Thứ Ba, 30 Tháng Tư, 2024

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38

Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng”

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi khi Thiên Chúa muốn tuyển chọn ai cộng tác với Ngài, thì Ngài đặt cho họ một tên mới chẳng hạnh như: Apram → Apraham để kêu gọi ông làm tổ phụ nhiều dân tộc (x. St 17,5; Rm 4,7), Xarai → Xara khi cho bà làm mẹ chư dân (x. St 17,15-16). Simon → Phêrô khi đặt ông lãnh đạo Giáo Hội (x. Mt 16,8; Ga1,42). Cũng vậy, trong biến cố Tuyền tin, Thiên Chúa qua miệng tổng lãnh thiên sứ Gápriel đã gọi Đức Maria bằng tên mới: “Bà đầy ơn phúc”– “Kính chào Bà đầy ân phúc” (Lc 1,28), để chọn Đức Maria vào một phận vụ có ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại đó là làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Vậy, Đức Maria đã có thái độ như thế nào trước lời đề nghị này?

Đức Maria đã tỏ ra bối rối như Tin mừng. Không bối rối sao được trước một ân huệ cao cả là được làm Mẹ Đấng Cứu Thế, là điều rất đỗi vinh quang mà hầu hết các phụ nữ Do thái đều ước ao mong chờ. Là một tín hữu Do thái nhiệt thành sống đạo, hẳn Mẹ Maria vẫn luôn cầu xin Đấng Thiên Sai ngự đến cứu dân tộc của Mẹ. Nhưng có lẽ chưa bao giờ Mẹ dám xin cho mình được làm thân mẫu Thiên Chúa. Ước mong của Mẹ là sống trọn đời đồng trinh để chuyên chăm phụng sự Thiên Chúa mà thôi.

Thế mà nay, thiên thần Truyền tin cho Mẹ sẽ sinh con mà vẫn còn đồng trinh; một điều hết sức nghịch lý, hết sức ngược đời, không thể nào hiểu nổi. Mặc dù Mẹ đã đính ước với Giuse nhưng các ngài chưa từng chung sống, biết giải thích thế nào về bào thai, ai sẽ tin rằng do quyền năng của chúa thánh thần? Giuse sẽ nghĩ về bào thai như thế nào, khi luật Môsê tuyên phạt ném đá những phụ nữ ngoại tình? Thật là một mớ tơ vò ngổn ngang trong tâm trí Mẹ.

Đặt mình vào hoàn cảnh của Mẹ Maria lúc đó, chúng ta mới phần nào hiểu nỗi bối rối, hãi hùng của Mẹ. Thế nhưng mà, dù có bối rối lo sợ Mẹ vẫn tin vào lời Thiên Chúa truyền dạy. Mẹ vẫn can đảm “xin vâng” với kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, với thái độ khiêm hạ: “Này tôi là tôi tá Chúa tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” (Lc 1,38). Thánh Giáo phụ Origene nhận xét: “Với lời đáp đó Đức Maria như muốn thưa lên với Thiên Chúa: Này con đây, con là bảng viết, xin văn nhân cứ viết những điều Người muốn, xin Chúa của vạn sự dùng con theo tôn ý của Người”. 

Đàng khác, khi đối chiếu biến cố Truyền tin cho ông Dacaria, và biến cố Truyền tin cho Đức Maria chúng ta sẽ nhận biết rõ hơn lòng tin tưởng khiêm hạ của Đức Mẹ. Trong khi Dacaria cần một dấu chỉ để tin:“Dựa vào đâu mà tôi biết được điều đó? Tôi đã già và vợ tôi đã cao niên” (Lc 1,18), thì Trinh nữ Maria chỉ muốn biết cách thức để thi hành ý Thiên Chúa như thế nào: “Việc ấy sẽ xảy ra như thế nào? Vì tôi không biết đến người nam” (Lc 1,18.34). Thánh Augustinô giải thích rằng: “Đức Maria tìm hiểu cách thức, chứ không nghi ngờ về sự toàn năng của Thiên Chúa”. Bởi thế, lời Fiát của Đức Maria là lời diễn tả lòng tin trọn vẹn vô điều kiện. Với sự ưng thuận của Đức Trinh Nữ Maria, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người cứu độ chúng ta.

Là những kitô hữu đang lữ hành nơi dương thế này, chúng ta không tìm đâu được một gương mẫu hoàn hảo như Mẹ Maria, bởi vì Mẹ cũng đã từng trải qua những gian nan trong cuộc sống hằng ngày như hết thảy chúng ta. Cho nên Mẹ thấu hiểu từng hoàn cảnh của mỗi người chúng ta. Do đó, mà nhiều lần, ở nhiều nơi Mẹ đã hiện ra an ủi các con cái Mẹ, người tin đạo cũng như người ngoại đạo.

Ước gì chúng ta siêng năng chạy đến với Mẹ, lần chuỗi mân côi cầu khấn Mẹ, xin Mẹ dìu dắt mỗi bước trên đường đời đầy chông gai của chúng ta, đặc biệt chúng ta cùng noi gương Mẹ luôn suy niệm và can đảm thực hành lời Chúa truyền dạy trong cuộc sống hằng ngày: “Này tôi là tôi tá chúa tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18: Chúa Giêsu – Mục Tử của các mục tử

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18 Chúa Giêsu Mục Tử Của Các Mục Tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để diễn tả mối...

Chúa Nhật IV PS, B, Ga 10,11-18: Đan sĩ với sứ vụ mục tử

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH ĐAN SĨ VỚI SỨ VỤ MỤC TỬ (Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18) M. Mazzarello, CĐ Phước Thiên Phụng vụ...

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31: Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời

Chúa Nhật II – Kính Lòng Chúa Thương Xót, Ga 20,19-31 Chúa Ấp Ủ Tôi Suốt Cả Cuộc Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm...

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS - B NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA (Ga 20,19-31)   Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước Không có điều gì...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: Chúa đã sống lại thật, Alleluia!

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9 Chúa Đã Sống Lại Thật Alleluia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc các bài báo về những vụ án hình sự...

Chúa Nhật Phục Sinh, Ga 20,1-9: “Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Người đã phục sinh”

“CHÚA GIÊSU ĐÃ CHIẾN THẮNG TỬ THẦN, NGƯỜI ĐÃ PHỤC SINH” (Ga 20,1-9) Vp. Bảo Tịnh, Phước Lý  Chúa Giêsu đã phục sinh. Đó là trọng tâm...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Chúa Giêsu đã chết một cái chết đau đớn trong tâm hồn

CHÚA GIÊSU ĐÃ CHẾT MỘT CÁI CHẾT ĐAU ĐỚN TRONG TÂM HỒN (Mc 14,1-15,47)  M. Galgano Trần Quốc Toàn Tin mừng hôm nay tường thuật cho chúng...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47: Tình trung tín – Tình phản bội

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 14,1-15,47 Tình Trung Tín - Tình Phản Bội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thiên Chúa luôn yêu thương con người...

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B, Mc 11,1-10: Người tôi tớ của Thiên Chúa đi vào con đường khổ nạn

NGƯỜI TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA ĐI VÀO CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN  M. Gioan XXIII Tấn, Phước Lý  Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh...