh nguyện, lao động, của cải, mà còn được thể hiện một cách sâu xa trong sự kiện là họ trở nên,“hoạn nhân vì Tin mừng” (Mt 19,12), biến cuộc đời của mình trở nên khí cụ của ân sủng, con người của mọi người và cho mọi người. Như thế, khi sống đời khiết tịnh, đan sĩ khẳng định lại giá trị của Tin mừng trong thế giới. Hơn nữa, sự độc thân vì Nước trời còn định hướng cho một xã hội qua mọi thời đại giá trị đích thực của tình yêu trong đời sống hôn nhân: những gì Thiên Chúa kết hợp thì không được phân ly (x. Mt 19,6).
Và, cuối cùng, đan sĩ muôn thể hiện sự sống thầm lặng qua đời sống thực thi đức ái. Đó là đặc tính thứ ba trong đời sống tận hiến.

 

3.Một cuộc đời thực thi đức bác ái
Cứu giúp người nghèo khó, đó là thực thi đức bác ái cụ thể. Xã hội và Giáo hội vẫn có nhiều tâm hồn quảng đại để làm việc thiện: nuôi thăm bệnh nhân, an ủi những người bị bỏ rơi, lập những trại mồ côi, phát thuốc và chữa bệnh miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn… Vì thế, khi nói đếni sống bác ái, người ta nghĩ ngay đến việc chia sẻ vật chất cho anh em túng thiếu, hay có những cử chỉ đẹp giúp những ai cần đến mình. Có khi là sự chia sẻ tinh thần hướng người khác về cuộc sống lương thiện.
Nếu đức bác ái cụ thể như thế, thì thử hỏi những đan sĩ sống trong đan viện, họ có thực thi đức bác ái không? Phải chăng họ là những con người chạy trôn thế gian để úp dưới một bình phong tôn giáo?
Những vấn đề đặt ra chỉ là một góc độ dưới cái nhìn thực dụng và duy vật của một sei người mà thôi. Vì thê khi nói đan sĩ suốt đời thực thi đức ái là chuyện hoàn toàn thiết thực mà không có gì mâu thuẫn với hiện tại. Cái thực tiễn ở chỗ người đan sĩ khám phá ra nơi sâu thẳm con người còn có một “thế giới thiêng liêng” chứ không đơn thuần chỉ là một khối vật chất.
Nhu cầu cơ bản của con người: đói thì cần có lương thực để ăn; nếu không có lương thực thì cần có người giúp đỡ. Đời sống tâm linh nơi con người cũng thế, khi mà con người nhân loại đang trên con đường lạc hướng, đánh mất chính mình, tìm về một thế giới hữu hình và tạm thời; thì ra, đan sĩ chính là những con người trợ giúp họ. Vì thế, dù có chấp nhận hay không, thì đan sĩ chính là những con người bác ái tinh thần, bởi vì họ không thực thi bác ái chỉ có tiền, gạo, quần áo, cứu trợ khi cần, nhưng họ dám dấn thân suốt cuộc đời yêu mến Chúa và phục vụ lợi ích thiêng liêng. Người ta đâu có nhận ra nơi một đời sống thuần túy “siêu nhiên” của đan sĩ là mạch nước ngầm đang chảy trong lòng thế giới, trong lòng của mỗi con người. Người ta đâu nhận ra rằng những mạch nước ngầm khô cạn, thì những dòng suối cũng khô. Cũng thế, người ta đâu có hiểu ra rằng nếu thế gian không có những con người bác ái tâm linh, thì thế giới nhân loại đi về đâu?!
Một cuộc đời bác ái tinh thần là cần thiết. Một cuộc đời bác ái giúp người nghèo đói nó không có ý nghĩa trọn vẹn, nó chỉ giới hạn vào một số người, mà chúng ta không thể giải quyết hết một số đông trên thế giới được. Đời sống bác ái tâm linh vượt lên trên những giới hạn đó. Những lời kinh, cầu nguyện, thánh lễ, khổ chế, tuy là những phương thế thánh hóa chính cuộc đời đan sĩ, nhưng còn nuôi dưỡng nhiều người khác nữa.
Khi chúng ta nói bác ái tâm linh vượt qua đức bác ái thực tiễn nhân đạo, bởi vì việc ban ơn là do chính Chúa. Đan sĩ không phải là chủ nhân, mà là người trung gian trong lời khẩn cầu để Thiên Chúa thi ân giáng phúc. Chỉ có Thiên Chúa mới làm được tất cả và ban ơn cho hết mọi người. Với tư tưởng đó, đời sống bác ái của đan sĩ rất quan trọng: chuyển giao nguồn sự sống Thiên Chúa đến với hết mọi người, giàu hay nghèo; những ai sẵn sàng mở lòng đón nhận lương thực vô hình Thiên Chúa trao ban nhưng không. Nhiều khi người ta không hiểu nỗi những con người suốt đời hiến thân trong nơi bốn bức tường lại là những con người sống bác ái tận tình.
Theo hướng đi đó, đan sĩ, qua cuộc sống, cần phải diễn tả một cách quảng đại hơn nữa việc chia sẽ với những người nghèo khổ. Và còn xa hơn, thực thi bác ái với anh em thiếu thốn về phương diện đạo đức, luân lý, để giúp họ sống một cuộc đời xứng với nhân phẩm và nhân linh. Thế giới hôm nay đang đói thật về tâm linh. Họ đang cần có nhiều người dấn thân để giúp họ ra khỏi cái nghèo tinh thần đó. Và MHỊ cần phải chỉ ra cái tinh túy khác của đức ái. Đó không chỉ là lý thuyết mà thực ra là những hành động thiết thực.

 

4. Một hướng mở: đánh giá chính mình
Chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi vị trí đời sống đan được Giáo hội đánh giá rất cao. Nó là sức mạnh ngầm để nâng đỡ mọi hoạt động của Giáo hội. Nhưng sức mạnh ấy chỉ có anh hướng tích cực đến đời sống con người khi một cộng đoàn tu sống đúng với ba đặc tính mà Giáo hội tại Á châu đề nghị- tìm kiếm Thiên Chúa, tính hợp nhất, bác ái huynh đệ.
Hình ảnh một cộng đoàn đan tu là một thế giới thu nhỏ sự hợp nhất của một Giáo hội hoàn vũ, có thể nói như vậy. Sư hợp nhất ấy không căn cứ trên giấy mực, văn bản, hình thức mà nơi bản chất của nó. Theo đó, một tâm hồn bước chân vào đan viện phải mang lấy tâm tình thánh thiện như vậy. Những giờ kinh, thánh lễ hằng ngày là dưỡng chất nuôi đan sĩ biết “lột xác”, từ bỏ con người cũ kỷ, những thói quen xấu bị tác động bởi những tháng ngày bên lũy tre xanh, hay bởi một xã hội chia rẽ, hưởng thụ; hay trong một gia đình thiếu vắng hạnh phúc, quảng đại và đoàn kết. Vì thế, sự hợp nhất của đời đan tu là một lời mời khẩn thiết, có giá trị tìm về một sự hợp nhất đúng nghĩa theo Tin mừng. Sự hợp nhất trong gia đình bình thường, họ chỉ thể hiện được tính trật tự, trên dưới, và ở ngoài xã hội cũng mang ý nghĩa đó. Nhưng ở trong đời đan tu không chỉ đe thiết lập sự hợp nhất theo kiểu một gia đình, một xã hội, nhưng là phản chiếu của một tập thể trong đó những con người đều khác họ, tên, khác dòng máu, đó lại là anh em cùng một Cha. Họ là những con người khác biệt nhưng không tách biệt.
Lời khen đầu tiên mà tôi được nghe từ những người đã từng đến đan viện, đó là đan viện có đất đai rộng lớn, nhà cửa khang trang, có nhiều cây cối xanh tươi, khuôn viên nhà dòng đẹp, không khí mát mẻ, trong lành, có nhiều phòng cho khách tĩnh tâm, đời sống thinh lặng của đan sĩ tạo nên một bầu khí thiêng liêng, qua những lời kinh tiếng hát của đan sĩ sốt sắng, nhịp nhàng, thanh thoát làm cho chúng tôi cảm thây gần Chúa hơn mà quên đi cuộc sống vội vàng bên ngoài… Đúng, đan viện là nơi để cho những ai tìm đến bóng mát sự bình an thật! Nhưng không có mấy ai thử đặt vấn đề: ở đây các đan sĩ có sống hợp nhất hay không? Đó thật sự là một vấn đề, nhưng là một vấn đề rất tế nhị. Thiết nghĩ không ai khác ngoài chính các đan sĩ phải tự đặt ra cho chính mình và trả lời nó.
Đan sĩ cần xác định lại vị trí đời sống của mình. Đan viện là một trung tâm kinh tế? Không. Trung tâm văn hóa? Không. Trung tâm tư vấn tìm việc làm? Không. Trung tâm giáo dục? Không. Trung tâm ý tế? … Không. Nghề nghiệp chính của đời đan tu là cầu nguyện. Thánh Biển Đức đã khẳng định điều đó: “Đan viện là trường học phụng sự Chúa” . Họ đặt giá trị Tin mừng lên trên tất cả. Do đó, đời đan tu không chỉ thánh hóa bản thân, nhưng hiệu quả thiêng liêng của đời sống theo Chúa Kitô phải ví tựa như mạch suối ngầm không bao giờ cạn kiệt cứ mãi đêm ngày lửng lờ chảy. Có thế, thì đời tu của tôi có ý nghĩa. Công việc nhỏ nhặt hằng ngày của tôi có ý nghĩa. Sự hy sinh cho nhau có ý nghĩa. Khởi đi từ đời có ý nghĩa, tôi mới thấy sức sống siêu nhiên đang là sức mạnh, nhu cầu tâm linh rất cần thiết cho con người, dù muốn dù không, v bởi vì “người ta sống không chĩ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhị mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).
Một cuộc đời hy sinh bác ái của đan sĩ là làm chứng cho một con người vô hình, mà vẫn sống động dẫn dắt thế giới không phải là chuyện đơn giản, hay dễ thuyết phục người khác, mà là chính sự hy sinh đời sống của mình như là một gợi ý đầy đủ cho con người biết đặt lại sự hiện hữu của con người- sự chết, đau khổ, và cuộc đời sẽ kết thúc như thế nào, đi về đâu

 

KẾT LUẬN
Tìm kiếm Thiên Chúa, xem ra đối với thế gian là chuyện ảo tưởng, thiếu thực tế, hay có chăng chỉ là vấn đề cổ hủ khi mà tâm thức con người chưa phát triển, xã hội chưa hình thành, nếp sống nhân loại còn lạc hậu. Con người ngày nay có khuynh hướng tìm kiếm những thứ gì trước mắt, để đáp ứng 5 một cách thực tiễn những nhu cầu cấp bách. Chính vì thế, kinh I tế là một lãnh vực được đặt lên hàng ưu tiên, “có thực” để “vực đạo”! Hay như một nhà văn kia đã đưa ra những nhận xét khá chua xót về bức tranh xã hội ngày nay:
Ngày nay nhân phẩm xuống giá rồi,
Chỉ có thực phẩm lên giá thôi,
Lương tâm giá bèo hơn lương thực,
Chân lý chân giò một giá thôi.
Con người càng nỗ lực đi tìm những cái cụ thể, những thứ trước mắt, thì càng cảm nghiệm một sự thiếu vắng, hụt hẫng nào đó trong đời. Điều đó đã được minh chứng qua một thê giới bất ổn, chiến tranh, hận thù, chia rẽ, và những con người nghèo khó, bệnh tật, bị bỏ rơi trong một thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ. Ý thức được tình trạng phân hóa ngay trong chính tâm hồn và trong tương giao, Giáo hội đã gọi các thành phần dân Chúa, trong đó có chúng ta là các đan sĩ, trỏ nên như những người tiên phong trong vệc tìm kiếm chân lý, vì cuối cùng chỉ có “sự thật mới giải thoát con người” (Ga 8,32).
Tìm kiếm Thiên Chúa là nền tảng trên đó xây dựng những yếu tố khác của đời đan tu. Khi gặp được Thiên Chúa, chúng ta mđi có khả năng đề cập và hiện thực sự hợp nhất trong chính cộng đoàn của mình và mở rộng ra cho mọi người bằng một tình bác ái vừa mang tính cụ thể, vừa đậm chất tâm linh.
Như vậy, đời đan tu là một cuộc sống đượm thắm Thần linh Thiên Chúa khi chứa đựng ba yếu tố căn bản: Tìm kiêm Thiên Chúa, tình huynh đệ hợp nhất và bác ái tâm linh. Chính vì thế, Tông huân thư “Ecclesia in Asia” muốn tái khẳng định những sự sống thiết yếu đó cho đời đan tu cần phải minh chứng cụ thể, hơn là những đề xuất lý thuyết; hiện thể hóa qua đời sống hơn là diễn giải văn chương. Nói một cách khác, tìm kiếm Thiên Chúa, hợp nhất huynh đệ, bác ái đại đồng: đó là những mạch ngầm vẫn đang âm thầm lưu chuyển trong lòng đất, để khi cơ hội đến chúng sẽ tuôn trào thành những dòng suôi mang lại tươi mát và dưỡng tố cho kiếp nhân sinh.

 

 

 

 

 

 

NHÃN QUAN XITÔ VỀ THẾ GIỚI HÔM NAY

 

Nguyên tác “Vision cistercienne du monde d’aujourd’hui” của Cha Bemado OLIVERA, Tổng Phụ Dòng Xitô Nhặt Phép. Collectanea Cisterciensia, Tome 60 – 1998 – 1, tr. 5-19.

Chuyển ngữ : FM.Duyên Thập Tự

Đây là Thư Luân Lưu Cha Tổng Phụ Xỉtô Nhặt Phép gởi cho các thành viên của Dòng nhân dịp kỷ niệm 900 năm ngày thành lập Xitô. Xin được trích dịch phần II và III của lá thư.

HÔM NAY VÀ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG
Có nhiều cách nhìn về Dòng như hiện trạng và dự phóng cho tương lai. Một trong những cách khả dĩ, là từ quan điểm về những giá trị, thách đố và dự án không tưởng. Trong kỳ Đại Hội cuối cùng, tôi đã nói đến những hoang tưởng và những mơ ước. Bây giờ tôi xin đề cập đến những giá tri và những thách đố, nhưng cũng cần nhắc lại tầm quan trọng của mơ ước một cách sáng tạo khi người ta thức tỉnh.

MỘT ÂN HUỆ QUÍ BÁU: CĂN TÍNH ĐAN TU
Những giá trị là các “thiện hảo lôi cuốn” và như vậy là những năng lực làm động cơ cho thái cử của chúng ta và cho phép chúng ta tiến lên và kiên vững trên con đường đã chọn. Những giá trị là những yếu tố cấu thành của ân sủng Xitô giúp năng động những thành viên, các cộng đoàn và Dòng. Chúng ta có thể nói những giá trị này như những ân huệ của một cuộc chinh phục. Đó là những ân sủng hay những ân huệ của Thiê Chúa, ngầm chứa bao nhiêu là mồ hôi để có thể đón nhân được, để sống, để duy trì và làm tăng tiến.
Chúng ta tìm gặp trong Dòng chúng ta rất nhiều thực tai có giá trị mà người ta có thể nói được rằng chúng đã được thủ đắc hay trên đường sở hữu, và thực sự chúng đang linh động Dòng một cách hiệu quả. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể ngủ quên trong chiến thắng; trái lại, chúng ta phải tự cật vấn mình để có thể tiến lên và tiếp tục hành trình.
Bây giờ tôi xin dừng lại một trong những ân huệ cao quí đó, hoa trái của một cuộc chinh phục, và diễn tả một cách tiêu biểu chúng ta hôm nay: đó là sự khẳng định rõ ràng, hiện sinh và pháp lý, của căn tính đan tu chiêm niệm trong Giáo Hội và đối diện với xã hội. Sau bao nhiêu năm canh tân, aggiornamento và cải đổi qui chế, có thể phát biểu sự khẳng định này thật là một động cơ để cảm tạ Thánh Thần của Chúa đấng luôn đồng hành và hướng dẫn chúng ta.
Chúng ta hiểu tầm quan trọng của một căn tính đã được định nghĩa rõ ràng nếu người ta ý thức được rằng, không có một căn tính được định nghĩa rõ ràng theo dòng thời gian, thì:
-Không thể có một ý thức của chính mình, về một sự tiếp nối trong thời gian và một sự liên kết vào một lúc nhất định nào đó, với tư cách một nhân vị cũng như với tư cách đan sĩ và nữ đan sĩ.
-Và cũng không có thể có một cuộc sống tiếp diễn, dù co nhưng thay đổi trong cách sống cụ thể những qui định đan tu và những cấu trúc mục vụ của Dòng.
-Và như vậy, ý nghĩa của cộng đoàn và của chia sẻ đời sống cũng trở thành bất khả.
Tôi biết rõ có nhiều cách hiểu về căn tính. Nhưng trong lúc này chúng ta chỉ muốn nói về căn tính như là kiểu mẫu chính xác và môi tương giao năng động.
Căn tính ở giữa những hình thức đời sống khác nhau trong lòng dân Chúa làm nổi lên những môi tương giao trong cuộc sống Giáo Hội. Sự phân biệt mỗi đoàn sủng xuất hiện trong bối cảnh của sự căng thẳng giữa điều tương hợp và dị biệt, giữa sự thông hiệp và sự xa cách.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng căn tính của chúng ta là một thực tại cho phép chúng ta khẳng định mình qua điều làm chúng ta trở thành riêng biệt, trong mối tương giao mà không thu vào cũng không loại trừ sai lạc.
Như vậy chúng ta có thể nói rằng chúng ta định tính mình như là những môn đệ riêng biệt của Chúa Giêsu ngay trong lòng cộng đoàn Giáo Hội. Nhưng rõ ràng là điều đó chưa đủ. Những năm tháng sau công đồng Vaticanô n đã dạy chúng ta phải trở về nguồn. Chúng ta hãy nhớ rằng để có thể lợi dụng tốt căn tính Xitô của mình, cần thiết phải học hỏi các Đấng Tổ Phụ của Xitô. Đâu là những bài mà chúng ta đã học được?
Tài liệu nguyên khởi của Xitô, dù có những vấn đề mà các sử gia nêu ra, nói với chúng ta một cách rõ ràng về:
-Sự trung thực trong việc tuân giữ những qui định đan tu, trong đời sống thiêng liêng và phụng vụ.
-Tính giản đơn và nghèo khó trong mọi sự để theo Chúa Ki tô nghèo và trở nên nghèo với Ngài.
-Cô tịch để có thể sống với Cha đồng thời xây dựng sự hiệp thông huynh đệ.
-Khổ hạnh trong cuộc sống và trong lao động để làm thăng tiến con người mới.
-Đồng nhất tuyệt đối với Tu Luật Thánh Biền Đức mà không thêm gì trái ngược với tinh thần và chữ viết của ngài.
Thực tế, tất cả những điều đó đã rất giông với những gì các nhà cải cách và canh tân của thế kỷ 11 và 12 tìm kiếm. Dầu vậy, điểm nhấn do ‘Tân Đan Viện” về Tu Luật Thánh Biển Đức, được tuân giữ với “toàn bộ và trọn vẹn” có vẻ là chìa khoá mở ra thành công cho Xitô. Thật vậy, những Linh Phụ Xitô tiên khởi của Xitô đã tìm gặp trong sự đồng nhất với Tu Luật căn tính mà các ngài ao ước, và, nhất là, việc tìm kiếm Chúa lâu dài chứa đựng sự quân bình và hài hoà.
Những tài liệu nguyên khởi không nói đến một sự tuân thủ từng chữ Tu Luật. Nhưng đó là một sự tuân giữ với tất cả những đòi hỏi của nó và đi theo trong sự tinh tuyền và ngay chính của nó. Chính sự tinh tuyền và ngay chính của Tu Luật cấu thành cái căn bản, nghĩa là một hình thức thực hành và đan tu của việc sống Tin Mừng. Tu Luật đã trao ban cho các Đấng Tổ Phụ chúng ta một con đường trực tiếp của sự trọn hảo phúc âm, nhờ một sự quân bình cẩn trọng giữa những qui luật đan tu truyền thống. Những sự tuân thủ qui định đan tu là những trung gian, nghĩa là những khí cụ và những quảng diễn thích hợp cho puritas cordis sự tinh tuyền của con tim (trái tim tinh tuyền) và unitas spiritus sự kết hiệp thần trí.
Đây là những xác tín căn bản liên quan đến Tu Luật Thánh Biển Đức mà ngay từ đầu các Thánh Phụ Xitô của chúng ta muốn hoá thân:
-Tìm kiếm Chúa là mục đích của đời đan tu (TL 58,7)
-Tìm gặp Thiên Chúa trong Chúa Kitô (TL 4,21; 72,11)
-Đan sĩ cộng tu tìm kiếm Thiên Chúa dưới quyền lề luật và viện phụ (1,2)
-Thần Vụ giữ một vị trí ưu tiên (7X 43, 1-3)
-Cầu nguyện riêng là sự chuẩn bị và nối dài của Thần Vụ (TL 4,56; 52,1-5)
-Đọc sách và suy niệm xen kẽ với lao động tạo thành sự quân bình của ngày sống (TL 48)
-Tuân phục, thinh lặng và khiêm hạ là những cột trụ của đời sống khổ chế (TL 5-7)
-Bác ái huynh đệ dưới hình thức nhiệt tâm chiếm ưu thế trên luân lý của tu Luật (TL 72)
-Đan viện là xưởng thợ trong đó đan sĩ lao động suốt đời dưới lệnh của Chúa và vì Chúa (TL 4,78)
-Sự cẩn trọng là nhân đức căn bản để có bình an trong Nhà Chúa (TL 64, 17-19)
-Sự bền đỗ cần thiết để đời sống này được phong nhiêu (TL 4,78; 58,9,17).
Hơn nữa, Tu Luật đã dạy dỗ các Thánh Phụ chúng ta – cũng như còn dạy dỗ chúng ta ngày nay – sống một cuộc đời toàn vẹn, hài hoà, quân bình, toàn tiến. Thật vậy, trong Tu Luật chúng ta tìm gặp nhiều cặp đôi cực được quân bình.

Cầu nguyện: sẵn lòng lắng nghe những sách thánh thiện, thường xuyên phủ phục để cầu nguyện, mỗi ngày thú tội lỗi quá khứ với Chúa, trong cầu nguyện với nước mắt và than van. (4, 55-57)  Lao động: ở nhưng là kẻ thù của linh hồn. Vì thế vào mọi lúc qui định anh em phải động chân tay và vào giờ khắc qui định, chuyên cần đọc sách (48,1)
Của cải chung: không ai được tìm kiếm điều gì lợi ích riêng mình, nhưng là lợi ích của người khác. (72,7) Của riêng: nếu có những anh em thạo nghề trong đan viện, họ hãy thi hành nghề đó với tất cả lòng khiêm tôn (57,1)
Cầu nguyện chung: Không được coi gì trọng hơn việc Chúa (43,3) Cầu nguyện riêng : Nếu ai muốn cầu nguyện riêng, hãy vào và cầu nguyện (52,3)
Kỷ luật : Phạt xác, không tìm kiếm khoái lạc, yêu thích chay tịnh (4,11 -13)  Miễn giảm: Viện phụ có thể miễn giảm cho những anh em đau ốm (34,2; 55,21)
Thinh lặng : Mọi lúc đan sĩ phải trau dồi sự thinh lặng (42,1)  Hiệp thông: Anh em nêu ý kiến mình với tất cả sự tuân phục và khiêm tốn (3,4)
Nội vi: Không ai được phép ra khỏi nội vi mà không có phép của viện phụ (67,6)  Hiếu khách : Mọi khách đến đan viện đều được tiếp đón như chính Chúa Kitô (53,1)
Thanh thoát: Không được có của gì riêng, tuyệt đối không của gì cả (33,2) Nhu cầu : Để cắt đứt tận gốc thói xấu giữ của riêng, viện phụ sẽ phân phát tất cả những gì cần thiết (55,18)
 Các niên trưởng: Anh em trẻ tôn kính các vị niên trưởng (63,10)  Anh em trẻ : Các vị cao niên thương mến những người dưới mình (63,10)
Tiết độ : Khi đan sĩ nói, nói nhẹ nhàng và không cười cợt, khiêm tốn và trang nghiêm (7,60) Niềm vui : Mong ước không ai buồn phiền và giao động trong Nhà Chúa (31,19)

 

Những môn sinh đầu tiên của các “Đấng Tổ Phụ” chúng ta – Bernard, Guillaume, Guerric, Aelred, Baudouin, Jean, Adam — coi Tu Luật như một bản văn trao ban một định hướng và những khuyên nhủ cho đời sống nội tâm. Thánh Phụ Biển- Đức trình bày một đạo lý phong phú về khiêm hạ, tuân phục, tình yêu, lòng kính sợ Thiên Chúa. Và còn hơn thế nữa, ngài mời gọi đến uống trực tiếp nơi Phúc Âm và nơi các Giáo Phụ. Các vị Thầy của chúng ta thuộc thế kỷ 12 đọc lại tu Luật dưới ánh sáng của truyền thông thiêng liêng trước đó, mà không bỏ qua những dấu chỉ của thời đại mình. Như vậy, các ngài đã triển khai một số nét của đời sống trong Chúa Thánh Thần mà người ta vừa gặp nơi Thánh Biển Đức: đạo lý về linh hồn con người, được dựng nên theo hình ảnh và nên giông Thiên Chúa; tầm quan trọng của việc nhận biết chính mình; những giáo huấn về tinh yêu và sự chiêm niệm thần bí. Dominici schola – trường dạy phụng sự Thiên Chúa – biến thành schola caritatis – trường học đức ái.
Đoàn sủng căn bản của các Tổ Phụ tiên khởi của chúng ta, đoàn sủng làm nền tảng của căn tính chúng ta, được diễn tả trong các tài liệu nguyên khởi. Nhưng rõ ràng rằng những tài liệu đó không phải là đoàn sủng hay căn tính. Đoàn sủng, vì như kinh nghiệm của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho một căn tính đặc hữu và làm cho nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, cư ngụ trong trái tim nhân loại : trong trái tím các ngài và trong trái tim chúng ta.
Bây giờ chúng ta nói đến thời buổi chúng ta, đoàn sủng Xitô, như là một hình thái đặc trưng của đời sống Phúc âm và như là một ân huệ của Chúa Thánh Thần, Đấng thúc đẩy và biến đổi chúng ta, được tìm thấy trong trái tim của mỗi người chúng ta. Thật vậy, ơn gọi chúng ta sống trong một đan viện Xitô có thể coi như là một sự khám phá ra chính căn tính thiêng liêng sâu xa của chúng ta. Khi đã tìm thây dấu vết của đoàn sủng này trong chính mình, chúng ta cũng đã muôn rằng ân sủng đó đạt tới tầm viên mãn. Dù rằng điều đó hơi quá đáng một chút, nhưng chúng ta có thể nói rằng, khi chúng ta đến đan viện, chúng ta đã sở hữu căn tính Xitô và đoàn sủng nền tảng của Xitô trong tình trạng tình tuyền, nguyên khai và dưới dạng mầm.
Đoàn sủng của các đấng sáng lập và căn tính phát sinh từ đó đã được chuyển giao cho chúng ta để sống chúng, bảo tồn, đào sâu, và làm chúng tăng tiến không ngừng trong sự thông hiệp với Thân Mình Chúa Kitô luôn phát triển.
Thiện hảo của Giáo Hội và của thế giới đòi hỏi chúng ta phải trung thành với những ân phúc đã lãnh nhận. Đoàn sủng và căn tính Xitô là một ân huệ của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội, và qua Giáo Hội cho thế giới. Bản Hiến Pháp mới của Dòng là thẻ căn cước của chúng ta cho phép chúng ta nhận dạng mình giữa lòng hiệp thông Giáo Hội. Nỗ lực cho một bước canh tân thiêng liêng mới cậy dựa vào những xác tín này.
Một lần nữa, tôi xin mạn phép trình bày một tổng hợp những nét chính yếu của giai đoạn canh tân thiêng liêng, trong bối cảnh của một thế giới biến chuyển sâu xa và của một Giáo Hội mời gọi chúng ta tham dự vào tiến trình phúc âm hoá:
-Đi theo Chúa Giêsu.
-Định hướng qui về mầu nhiệm.
-Huấn luyện đời cộng tu.
-Thuộc về Dòng.
-Hiệp thông Giáo Hội.
-Biện phân văn hoá.
-Hội nhập gia sản.
-Đối thoại đại kết và liên tôn.
Tất cả những gì nói trên kia có vẻ hơi trừu tượng, nhưng cũng dễ hội nhập chúng nêu chúng ta hướng tầm nhìn về mỗi người trong chúng ta, và nếu chúng ta chiêm ngắm với lòng kính trọng – đó là cách duy nhất để nhìn thây những con người – 4.350 đan sĩ và nữ đan sĩ hình thành Dòng chúng ta ngày nay. Chắc chắn chúng ta là một giá trị lớn lao, một ân phúc to lớn hỗ tương, làm nên sự phong phú của Dòng ngày nay, sau chín thế kỷ của cuộc hành trình trong lịch sử, được Thiên Chúa dẫn dắt.
Thật vậy, sự giầu có của chúng ta, và nguồn cảm tạ là 165 cộng đoàn gồm những con người thuộc mọi lứa tuổi và mọi giai cấp xã hội, được cũng một Thiên Chúa duy nhất kêu gọi. Trong một vài cộng đoàn có tới bôn hoặc năm thế hệ, điều đó diễn tả một sự giầu có khôn sánh trong thế giới chúng ta ngày nay.
Sự giầu có của chúng ta, đó là biết bao vị cao niên nam nữ, những con người khôn ngoan và tận tâm với Thiên Chúa từ nhân, sẩn lòng đã và còn đang sống kết hiệp với Chúa qua bao nhiêu năm trường trong sự tín trung thầm lặng. Sự giầu có của chúng ta là những người trẻ, được Chúa kêu gọi đê hoạ lại hình ảnh đan tu của Ngài; họ là sức sống của ngày hôm nay và là hy vọng của ngày mai. Sự giầu có của chúng ta, đó là biết bao người đang tuổi trung niên mà ngày nay đang phải mang gánh nặng của ngày sống, nhưng cũng là những người biết đến niềm vui được là những mắt xích giữa quá khứ và tương lai tràn đầy hy vọng.
Và tại sao lại không nêu lên trong số biết bao nhiêu người được biết đến hay không được biết đến những vị thánh làm vui nhà của Chúa? Trong thế kỷ sắp kết thúc, Chúa đã ban cho nhiều chứng từ hùng hồn của các vị tử đạo tại Trung Quốc, Tây Ban Nha và Algérie…
Chủ đề căn tính sẽ chiếm lĩnh tầm quan trọng trong một tương lai gần. Những biến chuyển sâu xa đã xảy ra trong phạm vi truyền thông và trong những mối tương quan nhân loại và người ta ý thức rằng bất cứ đời sống nào cũng được kết nối. Hậu quả sẽ là vấn nạn truyền thống liên quan đến cãn tính của các nhân vị và của những nhóm người sẽ đòi hỏi một câu trả lời dưới những hình thức khác. Đa nguyên phát triển và toàn cầu hoá môi trường sẽ đòi hỏi chúng ta là chúng ta ấn định tốt hơn cái cốt lõi riêng mà chúng ta không được từ bỏ. Sẽ phải biện phân điều gì có thể hấp thụ và sở hữu, từ bỏ những gì là phụ tùng hay thứ yếu và trao ban những gì có giá trị nhất để phong phú hoá người khác và chính mình cũng được phú túc.

NHỮNG THÁCH ĐÔ VÀ NHỮNG KHIÊU KHÍCH
Danh từ “thách đố” đến từ động từ défier, nghĩa là khiêu khích. Nó đồng nghĩa với chiếc gậy thúc, nâng đỡ, thúc đẩy chạm trán với những khó khăn với lòng can đảm và trì chí.
Về phương diện xã hội, đó là toàn bộ những yếu tố có tầm ảnh hưởng đến một tình hình cụ thể và đòi hỏi phải có cách hành xử của các nhóm người.
Theo nhãn quan thần học, và trong mối tương giao với Dòng, phải nói rằng những thách đố không đơn thuần là như sự kiện lịch sử, nhưng là những lời mà Thiên Chúa ngỏ với chúng ta nơi đây và lúc này. Chúng ta có thể coi đó như là một lời mời gọi của Thiên Chúa để làm việc đúng theo dự phóng cứu độ của Ngài cho chúng ta là những đan sĩ Xitô vào cuối thế kỷ XX và bắt đầu thế kỷ XXI.
Ý nghĩa sâu xa hơn của những thách đố mà Dòng chúng ta đang gặp, chính là những “dấu chỉ thời đại”, hay những dấu chỉ của Thiên Chúa dành cho sự hiện diện lịch sử của chúng ta.
Trong những thách đố chất vấn chúng ta, tôi muốn chúng ta chú ý đến một thách đố duy nhất: đó là sự cần thiết phải soạn thảo một giáo huấn mới hoặc một nhãn quan về con người, đó là thuyết nhân bản mới để phục vụ đời sống cộng tu của chứng ta.
Đó là một thực tại rất gắn kết với chủ đề căn tính đan tu chiêm niệm. Bất cứ một thay đổi nào của thời đại cũng đòi hỏi người ta phải chỉnh sửa cho đúng ý nghĩa và tầm nhìn của thực tại. Và thực tại thứ nhất đòi phải điều chỉnh là thuyết nhân bản hay nhãn quan mà con người có về mình. Và bất cứ thay đổi nào về nhân bản thuyết cũng dẫn đến một thay đổi về linh đạo. Dù rằng đây không phải lúc triển khai đề tài này – tôi đã đề cập đến trong một lá thư trước – tôi vẫn cảm thấy quan trọng phải đưa ra một vài gợi ý.
Nhân bản thuyết – nghĩa là diễn văn về con người – trong những năm cuối này đã chịu một loạt những chuyển đôi quan trọng mà chúng ta không được phép không biết đến khi mà chúng ta tự ưa vấn về chính mình. Một cách tổng hợp, chúng ta có thể nói đến một sự vượt qua
-Từ thuyết ưu việt nam giới đến thuyết-con-người- trung-tâm: nhân bản thuyết phải qui chiếu về nhân loại “nam- nữ” mà không chỉ là phái nam; mà không phải vì giải phóng phụ nữ mà còn tìm lại con người toàn vẹn.
-Từ thuyết nhị nguyên đến thuyết thống nhất: tinh thần được quan niệm và được nhận thức chỉ trong những giới hạn của tính vật chất; chúng ta không phải là những thần trí và những thần xác, nhưng là thần trí nhập thể.
-Từ chủ nghĩa duy tâm đến chủ nghĩa hiện thực: người ta chỉ khám phá nhân tính được thực hiện trong những điều kiện lịch sử của không gian, thời gian, và văn hoá.
-Từ chiều kích duy nhất đến chiều kích đa phương: điều quan trọng không chỉ là cái căn bản đơn thuần và được xác định, mà còn là cuộc sống, phức hợp và vô biên.
-Từ tự tại đóng kín mở ra cho siêu việt: con người mang nét đặc trưng qua sự kiện nó được siêu việt hoá; để thâu hiểu con người, phải nhìn bên trong cũng như bên ngoài.
Tôi muốn dừng lại một chút nơi chuyển đổi thứ nhất: sự thức tính, sự xuất phát và vai trò chủ chốt của người nữ trong thế giới và Giáo Hội hôm nay. Đó là một cái gì có thể là một đóng góp quan trọng vào lúc làm phong phú căn tính đan tu và nhân loại của chúng ta. Sự kiện là Dòng chúng ta bao gồm nam đan sĩ và nữ đan sĩ, làm chúng ta nhạy bén trước thực tại này. Điều đó trở nên rõ ràng hơn cho nhiều người là căn tính nam và nữ không được xây dựng một cách cách ly nhưng trong mối tương giao giữa người nam và người nữ, trong một mạng lưới những tương giao rộng lớn hơn và trong một sự năng động liên tục của sự trưởng thành. Điều đó muôn nói lên rằng những tương giao câu thành một yếu tố căn bản của những căn tính riêng từng người, và như vậy là một chủ đề không thể thiếu để soạn thảo một thuyết nhân bản. Nếu thuyết nhân bản này không được hình thành, chúng ta sẽ rơi vào trong những kiểu thức đúc sẵn được các phương tiện truyền thông nhào nặn và tuyên truyền.
Nếu bây giờ chúng ta chú ý nhìn những mối tương giao nam-nữ, chúng ta sẽ khám phá nơi đó ba kiểu thức chung chung:
-Kiểu thức khác biệt hoàn toàn (nhị nguyên lưỡng cực). Kiểu thức này không phân biệt giữa con người (thực tại chung cho mọi người) và điều kiện nữ hoặc nam (điều riêng biệt cho từng giới). Trong luồng tư tưởng này, những yếu tố tâm lý xã hội và sinh học là quyết định và tuyệt đối, và như vậy là có một sự khác biệt tuyệt đôi giữa người nam và người nữ.
-Kiểu thức bình đẳng tuyệt đối(thuyết thống nhất và giải phóng), ở đây nhấn mạnh đến những điều tương hợp và vì thế những khác biệt biến mất. Và như vậy, người ta đề xuất một cuộc sống với hormon nam và một phái tính duy nhất.
-Kiểu thức lệ thuộc hỗ tương (hỗ tương trong khác biệt và tương đương). Kiểu thức này đặt điểm nhấn trên tha tính hỗ tương giữa người nam và người nữ và bình đẳng với tư cách nhân vị. Như vậy, người ta loại bỏ một thứ bình đẳng cào bằng và một thứ bổ túc qua lệ thuộc. Người ta xác định rằng nhân vị được hình thành trong môi tương quan và cộng đồng.
Kiểu thức thứ ba này – lệ thuộc hỗ tương – bao gồm những yếu tố tích cực mà người ta có thể tìm gặp trong hai kiểu thức kia trong khi tránh được những điều bất lợi và những giới hạn. Và như vậy nó được xác nhận là thích hợp nhất cho những suy tư đầy đủ và bổ sung của chúng ta.
Nhưng điều thú vị nhất của nhân bản thuyết ngày nay có thể là sự khám phá người nữ như là nguyên mẫu. Đáng ngạc nhiên, nhưng khẳng định này không phát xuất từ thuyết nữ quyền tuyệt đối cũng không từ những đại diện sáng suốt nhất của thuyết này. Nó bắt nguồn từ Kitô giáo, rõ ràng hơn là từ truyền thống công giáo, từ huấn quyền Giáo Hội, xuyên qua tiếng nói của đức giáo hoàng Giaon-Phaolô n.
Một ý thức được đổi mới về thuyết phụ nữ không được hạn hẹp vào việc tranh đấu vai trò phụ nữ hay đòi hỏi những quyền lợi. Nó phải được tham chiếu nhiều hơn nữa vào việc tái khám phá một chiều kích nhân loại đụng chạm một cách sâu xa-dù rằng bằng những cách thế khác nhau – đến người nam cũng như người nữ.
Người nữ là đại diện và mẫu gốc của toàn thể nhân loại: người nữ đại diện cho nhân tính thuộc về mọi người, dù họ là nam hay nữ. Phái nữ là biểu tượng của toàn thể nhân loại. Nữ tính của người nữ có một tính chất tiên tri vì nó biểu lộ căn tính của người nam. Người ta không thể đạt đến một giải thích trung thực về con người, về điều làm nên “nhân tính”, mà không qui chiếu thích đáng vào điều làm nên “người nữ”. Căn tính nhân loại được xác định bởi “hữu thể vì tha nhân” (Gioan- Phaolô II, Mulieris Dignitatem (Phẩm giá Phụ Nữ), 4, 7, 25, 30, 22).
Người nữ đại diện cho nhân loại dưới ba nhãn quan đồng thời khác biệt và bổ túc:
-Như hiền thê: điều đó diễn đạt sự hỗ tương và đòi hỏi hỗ tương ; ý thức sở hữu một ân ban độc nhất và bổ túc để chia sẻ; khả năng vận dụng và hình thành người nam cho sự hỗ tương, sự biểu lộ chính mình và tiếp đón.
-Mẫu tử tính: đó là sự ưu tiên nữ giới trong lãnh vực riêng biệt của sự sống, của sự đớn đau và chú tâm; một quà tặng nhưng không của chính mình trao cho người khác và sự sung mãn sẩn sàng đánh mất chính mình và đón nhận người khác với những giới hạn của họ; khả năng bẩm sinh biết chờ đợi điều cần có thời gian để hoàn thiện mình và đạt tới sự viên mãn.
-Nữ tính: cách thức tổng quát và đặc thù là “người nữ”, chú trọng đến việc làm mình hiện diện: khả năng tạo cơ hội cho người khác biểu hiện bằng sự đồng cảm và thích ứng; cưu mang đời sống như một khả thể gặp gỡ cho phép một sự “diện đcíi diện” nhân vị.
Giáo Hội-Mẹ, và Dòng trong lòng Giáo Hội, còn phải học nhiều về đời sống và kinh nghiệm của người nữ về cách thức làm mẹ, hiền thê và người nữ. Không biết đến một nửa của nhân tính là cách thế sai lầm nhất để không nhận biết chính mình.
Rõ ràng ngày nay, một trong dấu chỉ thời đại là vai trò của phụ nữ trong xã hội và thế giới hiện tại. Điều đó nhắc lại cho chúng ta một yếu tố căn bản của giáo huân và thực hành của Chúa Giêsu mà chúng ta không bao giờ được quên lãng. Và điều đó không chỉ liên quan đến người nữ mà còn đên người nam:
Ý thức mới của các phụ nữ về chính mình đã giúp những người nam xét lại não trạng, cách hiểu biết về chính bản thân họ, cách họ tự định vị trong lịch sử và cách họ giải thích lịch sử, tổ chức đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo và đời sống Giáo Hội. (Đời sống thánh hiến, số 57).
Nếu chúng ta hướng nhìn về thực tại riêng của chúng ta, chúng ta sẽ khám phá rằng nhiều nữ đan sĩ trong Dòng thâu hiểu đoàn sủng đang sống động trong họ, và họ tự hiểu biết bản thân với chiếc chìa khoá của sự “phong nhiêu”. Phần tốt nhất mà họ đã chọn là trở nên mẹ và em gái của Chúa Giêsu khi đón nhận và thực hành lời Ngài. Tất cả con người của họ rung động theo nhịp của đón nhận để phát sinh hoa trái và trao ban sự sống. Với Guerric d’Igny, họ ngỏ lời với chúng ta:
Hỡi linh hồn trung tín, hãy mở toang cung lòng của ngươi, hãy làm giản nở lòng trìu mến của ngươi, hãy lo sợ là chật hẹp trong tim ngươi, hãy cưu mang Đấng mà thụ tạo không thể chứa nổi. Hãy mở rộng đôi tai cho lời Thiên Chúa. Lời Chúa là con đường của thần trí làm cưu mang khi đột nhập vào tận cung lòng ngươi (bài giảng về lễ Truyền Tin II, 4).
Chúng ta khao khát nồng cháy rằng sẽ tới giờ những nữ đan sĩ dạy chúng ta đọc Phúc âm khởi từ chính con tim chiêm niệm của họ, dạy chúng ta với đôi mắt yêu đương của họ đọc lại thần học, luân lý, linh đạo đan tu, đoàn sủng và căn tính Xitô. Khi họ cải đổi những công thức của chúng ta sẽ làm phát sinh một hình thức mới thu nhập và sáng tạo với những công thức mới và phong phú. Và tất cả những điều đó chỉ vì sự phong phú của Phúc âm, ngay cả khi điều đó đòi hỏi nhiều người trong chúng ta một sự hoán cải, không phải vì một chạnh thương dễ dàng theo tinh thần thời đại.
“Khi đến thời viên mãn” (Gal 4,4) tất cả đều lệ thuộc vào sự đồng thuận của một tạo vật nhân linh; vì vậy, trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, hy vọng vào một sự nhân bản hoá cũng lệ thuộc vào “tài năng nữ giới”.
Chín thế kỷ của lịch sử Xitô đi tới điểm kết cùng với hai mươi thế kỷ của lịch sử Ki tô giáo. Một thiên niên kỷ mới mở ra cho cuộc sống chúng ta. Không phải một thời đại mới, cũng chẳng phải một sự thay đổi thời đại. Khuôn mặt của Dòng chúng ta sẽ thế nào trong tương lai? Đâu là những việc phục vụ mà Dòng sẽ thực hiện cho Giáo Hội và thế giới? Tất cả những gì chúng ta coi là căn bản sẽ mãi như thế không? Đâu là những điều bất ngờ mà Chúa Thánh Thần chuẩn bị cho chúng ta? Những câu hỏi đó và biết bao câu hỏi khác ngày nay không có ngay câu trả lời.
Dầu vậy, chúng ta biết rõ ân huệ đã lãnh nhận, đoàn sủng của ơn gọi chúng ta để phục vụ biêt bao người. Chúng ta
mong ước nó phong nhiêu theo như ân sủng Thiên Chúa và cách đáp ứng nghèo nàn của chúng ta. Niềm hy vọng của chúng ta không thể đánh đổ bởi vì Ngài luôn tín trung; và Ngài cho chúng ta tham dự vào sự trung tín của Ngài.
Sự trung thành sáng tạo với chính căn tính của mình và ước muốn làm nó phong phú khi sát nhập những tiềm năng và những ân huệ lãnh nhận chuẩn bị chúng ta thắt chặt sự hiệp thông trong lòng gia đình Xitô và nôi kết một mạng lưới bằng hữu với bao nhiêu người đã lãnh nhận bí tích thanh tẩy, những người nhận biết trong tâm hồn mình cũng một ân huệ như thế.

Rôma, 26.01. 1998
Dom Bemardo OLIVERA, ocso
Tổng Phụ

 

 

 

 

 

HƯỚNG VỀ THIÊN NIÊN KỶ XITÔ

 

Nguyên tác I VERS LE MILLÉNAIRE CISTERCIEN
Tác giả : Cha Micael CASEY, ocso
Chuyển dịch: Duyên Thập Tự

Chúng tôi xin gởi đến quí độc giả bài thuyết trình của cha Casey, dòng Xitô Nhặt Phép, thực hiện ngày 25 tháng 10 nấm 1997 tại Kho Lằm của đan viện Clairveaux, để chuẩn bị mừng kỷ niệm 900 năm ngày thành lập Xitô. Bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp do xơ Marie-Pascale, dòng Xitô Nhặt Phép.
Bài thuyết trình này được đăng trên Collectanea Cisterciensia, số60 (1998) tr. 20-30.
Ngày 21 tháng 3 năm 1998, chín trăm năm đã trôi qua kể từ ngày thành lập đan viện Xitô. Năm kỷ niệm bách chu niên sẽ đánh dấu bằng toàn bộ những biến cố sẽ được cử hành và tưởng niệm những thành công chính yếu của những thế kỷ qua. Thật tốt khi nhìn lại đàng sau. Nhưng luôn có một nguy cơ thực sự là con mắt nhớ nhung chỉ nhìn thây những gì nó chọn để thây. Và hậu quả là, một đàng, những bài học quá khứ không được học biết và, đàng khác, đà tiến mà quá khứ đã mang lại, bị tiêu tan.
Chính vì thế, tại sao tôi lại thích đánh dấu bách chu niên bằng cách nhìn tới phía trước, hướng tới ngàn năm Xitô. Chủ đề tôi sắp đề cập đến liên quan đến tương lai. Trong vận hành của lịch sử, người chạy tiếp sức đã vượt qua chúng ta, anh an toàn trao lại trong tay chúng ta. Nghi vấn chờ đợi câu trả lời như thế này: chúng ta sắp phải làm gì với di sản mà quá khứ trao cho chúng ta sẽ đưa dẫn nó đến nơi nào?
Tôi sẽ suy tư trước hết về điều chúng ta đã nhận từ quá khứ và sẽ trang bị chúng ta cho tương lai; tiếp đến, tôi sẽ chỉ ra một số khía cạnh trong biểu hiện đương thời của đoàn sủng Xitô có thể dùng làm cột mốc cho một định hướng tương lai.

 

1.GIA SẢN XITÔ
Tổ tiên chúng ta đã để lại nhiều thứ. Còn đó những đan viện và những hoang phế tuyệt đẹp rải rắc khắp Âu châu. Chúng ta thán phục cách hành động mà các đan sĩ Xitô thời Trung cổ đã qui hoạch những vùng đất của họ và vận chuyển những sản phẩm, đồng thời cũng chèo chống giữa những tảng đá ngầm của chính trị tôn giáo và địa phương. Chúng ta thật sự ngạc nhiên trước tài năng và kỹ thuật của họ. Chúng ta há hốc miệng vì thán phục trước vẻ đẹp của lôi kiến trúc của họ, mối bận tâm rõ ràng đầu tư vào việc thực hiện những bản chép tay. Những thực tại vật thể này thuộc bộ phận của di sản Xitô, nhưng chúng không phải là tất cả.
Những đan sĩ Xitô tiên khởi đã khai tâm một nếp sống mà, xuyên qua bao thời đại, đã lôi cuốn, nâng đỡ và dẫn đưa hàng ngàn người nam và nữ đạt tới cứu cánh tốt đẹp. Di sản Xitô không phải là việc vàn của gỗ đá không sự sống, nhưng là một thực tại sống động, nhập thể “trong đời sống và lao công vât vả của biết bao nhiêu anh chị em” và được diễn tả một cách minh nhiên bởi toàn bộ những giáo huân được các tác giả
Xitô mọi thời triển khai. Chúng ta thừa hưởng từ quá khứ không chỉ những kiến trúc và vật thể, không chỉ một kiểu sống mà nhiều người nghĩ tưởng một cách lãng mạn rằng “rất ít thay đổi từ thời Trung cổ”, mà còn là một truyền thcíng sự sống, được chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ kia bằng ngàn phương cách khiêm tốn. Dưới thực tại Xitô là cả một mạng lưới những tuyên tín, những giá trị và những thực hành nền tảng mang lại năng lực của đoàn sủng. Trung tâm của di sản Xitô là một triết lý về sự sống được trao gởi một cách có giá trị hiệu lực cho thế kỷ XXI cũng như đã cho thế kỷ xu
Làm sao mô tả những giá trị của cuộc cải cách Xitô, những giá trị có sức thuyết phục nhất cho thế hệ chúng ta và đáng được triển khai ưong tương lai? Tôi xin mạn phép nêu lên năm lãnh vực.

a.Sự trung thành sáng tạo
Cuộc cải cách Xitô không bao giờ được coi như là một sáng kiến hoàn toàn mới mẻ. Những Đấng Tổ Phụ hiểu rõ công việc của mình như là sự trở lại với việc tuân giữ trọn vẹn Tu luật Thánh Biển Đức. Hình thái bên ngoài của một ngày sống đan tu hoàn toàn rút ra từ Tu luật: Thần vụ mỗi ngày, được nâng đỡ bởi một kỷ luật sống dành chỗ cho cầu nguyện và lectio divina (Tụng niệm Lời Chúa). Ngoài ra, những nét chính của nếp sống cộng đoàn đã được qui định với những sinh hoạt và một không gian chung, tạo nên một sự tương tác nào đó giữa những nhân vị và những trách vụ được phân chia. Để quân bình những qui định thiêng liêng, cũng có chỗ cho việc tiếp khách và cần thiết phải lao động.
Dưới bình diện hiện sinh, các đan sĩ Xitô không phải là những nhà canh tân. Sự luân phiên các sinh hoạt mà họ trao cho những người đương thời, xét về phẩm chất, không khác gì với điều người ta tìm gặp trong các đan viện của các đan sĩ áo đen (đan sĩ Biển Đức). Nó hơi khắc khổ hơn một chút, nhưng điều khác biệt chính yếu (không kể đến các nhân vật) là những đan sĩ Xitô tiên khởi đã nối kết một tập hợp các đạo lý thiêng liêng cho phép các đan sĩ hiểu cách sống của mình và đem ra thực hành một cách thông minh hơn, định hướng tốt hơn. Linh đạo của các đan sĩ Xitô tiên khởi thật sự là linh đạo mà người ta tìm thấy một cách mặc nhiên trong một đời sống hợp với Tu luật thánh Biển Đức, nhưng được diễn dịch bằng thứ ngôn từ có thể lôi cuốn những người đương thời. Một đạo lý minh bạch, tuân giữ kỹ càng và bảo tồn một cách hệ thông, chắc chắn sẽ dẫn tới một cấp độ cao của luân lý cộng đoàn và trở nên quyến rũ đối với những ai muốn dấn thân sống trong một môi trường quí giá.
Ý tưởng sống theo Tu luật đã rất quan trọng đối với những đan sĩ Xitô tiên khởi. Đối với chúng ta, là những người đang sống trong một giai đoạn lịch sử được định vị xa cách giữa sự mất lòng tin đốì với quá khứ, và sự trào vọt của trào lưu chính thống, thì thật quan trọng phải giải thích sự kiện này một cách đúng đắn.
Robertô, Albericô và Stephanô, rất trân trọng truyền thống, nhưng các ngài không nô lệ. Quá khứ là một phương tiện đặc thù để cấu trúc đời sống đan tu, nhưng không vì thế mà các ngài ngại thêm vào, loại bỏ hay biến đổi điều phải làm để làm cho truyền thống nên sống động cho chính thời buổi của các ngài.
Các viện phụ tiên khởi của Xitô đã thây như là một ưu tiên căn bản sự trở về với nét “tinh tuyền” của việc tuân giữ Tu luật. Trong luồng tư tưởng đầu tiên, các ngài ao ước trung thành với quan điểm của thánh Biển Đức. Nhưng có một nhân tcí can thiệp vào mà các ngài không ý thức. Nhìn lui lại đàng sau, chúng ta có thể thấy rằng điều làm cho sáng kiến Xitô thành quyến rũ, chính vì nó đáp ứng được những “dấu chỉ thời đại”. Các ngài đề nghị một cách giải thích hoàn toàn “tân thời” về đan tu biển đức. Các ngài đọc lại Tu luật dưới ánh sáng của những khát vọng đương thời. Những cải cách mà các ngài truyền bá là những “điều mới lạ”, như chính một số người chủ xướng thuộc đan sĩ áo đen đã phiền trách, theo ý nghiã là những cải cách đó xoá dấu vết khỏi những cách dùng theo ước lệ, và trao ban cho những con người thuộc thế kỷ xn một lối sống trổ sinh ra cũng điều mà Tu luật thánh Biển Đức đã câp cho những vị tiền bối của các ngài thuộc thế kỷ VI.

b.Sự khắc khổ
Đặc tính rõ nét nhất của đời sống Xitô, lúc khởi nguyên cũng như hôm nay và bất cứ nơi nào nó tiếp tục sống trong sự nguyên vẹn, đó là sự tương đối đạm bạc và sự khắc khổ. Đôi khi người ta gọi điều đó là sự “giản đơn”, nhưng đó có thể là một từ quá lịch lãm để miêu tả những phiền phức mà một cuộc sống muốn tách biệt khỏi sự hưởng thụ có thể gây ra. Những lãnh vực mà sự thách đố Xitô được biểu lộ ra thì thường kỳ: nhà cửa, cách sắp xếp, y phục, lương thực, lao động, sự tách biệt thế gian và thinh lặng. Đây là một sự kiện minh nhiên trong các tài liệu đầu tiên, là các đan sĩ Xitô tiên khởi được chính mình định nghĩa như là những con người từ bỏ. Điều dư thừa khi được giải quyết tận căn, thì kết quả là một cuộc sống mà định hướng thật rõ ràng và ý nghĩa của mục đích dõi theo cũng thật sâu sắc. Chỉ tới các đan sĩ thế hệ thứ hai thứ ba, những phê bình mặc nhiên những tập tục bình thường được bổ sung bỏi một sự trình bày hệ thống hơn những giá trị ngầm đối với những phản ứng hàm chứa một sự từ bỏ. Trước hết ngài đã sống, sau đó, các ngài mới rao giảng.
Ngay cả ngày nay, khi mà mức sống đã được nâng cao, một nếp sống thật đơn giản vẫn là một chỉ dẫn về sự trung thư Xitô. Những giá trị đòi hỏi chúng ta nói “không” với điều gỉ thì khó mà bỏ đi và dễ quên, nhưng đoàn sủng Xitô không thì tồn tại nếu không có chúng: thinh lặng, xa tránh những lo lắng trần thế và những phương tiện truyền thông đại chúng, nền kinh tế xây dựng trên lao động của đan sĩ, loại bỏ những thoả màn và những cách khoe khoang về cơ sổ và phụng vụ, một sự tiết độ nào đó trong lương thực, y phục, động sản và những trang thiết bị. Nhưng sự khắc khổ không là giá trị duy nhất và phải luôn canh chừng để đừng lẫn lộn cứu cánh và phương tiện, dầu sao một cuộc sống không còn hãm mình thì chẳng phải là Xitô.

c.Kinh nghiệm
Thế kỷ XII cho thấy lộ ra một sự đánh giá ngày càng lớn đối với nhân vị, tính chủ quan và kinh nghiệm. Điểm nhấn về những ý hướng cá nhân, mà người ta tìm gặp trong Tu luật thánh Biển Đức, được mang hình thức của một sự hứng thú đối với khía cạnh ẩn dấu của những lề luật đan tu. Đời sống đan tu tránh xa tư tưởng rằng nỗ lực của đan sĩ là chu toàn một số bổn phận và công việc, nhưng là để chỉ tập trung nhiều hơn nữa về phẩm chất của kinh nghiệm mình. Những qui luật được quan niệm như qui kết vào sự hình thành nhân vị. Việc chu toàn những hành vi đã định sẩn có mục đích tạo sự dễ dàng việc phát triển nhân vị hướng tới một nhân tính hoàn thành hơn.
Từ quan niệm về con người, được dựng nên theo hình ảnh và nên giống Thiên Chúa, các đan sĩ Xitô đã triển khai một linh đạo đặt nền trên lòng khao khát Thiên Chúa. Song song với giáo huân của Giáo Hội và của Mặc khải khách quan, các ngài thấy một cảm quan bẩm sinh về mầu nhiệm hướng dẫn chúng ta, mang lại cho chúng ta sinh lực và nâng đỡ chúng ta trong hành trình tìm kiếm Siêu Việt. Tôn giáo không phải là toàn bộ những điều xác thực bên ngoài, nhưng như là một sự trung tín ngay bên trong ân sủng. Sự tìm kiếm Thiên Chúa phải được coi như trùng khớp với những khát vọng sâu kín nhất của con tim, sự hoàn tât của nhân vị, chứ không phải tha hoá.
Chủ nghĩa lạc quan có nền tảng này đã là nguồn của can đảm để chấp nhận những thăng ưầm không thể tránh được của kinh nghiệm ghi dấu mọi hành trình nhân loại. Một trong những đặc điểm chính của các tác giả Xitô là sự đồng thuận về việc đồng hoá những trỏ ngại với sự tiến triển – thường với một liều lượng khôi hài – và chỉ cho chúng ta một vài phương thế để tránh. Chính cách tiếp cận thực hành và hiện tượng luận trao cho bản văn có nét dung dị, làm cho dễ đọc và đem lại một âm sắc vượt thời gian.

d. Xúc cảm
Thế kỷ XII là thời đại mà tình yêu được quan niệm như mục đích đầu tiên của cuộc nhân sinh. Chủ đề tình yêu là một trong những chủ đề chiếm ưu thế nơi tất cả các tác giả Xitô thuộc thế kỷ XII và XIII, và sách Diễm Ca làm say đắm các ngài. Khi thánh Benađô ngỏ lời với những người khao khát đời sống đan tu, những người đã trưởng thành, thì ngài mô tả hành trình thiêng liêng bằng những từ ngữ âm vang với kinh nghiệm riêng của họ. Đó là cuộc kiếm tìm tình yêu, một đáp trả cho tình yêu, một sự quên mình để dành chỗ cho tình yêu. Dầu vậy, những linh phụ Xi tô đã làm nhiều hơn là việc ca ngợi tình yêu. Các ngài đã giáo huấn các đan sĩ của mình về cách đặt tình yêu làm nguyên lý hướng dẫn cuộc sống ho cho phép tình yêu lớn mạnh tới chỗ đạt tới những chiều kích chân thực của nó, để tình yêu ra lệnh trong mọi chi tiết của cuộc sống thường nhật. Hiện tượng Xitô quay chung quanh tâm lý và thần học về tình yêu. Tình yêu diễn tả chính mình một cách hết sức tự nhiên trong đời sống cộng đoàn. Các đan viện là những “trường học dạy tình yêu”, và có một âm điệu rất ư là tình cảm ưong những gì là độc đáo của đời sống cộng đoàn. Trong lòng cộng đoàn và giữa những cộng đoàn, tình yêu là mục tiêu đề ra, mà không cần phải xét tới sự ly dị giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu anh em. Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, tình yêu vẫn mãi là lý tưởng.

e. Thần bí
Kinh nghiệm thiêng liêng – với một nhân tố xúc cảm mãnh liệt – là động lực đẩy những đan sĩ Xitô về phía trước. Thần bí là người đồng hành vô hình của nếp sống bên ngoài. Nó đã bắt đầu từ trước khi bước vào đan viện, bằng lòng sùng mộ và một sự gắn kết tình cảm với con người Chúa Kitô. Chắc chắn điều đó dẫn đến một sự thức tỉnh của cảm quan thiêng liêng (compunction), và từ đó nảy sinh sự hoán cải. Tiếp đến, lòng khao khát phát sinh. Với sự ưng thuận của ý chí, điều đó trở nên một cuộc kiếm tìm Thiên Chúa dần dần sẽ chiếm chỗ nhất. Khi ấy họ bước vào đời đan tu. Lòng kiên định với công cuộc như thế được đào sâu bởi những vị chát không thể tránh được, và những yếu tố phục vụ họ được gạn lọc một cách kiên trì. Ngôi Lời viếng thăm linh hồn, và lúc đó, phát sinh một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng sống động, làm tăng cường lòng khao khát của họ. ở giai đoạn này, đan sĩ bắt đầu tiến lên hướng tới sự thống nhất con tim; có một sự đồng nhất ý muốn họ với ý muốn của Thiên Chúa, Đâng dẫn linh hồn tới tiệc cưới thiêng liêng, tới một sự hiệp nhất trong thần trí và xuất thần. Bằng một ân huệ của Thiên Chúa, trời cao như thật gần.
Một hành trình như thế không bao giờ rời xa tâm trí thánh Bênađô và các bạn hữu của ngài. Quan điểm về đời sống đan tu của các ngài hoàn toàn là thần bí. Dầu vậy, cũng cần thiết phải làm sáng tỏ nơi đây. Giáo huấn thần bí của các tác giả Xitô luôn luôn từ Kinh Thánh; nó trổ hoa nhờ sự chú giải các bản văn Kinh Thánh và luôn duy trì bên trong những giới hạn của các bản văn này. Tiếp đến, thần bí Xitô không bao giờ quan tâm đến những cái phi thường và hiện tượng siêu tâm lý. Đó là một thứ thần bí sâu đậm đạo đức học, đôi chân vững trên mặt đất, và sự bảo đảm được diễn tả trong thái cử thường nhật. Kinh nghiệm thiêng liêng không dành cho những người tiến bộ thật xa; những hình thái của nó được áp dụng cho những con người trên mọi chặng đường tiến lên tới Thiên Chúa. Herbert đan viện Clairvaux kể những giai thoại để minh hoạ một cách tài tình điều đó: đan sĩ mở lòng ra cho Thiên Chúa có thể đụng chạm đến Ngài khi anh hát thánh vịnh, khi cầu nguyện riêng, khi đau ôm hay lao động cực nhọc, khi chán ngán bếp núc đan tu và cả khi sắp đào thoát. Với tất cả những đan sĩ này, hình như trời và đất thâm nhập vào nhau trong một thiên đàng nội vi – paradisus claustralỉs. Điều này có vẻ không bình thường đôi với chúng ta và làm chúng ta bị “sốc”, đó là kinh nghiệm thần bí hầu như được coi như là thủ đắc: người ta tin chắc rằng đan viện là một ngôi trường của chiêm niệm.

 

2.NHỮNG DẤU CHỈ THỜI ĐẠI
Những giá trị thiêng liêng đó là kho tàng chúng ta nhân được từ quá khứ. Những ai lãnh nhận nhiều, người ta chờ đơi nhiều. Người ta chờ đợi chúng ta chuyển giao cho những thời và những nơi khác, đoàn sủng đã đến tận chúng ta. Tôi thây điều đó được phát sinh bằng ba cách sau đây:

a.Sự bành trướng theo địa dư
Thật là một hiện tượng ngạc nhiên: dù rằng con số các nam nữ đan sĩ Xitô không ngừng giảm bớt, với những sự thay đổi nếp sống hay những cuộc ra đi, thì số đan viện lại tiếp tục tăng thêm. Trong vòng 50 năm trở lại đây, những đan viện mới lập được nhân lên tại Phi châu, Mỹ châu và Á châu-Thái bình Dương, và những đan viện này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống, và Dòng trở thành đa quốc gia. Cha Tổng Phụ là người Á-căn-đình, Cha Tổng quản lý là người Canada và một xơ người Nhật bản là cố vấn tại Nhà Bề Trên cả. Tại Đại hội, nhiều khuôn mặt và nòi giống khác nhau. Người ta đã có thể nói, tôi không biết đó đúng hay sai, là vào thời Trung cổ, người ta có thể đi xuyên suốt Âu châu bằng ngựa mà không phải qua đêm bên ngoài một đan viện Xitô hay một kho lẫm. Có thể nói hơi quá, nhưng người ta sẽ có thể nói, trong một tương lai không quá xa, dù đi đâu trên thế giới này, người ta cũng sẽ tìm gặp một đan viện Xi tô.

b.Hội nhập văn hoá
Thế kỷ XIX cũng chứng kiến một sự bành trướng ngoạn mục. Dầu thế, bình thường mà xét, đó là vẩn đề ươm trồng đời đan tu Âu châu trên những mảnh đất mới. Các đan sĩ mang theo hành trang văn hoá của nhà mẹ và của đất nước mình.
Một loại thực dân hình thành nơi mà những thói lệ địa phương và những phong tục bị loại bỏ mà không chút biện phân. Cách ăn uống và những tập quán vệ sinh của tầng lớp trung lưu trong xứ lạnh lại được sùng mộ như là “đan tu” và được tuyên truyền mọi nơi mà không đoái hoài đến văn hoá địa phương, truyền thống và sự nghèo đói.
Sự bành trướng điển hình hơn của hậu bán thế kỷ XX là muốn tôn trọng nền văn hoá, những phong tục hiện hành, và loại trừ cách tiếp cận thuộc loại xoá sạch – tabula rasa trong việc ươm trồng đời đan tu. Thay vào đó, chúng ta sẽ khuyến khích những hình thức diễn tả di sản Xitô hài hoà với những cảm thức và những giá trị địa phương. Chúng ta không thay thế mà không do cần thiết những phong tục của quốc gia gốc, trong tất cả những gì không bị đặt vấn nạn cho tính vẹn tuyền của ơn gọi đan tu. Ớ đây còn hơn nhiều một loại hành động khôn khéo: đó là phải nhận biết rằng một vài giá tri cao siêu Kitô giáo đã được nhập thể một cách tuyệt vời trong những nền văn hoá khác nền văn hoá của chúng ta. Sự mở rộng di sản Xitô cho những khả năng nhập thể vào những nền văn hoá khác cho chúng ta có khả năng diễn tả toàn bộ chân lý của Tin Mừng. Chính di sản cũng được phong phú khi nó là đối tượng của rất nhiều việc hội nhập văn hoá. Thí dụ, sự nghèo khó vật chất và sự giản đơn mà các đấng Tổ Phụ chúng ta rất thiết tha yêu mến được rõ nét một cách toả rạng trong nhiều đan viện mới hơn là trong những phẩm cách tuyệt vời nơi nhiều đan viện đã được thiết lập lâu đời.
Sự đồng tâm nhất trí mà các đấng Tổ Phụ chúng ta hêt lòng quí trọng không còn tìm thây cách diễn tả trong sự đồng nhất của chỉ một nền văn hoá, nhưng trong ý muốn đón nhận nhiều hình thức nơi mà đoàn sủng được quảng diễn và chứa đựng sự sống. Điều đó có nghĩa là phải dấn thân vào một cuộc đối thoại ngay trong lòng Dòng, một sự mô ra cho những hình thức mới và một sự kiên nhẫn đối với những sai lầm không tránh được trong lúc khởi đầu cũng như những giai đoạn kinh nghiệm của tiến trình thích ứng. Ngày nay chúng ta được kêu gọi để đủ khiêm hạ hầu khẳng định rằng chúng ta không phải là người độc quyền của đoàn sủng Xitô. Như Guillaume de Saint- Thierry giảng dạy, chúng ta không được nghĩ tưởng rằng mặt trời chỉ chiếu sáng trước tu phòng của mình, rằng ân sủng của Thiên Chúa bị hạn định vào những hình thức mà chúng ta có kinh nghiệm.
Nếu chúng ta thực sự muôn tiến đến tương lai, chúng ta không được chôn vùi nén bạc của mình để bảo vệ, nhưng phải cho phép đoàn sủng Xitô đi vào sự tương tác với thế giới thật và với Giáo Hội, và từ đó chúng ta sẽ được lợi ích mà Thiên Chúa muôn chúng ta lãnh nhận.

c.Sự kết nhập
Những người chủ xướng của thời đại chúng ta đòi hỏi là chúng ta phải xây những chiếc cầu chứ không phải xây lên những bức tường, là chúng ta tìm kết nhập vào gia đình Xitô chúng ta tất cả những ai cảm thây được mời gọi liên kết. Trước hết, điều đó hàm chứa rằng chúng ta giảm thiểu tính hung hăng nào đó hay ít ra sự dững dưng, là những hậu quả của những chia rẽ lịch sử trong chính Dòng chúng ta. Điều đó muốn nói rằng những nam nữ đan sĩ Xitô cùng chia sẻ một đoàn sủng, phải được coi như là thành phần của một Dòng duy nhất. Hơn thê nữa, hình như bât cứ nơi nào trong trần gian mà Thiên Chúa kêu gọi những người giáo dân nam nữ, không chỉ tìm thây căn tính thiêng liêng riêng của họ bằng cách liên kết với các đan viện Xitô, nhưng chính họ cũng tự tổ chức thành những nhóm mới để có thể được nhận như là những diễn tả trung thực đoàn sủng Xitô. Ai biết được những cấp độ nào của sự liên kết mà tương lai có thể đem đến cho chúng ta? Người ta có thể tưởng tượng về cuộc phiêu lưu của các nam nữ đan sĩ Xitô cùng sống với nhau trong cũng một đan viện. Có thể có một sự chấp nhận đối với những ơn gọi tạm thời, khi mà những người thật đặc biệt sống đời đan tu trong lồng một cộng đoàn trong một thời gian, vắn hay kéo dài suốt cả đời. Và có thể đan tu Xitô sẽ được mời gọi vượt qua những biên giới của những tuyên xưng tôn giáo, và được chính thức nhìn nhận như là trung tâm tiên đoán, không chỉ là đối thoại và koinonia (hiệp thông), mà là liên hiệp thông, đó là những dự báo tiên tri nếu điều đó được phát sinh, sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện.
Bên cạnh điều được gọi là sự “kết nhập chiều ngang”, thì cũng đó điều mà người ta có thể gọi là một sự “kết nhập chiều dọc”. Mặc dù có những sức ép từ các nhà lãng mạn học, Dòng đã vui lòng thay đổi tính vững chắc của thế kỷ XII cho sự kiên vững của thế kỷ XXI. Điều đó hàm chứa sự chấp nhận điều gì tốt lành trong xã hội đương thời và sử dụng nó như một phương tiện để theo đuổi sự tiến triển của chúng ta trong những viễn cảnh mà vì chúng Dòng chúng ta tồn tại. Đương nhiên có một thứ tiếc nuối nơi các thế hệ nam nữ đan sĩ cao niên về sự rõ nét và trật tự tốt đẹp của những thói lệ xưa, nhưng chẳng có ích lợi gì khi lui ngược lại thời gian trở về chỗ mà Rembert Weakland đã gọi là chủ nghĩa “tân-sơ khai”.
Tôi nghĩ rằng nên lạc quan về tương lai của Dòng. Dù số thành viên có giảm bđt, thì đan tu vẫn bành trướng theo địa dư, thích ứng với những ngôn ngữ và nền văn hoá mới, và càng ít não trạng tháp chuông – luỹ tre làng – để định nghĩa căn tính riêng của đời đan tu. Có một nền tảng vững chắc cho niềm hy vọng, nhưng không có chỗ cho thoả hiệp.

 

3.DẤU CHỈ BÓNG TỐI
Có một dấu chỉ khác mà không được quên lãng. Người ta có thể gọi đó là “dấu chỉ bóng tối”. Đồng thời với những chỉ dẫn khích lệ của sự phát triển, thật rõ ràng có một độ mệt mỏi ngay cả băng hoại, chắc chắn không phải là không có tiền lệ, nhưng ngày nay rất dễ nhìn thấy.

a.Những nỗi đau của việc sinh nở khi bành trướng
Tình hình của Dòng có thể được giải thích một cách khác nhau, cũng hoàn toàn có giá tri, nhưng vì thế cũng không có nhiều chỗ cho chủ nghĩa hãnh thắng. Cũng dễ mà vui mừng về việc thành lập các cộng đoàn mới và những hình thức hội nhập văn hoá mới, mà không ý thức được những hy sinh mà các vị sáng lập kinh qua, những hiểu lầm nặng nề phát sinh giữa các nền văn hoá, những sai lạc không thể tránh được và đôi khi rất nghiêm ưọng nảy sinh từ những ước muốn diễn dịch đoàn sủng Xitô ra những ngôn ngữ mới, và đồng thời sự chuyển giao cho những thế hệ mới. Chúng ta phải ý thức cái giá mà các vị sáng lập phải trả để đáp ứng lại sứ vụ của họ; chúng ta không được đánh giá thấp những khó khăn khi phải đưa ra quyết định tốt trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới lạ. cần thiết phải có một sự khôn ngoan mới, mà nó chỉ được thủ đắc qua kinh nghiệm, nghĩa là bằng cách phạm vào những sai lầm. Và nơi đâu có sai lầm, nơi đó có khổ đau. Chúng ta phải học được nhiều điều trong cách thức thành lập những cộng đoàn mới, nâng đỡ chúng, và nhiều điều đã bị quên mất.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy nhiều đan viện mới (và một vài đan viện xưa) bị bao vây bởi những biến loạn chính trị và đôi khi nguy hiểm thật sự đến tính mạng. Những tình hình đó đòi hỏi những quyết định thật can đảm và ý thức, và chỉ có thể được sau khi cầu nguyện thật nhiều và sấn sàng mở ra cho ân sủng. Một lần nữa, điều đó không được nhìn với đôi mắt lãng mạn. Sự kiện bị đe doạ suốt những tuần những tháng gây ra những tác động trên đời sống cá nhân. Sư phát triển đan tu bình thường dường như bị khựng lại, và người ta phải gắn chặt vào điều gì sâu xa hơn là những thói quen đạo đức. Bảy đan sĩ Tử đạo miền Atlas đã làm sửng sốt quần chúng, là một minh chứng hùng hồn. Nhưng cũng có những cộng đoàn khác phải đốì diện với sự đoạn giao quan trọng, chỉ vì những cộng đoàn đó đã chọn sống như “những người yêu mến chôn ấy”, sống ở những vùng khổng có bóng dáng hoà bình.

b.Những cộng đoàn đang suy tàn
Thời gian này, trong thế giới của đời đan tu đã được thiết lập, tình hình đã làm biến đổi. Những đổi thay về địa dư làm cho ít ơn gọi và nhiều cộng đoàn phải đối diện với viễn cảnh ngày càng ít và tuổi càng cao. Điều này đương nhiên dẫn đến việc phải suy nghĩ lại về những lãnh vực như công việc cung cấp đầy đủ của cải, như việc phải bảo trì cơ sở và những việc phục vụ phải đảm trách, một cách đặc biệt khi mà các thành viên tuổi cao hơn và đau yếu hơn. Những cộng đoàn như thế không thể hy vọng sống khắc khổ được, điều có thể và xứng hợp cho những thành viên trẻ trung và có sức khoẻ tốt. Sống nhờ tiền hưu dưỡng và tiền đầu tư là một cách sống khít khao, nhưng kiểu sống vừa đủ đó lại thích hợp với lý tưởng hơi gay go đã linh hoạt các đấng tổ phụ của chúng ta, vì chính các ngài muôn nuôi sống bằng chính công việc mình làm ra. Vì thê, không thể tránh được, đó là một tình trạng áp đặt mà chẳng ai muôn thế. Một cộng đoàn khó khăn lắm mới lấp đầy được một phần tư ca toà sẽ nhanh chóng bị xuống tinh thần và, nếu không có tác nhân kích thích những ơn gọi mới, thì thật là khó để duy trì lòng nhiệt thành. Hình như, ngay cả khi người ta không đề phòng, nhiều sự dấn thân hiển nhiên của chúng ta vào những gía trị đan tu do qúa khứ, lại liên kết với thành công tỏ hiện của những nỗ lực của chúng ta.

c. Tai tiếng và mưu lược
Trong nhiều cộng đoàn, cần thiết phải nỗ lực canh tân – aggiornamento – và việc soạn thảo bản Hiến Pháp mới đã diễn ra mà không có những chia rẽ nghiêm trọng. Nhưng điều đó đã có thể kéo theo một sự đoạn giao giữa các thế hệ. Với xáo trộn gây ra bởi hơn hai mươi thay đổi quan trọng trong cách sống, giữa những năm 1957 đến 1972, tiến trình bình lặng của sự trưởng thành đan tu đã bị gián đoạn. Nhiều người trong lứa tuổi trung niên và được kêu gọi thi hành những trách vụ trong cộng đoàn diễn tiến theo thứ tự thâm niên, đã không có tiếng nói trong công nghị và bị gạt ra bên ngoài. Hậu quả là việc không đánh giá cao kinh nghiệm và, nơi này nơi kia, có những quá trớn trong việc thích nghi tới mức không thể làm lui lại được. Tất cá những điều đó đã gây ra một tác động không những trên phẩm chất của đời sống Xitô mà cả trên nếp sống lành mạnh của các cá nhân. Chất men cần thiết và quan phòng của những năm tháng này đã gây ra những náo động kéo theo những rối loạn khác nhau trong tâm lý và thái độ, là nguyên nhân gây ra những khổ đau cho những người liên hệ và cũng cho các cộng đoàn. Hằng trãm nam và nữ đan sĩ đã bỏ Dòng và ngay cả một vài người có vẻ lìa bỏ Giáo Hội. Nhiều người đã bỏ ra đi trong những năm cuối này đã xin chuẩn lời khấn trong vòng hai ba năm sau khi khấn trọng thể. Và còn có những tai tiếng và những mưu lược khác, một vài trường hợp lộ ra cho công chúng, trường hợp khác thì chịu đựng trong im lặng. Điều đó đã xảy ra phải chăng vì các cộng đoàn không có khả năng giúp đỡ những người đó tìm thây con đường của riêng họ? Phải chăng là một trường hợp bất khả thắng chống lại ân sủng? Phải chăng là kết quả của một sự chọn lọc và giáo dục thiếu sót, hay đơn thuần chỉ là sự yếu đuối nhân loại? Ai biết được? Là những đan sĩ Xitô, chúng ta ý thức rằng chúng ta không được miễn trừ khỏi những lệch lạc nhân loại. Không một chút bảo đảm rằng ngày mai, khi mở tờ nhật báo, anh em lại sẽ không đọc thấy những hành động xâu xa của các nam nữ đan sĩ Xitô xảy ra một nơi nào đó trên thế giới.

d. Không bao giờ thất vọng về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa
Tôi đã nói đến bóng tổì tìm gặp thấy đàng sau những dấu chỉ tiến triển của Dòng. Không phải vì tôi là một con người bi quan. Những khổ đau, những tai tiếng và những thủ đoạn bao quanh chúng ta có thể được coi như là một ân phúc của Thiên Chúa, Đấng viết đường thẳng bằng những đường cong. Không một phẩm tính nào thật cần thiết cho nam nữ đan sĩ bằng sự khiêm hạ. Bài học mà chúng ta học được từ kinh nghiệm tiêu cực của chúng ta là tự mình chúng ta không hoàn thành được gì cả, vì tất cả đều là hồng ân. Có một nguy cơ là trở nên những đan sĩ thành công: điều đó có thể tách chúng ta xa khỏi tiếng gọi đi theo một Chúa bị đóng đinh, và dẫn chúng ta đến một điểm mà chúng ta đánh mất sự lệ thuộc vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta có thể ngưng không còn đón nhận sức sống mãnh liệt của chúng ta từ lòng tin vào Thiên Chúa và, thay vào đó, tìm thây sự an toàn của mình trong sự tán thưởng trần thế nào đó.
Nếu đời đan tu phải có một tương lai, thì chính là chứng nhân về sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, Đấng canh tân và hồi phục nhân loại sa ngã. Đó là dâu chỉ của lòng tin tưởng không những đối với anh em trong đức tin, nhưng đặc biệt còn đối với những người xa cách Thiên Chúa nhât và những người thất vọng nhất. Những đan sĩ chân thực nhất là những người mà trong họ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa tỏ hiện minh nhiên nhất.
Chỉ những ai cần đến Lòng Thương Xót mới nhận được Lòng Thương Xót. Chính là sau khi đã có kinh nghiệm té ngã và được nâng dậy mà chúng ta mới có thể ca hát Tình yêu nhưng không của Thiên Chúa. Các đấng tổ tiên Xitô của chúng ta là những nhà quán quân của Lòng Thương Xót, đơn giản là vì bản thần các ngài đã kinh nghiệm. Để trỏ nên giống các ngài, chúng ta phải hân hoan được vào số những người lệ thuộc vào lòng từ tâm của Thiên Chúa và sự thứ tha của Ngài. Khi chúng ta sẽ cử hành chín trăm năm và hướng về Thiên Niên Kỷ, sẽ thật là không thể chấp nhận được nếu chúng ta chỉ biết tuyên dương các đan sĩ Xitô tiên khởi vì những thành công của các ngài, còn chính các ngài lại qui hướng tất cả vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG VỀ CHA, NHÌN LẠI CON

 

“Chính Thầy đã chọn anh em, sai anh em ra đi, sinh hoa kết quả và kết quả của anh em tồn tại”(Ga 15, 16b). Ý tưởng ấy thật đúng cho Cha Tổ Phụ và cho chúng ta hôm nay sống Lời Chúa. Lịch sử Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam đến nay đã trải qua gần một trăm năm do Cha Tổ Phụ Henri Denis Benoit sáng lập. Thời gian ấy tuy ngắn mà dài; ngắn vì lịch sử còn kéo dài mãi, dài vì Dòng đã ở vào tuổi 90. Đây là dịp để chúng ta hồi tưởng và chiêm ngưỡng chân dung người cha đáng kính, đồng thời chúng ta làm thế nào đẩy mạnh tinh thần của Cha Tổ Phụ đi sâu vào cuộc sống của mình hơn nữa.
Do sự quan phòng nhiệm mầu của Thiên Chúa Ba Ngôi đã dẫn đưa Cha Tổ Phụ rời bỏ quê hương đến một miền đất hứa xa lạ. Miền đất hứa xa lạ ấy chính là Việt Nam thân yêu của chúng ta. Với thao thức của một con người đầy tâm huyết cho việc truyền giáo, cha đã không ngừng dấn thân vào con đường phụng sự Chúa và yêu thương mọi người. Vì thế, cha đã dốc sức toàn tâm toàn lực vào việc thiết lập một cộng đoàn tu trì chuyên về cầu nguyện và hy sinh, để cứu giúp các linh hồn chưa nhận biết Chúa.
Ơn Chúa thật quá cao vời, con làm sao suy thấu! Chúa đã thương đất nước Việt Nam nghèo khổ nên đã sai cha đến lập Dòng. Chúng ta là những người con đang được ấp ủ, che chở của Dòng, nên không thể nào không nhớ công ơn sinh thành của Đấng Sáng Lập. Hội Dòng có được như ngày hôm nay chính là nhờ ơn Chúa và công ơn lớn lao của cha. Chính vì thế mà mọi thành phần trong Dòng luôn biết ơn cha: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hướng về Cha Tổ Phụ, chúng ta có thể hình dung được cha là con người như thế nào. Để hiểu rõ cha hơn chúng ta cần phải dựa vào các sách Tin Mừng và những lời giáo huấn của cha để lại.
Trước hết, chúng ta biết Cha Tổ Phụ là một mục tử nhân lành của Chúa, cha được Chúa sai đi và đem Tin Mừng đến cho người Việt Nam, sống chết cho người Việt Nam. Cha đến với đoàn chiên để chăm sóc, lo lắng kịp thời cho những nhu cầu cấp thiết mà đoàn chiên cần tới cha. Cha sẩn sàng dang rộng cánh tay yêu thương, mở rộng tâm hồn, đón nhận, ôm ấp đoàn chiên vào lòng. Bởi đâu cha có được một tâm lòng nhân ái và quảng đại đến như vậy? Bởi vì cha là một mục tử thánh thiện, một mục tử như lòng Chúa muốn. Cha đã biêt đón nhận ơn Chúa và làm cho lớn lên. ơn Chúa mà cha đã từng ấp ủ trong lòng nay đem chia sẻ cho người dân Việt Nam. Một con người thật lòng vâng theo ý Chúa để chăm sóc, dạy dỗ, chữa trị, bảo vệ đoàn chiên được an lành, cách riêng cho cộng đoàn đan tu mà cha thành lập.
Vì cha là một mục tử tốt lành nên cha biết vai trò của mình đốì với đoàn chiên. Nếu không có sự hiện diện của cha trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này thì làm gì có một Hội Dòng Thánh Gia lớn như ngày hôm nay? Nhưng chúng ta phải tin rằng Chúa Thánh Thần đã làm việc đó. Quả thật, cha đã không chỉ lo giải quyết những vân đề trước mắt cho người Việt Nam mà còn lo đến cả tương lai, vận mệnh của nhiều người Việt Nam chúng ta. Do đó, cha trở thành vị mục tử Chúa đà chọn để khai sinh Hoi Dòng Thánh Gia tại Việt Nam mà hôm nay chúng ta mới có ngày kỷ niệm đầy hồng phúc này. Mặc dù cha không còn hiện điện với chúng ta về phương diện thể lý nữa, nhưng về phương diện tinh thần cha vẫn mãi mãi hiện diện với Hội Dòng. Hơn nữa, về phương diện đức tin cha lại là người đang cầu nguyện đắc lực cho chúng ta trước toà Chúa.
Thật vậy, Cha Tổ Phụ luôn luôn cầu nguyện với Chúa khi còn tại thế cũng như khi đã siêu thăng cõi trời. Bởi vì cha không muôn làm gì khác ngoài lý tưởng làm đẹp lòng Chúa mà cha đã chọn. Đọc Tin mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu đã dành nhiều giờ để cầu nguyện khi Ngài quyết định những công việc lổn lao, và tinh thần ấy đã thấm nhuần con người Cha Tổ Phụ đáng kính của chúng ta. Cho nên việc khai sinh Hội Dòng Thánh Gia là một hồng ân lớn lao Chúa ban mà Cha Tổ Phụ hằng chuyên chăm cầu nguyện và thực hiện hết mình cho công việc ây. Việc cầu nguyện liên lỉ của cha đã được Thiên Chúa nhận lời.
Thời gian đầu, lúc cha mới bắt tay vào công việc gầy dựng, khi cộng đoàn gặp không ít những khó khăn, thử thách và cam go hầu như không vượt qua nổi, nhưng không vì thế mà cha nản lòng, nhụt chí mà luôn biết tín thác vào Chúa. Nơi cha có một ý chí thật trung kiên, lòng tin mạnh mẽ, lòng cậy vững vàng, lòng mến yêu tha thiết, cộng với sự khôn ngoan và hiểu biết nên lời cầu nguyện của cha được Chúa chúc phúc. Do đó, cộng đoàn lại được củng cố, càng ngày càng được thăng tiến.
Chúng ta nhận thấy rằng đời sống của Cha Tổ Phụ là lời cầu nguyện dâng lên Chúa mỗi ngày. Trong các lời giáo huân cha thường nhấn mạnh đến sự cốt yếu của cộng đoàn là cầu nguyện, cầu nguyện chính là thắp sáng ngọn lửa của lòng mên Chúa trong đời sống đan tu. Chính vì Cha Tổ Phụ xác tín rằng lời cầu nguyện làm cho mình trở nên một với Chúa nên cha đã cảnh tỉnh rằng: “nhà này mà không cầu nguyện thì hoá ra nhà nông phu” . Sở dĩ Cha Tổ Phụ luôn ý thức mình phải ! nguyện như vậy là vì cha đã cảm nghiệm được ơn Chúa ba cho mình và thế giới qua việc cầu nguyện, cầu nguyện làní cho con người và cuộc sống luôn được bình an. Do đó, Cha Tổ Phụ dùng việc cầu nguyện như một phương thế để nâng tâm hồn quy hướng về Chúa, sống hết mình cho anh em, cho cộng đoàn. Như Chúa Giêsu cầu nguyện với Cha mình thế nào thì Cha Tổ Phụ cũng sống với Chúa trong cách thức ây. Cha đã cầu nguyện liên lỉ với Chúa như nhịp đập của con tim, như hơi thở không bao giờ ngừng. Như vậy, cầu nguyện giúp Cha Tổ Phụ sống khiêm tốn và luôn kết hiệp với Chúa.
Nhưng dựa trên cơ sở nào mà chúng ta cho rằng Cha Tổ Phụ là một con người khiêm tốn? Mặc dù chúng ta không sống cùng thời với Cha Tổ Phụ, nhưng căn cứ vào đời sống, những chỉ thị, những lời giáo huấn của cha để lại, Dòng vẫn còn tồn tại và đang trên con đường thăng tiến. Qua đó chúng ta có thể cảm nhận đúng đắn về gương nhân đức của cha. Cha biết con đường tiến đến gần Chúa nhất là sống khiêm tốn. Bởi vì điều cha xác tín: “kẻ khiêm nhường thì được Chúa thương, và được ban muôn ơn lành” . Lời xác quyết của Cha Tổ Phụ không phải tự nhiên ngài nói ra, nhưng xuất phát từ chính kinh nghiệm sống của cha với Chúa và mọi người. Lúc này lời ấy trở thành di huấn có giá trị cho chúng ta, vì nó đã được chứng nghiệm qua dòng thời gian. Chúng ta dựa vào lời đó mà tiến bước trên đường nhân đức.
Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn thực tập nhân đức này trong cuộc sống thực tế thì chúng ta phải cố gắng và kiên trì, vì không dễ gì chúng ta tập được nhân đức ấy: ngay. Cuộc sống luôn có những thách đố cho người muốn bước theo Chúa. Thời của Cha Tổ Phụ cũng vậy mà của chúng ta cũng thế. Nếu chúng ta cố gắng và kiên trì thực hiện thì chúng ta sẽ thấy lời của cha ích lợi cho chúng ta rất nhiều. Vì cha là người đã đi trước nên cha hiểu được giá trị của đức khiêm nhường mà bày tỏ cho chúng ta. Thật vậy, chúng ta sẽ chẳng tìm ra con đường nào tiến gần Chúa cho bằng con đường sống khiêm tốn. Con người càng khiếm tôn bao nhiêu càng gần Chúa bấy nhiêu! Bởi vì chính Chúa Giêsu cũng đã mời gọi:“Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng ”(Mt 11, 29). Việc học theo Chúa và sống theo Chúa, Cha Tổ Phụ hằng chú tâm thi hành hầu trở nên giông Đức Kitô sống khiêm tốn và phục vụ.
Như cây ăn rễ sâu vào trong lòng đất, hút lấy chất sống mà nuôi thân minh tươi tốt thế nào thì Cha Tổ Phụ cũng ước mong cho chúng ta sổng được với Chúa như vậy. Nếu việc đó không được tiến triển như vậy thì Cha Tổ Phụ lập ra dòng đan tu làm gì ? Thật vậy, tất cả những gì Cha Tổ Phụ muốn chúng ta sống với Chúa và đốì xử với nhau cần phải có thái độ khiêm tốn. Bởi vì qua việc chúng ta sống khiêm tốn thì thánh ý Chúa mới được thực hiện và Danh Chúa mới được tôn vinh.
Mặt khác, Cha Tổ Phụ lên án gay gắt thái độ kiêu căng; kiêu căng trái ngược hẳn với khiêm tốn. Người sống khiêm tốn đi đến đâu, ở đâu cũng được mọi người quý mên; kẻ kiêu ngạo sống ích kỷ ở đâu, đi đâu cũng bị mọi người chê trách và ghét bỏ. Bởi vì người kiêu căng thường tự phụ, cho mình là hơn, là trung tâm, coi thường người khác, vì thế mà không được ai ưa thích. Hơn nữa, kẻ sống tự phụ thì không thể nào đên được với Chúa, vì người kiêu căng chỉ muôn tìm mình chứ không tìm Chúa. Người ây không làm vinh danh Chúa, không mưu cầu lơi ích cho tha nhân. Cách sống như vậy sẽ không được Chúa chấp nhận: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp ta phường lòng chí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”(Lc 1, 51-52).
Như vậy, Cha Tổ Phụ đã hiểu được lợi ích của khiêm nhường và nguy hại của kiêu căng là thế nào. Cho nên, cha ước mong cho con cái mình học lấy sự khiêm nhường và bài trừ thói kiêu căng. Chỉ có kẻ khiêm nhường mới được Chúa thương đoái, ban ơn và thêm sức. Khiêm nhường dẫn chúng ta đến con đường phục vụ đắc lực và hữu hiệu hơn.
Vâng, Cha Tổ Phụ luôn sống khiêm tổn và say mê phục vụ cộng đoàn. Cha sẵn sàng hy sinh thời giờ, sức lực và tài năng công hiến cho cộng đoàn đến hơi thở cuôì cùng. Tinh thần đó bắt nguồn từ gương sống phục vụ của Chúa Giêsu mà các sách Tin Mừng ghi lại. Bởi đó, tâm tình phục vụ của cha chính là tâm tình của Chúa Giêsu được hiện tại hoá nơi cộng đoàn cha đang scíng trong yêu thương và phục vụ. Theo ngài, phục vụ mới là công việc cụ thể vửìấi. Chúng ta không thể nói yêu người mà lại không muốn làm điều gì giúp ích cho người khác. Chúa Giêsu đã không chỉ kêu gọi yêu thương dựa trên lời nói và sự rao giảng. Ngài còn hành động cụ thể yêu thương qua việc cầu nguyện, chữa bệnh, cho kẻ đói ăn khát uống…(x. Mt 25,31-46).
Quả thực, Cha Tổ Phụ luôn luôn ước mong phục vụ mọi người trong tinh thần ấy. Cha muốn tái diễn công việc phục vụ của Chúa Giêsu nơi mình, đồng thời cha cũng muốn cho cộng đoàn của cha đã lập cũng đi trong tinh thần ấy: phục vụ, phục vụ hết mình! Nhưng đích điểm của phục vụ là gì? Lời mời gọi của Chúa Giêsu là: “anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48). Cha Tổ Phụ đã minh giải lời mời gọi hoàn thiện này là việc nên thánh. Việc nên thánh trong đời sống đan sĩ thật quan trọng và thiết yếu. Đi tu chính là tập cho mình yêu Chúa hơn, yêu người hơn. Mục đích của việc nên thánh chính là hoàn tất hai điều răn Chúa truyền. Muốn nên thánh buộc ta phải đi theo con đường ấy. Ngoài con đường đó ra ta sẽ chẳng tìm gặp con đường nào khác để nên thánh.
Như vậy, việc Cha Tổ Phụ trở thành vị mục tử nhân lành của Chúa là vì cha đã nghe được tiếng Chúa. Chúa đã gọi cha, chọn cha và sai cha đi làm vườn nho của Chúa. Cha đã am hiểu thánh ý Chúa, thâm nhuần tinh thần cầu nguyện, khiêm tốn và phục vụ vô vị lợi. Quả thực, cha đã để cho Chúa hướng dẫn đời mình trên con đường thánh thiện, để sinh hoa trái và hoa trái ấy tồn tại.
Qua đời sống và gương lành của Cha Tổ Phụ kính yêu, chúng ta thấy thao thức của Chúa, cha lấy làm thao thức của mình để thi hành. Cha đã để những thao thức của Chúa được thực hiện nơi cha cách trọn vẹn. Giờ đây cha cũng muôn cho đoàn con của cha nối gót theo cha trong cuộc sống để nên thầy dòng tốt, thầy dòng thánh thiện. Vậy, chúng ta rút ra được những lợi ích nào cho đời sống thiêng liêng từ gương lành của cha?
Mặc dù chúng ta đang có thừa hưởng một gia tài phong phú của truyền thông để lại, nhưng chúng ta có hưởng ứng, kín múc lây sự phong phú của gia tài đó hay không mới là điêu quan trọng. Kho tàng truyền thống để lại bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần, đạo đức và tâm linh. Những kho tàng mà chúng ta đang ra sức nhân lên đó là các sinh hoạt cộng đoàn mà truyền thống đan tu đã có từ rất xa xưa. Những cơ câu, thói tục càng ngày càng phong phú đa dạng và phức tạp hơn. Còn vấn đề đạo đức và tâm linh, chúng ta cũng đang cố gắng và nỗ lực. Nhưng trong vân đề này chúng ta không dám đoan chắc thế hệ này hơn thế hệ trước. Nếu chúng ta thành tâm xét mình trước mặt Chúa và các vị tiền bối thì chúng ta phải thú thực rằng: chúng ta chưa sống đạo đức và thực hiện đời sống tâm linh tốt bằng các vị tiền bối. Một cách nào đó chúng ta đang bị ảnh hưởng lối sống hưởng thụ và sợ hãi. Chúng ta sợ phải từ bỏ, sợ phải hy sinh, sỢ phải dấn thân. Chúng ta thực sự chưa để cho tinh thần của Cha Tổ Phụ bùng cháy và bừng sáng lên. Chúng ta cần phải duyệt lại cách sống, cách suy nghĩ, cách hành động của mình trước lời mời gọi nên thánh của cha.
Do đó, chúng ta cần phải kiểm thảo lại mình một cách chân thành hơn. Nếu cần chúng ta hãy làm một cuộc trắc nghiệm xem mình đã từ bỏ hết mọi sự để theo Chúa như các vị tiền bôi của chúng ta chưa? Chúng ta phải thú nhận là chưa. Bởi vì chúng ta đâu có gì khi mới bước chân vào đan viện, thế mà chỉ trong mây năm thôi đồ đạc như có chân lặng lẽ bước vào phòng! Ngày chúng ta vào nhà tập, khấn sơ khởi, thánh hiến trọn đời…, lẽ ra phải là những dịp để chúng ta quyết tâm từ bỏ nhiều hơn. Nhưng hình như chúng ta chỉ có nạp thêm chứ chẳng bớt cái gì. Theo Chúa là từ bỏ, sự từ bỏ của chúng ta phải như khối đá hoa cương để cho người thợ điêu khắc đục khoét, bớt bỏ mỗi ngày. Chúng ta bước chân vào Dòng chính là cơ hội thuận tiện để chúng ta từ bỏ tất cả những gì làm cản trở chúng ta tiên gần Chúa. Chúng ta phải để cho Chúa cắt tỉa mình mỗi ngày. Việc ấy giông như người thợ cắt tỉa cành nho (Ga 15, 2b). Nếu chúng ta thực sự từ bỏ thì chúng ta mới xứng đáng thừa hưởng di sản của truyền thống để lại.
Nói đến sự từ bỏ đã vậy, còn sự hy sinh thì sao? Hy sinh là để theo đuổi một lý tưởng, hay mong ước đạt tới một mục đích nào đó lớn hơn. Cha mẹ chấp nhận vất vả để cho con cái có điều kiện học tập tốt, người tu sĩ sống độc thân để yêu Chúa và phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn. Như vậy, hy sinh mới có giá trị vì nó giúp con người muốn làm một điều gì đó cao đẹp hơn. Vậy mà nhiều người lại sợ không dám hy sinh, tại sao ta lại sợ phải hy sinh? Tại vì chúng ta sống quá quen sở hữu và chiếm hữu nên khi nói đến từ bỏ và hy sinh chúng ta sợ. Bản chất con người muốn được sở hữu và chiếm hữu, một khi phải hy sinh từ bỏ điều mình chiếm được, có được, chuyện đó thật không dễ dàng. Do đó việc từ bỏ đi theo Chúa bước chân vào đan viện quả là một việc khó khăn theo lẽ tự nhiên.
Thế nhưng các vị tiền bôi của chúng ta đã dám làm chuyện đó. Cha Tổ Phụ và các vị tiền bôi của chúng ta cũng không khác gì chúng ta, các ngài đều là những con người, đều có những tham vọng sở hữu và chiếm hữu, vậy mà khi nghe được tiếng Chúa kêu mời, các ngài đã dứt bỏ hoàn toàn để theo Chúa, chỉ tìm làm đẹp lòng một mình Chúa thôi. Phần chúng ta, tại sao chúng ta lại phải sợ? Chúng ta sợ là vì chúng ta đi tìm mình trong đan viện chứ chưa tìm Chúa. Chúng ta thường bị cám dỗ mình phải là gì, phải làm gì lớn trong đan viện. Khi nào chúng ta tẩy bỏ khỏi não trạng mình ý nghĩ ảo tưởng trên, chúng ta mới hết sợ. Như vậy, muốn đạt được của vô giá, chúng ta phải chấp nhận hy sinh, phải từ bỏ. Có từ bỏ và chấp nhận hy sinh chúng ta mới sống cho lý tưởng mình đã chọn, dân thân cho một mình Đức Kitô. Tuy nhiên, có những người bước chân vào Dòng nhưng lại không dám dấn thân, tại sao vậy? Lý đo nào làm cho không dám dấn thân cho lý tưởng mình đã chọn? Con người có nhiều so đo, người ta có nhiều lý do biện minh cho mình không dám dân thân. Vì chúng ta không có lập trường vững chắc cho đời mình nên sự nghi ngờ làm chúng ta không chắc chắn về một lý tưởng đã chọn. Điều chúng ta chọn có chắc tâm không hay đó chỉ là ảo mộng? Trong xã hội ngày nay, đa số con người chạy theo vật chất, đề cao vật chất, đề cao lối sống thực dụng Do đó, việc dấn thân vào những lý tưởng siêu nhiên bị coi thường và xem nhẹ vân đề. Một khi chúng ta bị lối sống như thế chi phối thì dễ gì chúng ta dấn thân vào lãnh vực siêu nhiên, lãnh vực mà mắt chúng ta chưa được thấy, tai chưa được nghe, tay chưa đụng tới, lòng chưa hề nghĩ đến. Mặc dù vậy, theo tư tưởng của thánh Phaolô thì đó lại là nơi mà Chúa dành sẩn cho những ai yêu mến Người. Điều đó quả là một huyền nhiệm! Tuy nhiên đức tin sẽ dạy cho chúng ta thấy điều đó.
Mặt khác, lãnh vực nào khó quá hay quá gò bó cũng làm cho chúng ta ngại ngùng, không muốn dấn thân. Muốn dấn thần chúng ta cần phải có ơn Chúa để hoàn tất điều mình đã chọn. Bởi vì điều chúng ta muốn nếu xét theo hoàn cảnh chưa chắc đã được, nhưng nhờ ơn thánh tác động mà chúng ta hoàn tất được. Vì vậy chúng ta cần phải noi gương Cha Tổ Phụ và các vị tiền bối đã đi trước để khám phá ra ý Chúa muốn. Chính Cha Tổ Phụ đã để cho Chúa dùng cha vào việc của Ngài, cho nên cha mới hoàn tất được công việc của Chúa một cách hoàn hảo. Thiên Chúa luôn luôn mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài, nghĩa là chúng ta cần phải tiên quyết dấn bước theo Ngài liên tục. Một khi chúng ta dấn bước theo Chúa thì điều kiện đòi buộc chúng ta cũng phải vâng theo ý Chúa, ý Chúa và ý ta trở nên một.
Tóm lại, trong những vấn đề mà chúng ta đã nói đến, không một vân đề nào mà chúng ta nói cho qua chuyện. Nhưng chúng ta cần phải biết ơn Cha Tổ Phụ và các vị tiền bối mà đáp trả tiếng Chúa thúc giục. Chúng ta có nhiều lý do để vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa. Cảm tạ Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta qua Cha Tổ Phụ đáng kính và qua Hội Dòng. Chúng ta cũng nhân dịp này mà tạ lỗi cùng Thiên Chúa và Cha Tổ Phụ vì những điều tốt chúng ta chưa làm và đã không làm. Đồng thời chúng ta cũng xin Cha Tổ Phụ và các vị tiền bối cầu bầu cho chúng ta sống đẹp lòng Chúa hơn nữa. Chúng ta không biết làm gì khác ngoài việc nhờ Mẹ Maria, Cha thánh Giuse, các Thánh trong Dòng cầu bầu, nguyện giúp để xin Chúa chúc lành cho Hội Dòng và cho mỗi người chúng ta. Chúng ta quyết hứa với các ngài không lấy gì làm hơn Tình Yêu Chúa Kitô để yêu mến và phục vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÍN MƯƠI NĂM GIẤC MƠ CHƯA TRÒN

 

M.Bernad Phạm Thanh Bình

Thao thức và mơ ước về một lý tưởng nào đó là tâm trạng tự nhiên của con người. Để thực hiện bất cứ một ước nguyện lớn lao, có thể chúng ta phải hy sinh suốt cuộc đời thì mới mong đạt tới được thành công. Cha tổ phụ Biển Đức Thuận đã để lại cho chúng ta muôn vàn nôi thao thức và ước mơ. Đối với cá nhân, ngài mơ ước được trở nên vị tông đồ truyền giáo nhiệt thành, ước được sang lục địa Á Châu để truyền giáo. Sau đó, ngài đã mong được ưở nên một đan sĩ chiêm niệm. Như thế, ước nguyện trở thành một đan sĩ đã được ngài ấp ủ trong suốt mười lăm năm truyền giáo tại Việt Nam. Quả thực, ngài không chỉ trở thành một đan sĩ mà còn lập nên một hội dòng chiêm niệm và mong các đan sĩ sống thánh. Phải chăng những mơ ước của ngài đã trọn hảo? Có lẽ sự hiện hữu và phát triển của Hội dòng Xitô Thánh Gia hiện nay là câu trả lời thiết thực nhất.

1.Khát vọng cá nhân
Sau khi lãnh thừa tác vụ linh mục ngày 07-03-1903, cha Henri Denis đã nhận bài sai sang Việt Nam truyền giáo, một niềm vui đã đến với ngài, và ngài cũng nhận ra thánh ý Chúa muốn như thế. Trong những năm tháng truyền giáo tại Việt Nam, cha đã ở trong nhiều cương vị khác nhau và nhiệt thành đem Tin Mừng đến cho mọi người. Khởi đầu của công cuộc truyền giáo là ngài làm giáo sư Tiểu chủng viện An Ninh; sau đó ngài được mời gọi làm cha sở coi họ Nước Mặn năm 1908, với nhiều công việc khác như dạy giáo lý, làm thầy thuốc ĩl người đốc công xây dựng nhà thờ… Sau 5 năm làm chả cuối năm 1913 cha lại trở về Tiểu chủng viện An Ninh 5 giảng dạy các chủng sinh. Điểm dừng chân cuối cùng tren r nước Việt Nam là cha lập nên dòng Chiêm niệm. Thực ra nguyện trỏ nên một đan sĩ chiêm niệm của cha Biển Đức Thuận đã có từ trước. Trong một lá thư gởi cho Đức cha Ally ngài viết: “…Trước đây con đã muốn trở thành đan sĩ ở Hồng Kông. Nhưng người ta cho hay hội dòng Nazareth đang thời sa sút. Con cũng đã ước ao dòng Trappe ở Nhật Bản nhưng ờ đấy mấy ai bền đỗ. Đàng khác, muôn ở đấy thì phải thôi làm giáo sĩ thừa sai. Lý tưởng mà con mơ ước là làm giáo sĩ tông đồ tại Annam, nơi đó, Thiên Chúa cần được một số người nhận biết, yêu mến và phụng sự cách triệt để hơn. Vậy thân lạy Đức cha xin ban phép cho con được sôhg nghèo ngay cả bề ngoài nữa, con xin hứa với Đức cha là chúng con sẽ ờ sạch”.
Nguyện ước của cha Biển Đức Thuận khi trở thành đan sĩ là được sống nghèo để cầu nguyện cho lương dân được nhận biết Chúa. Những điều ước trên của cha đã sớm thành hiện thực khi cha trở thành một đan sĩ chiêm niệm. Cha Biển Đức Thuận đã rời Tiểu chủng viện An Ninh để lên núi Phước Sơn lập dòng. Ngài noi gương tổ phụ Abraham để ra đi theo lời mời gọi của Chúa, cho dù chặng đường phía trước đầy những khó khăn và thử thách. Nhưng cha đã ra đi với lòng tin tưỏng tuyệt đối vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa. Cuộc ra đi lập dòng của ngài thật đơn sơ và giản dị, hoàn toàn khó nghèo như lời ngài hứa với Đức cha Allys. Ngày 15-08-1918, cha và một môn đệ duy nhất là thầy Tadeo Chánh chính thức lên núi Phước Sơn lập dòng. Hành trang trong tay là quang gánh nhẹ nhàng với một thúng gạo, một âu ruốc, một đọi muối và vài cái nồi, một con dao và một con gà trống gáy. Tuy quang gánh nhẹ nhàng nhưng cha lại chứa đựng trong đó muôn vàn mơ ước; cha mong có được một dòng chiêm niệm tại Việt Nam, dòng đó phải thực sự khó nghèo, thánh thiện. Cha cũng mong sẽ có được nhiều người nhận biết Chúa và được ơn cứu độ nhờ đời sống thánh thiện của các thầy dòng. Tất cả những nỗi mong ước trên, cha Biển Đức Thuận đã tín thác và dâng lên Chúa noi theo gương thánh tổ Benedicto lập dòng trên núi Cassino, ngài đã đặt hết hy vọng vào Cha trên trời.

 

2.Cha Tổ phụ mong ước về các đan sĩ
Khi lập dòng Đức Bà Việt Nam, cha Tổ phụ chỉ mong ước cho công việc truyền giáo được hữu hiệu hơn. Các đan sĩ là người chuyên lo cầu nguyện, dâng mọi hy sinh để cầu cho lương dân nhận biết Chúa. Chính vì thế, cha luôn mong các đan sĩ nên trọn lành, nên người chiến sĩ của Chúa Kitô.
Quả thực theo lẽ tự nhiên, khi khởi công thực hiện vấn đề gì, ta cần có những tính toán và những đường hướng cụ thể trước. Chúng ta có khởi hành thì mới mong đi tới đích, muốn đi đúng đích thì phải có đường và muốn đi đúng đường cần có những cách thế riêng. Đốì với cha Tổ phụ, đường và đích đến của cuộc đời là một, không tách rời nhau. Đường và đích đến đó là Chúa Kitô; vì chính Ngài đã khẳng định: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
Theo gương Tổ phụ Abraham đã ra đi để thiết lập một dân tộc mới theo như kế hoạch của Thiên Chúa, cha Tổ phụ cũng vâng theo ý Chúa để ra đi lập dòng chiêm niệm. Để qua đời sống chiêm niệm, cha mong được nhiều đan sĩ nên trọn lành, và cầu nguyện cho nhiều người được nhận biết Chúa hơn.
Vì ý thức rõ điều đó, nên ngài mong ước các đan sĩ tiến nhanh trên đường nhân đức và hoàn thiện. Phương thế nào giúp đan sĩ tiến nhanh trên đường trọn lành? Theo cha Tổ phụ phương thế quan trọng đó là tuân giữ luật dòng. Chính vì thế’ trước khi từ biệt thế gian mà về với Thiên Chúa, ngài đã thao thức trối lại cho các đan sĩ những lời vàng ngọc:“Chúng ta chớ mất ngày giờ mà bày đặt mơ màng cái điều chi vô ích, muốn nên thánh phải giữ luật dòng cho trọn đã đủ. Đó là trí ý các thánh xưa nay” (DN 137).
Như vậy, luật dòng chính là kim chỉ nam cho đời sống của người đan sĩ. Mọi đan sĩ đều phải phân đấu để nên thánh, cần hãm mình bề trong, bề ngoài, tìm cách làm đẹp lòng Chúa và hằng kết hiệp với Ngài. Song chắc hơn là giữ luật dòng cho kỹ là hơn cả, giữ cho trọn các sự nhỏ mọn, cũng như trong những điều lớn. Ấy là thầy dòng nhất hảo (X.DN135). Chính Hội thánh cũng mong thầy dòng chiêm niệm hãm mình để trở nên thầy dòng thánh thì làm ích cho Hội thánh và rạng danh cho dòng mình: “Họ là vinh dự của Hội thánh và là mạch tuôn trào các ơn thiêng” (PC số 7).

 

3.Giấc mơ chưa trọn
Cha Tổ phụ Biển Đức Thuận hằng mong cho các đan sĩ trở nên những con người thánh thiện. Người đan sĩ đích thực là người luôn cầu nguyện, bác ái, hy sinh, khiêm nhường và sống nghèo khó…tức là người luôn có ý thức phân đấu để nên thánh.
Hướng về cha để nhìn lại con, suy xét kỹ ta mới thây được từ sự biến chuyển của thời đại đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các đan sĩ. Chẳng hạn như thần vụ và thánh lễ là trung tâm điểm của đời sống đan tu. Thế những, chúng ta đã chu toàn các giờ thần vụ một cách sốt sắng và tích cực chưa? Do sự xáo động của cuộc sống bên ngoài, nhiều khi đã làm cho chúng ta thực hành các việc thiêng liêng một cách nặng nề; bước vào các giờ kinh khi tâm trí còn bận rộn với biết bao lo toan, nào là so đo tính toán của cải vật chất, địa vị, danh vọng, thậm chí còn những chia rẽ trong đời sống cộng đoàn. Ngày qua ngày, vô tình chúng ta trở nên như những “con Robot” của thời công nghệ hiện đại, cứ làm mọi việc theo tiến trình của máy móc. Như thế, nếu đời sống cầu nguyện của chúng ta thiếu hy sinh, thiếu sự ý thức và sốt sắng thì chúng ta chỉ làm một việc vô ích mà thôi.
Một thực tế cho thấy, trong thời đại hôm nay đời sống “khó nghèo” và “hy sinh” có lẽ đã bị biến dạng đi nhiều. Bởi vì chúng ta đang sống trong bốì cạnh xã hội đậm chất kinh tế thị trường và hưởng thụ, nó đã thấm nhập vào đời sổng đan tu. Chẳng hạn như con người chủ trương hưởng thụ theo chủ nghĩa duy thực dụng, chỉ quy những gì có lợi cho cá nhân thì thực hiện mà bất cần quan tâm đến giá trị luân lý và phẩm giá tha nhân. Đó có lẽ là một lôi sống nương chiều thân xác quá mức thì chẳng ích lợi gì cho đời sống tâm linh. Do đó, tinh thần hy sinh, âm thầm, nghèo khó nơi một số đan sĩ cũng bị ảnh hưởng và ngày càng phai nhạt. Đặc biệt nơi những anh chị em trẻ, nhiều hiện tượng cần đề phòng kịp thời như: việc tìm kiếm những tiện nghi cho bản thân, những kiểu đua đòi theo thời đại không phù hợp với đời tu. Cha Tổ phụ đã lo lắng và tiên đoán được sự sa sút đó, nên cha đã viết thư cho Đức cha Allys: “…Con sợ họ dấu kín sức mạnh của lời cầu nguyện và việc hy sinh sau những ngôi nhà tráng lệ. Đó là một đại họa, một cản trở lớn cho việc tập đức” . Đành rằng, đời sống chiêm niệm cũng phải biến đổi theo chiều hướng phát triển của xã hội Giáo hội, nhưng phải trung thành với đặc sủng của dòng và thần đấng sáng lập, cũng như chỉ thị của Giáo hội: “Việc cậu tân thích nghi đời sống dòng tu một trật, bao gồm sự liên tục về nguồn mạch của đời sống Kitô hữu và ơn linh ứng nguyên thủy của hội dòng, cũng như sự thích nghi hội dòng với những hoàn cảnh đổi thay qua các thời đại. Phải xúc tiến việc canh tân ấy dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và sự hướng dẫn của Giáo hội”
Thực sự những lo lắng của Cha Tổ phụ thật có lý, bởi vì ngày nay đã có không ít đan sĩ đánh mất cảm thức về tình huynh đệ cộng đoàn; lòng hăng say trong đời sống thiêng liêng cũng sút giảm vì sự hướng ngoại, chiều theo sự tự do nơi con người tự nhiên. Từ đó, một số đan sĩ đã mất định hướng về đời sống chiêm niệm. Con tàu trên biển cả một khi đã không còn la bàn, không còn bánh lái thì đương nhiên sẽ mất định hướng và bị sóng biển nhân chìm.
Như thế, giấc mơ của cha Tổ phụ vẫn còn đó. Điều mà cha hằng mong ước đêm ngày là các đan sĩ phải nên thầy dòng thánh, mà chưa thây thánh chi cả! Cha Tổ phụ còn mong cho nhiều người lương dân cũng được nhận biết Chúa, đó là hiệu quả của đời sống chiêm niệm. Bởi vì, ngay từ khi soạn thảo hiến pháp cho dòng Đức Bà Việt Nam, cha nhắm tới ba phần quan trọng này như ba mục đích chính của đời chiêm niệm: Đan sĩ hoàn thiện bản thân, phục vụ Giáo hội bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh, tham gia cứu rỗi các linh hồn chưa nhận biết Chứa (x. Hp số l).
Ba ước nguyện trên đây của cha Tổ phụ là nhắm đến một đời sống đan tu hoàn hảo. Phải chăng những ước nguyện đó của ngài đã được thế hệ môn sinh thực hiện tốt cả? Đến nay Hội dòng Thánh Gia đã tròn chín mươi tuổi, chắc không ai dám tự hào vì mình đã sống trọn vẹn tinh thần của cha Tổ phụ, như khó nghèo, phục vụ, yêu thương và hiệp nhất… Nhìn lại đời sống cộng đoàn, ta thấy còn nhiều thiếu sót; vẫn đang còn nhiều bè phái phân rẽ trong cộng đoàn, bầu khí gia đình đan viện trở nên nặng nề, đã có không ít đan sĩ thất vọng về đời tu vì những bất thỏa với đời sống cộng đoàn của mình. Vâng, giấc mơ của cha Tổ phụ về một đời sống đan tu lý tưởng của con cái vẫn còn đó. Lời của ngài ngày đêm vẫn vang vọng trong chúng ta như một lời nhắc bảo cần thiết, để mỗi người chúng ta tự ý thức về đời sống đan tu và tình thần của đấng sáng lập mong muốn: “Chúng ta hãy yêu thương nhau, hãy giúp nhau, hãy gánh đỡ gánh nặng cho nhau, hãy nhịn nhục nhau khi lầm lỗi, lấy đức yêu thương mà che đậy nết xấu nhau, đừng xét nét anh em khi không phải việc của mình, vì sự ấy đã có bề trên và các người coi sóc. Thật, cha thấy sự ấy trong chúng ta còn thiếu nhiều lắm, chẳng những không thấy tấn tới, mà lại sút kém nữa” (DN123).

 

4.Hướng về tương lai

Kỷ niệm chín mươi năm hồng ân chiêm niệm được khai sinh trên Núi Phước là điểm dừng của thời gian để chúng ta cảm tạ tình thương Thiên Chúa. Đồng thời đó là điểm mốc thời gian quan trọng, để chúng ta tự lượng giá đời sồng chiêm niệm của mình, rút ra những bài học, những kinh nghiệm trong đời sống cộng đoàn và có những định hướng cho tương lai.
Một thực tế cần thiết là ngay từ bây giờ chúng ta cần thực hiện những gì cha Tổ phụ đã khởi sự và trung thành với tinh thần của ngài Mặt khác, chúng ta cũng cần có tinh thần ỉạc quan tín tưởng vào tình thương của Thiên Chúa, nhìn nhận những thành quả tốt đẹp mà Hội dòng đã có được. Trong những năm gần đây, nhìn chung ơn gọi sống đời chiêm niệm tại Hội dòng Xitô Thánh Gia rất là phong phú. Hầu hêt các cộng đoàn trong hội dòng có nhiều ứng sinh mới qua từng năm. Nhưng chúng ta chưa vội vui mừng vì có nhiều ơn gọi, bởi tương lai của một hội dòng không đơn giản tuỳ thuộc vào số lượng ơn gọi. Tuy nhiên, công việc huấn luyện các ứng sinh mới là điều quan trọng; sự thành công đó không chỉ dừng ở scí lượng, nhưng là vấn đề chất lượng đào tạo.
Nhìn chung, xu hướng giáo dục ngoài xã hội luôn đề cao tri thức khoa học, chính trị và cách thức làm ăn kinh tế… mà đã lơi lỏng về việc giáo dục tư cách đạo đức con người. Vì thế, giới trẻ ngày nay dường như đã bị rơi vào vòng xoáy thời đại của nền kinh tế thị trường, của sự bùng nổ thông tin. Từ đó, không ít người đã sa vào các tệ nạn xã hội, lối sống hưởng thụ, bảo thủ, với những manh động phi đạo đức như: cướp bóc, coi rẻ nhân phẩm người khác, gian trá…
Trước sự báo động của một nền giáo dục nhân bản đã xuống cấp như vậy, trong những năm gần đây, đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp cải cách nền giáo dục:“Các nhà chức trách giáo dục trong các trường học đã có những cuộc hội thảo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường: cần xây dựng nội dung chương trình môn đạo đức theo hướng đồng tâm, tập trung vào những phẩm chất cơ bản của nhân cách và có tính liên thông. Đạo đức chính trị, kinh tế … đều được xây dựng trên đạo đức làm người với những nền tảng như nhân ái, trung thực, lương thiện, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng sự sống, tự do và quyền lợi đúng đắn của tha nhân”
Còn thực trạng của công tác huấn luyện trong đời sống đan tu thì sao?
Thực ra việc huấn luyện ở mặt ngoài vẫn còn dễ. Chẳng hạn huấn luyện cho có một số kiến thức hay kỹ năng, huấn luyện cho làm việc, cho có những thói quen tốt, những thái độ, tác phong gọi là của nhà tu, thậm chí một vài tác phong phải có nơi người đan sĩ, vẫn là điều không khó.
Nhưng một công việc huấn luyện đích thực trong đời sống đan tu phải nhằm biến đổi con người ở chiều sâu, tạo nên một căn tính mới bên trong, được thấm nhuần bởi các giá trị Phúc âm thay thế cho những giá trị giả tạo của trần thế. Việc huấn luyện phải giúp ứng viên có cảm nghiệm về Thiên Chúa trong đời sống của mình, một đời sống cầu nguyện thâm sâu. Tình yêu đốì với Thiên Chúa phải là trên hết. Quyền lợi của Nước Chúa phải ưu tiên. Thiếu tình yêu ấy, sớm muộn người đan sĩ sẽ căm thây đời tu nặng nề và thậm chí vô nghĩa. Nếu đan sĩ chỉ dựa vào những cái bên ngoài như công việc, học vấn, địa vị, nghề chuyên môn…, chắc chắn sẽ khó đứng vững mãi, hoặc có chăng, đó là một đời tu quá tầm thường.
Mặt khác, việc huấn luyện trong đời sống đan tu cần quan tâm nhiều đến việc giáo dục lương tâm. Tại sao chúng ta lại nhấn mạnh đến vấn đề huân luyện lương tâm? Bởi theo tự nhiên, với lương tâm, con người thực hiện ơn gọi làm người và thực hiện kế hoạch và thánh ý Chúa. Người đan sĩ dấn thân
trong ơn gọi đan tu cũng đang trên con đường thực thi kế hoạch và thánh ý Thiên Chúa. Để có một lương tâm ngay chính, cần được soi sáng và hướng dẫn bởi trách nhiệm của chính bản thân mỗi người. Muốn vậy, người đan sĩ cần phải đối diện với chính con người thật của mình, biết nhìn thẳng và lắng nghe tiếng lòng; thanh luyện con tim bằng chính lời của Chũa. Chỉ có Đức Kitô là ánh sáng để phản chiếu lương tâm chúng ta, như lời tác giả thư Do thái đã khẳng định: “Chỉ có máu Đức Kitô và sự sống lại của Người mới có thể làm cho một lương tâm trong sạch, và máu ấy tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc vô bổ” (Dt 9,14).
Quả thực, để trở thành người đan sĩ chân tu, thánh Biển Đức cho rằng mỗi người chúng ta phải luôn biết nói với lòng mình: “Chỉ khi nào tôi giữ mình khỏi điều gian ác…thì tồi được nhìn thấy Ngài. Chính vì vậy, những tư tưởng xấu vừa nảy sinh trong tâm hồn hãy đập tan vào Đức Kitô” .
Như vậy, hướng về tương lai của Hội dòng Xitô Thánh Gia, mỗi đan sĩ cần tích cực củng cố tinh thần đan tu theo tu luật và tinh thần Đấng sáng lập. Mặc dù sống trong một xã hội đang đổi mới và phát triển về nhiều phương diện, nhưng người đan sĩ không để bị cuốn hút theo dòng xoáy của thời đại. Như thế, trong tương lai Hội dòng chắc chắn sẽ phát triển về mọi mặt, đồng thời tinh thần cha Tổ phụ cũng được thế hệ môn sinh trung thành thực hiện.

Kết 
Mỗi vĩ nhân khi hoàn tất sứ mệnh ở trần gian, các ngài đều để lại cho nhân loại những dấu ấn cá nhân về một đời sống thánh thiêng, một kho tàng linh đạo cao quý, và ngay cả những nguyện ước phi thường… Cha Biển Đức Thuận đã về với Chúa, những dấu ấn cá nhân ngài để lại vẫn cao quý và sống động: đó là cả một Hội dòng lớn mạnh, một kho tàng linh đạo thánh thiêng và cả những mơ ước lớn.
Thời gian đã qua đi, Hội dòng Xitô Thánh Gia đã tròn chín mươi năm hiện hữu và phát triển. Đó là một ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội nói chung và cách riêng cho Hội dòng Xitô Thánh Gia. Chín mươi năm thời gian thử thách, cũng là thời gian nói lên tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa đối với Hội dòng Thánh Gia. Để tưởng nhớ công ơn của cha Tổ phụ, các đan sĩ cần sống theo gương ngài. Chúng ta đã kế thừa gia sản cha Tổ phụ để lại thì phải tô điểm cho đời sống chiêm niệm thêm sống động và hữu ích cho Giáo hội. Mặt khác chúng ta cần hiện sinh hóa những điều cha Tổ phụ còn mong ước, và tạo cho nó một đà sống ươm mầm cho tương lai. Hôm nay, lời cha Tổ phụ vẫn còn vang vọng trong thế hệ con cái của ngài, như lời thánh Phaolô đã khẳng định với giáo đoàn Côrintô: “Cấc con là bức thư của cha, viết không phải bằng mực nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (2Cr 3,3). Chúng ta cùng nhau theo bước cha để nên trọn lành và làm cho sứ điệp Tin Mừng được lan tỏa trên quê hương Việt Nam; để mọi người được nhận biết, tôn thờ Thiên Chúa và được cứu độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁCH ĐỐ CHO TƯƠNG LAI

 

Duyên Thập Tự

Đã gần một thế kỷ trôi qua từ ngày cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận gồng gánh lên núi Phước lập dòng “Đức Bà Việt-Nam”. Từ ngày 15 tháng 8 năm 1918 đến nay đã có biết bao thay đổi, biến chuyển trên thế giới và trên quê hương Việt-Nam. Ngay trong lòng Hội Dòng Thánh Gia cũng không thiếu những chuyển biến: từ căn nhà lá đầu tiên nơi cha Tổ Phụ đã dựng xây đời chiêm niệm nay đã mọc lên trên những vùng đất khác nhau các đan viện ngày thêm phát triển về mọi phương diện. Ngày ấy, với một môn đệ duy nhất mang tên Chánh, ngày nay đã có từng trăm môn sinh tiếp nôi bước chân Tổ Phụ; từ chiếc nôi của một cộng đoàn nhỏ bé nay đã đạt tới sự trưởng thành của một Hội dòng mạnh nhất về nhân sự trong Toàn Dòng Xitô. Qua đó chúng ta có thể đọc được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa xuyên suốt chặng đường dài 90 năm.
Nhưng sự phát triển đó cũng trở thành vấn đề cho chúng ta ngày hôm nay. Khi kỷ niệm 90 năm thành lập, chúng ta được mời gọi “đọc lại” biến cố trong đức tin và việc đọc lại trong hiện tại giúp chúng ta định hướng cho tương lai, một tương lai không hoàn toàn nằm trong tầm tay chúng ta, nhưng chắc chắn sẽ tới. Tương lai đó sẽ ra sao? Chúng ta khó mà tìm được ngay cầu trả lời; dầu vậy, hiện tại chúng ta đang sống, “hic et nunc” – ở đây và lúc này – sẽ là một chuẩn bị cho tương lai sẽ đến. Tương lai là một thách đố cho mỗi thành viên Hội dòng Xitô Thánh Gia chúng ta.
Không có tham vọng nêu lên mọi khía cạnh của thách đố tương lai, tôi xin mạn phép chia sẻ với anh chị em trong Hội dòng một vài suy tư nho nhỏ, như một gợi ý góp phần vào việc sống biến cố 90 năm lập dòng thêm một chút nội dung. Trước hết, là mời gọi chúng ta hôm nay trở nên những tác nhân của việc lập dòng, tiếp đến sẽ nêu lên một vài trở ngại cho việc tiến triển, và cuối cùng là trách nhiệm chuẩn bị tương lai.

 

1.TRỞ NÊN NHỮNG NGƯỜI SÁNG TẠO TRONG TRUYỀN THỐNG .
Đọc lại sự kiện các thánh phụ Xitô khi lập ‘Tân Đan viện” và việc thành lập đan viện Xitô đầu tiên tại Phước Sơn trên quê hương Việt-Nam, chúng ta có thể thây rằng các Đấng Sáng Lập đã phát huy một sự sáng tạo rất can đảm và kiên tri. Nhưng sự sáng tạo này không có nghĩa là chối từ mọi quá khứ, phá bỏ tất cả những gì đã cấu thành một kho tàng rất giá tri. Các ngài, như những kinh sư khôn ngoan, biết chọn lựa điều gì cũ mới trong kho tàng phong phú đó. Thật vậy, khi định cư tại Xitô, những đan sĩ Xitô đầu tiên không từ bỏ truyền thống đan tu mậ Tu luật Biển Đức như là một nơi cô động. Khi tuỳ thuộc vào truyền thống này, các ngài vẫn can đảm tạo nên những điều mới mẻ trong lối sống, về bình diện thiêng liêng, cộng đoàn và ngay cả lối kiến trúc. Khi thành lập đan viện “Đức Bà Việt-Nam” tại Phước Sơn, cha Biển Đức Thuận đã thật sự trở về với những nguồn suối đan tu: Biển Đức và Xitô như là những nơi tích tụ những kinh nghiệm đan tu. Nhưng điều đó không ngăn trở ngài có những sáng kiến, ngay cả những điều mới lạ này đã trở thành những cản trở để có thể sáp nhập vào Xitô Cải Cách” (Xitô Nhặt Phép).
Nếu các thánh phụ Xitô, nếu cha Biển Đức Thuận hành động như vậy, chính vì các ngài cảm thấy sự khẩn cấp của việc nhập thể trong cái nơi đây và lúc này – hic et nunc – của thời gian và không gian của các ngài. Khi sáng tạo nên những điều mới mẻ, các ngài đã viết lên những trang mới của truyền thông. Vì truyền thống không trong thế tĩnh, bất biến, nhưng năng động và sáng tạo. Nói cách khác, các ngài đã nghiệm thây mối tương giao của một kinh nghiệm kép : kinh nghiệm ngày xưa và kinh nghiệm hôm nay. Các ngài đã sống đồng thời sự trung thành và khác biệt.
Kinh nghiệm mà các thánh phụ Xitô và cha Biển Đức đã sống cũng phải được chia sẻ bởi những thế hệ hiện thời và hậu sinh, nếu họ muốn năng động hoá việc thành lập dòng của họ. Những đan sĩ Hội dòng Xi tô Thánh Gia hiện đang sống trong một hoàn cảnh mới: nghĩa là có một sự xa cách và chính qua sự xa cách này mà chúng ta tìm thấy ý nghĩa của lịch sử chúng ta. Dầu vậy, chúng ta không chìm đắm trong nỗi hoang mang khi phải loại bỏ những gì không thích hợp hay cả trong sự trung thành mù quáng và ảo tưởng.
“Thánh Bênađô, Phanxỉcô, Ignatiô, cũng như bao vị khác ngày xưa, đã không ngại thay đổi nếp sống. Các ngài không loan báo những thời đại mới, nhưng dấn thân vào đó, bẻ gãy quá khứ, để tìm thấy Thiên Chúa nơi mà những người đương thời đang làm việc. Việc ra đi này dạy cho các ngài biết biện phân trong truyền thống và trong lối sống riêng của các ngài, những tiêu chí về một sự ngoan ngoãn đối với Giáo Hội của Chúa Kitô. Một sự can đảm tương tự cũng đòi hỏi chúng ta. Muôh như thế, thì phải sử dụng những phương tiện hôm nay. Đó cũng là đọc lại những kinh nghiệm của những việc lập dòng đầu tiên, với tất cả tự do sáng tạo” .
Như vậy, các đan sĩ Hội dòng Xitô Thánh Gia được mời gọi, đến lượt mình, trở thành những tác nhân và những người tường thuật (người kể chuyện) của chính việc thành lập Hôi Dòng mình. Là tác nhân, vì họ không đơn thuần là những người tiếp nhận một gia bảo, nhưng còn phải cảm thấy có nghĩa vụ làm phong phú hoá bằng những phương tiện của ngày hôm nay. Nói một cách khác, chúng ta là những “vị sáng lập” cho ngày hôm nay. Là những người tường thuật hay kể chuyện, chúng ta kể lại là sao đấng Sáng lập và những thế hệ tiền bốì đã kinh nghiệm về Thiên Chúa bằng một lối sống và cách hành xử thế này thế kia. Nhưng người kể chuyện chỉ chu toàn nhiệm vụ của mình khi mà họ cũng cho người khác cảm thấy rằng kinh nghiệm về Thiên Chúa có thể được sống một cách năng động trong ngày hôm nay và nơi này.

 

2.NHỮNG TRỞ NGẠI CHO VIỆC TlẾN BỘ
Như vậy, lời mời gọi trở nên những “vị sáng lập” cho ngày hôm nay luôn là một thách đố. Thách đố, vì chúng ta phải đối diện với một loạt những hình thức có thể làm hao mòn gia bảo đã thừa kế và làm thui chột sức năng động trao ban cho chúng ta. Nêu phải nêu ra một vài hiện tượng tiêu cực – dù rằng còn rất nhiều điều tích cực và đáng trân trọng – chính vì để làm nhấn mạnh rằng sự sáng tạo luôn cần thiết, không những cho ngày hôm nay mà còn cho tương lai. Trong chiều hướng đó, và trong bốì cảnh xã hội trong đó chúng ta đang sống, tôi xin nêu lên hai thách đố: chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa xu thời.

 

a. Chủ nghĩa hình thức
Báo “Ong Đất” của Bulgari đã diễn tả khuôn mặt dị dạng của chế độ bao cấp bằng những vần thơ sâu sắc và hóm hĩnh qua sáu nghịch lý sau đây:
Ai cũng có việc làm, nhưng không ai làm việc.
Ai cũng không làm việci nhưng ai cũng có lương.
Ai cũng có lương, nhưng không ai đủ sống.
Ai cũng không đủ sống, nhưng ai cũng sống.
Ai cũng sống, nhưng không ai hài lòng.
Ai cũng không hài lòng, nhưng ai cũng giơ ta “đồng ý”.
Chế độ bao cấp đã sản sinh ra hai đứa con dị tật là giả dối và vô trách nhiệm. Những nghịch lý này quảng diễn một chủ nghĩa hình thức ngự trị trong não trạng những người coi mình như là những con rối dưới tay của những ai thao túng. Người ta vâng lời một cách máy móc và không chút ý thức. Họ tuân giữ qui luật để cho sự việc trôi qua, và tìm một góc nhỏ tránh mọi xáo động của cuộc sống. Một thứ “nín thở qua sống”. Chủ nghĩa hình thức này đi đôi với thói giả hình và vô trách nhiệm. Chủ nghĩa hình thức này lấ một kẻ thù nguy hiểm đối với đời sống đan tu, vì nó bóp nghẹt mọi cố gắng tỉnh thức; mà tỉnh thức là một điều hết sức quan trọng cho bất cứ kitô hữu nào và đặc biệt cho đan sĩ. Vì sức huỷ diệt của thứ chủ nghĩa này, đan sĩ trở nên một cỗ máy không hồn, không tình yêu. Đó là sự chán chường – acédia – một thứ quỉ ban trưa, sống qua ngày đoạn tháng. Bước đi mà không biết mình đi đâu…
Trái lại, đan sĩ, qua nếp sống của mình, cảm thây phải tiến lên mỗi ngày để đạt tới đích. Linh phụ Théodore nhìn sự canh tân và mỗi những tiến bộ mới của linh hồn là luật căl bản, vì nếu lơ là với tiến bộ, chúng ta sẽ lùi lại đàng sau và R! vào điều xấu xa nhất. Đó là hình ảnh của người chèo thuyền cố gắng vượt qua sóng nước để tiến lên .

b. Chủ nghĩa xu thời
Chúng ta sống trong một xã hội đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của Khổng giáo. Sống trong xã hội, mọi người đều phải tuân theo một qui luật áp đặt từ trên xuống; một não trạng “theo thời” được hình thành một cách vô thức theo chiều dài của lịch sử. Người ta suy tư và hành động theo một khuôn mẫu sấn có và dưới áp lực của xã hội. Chúng ta không lên án hoặc phê phán não trạng này. Nhưng chắc chắn nó tác động trên lối sống của chúng ta. Trong bối cảnh hiện tại, dưới chế độ xã hội, chủ nghĩa xu thời trở nên quan trọng hơn nữa. Mọi người đều phải suy nghĩ và hành động theo những quyết định từ trên ban xuống, trong mọi lãnh vực. Xã hội cộng sản muốn tự mình là độc quyền, áp đặt một thứ cố định trong sự đồng nhất. Ý thức và lương tâm cá nhân không được xếp vào hàng thứ nhất. Như vậy, chủ nghĩa xu thời như một loại thuốc phiện ru ngủ làm mất sự sáng suốt và chôn vùi lương tâm.
Sống trong một xã hội như thế, cách này hay cách khác, chúng ta đều bị ảnh hưởng. Nhiều khi chúng ta suy tư và hành động với áp lực của scí đông xã hội, của những trào lưu làm băng hoại và tha hoá chính bản thân chúng ta. Lại nữa, trong bối cảnh đất nước chúng ta hội nhập vào thế giới, không ít trào lưu tư tưởng và lối sống không lành mạnh du nhập vào, đã tác động không ít vào chính quan niệm và đời sống đan tu chúng ta Đã có những hậu quả tiệu cực như là những triệu chứng của một chủ nghĩa “xu thời”, chạy theo “mốt” thời đại, mà thiếu tinh thần biện phân.
Hai hiện tượng xã hội vừa nêu trên chắc chắn đã, đang và sẽ tác động đến đời sống tu trì, đặc biệt đời đan tu. Hiện tại, chúng ta càng thấy rõ hơn những tác hại gây ra bởi chủ nghĩa hình thức và xu thời. Như thế, vấn đề căn tính riêng được nêu ra : đâu là căn tính đan tu? Đâu là hình ảnh của một đan sĩ Hội dòng Xitô Thánh Gia? Đã có nhiều cuộc tĩnh huân xoay quanh chủ đề trên. Theo ý kiến riêng của tôi, các vị hữu trách phải nhìn sát hơn nữa hai loại chủ nghĩa trên và làm cách nào để thế hệ hiện thời và tương lai đào sâu và sống một cách sáng tạo gia bảo đã lãnh nhận từ Đấng Tổ Phụ; vì chủ nghĩa hình thức và xu thời ngăn cản sự tiến bộ và bóp nghẹt mọi năng lực sáng tạo. Chúng chính là những chướng ngại trên đường hướng đến tương lai.

 

3.CHUẨN BỊ TƯƠNG LAI
Hiện thời, ơn gọi đan tu không thiếu, trái lại, còn khá dồi dào. Mỗi năm, nhiều ứng sinh gõ cửa các đan viện thuộc Hội Dòng. Cơ sở vật chất phải cơi nới hay xây mới hoàn toàn để đón tiếp. Cũng có nhiều cách hiểu và chú giải về hiện tượng này: đốì với những người này, đó là dấu chỉ tốt đẹp; đối với những người khác, phải hết sức thận trọng về sự gia tăng này. Trong bản báo cáo về Hội Dòng trong Thượng Hội đồng các viện phụ Toàn Dòng, viện phụ Hội Trưởng Gioan Vương Đình Lâm đã viết:
“Đó thật sự là một hiện tượng, khi có một số đông ơn gọi không những đối với Hội Dòng chúng tôi và còn đối với tất cả các Dòng tu khác tại Việt-Nam. Người ta tìm cách giải thích hiện tượng này. Một cách giản đơn, chúng tôi đón nhận điều đó như là một ân huệ Thiên Chúa gởi đến cho thời hiện tại chúng tôi cố gắng cộng tác vào đó với tất cả khả năng. Chính là thế, vấn đề mục vụ ơn gọi và huấn luyện đối với chúng tôi là công việc khẩn thiết. ”
Trong bản tường trình trên, giáo dục đan tu là một việc khẩn trương và xếp vào vị trí hàng đầu. Đó là một đi hiển nhiên. Thật vậy, để chuẩn bị tương lai, công việc hiện ta là trao cho các ứng sinh đời đan tu một sự huân luyện lành mạnh và thích hợp.
Ơn gọi trăm hoa đua nở đặt ra một vấn đề là số lượng và chất lượng: không những chúng ta phải can đảm tự hỏi mình về số lượng các ơn gọi mới, mà còn về chất lượng của họ nữa Vậy mà, chất lượng của các ứng sinh được thẩm định bằng sự trưởng thành nhân bản và thiêng liêng, nghĩa là họ trở thành những “người lớn” đầy trách nhiệm về ơn gọi của mình và về mối tương giao với Thiên Chúa và tha nhân.
Khi chúng ta nói “chuẩn bị tương lai”, chúng ta muốn hướng tầm nhìn tới phía trước, tới thiên niên kỷ thứ ba mới này của chính Hội dòng chúng ta. Nhưng, để có một hướng nhìn tốt tới phía trước, tới tương lai, đòi hỏi phải có một cái nhìn về quá khứ cũng phải tốt. Vì như cha Michael Casey viết, “luôn có một nguy cơ là con mắt nhớ nhung chỉ nhìn những gì mà nó chọn đe nhìn. Vĩ vậy, phát sinh những hậu quả, một đàng là những bài học của lịch sử không được học biết và, đàng khác, đà tiến mà quá khứ đã mang lại cho đến hiện tại bị phá tán đi. ” Nói cách khác, để có thể chuẩn bị tốt cho tương lai của Hội dòng, các đan sĩ được mời gọi đọc lại, quá khứ của việc thành lập Hội dòng và suy tư lại trong một tinh thần sáng suốt và ngay cả nhận định để rút ra những bài học hầu có thể khám phá ra một số khí a cạnh như là những cột mốc giúp định hướng cho tương lại.
Để hiểu tầm quan trọng của công việc chuẩn bị tương lai, tôi xin mạn phép trích dẫn như là ví dụ sự kiện gia đình Xitô đã cử hành 900 năm ngày thành lập Xitô . Vào dịp này, một số tác giả có uy tín lớn trong Dòng Xitô Nhặt Phép đã suy nghĩ về lịch sử việc thành lập Xitô và suy tư lại gia sản thiêng liêng mà các Linh phụ Xitô đã để lại cho những thế hệ hậu sinh. Sau khi đã trình bày một cách vắn gọn việc thành lập Xitô, các tác giả mời gọi các thành viên trong đại gia đình Xitô thực hiện một sự trung thành sáng tạo, trong khi nắm giữ những điểm cơ bản cấu thành gia sản Xitô và hình thành căn tính đan tu Xitô; khám phá những dấu chỉ thời đại để chuyển giao cho những thế hệ thuộc những không gian và thời gian khác nhau đoàn sủng đã xuyên thấu đến tận ngày hôm nay. Cách thức đọc lại việc thành lập Xitô cũng có thể giúp đỡ chúng ta, khi chúng ta cử hành 90 năm ngày đời đan tu Xitô được phát sinh trên quê hương chúng ta. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta đọc và suy tư lại gia bảo mà cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận đã trao lại cho các thế hệ hậu sinh của Hội dò Thánh Gia.
Cha Biển Đức Thuận đã hoàn thành sứ mạng của mình khi đặt nền tảng đời đan tu Xitô tại Việt-Nam, và ngài đã ra Ngài sẽ không trở lại bằng xương bằng thịt như ngày xưa. Ngài đã tự xóa mình mãi mãi. Nhưng ngài đã để lại một lối đột phá mà ngài đã từng kinh qua, hầu các đan sĩ của ngài, từ thế hệ này đến thế hệ kia, có thể mở ra cho một cuộc sống luôn luôn được canh tân và những điều mới mẻ cho phép chúng ta sống một cách triển nở và hạnh phúc đời đan tu Xitô Việt-Nam, trong lòng Giáo Hội và giữa đồng bào chúng ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRUNG THÀNH VÀ SÁNG TẠO

 

Ignatio Hoàng Quốc Toàn

Chúng ta đang sống trong một thế giới không ngừng phát triển về nhiều mặt, một cách mạnh mẽ và nhanh chóng đến nỗi người ta đã ví von là “nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng”. Sự phát triển này đã đem lại nhiều sự tiến bộ đáng kể giúp ích cho đời sống con người. Nhưng bên cạnh đó đời sống xã hội cũng có nhiều điều phải ưu tư, đặc biệt là vấn đề đạo đức, luân lý và nhiều giá trị truyền thcíng xem ra đang bị lãng quên.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao nền kinh tế, khoa học ngày càng phát triển, đời sống con người xem ra ngày càng văn minh hơn, trong khi đó đời sống đạo đức ngày càng bị suy sụp, bị tục hoá? Tại sao đời sống bên ngoài xã hội ngày càng phát triển mà đời sống thánh hiến trong Giáo hội xem ra ngày càng già cỗi và suy giảm? Tại sao trong các rạp hát, các sân cỏ ngày càng chật chội không đủ chỗ, không đủ cầu, trong khi đó trong các nhà thờ, nhà nguyện các dòng tu lại quá “rộng rãi” dư chỗ? Đâu là những biện pháp khắc phục? Có lẽ có rất nhiều nhận định và nhiều câu trả lời khác nhau. Trong cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo Osservatore Romano ngày 8/11/2007 vừa qua, ĐHY Francis Rodé, chủ tịch Bộ các tu hội đời sống tận hiên và các tu hội đời sống tông đồ, đã khẳng định rằng: “… Các dòng tu bị già cỗi và giảm sứt vì trong các dòng tu ấy ít có óc tưởng tượng, ít can đảm và ít năng động”.
Vậy phải chăng sự trung thành, tính sáng tạo, năng động và sự can đảm nơi mỗi hội dòng khi họ áp dụng cách sống đặc sủng và tinh thần của Đấng sáng lập là cần thiết để làm mđi mẻ và sinh động đời sống, thánh hiến của họ?

 

Trung thành với đặc sủng của Đấng sáng lập
“Đời sống thánh hiến là một ân huệ Thiên Chúa ban cho Giáo Hội qua Chúa Thánh Thần” (Vita Consecrata n° 1), ân huệ đó được thể hiện cách rõ nét nhất nơi Đấng sáng lập. Mỗi Đấng sáng lập luôn có một đặc sủng riêng tuỳ theo Thánh Thần ban cho nhằm để phục vụ (x. lCr 12). Bởi đó khi nhận được đặc sủng từ Chúa Thánh Thần, Đấng sáng lập đã quy tụ cấc môn đệ đến với mình để họ cùng sống, cùng chia sẻ và làm cho ân huệ đó được phát triển tới tầm mức viên mãn trong Chúa Kitô (x. Ep 4,13). Chính đặc sủng đó làm nên căn tính và linh đạo riêng của Dòng. Đó là nền tảng giúp các thành viên xây dựng đời tu của mình theo linh đạo và tinh thần của Đấng sáng lập. Tinh thần này có thể bị mất vì sự bất trung hoặc do thiếu hiểu biết của các phần tử. Do đó điều cần thiết để xây dựng ơn gọi theo tinh thần Đấng sáng lập đã đề ra là phải trung thành với tinh thần đặc sủng ấy, nghĩa là luôn phải lấy đặc sủng và tinh thần của Đấng sáng lập làm nền tảng, luôn phải trở về và bám chặt vào linh đạo mà Đấng sáng lập đã khơi nguồn. Nếu thiếu nền tảng này thì không thể nào xây dựng được căn tính ơn gọi của mình theo đặc sủng đó, nhưng chỉ là ảo tưởng, nếu không muốn nói rằng đó chẳng khác nào “người dại xây nhà trên cát” mà thôi (x. Mt 7,26). Do đó, nền tảng, căn tính và đặc sủng của Đấng sáng lập luôn là điểm xuất phát đê xây dựng đời sống ơn gọi. Nói thế không có nghĩa là chủ trương một thái độ bảo thủ, bất cập, coi nền tảng, lối sống của truyền thống như là một chân lý bất biến, một khuôn mẫu tuyệt đối cho mọi người ở mọi thôi phải rập theo. Trái lại, trở về với nguồn gốc, với đặc sủng và tinh thần của Đấng sáng lập là để lấy tinh thần và đặc sủng đó làm căn tính và hướng đạo cho ơn gọi của mình. Không coi đặc sủng của Đấng sáng lập và truyền thông của dòng như một viên ngọc quý phải luôn canh giữ và chiêm ngưỡng, nhưng coi đó như là một mầm sống là sức sống của Thần Khí, mà sức sống của Thần Khí luôn mang đặc tính năng động, sáng tạo và đổi mới không ngừng (x. Tv 103,30; Ga 3 8). Dưới cái nhìn này ta có thể ví đặc sủng của Đấng sáng lập và truyền thống của dòng như là những nén bạc được trao phó, nếu là người tôi tớ trung thành và tài giỏi thì hẳn đã biết làm cho nó sinh lợi (x. Lc 19,13), hoặc coi nó như là hạt giống cần phải được gieo trồng và chăm bón cho nó được lớn lên phát triển và đơm bông kết trái. Do đó, trung thành với đặc sủng và tình thần của Đấng sáng lập không có nghĩa là xây dựng một lối sống bảo thủ, võ đoán cũng không phải là khư khư giữ lấy lối sống thuở ban đầu. Trái lại, trung thành chính là luôn phải biết gìn giữ nét đặc thù của nền tảng, căn tính ơn gọi của mình đồng thời phải thích nghi và tiếp thu với bối cảnh hiện tại để làm cho đặc sủng và tinh thần đó luôn phát triển cách sống động, mới mẻ và hiện đại hơn. Như thế trung thành đích thực theo cách nói của triết gia H. Bergson “phải là sự trung thành cách sáng tạo của một cơ thể sống, biết tiếp thu và tiêu hoá những yếu tố lấy từ bên ngoài mà vẫn duy trì được bản chất của mình”.
Quả thế, đặc sủng của dòng là một mầu nhiệm luôn phải biết khám phá, là một ân huệ sống động không chỉ trong quá khứ, nhưng cả ở hiện tại và trong tương lai. Nên khi nói đến trung thành với đặc sủng và tinh thần của Đấng sáng lập là phải đáp ứng được hai chiều kích: Trước hết là lấy đặc sủng và tinh thần của Đấng sáng lập làm nền tảng của ơn gọi đồng thời phải trung thành gìn giữ tinh thần ấy khỏi bị lối sống nông cạn làm cho méo mó lệch lạc. Thứ đến là phải biết làm cho sủng đó được thích nghi cách sống động và phù hợp với môi trường mới. Có như thế thì nó mới có khả năng tồn tại, lớn lên luôn mới mẻ và sinh động. Nếu thiếu chiều kích này thì đăc sủng đó sẽ ơdễ bị coi là già cỗi khó có thể đơm bông kết trái trong môi trường mới. Vậy, phải chăng để cho ơn gọi có thể triển nỏ và đơm bông kết trái thì mỗi người phải có khả năng biết áp dụng đặc sủng và tinh thần của Đấng sáng lập một cách có sáng tạo và năng động trong cuộc sống ?

 

+ Sáng tạo và năng động
Khi nói đến sáng tạo, chúng ta có cảm tưởng là nó trái ngược lại tính trung thơành với nền tảng và nguồn gốc. Nhưng thực ra sáng tạo nói ở đây không phải là một sự phủ nhận với tính trung thành, nguồn gốc và nền tảng, nhưng là làm cho nguồn gốc, nền tảng đó được lớn lên và phát triển tới mức sung mãn của nó. Do đó, ta có thể nói được rằng: sáng tạo và trung thành là hai chiều kích để bảo tồn và phát triển đặc sủng là nền tảng và căn tính của ơn gọi. Nếu thiếu một trong hai chiều kích này thì nền tảng của đặc sủng và căn tính đó sẽ có nguy cơ bị tàn lụi.
Quả vậy, nếu chỉ có trung thành mà thiếu sáng tạo, thiếu thích nghi với bối cảnh cụ thể của hiện tại, thì nó sẽ không có khả năng hội nhập và có nguy cơ suy tàn. Ngược lại, nếu sáng tạo mà không bám chặt vào nguồn gốc, thiêu nên tảng hay chối bỏ nền tảng, căn tính của ơn gọi thì sẽ biến thành một dạng loại nào đó, nếu không muôn nói là bị biên thể, mât gốc. Do đó, khi nói sáng tạo không có nghĩa là làm ra một cai gì hoàn toàn mới để thay thế toàn bộ những cái cũ đã có trưđc đó, nhưng sáng tạo chính là tìm ra những phương cách sống đó làm cho đặc sủng đó có khả năng thích nghi, hội nhập và phát triển tốt trong môi trường hiện tại, nhằm đưa lại những ích lợi thiêng liêng cho các linh hồn. Như vậy, sáng tạo không phải là “phá đổ hoặc thay thế, nhưng là kiện toàn (x. Mt 5,17) hay nói cách khác “là biết lấy từ kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ”, (x. Mt 13, 51).
Để thực hiện được điều này, ngoài sự vững chãi với căn tính, sáng suốt trong hành động, cần phải có khả năng can đảm dám “chia tay” với những tập quán lỗi thời không thích hợp với não trạng và văn hoá của con người hiện tại; phải loại bỏ tính ù lì, ỷ lại và nếp scíng cầu an; đồng thời cần mở ra và hội nhập với thế giới hiện tại.

+ Tránh nếp sống ù lì, ỷ lại và cầu an
Nếu một xã hội mà sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và văn hoá phát triển theo cấp số nhân mà cuộc sống con người tự khép kín, tự an phận ù lì thì tương lai sẽ đi về đâu ? Với một thái độ sống như thế liệu có khả năng hội nhập tốt với xã hội phát triển như thế không? Xét theo quan điểm của tiến hoá: Vạn vật chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt khi chúng có khả năng thích ứng hội nhập được với môi trường sống, nếu không hoà nhập, không thích ứng được với môi trường thì sớm hay muộn rồi cũng bị thoái hoá, bị đào thải. Trong đời sống con người cũng không thoát ra ngoài quy luật đó. Bởi thế lối sống ỷ lại, cầu an thiếu tính năng động và sáng tạo cũng là mốì nguy làm cho nó có thể bị tụt hậu so với đà tiến của thế giới. Vậy đâu là những dấu hiệu xuất hiện của nó? Một trong những cách thức biểu hiện của nó là sự thỏa hiệp với bản thân, trì trệ trong suy tư, lười biếng trong sáng tạo và thiếu sự năng động trong sinh hoạt. Có người sợ không dám thay đổi môi trường sống quen thuộc của mình vì ngại đối diện những vấn đề mới hi thích được sự ổn định trong thời gian, không gian và cả trong việc làm, cho dù phải chấp nhận một đời sống “khiêm tốn” Ca về vật chất lẫn tinh thần để được an cư, khỏi cần phải cố gắng bứt phá. Như đã nói ở trên, khi một xã hội mà tiến bộ được VI von là “nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng” thì bât kỳ sự ù lì ở chỉ số nào, dù thấp hay cao cũng sẽ làm chậm công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của chính bản thân cũng như của cả một tập thể. Bởi vậy, không nên sống với thái độ an nghỉ khép kín; trái lại nên mở ra, hội nhập và không ngừng canh tân sao cho phù hợp với đà tiến của xã hội để không ngừng phát triển và vươn lên. Đây hẳn là điều chính đáng và cần thiết, và cũng là bổn phận của mỗi người trong hội dòng và cộng đoàn mình sống.
Quả thật, dù xét ở phương diện nào, sự ù lì vẫn luôn là một điều cần đặt lại vấn đề, hay nói cách mạnh mẽ hơn, đây là điều cần phải loại bỏ khỏi cuộc nhân sinh, bởi nó thường gây cản trở cho sự phát triển và vươn lên. Thật thế, nếu trong cuộc sổng con người, sự ù lì sẽ không những làm tàn lụi thể xác mà còn làm cho tàn lụi cả tinh thần, suy tư và lý tưởng sống, thì trong linh đạo đời tu cũng thế, thái độ sống thiếu năng động và sáng tạo cũng sẽ làm cho đời sống đó bị èo uột, già cỗi và gây ra những tệ hại to lớn. Do đó, sự triển nở và vươn lên phải là điều cần thiết cho mọi lĩnh vực, trong cuộc nhân sinh. Không riêng gì ngoài xã hội mà cả trong đời sống tu trì cũng thế, đâu đâu cũng cấp bách và cần thiết. Vì tự bản chất không có nếp sống nào là một hiện hữu thiện toàn, hoàn hảo, cố định, nhưng hiện hữu của nó luôn là một cuộc hành trình, một quá trình biên đổi, theo thời gian và không gian để cùng tồn tại, cùng hội nhập cùng phát triển và vươn lên tới mức viên mãn của nó. Vì vậy, không bao giờ chấp nhận nếp sống an phận trong chính nó, trái lại nó phải không ngừng chỗi dậy, không ngừng khám phá và vứơn lên, nếu muốn tồn tại, phát triển và đồng hành với nhân loại. Để được như vậy, cần phải có thái độ can đảm dám liều, dám chỗi dậy, dám từ bỏ những gì không thích hợp để tiến tới, để vươn lên.

+ Can đảm dám từ bỏ những gì không thích hợp
Thật ra để loại bỏ một tục lệ, một thói quen không phải là một chuyện dễ dàng đối với những vị cao niên đã có nhiều năm sống trong cộng đoàn. Bởi các ngài đã được đào tạo, nhào nắn và não trạng đã thực sự cắm sẳuipà .gắn chặt vào trong những tập tục thói quen cũ xưa của. Dòng. Vì thế các ngài thường coi tập tục của các tiền nhân ạhư la chân lý bất biến là nền tảng, khuôn mẫu cần phải được thế hệ sau áp dụng và tuân theo một cách triệt để. Điều này có thể do sự thu hút bởi những thành quả và vinh quang một thời củaơ các bậc tiền bối đã xây dựng, nên cần phải được tỏ lòng kính trọng và tri ân! Là thế hệ kế thừa gia sản thiêng liêng của các bậc cha anh, mỗi người cầơn phải có thái độ kính trọng với các bậc tiền bối là điều hợp lý. Nhưng tôn trọng không có nghĩa là coi nguồn gia sản đó như là đích điểm để chiêm ngắm mà quên mất một điều chính yếu là còn có cả một chặng đường dài đang chờ đợi phía trước, cũng không phải coi nó như là viên ngọc quý để canh giữ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Trái lại, nên coi đó như con đường được vạch ra để cho những người sau tiếp bước. Do đó, mỗi người cần bước đi bằng chính đôi chân, sức lực và khả năng của mình “ở đây và lúc này” chứ không nhất thiết là phải rập theo một khuôn mẫu xa xưa nào đó. Điều này có thể gây nên một sự giằng co giữa hai trường phái “bảo thủ” và “cấp tiến”.
Nhưng thành thực mà nói, cuộc sống không phải là môt thủ bản chỉ nam cũng không phải là một công thức tiền chế luôn phù hợp với mọi người ở mọi nơi và mọi lúc, vì mỗi người là một hữu thể đặc trưng và độc đáo, “bá nhân bá tánh” thât đa dạng và phức tạp. Nên nó biến đổi tuỳ khả năng, não trạng quan điểm và môi ưường văn hoá mà con người hiện hữu, do đó, nếu có những thay đổi cho phù hợp với hiện tại thì chẳng có gì quá đáng. Tuy nhiên, để tránh thái độ giằng co giữa “truyền thống” và “tiến bộ” gây nên sự hoang mang, lo lắng giữa các thế hệ thì cần thực hiện một cách tiệm tiên để làm sao cho dễ am hiểu cảm thông và tạo sự hài hoà trong đời sống.
Cũng cần xác định rằng trong gia sản tinh thần, có các tục lệ, các quy tắc, các phương pháp tập nhân đức… đây không phải là những khuôn vàng thước ngọc, cũng không phải hằng số có một giá trị bất biến. Nhưng đó chỉ là những giá trị mới được tích luỹ và hình thành trong thời gian và không gian, nghĩa là được tạo nên từ những kinh nghiệm sống hằng ngày qua quá trình hội nhập tiếp bước với nền văn hoá mà các vị tiền bối đã sống. Do đó không phải tất cả những gì các ngài đã sống, đã kinh nghiệm lúc ấy là áp dụng cách thích hợp với thế hệ hôm nay. Bởi vì mỗi thời, mỗi nơi và mỗi nền văn hoá con người thường có cái nhìn và quan điểm sống khác nhau. Hơn nữa, mỗi người luôn có một nét đặc trưng, độc đáo khác nhau: khác về tính cách, khác về sở thích, khác về khả năng… nên có những điều đúng cho người này nhưng lại không đúng cho người khác, thích hợp cho hoàn cảnh này nhưng không thể áp dụng cho hoàn cảnh kia… Do đó những kinh nghiệm ấy không phải là khuôn mẫu cho mọi thế hệ rập theo để sống, nhưng chỉ là những con đường được vạch ra cho họ đổì chiếu với cuộc sống hiện tại để rút ra kinh nghiệm và tìm phương cách sống cho chính mình. Chẳng hạn như khi tập nhân đức, không nhất thiết phâi lấy phương pháp, cách sống của người này để làm khuôn áp dụng cho người khác sống. Cha Thomas Merton đã chia sẻ một cách chân thành: “Với tôi, sự thánh thiện hệ tại ở chỗ trở thành chính tôi, còn với bạn sự thánh thiện hệ tại ờ chỗ bạn phải trở thành chính bạn. Như thế, nếu đi đến cùng thì sự thánh thiện của bạn sẽ không bao giờ là sự thánh thiện cua tôi và sự thánh thiện của tôi không bao giờ là sự thánh thiện của bạn. Chúng ta chỉ có chung nhau một điều là ân sủng và đức ái mà thôi”.
Như vậy khi nhìn lại gia sản tinh thần của các bậc tiền nhân, của truyền thống, không nhất thiết là để chúng ta rập khuôn sống theo một cách máy móc, nhưng là để đôi chiếu với cuộc sống hiện tại và đặt ra những câu hỏi như: ở thời ấy, trong hoàn cảnh đó, các vị tiền bốì đã sống, hành động như thế và đã thành công, đã nên thánh. Vậy, đối với tôi, hôm nay trong hoàn cảnh này “ở đây và lúc này” tôi phải sống thế nào? Tôi phải làm gì để không chỉ giữ vững được căn tính ơn gọi mà còn làm cho đặc sủng và căn tính đó được thực sự nhập thế hiện hữu một cách sinh động và phát triển trong môi trường này?
Để thực sự nhập thế vào môi trường hiện tại cần phải trung thành giữ vững nền tảng đặc sủng của Đấng sáng lập nhưng cũng cần tránh thái độ trung thành một cách bảo thủ quá khích, thay vì xây dựng con đường để tiến lên thì lại xây dựng bức tường để phòng thủ và cuối cùng lại tự giam hãm mình trong đó. Như vậy nhập thể, nhập thế vào môi trường, văn hoá xã hội cũng có nghĩa là sống hoà hợp với xã hội, hoà hợp đế hoà đồng, nhưng hoà đồng không có nghĩa là đồng hoá mình với nếp sống của xã hội văn hoá đó. Bởi vì chúng ta “tuy sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian” (x. Ga 17,14). Vì thế cần loại bỏ tất cả những gì không thích hợp với đặc sủng tinh thần linh đạo của Đấng sáng lập và căn tính ơn gọi mình. Để giữ vững được điều này, mỗi một cá nhân cần cố gắng trau dồi cả đạo đức lẫn kiến thức, có bản lĩnh để trong mọi tình huống, luôn phải ỷ thức được cái “tôi là” và cái “tôi phải làm”. Ý thức được cái thực tại mình sống, ý thức được cân tính, sứ mạng, chỗ đứng ơn gọi và bổn phận của mình trong cộng đoàn và xã hội với tất cả tinh thần trách nhiệm. Được như thế thì hướng đời tu về tương lai trong tinh thần thích nghi hôi nhập với xã hội mới có giá trị và ý nghĩa.

+ Mở mang, hội nhập, thích nghi với thế giới và xã hội.
Người ta thường nói: “Con người là tinh thần nhập thể, là một ý thức nhập thể” do đó nó phải hiện hữu trong một khoảng thời gian, không gian, môi trường và văn hoá nhất định, phải chịu ảnh hưởng, chịu nhào nắn bởi quy luật của xã hội hiện tại. Nên khi sống trong một xã hội không ngừng phát triển thì cho dù đang ở trong môi trường nào, địa vị hay cấp bậc nào, con người cũng cần phải tỉnh thức, sống hoà nhập với đà tiến của môi trường xã hội đó. Đây không phải là nếp sống đua đòi chạy theo “mốt”, cũng không phải là xu thời, phóng khoáng, nhưng là một quy luật của sự sống còn để hiện hữu, để tồn tại, thích nghi, phát triển và vươn lên. Thật vậy, sống mà không vươn lên, không mở mang ra với thế giới bên ngoài thì sớm hay muộn gì cũng sẽ bị suy thoái. Nhưng có điều là cách thức tiếp xúc mở mang và giao lưu với thế giới bên ngoài như thế nào? Bởi vấn đề có tính quy luật cơ bản của đời sống con người, đó là những tiếp cận tốt kết quả sẽ tốt, ngươc lai nếu tiếp cận xâu kết quả sẽ xấu. Nhìn vào đời sống hôm nay chúng ta thây những loại hình văn hoá, các phương tiện kỹ thuật cũng dân được đưa vào sử dụng rộng rãi, phổ biến trong cuôc sống như là những phương tiện để học tập, làm việc hoặc giải trí. Chẳng hạn các loại máy móc như: Vi tính, USB, Mp3, Mp4, … hoặc các phương tiện truyền thông như sách báo, điện thoại, Internet… Đây là những dụng cụ rất hữu ích, nhưng nó cũng như con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng sẽ rất hữu ích và giá trị. Nhưng nếu không biết sử dụng, sử dụng mà thiếu cẩn thận hoặc lạm dụng, sai mục đích sẽ rất nguy hiểm. Sự nguy hiểm đang ở sát ngay bên mình, ngay trong tầm tay, nếu không cẩn thận thì sẽ bị tấn công bất cứ lúc nào không hay biết. Nhưng cũng có những lúc sự nguy hiểm xem ra còn ở xa, nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, có thể ví nó như những cơn sóng ngầm cứ âm thầm ngày đêm đục phá từ trong lòng sâu mà không ai ngờ, nhưng khi phát hiện được thì đã quá trễ. Nếu thiếu cẩn trọng thì đời sống không chỉ bị tục hoá trong cách sống, nhưng còn có nguy cơ bị tục hoá cả đời sống nội tâm. Có thể nói rằng nó là những cơn khủng hoảng mang tính thầm lặng nhưng lại hiểm nguy.
Do đó, điều đầu tiên để hội nhập là cần xác định được rõ cái nào là tốt, là tiến bộ, hiện đại và phù hợp với căn tính và ơn gọi của mình, cái nào là lai căng học đòi bắt chước vụng về nông cạn, không thích hợp với căn tính và ơn gọi của mình. Thật ra khi đối diện với những phát triển quá nhanh và đa dạng của xã hội, sự thâm nhập và tác động của những cái mới, cái lạ làm cho ta dễ lầm lẫn tốt xấu, lắm khi có những vân đề mang tính thực dụng mà mình lại lầm tưởng là thực tế, do đó sự chọn lựa rất dễ sai lầm. Vì thế, để phân định được thực hay ảo, đúng hay sai thì đòi hỏi nơi mỗi người phải cố gắng học hỏi, có kiến thức vững chắc, luôn tỉnh táo và đặc biệt cần có bản lĩnh, phải nắm vững được căn tính ơn gọi của mình để không bị những chước cám dỗ của cơn lốc của chủ nghĩa hưởng thụ lôi kéo “làm cho xiêu bên phải vẹo bên trái” (x. lMcb 2, 22). Được như thế thì sự mở mang giao lưu hội nhập tiếp nhận xã hội mới có giá trị giúp cho đời sống và ơn gọi của mình được phát triển tốt hoà nhập được với đà tiến của xã hội. Ngược lại, nếu người không có bản lĩnh, không có kiến thức, không nắm vững đươc căn tính bản chất ơn gọi của mình thì rất dễ lầm lạc, thay vì tiếp cận để học hỏi để phát triển thì lại bị mất gốc bị tha hoá.

Tóm lại: Sự mở mang với thế giới bên ngoài là một đòi hỏi khách quan, một quy luật cần thiêt cho sự tồn tại và phát triển. Nhưng điều kiện cần thiết cho sự mở mang trước hết là mỗi người phải biết lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần xuyên qua sự hướng dẫn của mẹ Giáo Hội, qua luật Dòng và cần phải có đời sống nội tâm, thấm nhuần linh đạo và căn tính của ơn gọi mình đang sống, đồng thời cũng cần có nhân cách, có kiến thức, để nắm vững được cái “tôi là” và cái “tôi phải làm”. Tức là nắm vững được bản chất căn tính ơn gọi của mình thì dù sống ở môi trường nào đi nữa thì mình vẫn luôn là mình. Như thế sẽ đứng vững được trong mọi hoàn cảnh, sẽ không bao giờ bị đồng hoá, không bị hoà tan.

Kết luận
Một cách nào đó ta có thể nói được rằng: nhờ Chúa Thánh Thần, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa đã nhập thể nơi lời con người, đã hiện hữu trong thời gian, không gian và văn hoá nhân loại. Lời đó cũng đã linh hứng nơi Đấng sáng lập của hội dòng, qua vị này, Thiên Chúa nói với con người và mời gọi con người đi thực thi sứ mạng của Ngài trong một khoảng thời gian, không gian và văn hoá cụ thể. Chính lời mời gọi này là dặc sủng làm nên đặc tính riêng biệt, làm nên căn tính-của mỗi dòng. Do đó cuộc đời, tinh thần của Đấng sáng lập và cuộc sống các môn đệ của ngài là một cách đáp trả lại lời mời gọi đó. Vì thế lời đáp trả này sẽ thực thi cách đúng đắn và có giá trị cứu thế khi họ thực thi sứ mạng một cách trung thành nhưng đầy tính năng động và sáng tạo, biết làm cho đặc sủng đó được nhập thể vào trong môi trường văn hoá hiện tại để có thể phát triển và trổ sinh hoa trái. Nghĩa là áp dụng và sống đúng với căn tính và ơn gọi của mình trong khi hoà nhập vào môi trường sống theo sự hướng dẫn của Chũa Thánh Thần và giáo huân của Giáo Hội xuyên qua luật dòng và các vị phụ trách một cách sáng suốt, linh động và đầy sáng tạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hạt Giống Chiêm Niệm số 32: Cầu Nguyện Đan Tu

CẦU NGUYỆN ĐAN TU Số 32 – Tháng Giêng năm 2024 ĐÔI LỜI ... Kính thưa quý độc giả, Như chúng ta đã biết, cầu nguyện là hành...

Hạt Giống Chiêm Niệm số 31: Hướng Vọng Trời Cao

 Số 31 – Tháng 7 năm 2023 Lời ngỏ Kính thưa quý độc giả, Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày qua đời của cha Biển Đức...

Hạt Giống Chiêm Niệm số 29: Tứ Hải Giai Huynh Đệ

Số 29 – tháng 07 năm 2022 Cùng Độc giả, Các sinh hoạt của Ban Biên Tập Nội San Hạt Giống Chiêm Niệm (HGCN) của Hội...

Hạt Giống Chiêm Niệm số 30: Một Đi Chung Cùng Nhau

LỜI NGỎ   Kính thưa Quí Độc Giả! Nội san Hạt Giống Chiêm Niệm số 30 phát hành vào tháng Giêng năm 2023 này mang chủ đích...

Giới Thiêu nội san “HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM” (Viện phụ Dominico Phạm Văn Hiền)

  NỘI SAN   HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM     LỜI GIỚI THIỆU      ...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 1: NGUỒN SUỐI CHIÊM NIỆM

    HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM       Nội...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 2: HƯƠNG VỊ LỜI CHÚA

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 3: THAO THỨC

  HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san linh đạo...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 4: Những Nẻo Đường Sống Đạo

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM     Nội san linh đạo đan tu   NHỮNG NẺO ĐƯỜNG SỐNG ĐẠO   Số 4 tháng 7 năm 2007 LỜI NÓI ĐẦU     Một người nọ hỏi...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 7: Thử Thách

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san linh đạo...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 8: Trong Lòng Giáo Hội

  HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san linh đạo...

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM số 9: Dám Đối Diện

HẠT GIỐNG CHIÊM NIỆM      Nội san linh đạo...