Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

XAO XUYẾN & NIỀM TIN

XAO XUYẾN & NIỀM TIN

Chủ Nhật V Phục Sinh, Năm A: CV 6:1-7; 1 Ph 2:4-9; Ga 14:1-12.

M. Vinh-sơn-liêm Nguyễn Văn Hòa

        Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta “đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy ”. Đó là câu nói khởi đầu trong bài Tin Mừng hôm này mà Chúa Giêsu khuyên bảo chúng ta. Vậy chúng ta thử hỏi: điều gì làm cho con người chúng ta xao xuyến? Và nếu tin vào Thiên Chúa và tin Ngài, thì cuộc sống trần thế của chúng ta có hết bị lo âu xao xuyến trước những hoàn cảnh của cuộc sống không?

        Là con người thì có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm nhận được ít nhiều về những lo âu, những xao xuyến. Đặc biệt chúng ta đang sống trong một thế giới bất ổn, nhất là đang trải qua một cuộc khủng hoẳng về đại dịch coronavirus. Người Miền Tây chúng ta thì trải qua những ngày tháng hạn hán lịch sử…. ít nhiều làm cho chúng ta cảm thấy lo âu.  Âu lo về ảnh hưởng công ăn việc làm, về tương lai của cuộc sống, và sâu xa hơn nữa là lo âu cho sự tồn vọng của thế giới và cho cả mạng sống nữa. Có thể nói, dẫu không ai muốn, nhưng lo âu hay xao xuyên luôn đeo đuổi chúng ta như là một phần của cuộc sống. Vậy hôm nay chúng ta tự hỏi: với thân phận mỏng giòn –sinh- lão- bệnh- tử, trước những thiên tại, những khủng hoảng, những bất ổn xẩy ra triền miên như thế, đâu là yếu tố giúp chúng ta không bị lo âu xao xuyến nhưng đứng vững trước những khó khăn, những u ám của cuộc sống như thế?

            Có thể nói, điều làm cho chúng ta lo âu và xao xuyến nhất, xét cho cùng không phải là chúng ta yếu đuối mỏng giòn của kiếp người: sinh –lão – bệnh- tử, cũng không phải là những khó khăn do ngoại cảnh tạo ra như thiên tai, dịch bệnh, hay xã hội bất ổn… mà là những vấn đề sâu xa và mang tính chất quyết định hơn nhiều đó là những vấn để mang tính chất tôn giáo và triết lý. Quả vậy, thông thường người ta nghĩ rằng cái làm cho người ta lo sợ và buồn chán nhất đó là cái chết, chính cái chết làm cho người ta mất hết ý nghĩa của cuộc sống này. Thế nhưng cái làm cho con người ta sợ hãi nhất không phải là cái chết mà là cái chết có ý nghĩa gì? Chết rồi đi đâu? Vì muốn hay không, thích hay không thích, lo âu hay không lo âu thì tất cả mọi người điều chết hết. Do đó chính ý nghĩa của cái chết, hay nói đúng hơn chết rồi sẽ đi đâu, mới là chìa khoá giúp người ta giải quyết vấn đề lo âu xao xuyến trước các vấn đề của cuộc sống.

          Nếu chúng ta coi cuộc đời như là một cuộc hành trình thì điều làm cho chúng ta lo lắng nhất không phải là lộ trình của cuộc đời này dài hay ngắn, hay những gì sẽ xẩy ra trên cuộc hành trình này…. Mà điều là quan trọng, làm cho chúng ta bận tâm nhất là: cái đích của cuộc hành trình này là gì?  Hướng đi của nó ra sao? Nó khó hay dễ và ai sẽ giúp mình để đạt tới cái đích điểm đó? Một khi đã biết chắc đích điểm, hướng đi và ai sẽ đồng hành giúp mình trên lộ trình đó, thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn lo lắng hay xao xuyến gì nữa. Đó là lý do tại sao khi kêu gọi chúng ta “Anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”, Chúa Giêsu không chỉ nói suông, nhưng liền sau đó Ngài nói: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều ch ở, …. vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” Như thế, là người Kitô hữu, chúng ta biết rõ ý nghĩa và đích điểm của cuộc đời này là gì, đó chính là Thiên Chúa, là được trở về với Chúa, nơi mà Chúa Giêsu đã đi trước để chuẩn bị cho chúng ta và đang chờ đợi chúng ta. Một khi đã biết rõ được ý nghĩa và mục đích, đó sẽ như là động lực giúp chúng ta dễ dàng vượt qua những khó khăn hay những thử thách trong suốt hành trình của cuộc đời.

        Trên nguyên tắc là như thế, nhưng có phải hễ tin vào Đức Kitô là chúng ta hết mọi lo âu xao xuyên không? Một thực tế cho thấy đó là, mặc dầu tin vào Thiên Chúa, tin vào Đức Kitô nhưng trong chúng ta ít nhiều ai cũng có kinh nghiệm về những lo âu, những lúc xao xuyến trong cuộc đời này. Như vậy, ngay cả khi biết rõ ý nghĩa và đích điểm của cuộc hành trình là gì rồi thì cũng không vì thế mà hành trình dương thế của chúng ta không còn chút lo âu xao xuyến gì cả. Tại sao? Thưa vì qua đức tin, chúng ta biết ý nghĩa của sự sống và cái chết. Nhưng một thực tế là đức tin của chúng ta không luôn luôn mạnh mẽ vững vàng như nhau. Hình ảnh một Phêrô cho chúng ta thấy, có những lúc hùng hổ tuyên xưng đức tin vào Chúa, quyết theo Thầy đến cũng, nhưng cũng chỉ trong một đêm đã thay đổi hoàn toàn từ chỗ bảo vệ Chúa đến việc chối Chúa. Có thể nói hình ảnh của Phêrô cũng chính là hình ảnh của mỗi chúng ta. Phải nói rằng bao lâu còn phải lên đường, còn phải lên đường trong hành trình dương thế thì bấy lâu còn phải đối diện với những khó khăn, và do đó vẫn còn đó những lo âu xao xuyến. 

         Mặc dầu những khó khăn trong cuộc đời này- nhiều khi làm cho chúng ta phải lo âu, phải xao xuyên, nhưng đó lại là cơ hội để chúng ta thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa và sự xác tín của chúng ta vào Chúa Giêsu trong từng giây phút của cuộc sống. Vì niềm tin mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hôm nay không phải là một niềm tin trên môi miệng, mà là một niềm xác tín thể hiện qua thời gian với những hoàn cảnh cụ thể của hành trình cuộc sống. Tức là một niềm tin mang tính chất hiện sinh được thể hiện trong mọi hoàn cảnh, trong từng giây phút của cuộc sống trên trần thế này. Mà chúng ta biết, thế gian không phải thiên đàng, do đó cuộc hành trình trần thế là một cuộc hành trình gian khó đòi hỏi phải chịu khó, phải có gắng và hy sinh. Chúa không hứa hay nói cho chúng ta đây là một hành trình dễ dàng không có chông gai. Trái lại Ngài còn cho biết đó là những con đường hẹp, con đường của thập giá, đòi hỏi phải chiến đấu mỗi ngày: ngày nào có cái khổ của ngày đó. Cũng giống như Chúa Giêsu, một khi đã mang kiếp người, thì Ngài cũng phải trải qua hành trình dương thế với những gian khổ, và cũng có lúc phải lo âu xao xuyên như trong vườn cây dầu trước khi bước vào cuộc khổ nạn…

          Hành trình dương thế là hành trình gian khó như thế, như Chúa Giêsu nói: ngày nào có cái khổ của ngày đó. Và do đó ít nhiều luôn cũng có những lúc buồn chán lo âu hay xao xuyến. Nhưng với ơn Chúa và sự đồng hành của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ không vì đó mà bị vấp ngã nữa. Trái lại, một khi đã xác tín được ý nghĩa và cùng đích của cuộc đời này rồi thì nhiều khi những khó khăn hay gian khổ đó lại là động lực để chúng ta hăng say hơn để không ngừng tiến lên trong cuộc hành trình này. Quả vậy, nhìn vào lịch sử của Giáo Hội nói chung, cũng như tiểu sử của các thánh, chúng ta thấy hành trình của Giáo Hội luôn là một hành trình giữa sóng gió. Trải qua hơn 2 ngàn năm, rất ít khi chúng ta được nhìn thấy con thuyền Giáo Hội lướt đi một cách êm ái nhẹ nhàng trên những đại dương mênh mông phẳng lặng hay trong nhưng dòng sông êm đêm thơ mộng. Trái lại con thuyền đó luôn phải đương đầu trước những phong ba bão tố qua mọi thời đại mà có lúc tưởng chừng như Chúa Giêsu đang ngủ – mặc dầu đang nằm trên thuyền đó- để các môn đệ phải lo âu hốt hoảng một mình! Rồi tiểu sử của các thánh cũng minh chứng cho chúng ta thấy điều đó. Hỏi có vị thánh nào mà không phải trải qua đau khổ? Cũng như hành trình dương thế của Chúa Giêsu là phải trải qua đau khổ rồi mới tới vinh quang, thì chúng ta hay các thánh cũng vậy, vì trò không hơn Thầy, các ngài cũng đã phải trải qua những lo ây xao xuyến, những khó khăn trên hành trình của cuộc đời này để đến được nơi mà Chúa Giêsu đã đi trước, đã dọn sẵn và đang chờ đời các ngài.

           Vậy theo gương các thánh, và trước lời mời gọi của Chúa Giêsu “Anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”, chúng ta cũng hãy can đảm, hay tin tưởng vào Thiên Chúa Cha như là cùng đích của cuộc chúng ta; và nhất là tín thác vào Chúa Giêsu như là Đường và cũng là Người Đồng Hành với chúng ta trên hành trình tiến về nhà Cha. Một hành trình có thể vui ít khổ nhiều, nhưng điều quan trọng là niềm vui chiến thắng phía trước chắc chắn đang chờ đời chúng ta nếu chúng ta một lòng tin tưởng vào Thiên Chúa và tín thác vào Đức Kitô.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

VÂNG LỜI THẦY – Cứ ra khơi, thả lưới bắt cá ( Is 6,1-2a.3-8; 1Cr 15,1-11; Lc 5,1-11)

Vâng lời là một hành vi mang tính nhân bản và nhân linh của con người, cho nên việc con cháu cần biết vâng...

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...