Thứ Tư, 19 Tháng 3, 2025

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN B

SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVII TN B
BẤT KHẢ PHÂN LY TRONG HÔN NHÂN

M. Zita, CĐ Phước Thiên

(St 2, 18-24; Dt 2, 9-11; Mc 10, 2 – 16)

Bản chất của gia đình là một sự thánh thiêng được chính Thiên Chúa thiết lập và chúc phúc, nhưng lại cũng mong manh dễ vỡ cho nên rất cần sự chăm sóc và bảo vệ của những người trong cuộc. Đồng thời, cũng rất cần để cho tình yêu Thiên Chúa cư ngụ trong chính gia đình của mình, vì gia đình là tế bào, là nền tảng làm nên một Giáo hội và xã hội tốt đẹp. Phụng vụ Chúa Nhật 27 thường niên hôm nay, Giáo hội cho thấy ý nghĩa và bản chất cao quý của luật vĩnh hôn trong Kitô giáo: “Sự gì Thiên Chúa phối hợp loài người không được phân ly” (Mc 10,9). Do đó, những người sống đời gia đình phải có sự chung thủy và tôn trọng lẫn nhau thì mới: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được.
Trong bài đọc một, sách Sáng Thế đã viết về mối liên hệ mật thiết giữa người nam và người nữ là do ý muốn của Thiên Chúa. Khi thấy người nữ được đặt bên cạnh mình, người đàn ông đã phải thốt lên “phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi… Bởi thế người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (St 2,23-24). Chính gia đình đầu tiên này cho thấy cả hai đều có cùng phẩm giá như nhau trước mặt Thiên Chúa. Đồng thời chúng ta cũng thấy ở bài đọc hai trong thư Do thái diễn tả: “Đấng thánh hóa là Đức Giêsu và những ai được thánh hóa đều do một nguồn gốc…” (Dt 2,11). Nếu chúng ta có một nguồn gốc từ Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu thì tại sao lại có chuyện người chồng được ly dị?
Trình thuật Tin mừng theo thánh Marco kể lại sự việc những người pharisêu hỏi Chúa Giêsu về việc có được phép ly dị vợ vì bất cứ lý do gì không? Tại sao họ lại hỏi Chúa trong vấn đề này? Thưa là vì họ muốn thử thách Chúa (x. Mc10, 2). Điều này gợi nhớ lại hình ảnh người phụ nữ bị bắt và đem đi xử tử vì phạm tội ngoại tình. Mục đích là gài bẫy Chúa Giêsu (x. Ga 8, 1-11; Mc 10, 3). Đồng thời, cũng nói lên sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội Do thái thời bấy giờ. Chỉ người chồng có quyền quyết định ly hôn và người vợ không có quyền (x. Đnl 24,1). Tuy nhiên, một lần nữa những người pharisêu không thể thử thách được Đức Giêsu, trái lại họ được nhận một bài học về sự chai cứng của con người trước tình trạng tội lỗi. Luật Môsê thời trước hay luật Giáo hội Công giáo hôm nay vẫn thế, không cho phép ly dị, nhưng nó xảy ra là vì sự chai cứng của lòng người mà thôi.
Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người, Người cũng muốn con người sống chiều kích tình yêu ấy và cho con người được thông dự vào sự sống thần linh của Người. Hai người nam – nữ bổ túc cho nhau và tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa qua việc truyền sinh. Hôn nhân Công giáo là cách mô phỏng tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người không phải chỉ trong lúc thịnh vượng mà cả lúc gian nan khốn khổ. Đó là Giao ước mang bí tích, cũng như tình yêu của Đức Kitô với Giáo hội. Đức Giêsu nhắc đến sự bất khả phân ly trong hôn nhân là vì Ngài muốn con người nhớ lại chính Thiên Chúa mới là chủ của vạn vật. “Sự gì Thiên Chúa phối hợp loài người không được phân ly” (Mc 10,9).
Hôn nhân là một Giao ước mà hai người đã cam kết sống chết có nhau trong ngày lễ cưới. Cùng nhau nhìn về một hướng để vượt qua thử thách. Hình ảnh Đức Giêsu ôm trẻ thơ vào lòng mời gọi những bậc làm cha mẹ nếu một lúc nào đó “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, muốn chia tay, hãy nhìn vào những đứa trẻ thơ vô tội. Chúng xứng đáng được sống trọn vẹn từ trong một gia đình đúng nghĩa. Hơn nữa như lời Đức Giêsu nói thì muốn vào Nước Thiên Chúa phải trở nên như trẻ nhỏ (x. Mc 10, 15). Trong Tông huấn về gia đình số 59, Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II viết: “Phẩm giá và trách nhiệm của gia đình Kitô hữu xét như là một Hội thánh tại gia, chỉ có thể sống được nhờ sự trợ giúp liên lỉ của Thiên Chúa…”.
Luật Chúa cũng như Luật Giáo hội không cho ly dị là cách giúp cho những người sống đời hôn nhân khi gặp khó khăn giông tố, biết nhẫn nhục yêu thương, tha thứ cho nhau để trọn đời chung thủy trong tình yêu mà Chúa đã chúc phúc cho họ trong ngày thành hôn. Nó xuất phát từ một tình yêu trung thành và chung thủy của đôi bên để làm nên một gia đình thật. Thật trong tha thứ, thật trong tình yêu, thật trong sự phụng thờ Thiên Chúa. Để Thiên Chúa làm chủ cuộc sống hôn nhân của mình. Một cách nào đó, người sống đời hôn nhân trở thành chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa trong đời sống lứa đôi của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giuse – Gương khiêm nhường

  Giuse - Gương Khiêm Nhường M. Anton Trần Văn Nhâm, PV      Khi nói đến thánh Giuse chúng ta nghĩ ngay đến một vị thánh...

Thánh Giuse – Người Cha khiêm nhường

  Lễ Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Maria  (Lc 2,41-51a) M. Phêrô Kim Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 19-3, chúng ta cùng với toàn...

Chúa Nhật II Mùa Chay, Lc 9,28b-36: Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu

    Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu (Lc 9,28b-36) Fm. Emmanuel Trần Quốc Khánh, Fatima Các môn đệ đã phải chịu đói,...

Chúa nhật II MC – C: Đức tin biến đổi cuộc đời

Chúa nhật II MC - C Lc 9,28b-36  ĐỨC TIN BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI Các môn đệ chịu nhiều gian khổ khi đi theo Chúa Giêsu. Các môn đệ...

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ

Chúa Nhật I, Mùa Chay, Năm C (Lc 4,1-13) Ba cơn cám dỗ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, nhưng...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Những cám dỗ

    NHỮNG CÁM DỖ M. Bartholomeo Nguyễn Văn Thời, Châu Thủy Ma quỉ là loài xảo quyết nhất trên đời. Ma quỉ tìm mọi cách, mọi mánh...

Chúa Nhật I Mùa Chay, Lc 4,1-13: Cám dỗ

    CÁM DỖ (Lc 4,1-13) Luân An, Phước Lý Sống giữa xã hội Việt Nam hôm nay, chúng ta đang được chứng kiến một sự thanh lọc mạnh...

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình”

Chúa Nhật VIII, Thường Niên, Năm C (Lc 6, 39-45) “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ lòng mình” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Sàng rồi...

Chúa Nhật VIII TN, C, Lc 6,39-45: Những bài học đáng quý

    NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG QUÝ (Lc 6,39-45) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Không như mọi khi, bài giảng hôm nay Chúa Giêsu không nói với đám đông...