Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Chúa nhật XXIX Thường Niên, C: “CHỈ CẦU NGUYỆN THÔI LIỆU ĐÃ ĐỦ?” (Ân Tâm – Phước Vĩnh)

 
CHỈ CẦU NGUYỆN THÔI LIỆU ĐÃ ĐỦ ?
 
x. Xh 17,8-18; 2Tm 3,14-4,2; Lc 18,1-8
 
Như chúng ta đã biết, linh đạo dòng Biển Đức, Xitô là lao động và cầu nguyện. Vào thời cha thánh Biển Đức lập dòng, hay ba Cha Thánh lập dòng Xitô, linh đạo lao động và cầu nguyện được nhiều người đón nhận. Bởi thời đó (thế kỷ thứ IV đến XII) khoa học kĩ thuật chưa phát triển, tâm thức của con người thời đó khác với thời nay. Nhưng ngày hôm nay, đã không ít người đặt vấn đề về giá trị với Giáo Hội cũng như xã hội của hai dòng Biển Đức và Xitô. Vì chúng ta đang sống trong thế giới đòi hỏi hiệu năng. Người ta đòi hỏi mọi thứ, mọi việc làm phải có hiệu năng và có lợi. Trong khi đó, người ta khó thấy được giá trị từ việc cầu nguyện của các đan sĩ. Còn lao động của các đan sĩ (tại Việt Nam) chắc gì đã giúp được người khác. Hơn nữa, tâm thức của con người ngày nay cũng thay đổi. Họ muốn mọi thứ đều phải nhanh, thức ăn nhanh, tàu nhanh, máy tính, điện thoại…đều phải có tốc độ cao. Ngược lại, việc cầu nguyện không phải lúc nào cũng có hiệu quả tức thì. Từ đó, không ít người đã hơn một lần đặt vấn đề:
Tại sao phải cầu nguyện?
Cầu hỏi này, được thánh John Paul II trả lời với ba lý do sau:
 
1. Chúng ta phải cầu nguyện, trước hết, là vì chúng ta là tín hữu:
Thật vậy, cầu nguyện là vì nhận biết những giới hạn và lệ thuộc của chúng ta: chúng ta đến từ Chúa, chúng ta sống nhờ Chúa và chúng ta sẽ trở về với Chúa. Do đó, chúng ta phải trao phó chúng ta cho Người, là Đấng Tạo Dựng và Cứu Chúa của chúng ta, với một lòng tín thác trọn vẹn… Trước hết cầu nguyện là một hành vi hiểu biết, tâm tình khiêm tốn và biết ơn, một thái độ tin yêu phó thác nơi Đấng vì yêu thương đã ban cho chúng ta sự sống. Cầu nguyện là một cuộc đối thoại nhiệm màu, nhưng có thực, với Thiên Chúa, một cuộc đời diễn ra trong tin cậy và yêu mến.
 
2. Vì là Kitô hữu, nên chúng ta còn phải cầu nguyện như Kitô hữu nữa:
Thật vậy, đối với Kitô hữu, việc cầu nguyện mang một sắc thái đặc thù là thay đổi bản chất và giá trị của cầu nguyện. Kitô hữu là môn đệ của Đức Giêsu, là người tin nhận Đức Giêsu là Ngôi Lời nhập thể, là con Thiên Chúa xuống trần gian giữa loài người chúng ta. Với tư cách là một người, cuộc đời của Đức Giêsu là đời cầu nguyện liên lỷ, một hành vi liên tục kính thờ và yêu mến Cha, và rồi cao điểm của cầu nguyện là hiến tế thập giá, tiên báo qua bữa Tiệc Thánh cuối cùng trong nhà Tiệc Ly và truyền lại qua các thế hệ bằng thánh lễ. Thế nên, người Kitô hữu biết lời cầu nguyện của mình là Chúa Giêsu, mọi lời cầu nguyện của mình đến từ Chúa Giêsu, chính Ngài cầu nguyện trong chúng ta, với chúng ta, và cho chúng ta. Tất cả những ai tin vào Thiên Chúa đều cầu nguyện, những người Kitô hữu cầu nguyện trong Chúa Kitô: Chúa Kitô là lời cầu nguyện của chúng ta…!
 
3. Cuối cùng, chúng ta phải cầu nguyện vì chúng ta yếu đuối và tội lỗi.
Cần phải khiêm tốn và thành thật nhận thức rằng chúng ta là những tạo vật hèn kém, với những ý nghĩ mơ hồ, hay thay đổi và yếu đuối, luôn cần nhận được nâng đỡ và an ủi. Cầu nguyện ban sức mạnh để theo đuổi lý tưởng cao cả, gìn giữ đức tin, cậy, mến, trong sạch, quảng đại; cầu nguyện mang lại can đảm để thoát khỏi tình trạng ù lỳ, và dần dần nếu chẳng may đã nhường bước cho cám dỗ và yếu đuối; cầu nguyện soi sáng để thấy và thẩm định các biến cố đời sống riêng tư mình và cả lịch sử trong viễn tượng cứu độ của Thiên Chúa và của đời đời. Thế nên, đừng bao giờ các con bỏ cầu nguyện! Đừng để một ngày nào qua đi mà chúng con không cầu nguyện một ít.
Ngoài những lý do mà thánh Giáo Hoàng John Paul II đưa ra, người viết cũng nhận thấy một lý do cũng rất quan trọng. Đó là “ngôn ngữ”. Thật vậy, ngôn ngữ giúp người ta thông tri cho nhau những thông tin, đồng thời làm cho người khác hiểu mình và mình hiểu người khác. Cũng thế, cầu nguyện là “ngôn ngữ” để giúp con người biết Thiên Chúa, để Thiên Chúa “hiểu” con người qua những lời họ cầu xin, chúc tụng… Cầu nguyện cũng giúp con người thỉnh ý Thiên Chúa, biết Thiên Chúa muốn mình làm gì. Cũng qua lời cầu nguyện liên lỉ, Thiên Chúa biết ai là con, là môn đệ của Người. Như trong ngày Con Người ngự đến, người có thấy được ai còn lòng tin để cầu nguyện nữa không!
Mỗi người sẽ thấy những lý do để cầu nguyện. Nhưng có một điểm chung, người Kitô hữu cần cầu nguyện. Vậy chúng ta phải cầu nguyện như thế nào?
Chúa Giêsu kể dụ ngôn “Quan tòa bất chính”, để nhắn nhủ chúng ta cầu nguyện không ngừng, đừng nản chí. Vì nếu quan tòa bất chính mà còn phải xét xử cho bà góa nghèo không nơi nương tựa, không của cải lo lót, chỉ vì lý do rất ích kỷ (bà ta quấy rây) thì Thiên Chúa nhân hậu, từ bị, công bình lại không trả lại công bằng cho chúng ta sao? Nhưng có phải vì thế mà chúng ta chỉ cầu nguyện mà không hành động? Có câu chuyện như sau:
 
Có ba người bị kẹt trong một căn phòng tối tăm và chẳng có cửa gì cả. Họ làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bế tắc này?
– Người thứ nhất là một nhà văn. Anh không có đức tin. Anh ngồi đấy và luôn miệng nguyền rủa.
– Người thứ hai là một tín hữu sốt sắng. Anh đã quì gối cầu nguyện rất lâu, sau đó ngồi xuống chờ phép lạ.
– Người thứ ba cũng là một tín hữu làm nghề thợ xây, vừa đạo đức vừa thực tế. Sau khi cầu nguyện, anh lấy từ túi đồ nghề ra một cây búa và một chiếc đục, rồi bắt đầu đục tường. Công việc rất lâu lắc và cực nhọc. Bụi bắn vào mặt anh, vào cả mắt anh. Mồ hôi anh nhễ nhại. Nhưng anh vẫn kiên trì đục. Thỉnh thoảng dừng lại nói “Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con”.
Đang lúc đó người thứ nhất vẫn ngồi ở một góc, vừa hút thuốc vừa nguyền rủa; người thứ hai ở một góc khác tiếp tục cầu nguyện.
Cuối cùng người thứ ba đã mở được một lỗ lớn trong vách tường và cả ba người đã thoát ra khỏi căn phòng.
Bỏ qua thái độ của người thứ nhất, vì anh ta không cầu nguyện, nên miễn bàn về cách cầu nguyện. Chúng ta nói về thái độ của người thứ hai và người thứ ba. Người thứ hai cầu nguyện mà không hành động. Thế mà cầu nguyện không thể thay cho mọi việc. Nếu nói chỉ cần cầu nguyện mà không hành động, đó chỉ là lời biện minh của những kẻ lười biếng, hay một thứ tôn giáo an nhàn và bệnh hoạn. Với Kitô giáo chúng ta có một lý lẽ mạnh mẽ để phản bác thái độ này. Đó chính là Đức Giêsu. Nếu cầu nguyện mà không cần hành động thì Đức Giêsu không cần xuống thế. Ngài ở Thiên Đàng, ngự nơi cung lòng Chúa Cha, gần gũi như thế không phải Chúa Cha dễ nhậm lời hơn sao?
Trái lại, Đức Giêsu đã nhập thể để dạy chúng ta cầu nguyện phải đi với hành động. Cầu nguyện để thỉnh ý Thiên Chúa, để biết Ngài muốn chúng ta làm gì, để xin ơn Ngài phù trợ chứ không phải để Ngài làm thay chúng ta. Chính Đức Giêsu cũng đã làm như vậy. Trước khi chọn các tông đồ, Ngài đã cầu nguyện để biết Chúa Cha chọn ai. Trước khi vào cuộc khổ nạn người đã cầu nguyện và đã có thiên sứ đến an ủi Ngài… Đức Giêsu đã cầu nguyện và hành động.
Khi nói cầu nguyện phải đi với hành động cũng chính là hai khía cạnh tin và hành động. Cầu nguyện thì phải tin, nhưng tin thì phải hành động để biết điều mình tin. Nếu đức tin không hành động là đức tin chết, thì cầu nguyện không hành động là một lời cầu trống rỗng. Mẹ Têrêxa Calcuta từng nói: “Nếu chúng ta cầu nguyện chúng ta sẽ tin, nếu chúng ta tin chúng ta sẽ yêu, nếu chúng ta yêu chúng ta sẽ phục vụ”. Nhưng chúng ta cũng có thể nói về một sự hỗ tương như H. Cousin kết luận: “Đề tài cầu nguyện liên hệ với đề tài lòng tin, lòng trung thành. Sự liên hệ ấy rất cụ thể và bền chặt. Nếu suốt chiều dài lịch sử của mình, các Kitô hữu không liên lỉ cầu nguyện, không nuôi lòng tin của mình, bằng những lời nài xin liên lì, thì khi Đức Giêsu trở lại, Người sẽ không nhận ra lòng tín trung nơi những kẻ tự xưng là thuộc về Người. Theo dòng thời gian, các thành phần Giáo Hội cần trả lời cho vấn đề Đức Giêsu đặt ra ở đây.”
 
Lạy Chúa! Xin cho con nhận biết Chúa luôn bên con, Ngài nghe tiếng con cầu nguyện. Cho con nhận ra khi con cầu nguyện mà Chúa chưa ban như điều con xin, đó là vì Chúa muốn một điều tốt hơn cho con. Xin cho con cầu nguyện luôn.
 
Ân Tâm – Công Đoàn Phước Vĩnh
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...