Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024

SỐNG TỪ BỎ THEO GƯƠNG CHA TỔ PHỤ

SỐNG TỪ BỎ THEO GƯƠNG CHA TỔ PHỤ

(Pet. Phương- Thỉnh Sinh)

  1. Dẫn Nhập

        Trong tinh thần uống nước nhớ nguồn, Hội Dòng Xi-Tô Thánh Gia Việt Nam tưởng niệm 88 năm cha Tổ phụ Henri Denis Biển Đức Thuận, Đấng sáng lập hội dòng qua đời (27/7/1933 – 25/7/2021) đây là dịp để đoàn con cái tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mình. Hơn nữa đây là cơ hội để cùng tìm hiểu và học hỏi theo gương Ngài, đặc biệt là những thế hệ trẻ. Hòa trong tinh thần đó, với đề tài tìm hiểu về “Gương từ bỏ và hãm mình nơi Cha Tổ Phụ” , một đề tài luôn song hành cùng nhau vì để từ bỏ thì cũng là một sự hi sinh hãm mình thật sự, đây cũng là một sự đòi buộc đối với những người môn đệ dấn thân theo Chúa, để  xứng đáng với Chúa hơn như lời Chúa Giê-su đã khẳng định “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy”  (Mt 16, 24). Không những thế sự hãm mình và từ bỏ còn là cách diễn tả tình yêu của ta với Thiên Chúa như thánh Tê rê sa Calcutta đã nói “Tình yêu được xây dựng trên sự hi sinh” để ta thuộc trọn về Chúa và nên giống Chúa hơn mà Cha Tổ Phụ là gương sáng cho em về mặt này .

II. Nội Dung Chính

  1. Để Thuộc Trọn về Chúa …

        Những ai là môn đệ Chúa, thì luôn có niềm khát khao thuộc trọn về Chúa lấy Chúa làm gia nghiệp, thì nơi người môn đệ đó chắc chắn phải có một sự từ bỏ, chỉ nhằm một điều không lấy gì hơn tình yêu Đức Giê su. Lật dở lại hành trình ơn gọi nơi cha Tổ Phụ ta cảm thấy ngài đã có một sự từ bỏ trọn vẹn, tiệm tiến, không quá nhanh để vấp ngã, cũng không quá chậm để phải trượt dài hay bị bỏ lại trên con đường nên thánh. Ngài từ bỏ bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, những gì bình thường nhất. Như trong thư ngài viết cho bà kế mẫu, kể về những thứ thực phẩm tưởng chừng như cần thiết và phải có của những bữa ăn, nhưng với ngài và các môn đệ bât giờ những thứ đó chẳng còn quan trọng “chúng con không ăn mì, không uống rượu, không dùng dầu, không bơ, không sữa mỡ đường cũng không, không bao giờ chúng con dùng thịt, cá tươi” bởi với ngài chỉ cần “cơm trắng ăn với muối trắng, với muối mè, cá mắm với trứng…lại cũng ăn khoai sắn, đậu phộng, chuối mít, còn những món cần thiết cho bên Tây thì vô vị cho chúng con”. Không những thế ngài còn khẳng định “không bao giờ chúng tôi dùng thịt, cá tươi” (DN 37), điều này còn cho thấy ngài chủ động từ bỏ những nhu yếu phẩm thông thường của một cuộc sống bình dân, để có thể bớt lo cho cuộc sống hiện tại mà dành thời gian chú trọng cho việc tạo dựng một cuộc sống mai hậu sau này qua việc ở lại với Chúa, kết hợp cùng Chúa, phụng sự Chúa, luôn lấy Chúa làm nhất hạng mà bỏ mọi sự dính bén của thế gian (DN 47). Không những thế ngài tự nguyện để con người cũ chết đi cho Chúa chiếm đoạt hoàn toàn con người mới của mình như lời ngài nhắn nhủ cùng mẹ “xin mẹ đừng tiếc Henri của mẹ, một xin cho nó chết thật đi để thầy Benoit an tâm thi hành phận sự” (DN 43). Sự từ bỏ cha Tổ phụ liên kết cùng những lời khấn. Nếu như ở lời khấn khó nghèo cha nhận ra rằng người tu sĩ cần từ bỏ quyền sở hữu mọi của cải trị giá ra tiền, thì ở lời khấn cải tiến cha còn nhận ra một điều cần thiết hơn hết của việc diệt trừ những thói hư nết xấu là điều trước tiên cần có của người tu sĩ theo Chúa (DN 84 &109).

            Càng đi sâu vào đời sống nội tâm kết hiệp cùng Chúa, cha Tổ phụ càng nhận ra sự cao trọng của đức mến trong đời sống đan tu như thánh Phaolô từng nói “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn hết là đức mến” (1Cr13,13). Cha Tổ phụ đã kinh nghiệm được rằng “muốn cho được yêu thương anh em, thì phải ra khỏi mình đi, mới yêu thương anh em được” (DN112) mà bước ra khỏi mình là gì nếu không phải là sự từ bỏ cái tôi, quả thật nếu không trải qua những khó khăn, những trở ngại của khoảng cách giữa tâm hồn và trí óc của những cái tôi những cá tính khác nhau của anh em trong đời sống cộng đoàn thì chắc chắn cha không thể nào nói lên điều đó được, cụ thể hơn là việc ngài thay đổi tính tình lúc làm giáo sư tại tiểu chủng viện An Ninh. Hay như việc ngài trích dẫn bốn bậc thang lòng mến Chúa của thánh Benardo ở bậc thứ tư, ngài xác nhận sự từ bỏ bước ra khỏi mình là “bỏ quên mình đi, không kể chi đến mình nữa mà chỉ dành trọn quyền cho Chúa chiếm ngự” (DN116). Ngoài ra, ngaì còn khẳng định rằng nếu trong nhà mọi người đều bỏ mình đi mà lo đến anh em cách riêng, thì mọi người trong nhà đều được sự an ủi, vui vẻ biết  mấy (DN122). Ta có thể nhận ra tất cả sự yêu thưởng nơi cha Tổ phụ không chỉ qua những lời nói những lời nhắn nhủ mà còn nơi những ai đã từng có diễm phúc sống với cha đều cảm nhận được tình thương đó của ngài, một tình thương một lòng mến xuất phát từ sự từ bỏ, quên mình tận căn không chỉ những gì bên ngoài mà còn phải bắt đầu từ bên trong của cái tôi, nhất là sự từ bỏ ý riêng của mình (DN135). Như cha đã từ bỏ từ việc vâng lời trở về làm giáo sư khi ngài đang hăng say trong trách nhiệm một cha sở để trở về sau nhiều năm thi hành sứ vụ truyền giáo với những thành công nhất định, vậy mà cha đã từ bỏ hết những gì mình đã làm cũng như lòng yêu mến kính trọng của mọi người mà xuôi theo thánh ý Chúa, ngài kể lại cho hai vị song thân mà rằng “khi con bỏ Nước Mặn yêu dấu của con thì con đã khóc hết nước mắt, họ cũng vậy mọi người đều khóc như mưa” (DN 20). Sự từ bỏ này được nuôi dưỡng từ sự nguyện gẫm và hồi tâm như lời ngài đã dạy về sự nguyện gẫm “kẻ ấy chẳng dính đến thế gian này một tìm Chúa mà thôi” (DN120).

            Cha hằng luôn tin tưởng vào Chúa là cha thương chúng ta nhất hạng nên ngài luôn quy hướng mọi sự về Chúa, dù lúc hạnh phúc, vui vẻ hay những khi gặp gian nan khốn khổ, đấy chính là đỉnh cao của đời chiêm niệm, kết hiệp cùng Chúa là kết quả của sự từ bỏ không ngừng, một kết quả như ngài nói “kẻ gặp được Chúa như vây, thật là thầy dòng và kẻ gặp được Chúa như vậy lấy làm vui thích quá chừng, dầu ai đem cho bạc tiền, cũng chẳng ngó lại vì đã được Chúa là vô giá” (DN141). Vì chỉ khi nào ta thật sự từ bỏ mọi sự chỉ lấy Chúa làm trọng thì Chúa mới có thể sống trong ta và ta sống trong Chúa thuộc trọn về Chúa mà nên thầy dòng thánh, thầy dòng thật như cha Tổ phụ đã nói.

  1. Và Nên Giống Chúa.

Để nên giống Chúa trong đời sống đan tu của chúng ta thiết nghĩ cũng phải nên xem lại mục đích lập dòng của Cha Tổ Phụ để chúng ta hiểu hơn và sống cho đúng với đời sống đan tu này hơn.

Mục đích và bản chất của Hội dòng chúng ta là:

  1. Cung cấp cho các linh hồn được Chúa mời gọi nên trọn lành trong nếp sống tu trì này những thuận lợi của đời sống chiêm niệm và sám hối.
  2. Làm thành một tu hội các Đan sĩ chuyên lo việc cứu giúp các người chưa nhận biết Chúa, bằng sự cầu nguyện và hãm mình.

         Sự hãm mình cụ thể mà Cha Tổ Phụ nói đến ở DN 78 là hàng ngày cha và các đan sĩ lần hạt 3 chuỗi cầu nguyện cho kẻ ngoại. Các kinh các ngài đọc, các việc các ngài làm, sự đau khổ các ngài chịu đều dâng lên trước tòa Chúa để cầu nguyện cho dân ngoại. Mỗi ngày có một thầy chầu Mình Thánh Chúa một giờ, đi đàng Thánh giá một lần, và đánh tội, vừa đánh vừa đọc kinh cầu cho dân ngoại. Lại hàng tháng các ngày 15 thì dâng lễ Misa, xem lễ và rước lễ cầu cho Viễn Đông trở lại…Đó là các việc hãm mình thiêng liêng. Mặt khác, ở DN 92 Cha Tổ Phụ nói về sự hãm mình trong đời sống thường nhật. Ngài nói: “Lao động chân tay là cốt yếu của đời sống hãm mình. Bởi đó, hễ mạnh khỏe, dù ở chức vụ nào, ai cũng phải tham gia, trừ phi vì lý do xác đáng và đặc biệt mới được chuẩn chước”. Xuyên suốt trong nhiều DN Cha Tổ Phụ luôn nhắc đến bổn phận của chúng ta những thầy dòng là hãm mình, cầu nguyện, nói khó với Chúa. Hãm mình giúp chúng ta thêm lòng sốt sắng. Do có sự sốt sắng sẽ giúp chúng ta làm các việc lành dễ dàng hơn, giúp chúng ta thêm ơn nghĩa cùng Chúa hơn. Hãm mình theo ý Cha Tổ Phụ là giữ cho kỹ cho hết luật dòng, giữ ý Bề trên cho kỹ nữa. (DN 117,134). Ngoài việc giúp chúng ta thêm sốt sắng, sự hãm mình của chúng ta còn có thể cứu các linh hồn và giúp chúng ta sống vui vẻ, an bình trong nhà dòng như trong DN 121: “chúng ta hễ khi gặp sự gì trái ý cực lòng, hay sựu khốn khó nào, hãy dâng cho Chúa để cứu các linh hồn. Như vậy, ở trong nhà dòng mới vui, và khi gặp sự khó, mới dễ chịu, vì được dịp mà tỏ lòng mến Chúa, cứu các linh hồn cho Chúa”. Một lần chịu khổ vì Chúa, thì hơn trăm lần làm lành cho thế gian, vì khi chúng ta chịu khó vì mến Chúa thì được thêm công nghiệp, giúp chúng ta tập các nhân đức, nhất là đức nhịn nhục, lại thêm phước thanh nhàn trên thiên đàng (DN 126). Không những chúng ta cần hãm mình khi mạnh khỏe, nhưng khi đau ốm chúng ta cũng có thể hãm mình bằng cách cầu nguyện cho Bề trên, cho nhà dòng, cho anh em…vì lúc này ta đang có cơ hội ở gần Chúa hơn hết. Bời khi ta không lo nghĩ đến Chúa thì trí khôn của ta hay chiêm bao về xứ sở, cha mẹ, bà con, gặp người nọ, người kia…làm cho mình lúc vui, lúc buồn bất chợt. Vậy làm sao để tránh những hiện tượng này ? Cha Tổ Phụ dạy chúng ta hãy cầm hãm trí khôn lại, bắt nó hằng nghĩ đến Chúa. Ngài cho đây là một cách hãm mình rất khó nhưng lại sinh ích hơn hết mà khỏi sinh lòng kiêu ngạo (DN 132).

       Hãm mình được chia ra làm 2 thứ là hãm mình bề trong và hãm mình bề ngoài. Nhưng hãm mình bề trong thì sinh ích hơn hãm mình bề ngoài bội phần. Nếu chúng ta luôn tỉnh thức thì sẽ có rất nhiều dịp để chúng ta hãm mình bề trong. Còn hãm mình bề ngoài như bớt ăn, bớt ngủ, hành xác…không phải lúc nào cũng tốt nhưng phải do ơn Chúa soi sáng và tuân theo Bề trên. Hãm mình bề ngoài còn là những việc xem chừng như rất nhỏ, không đáng chú ý tới nhưng Cha Tổ Phụ cũng nhắc nhở chúng ta như : giữ con mắt mà giữ khéo cho ra tự nhiên, chớ giữ cách chau mày nhăn mặt quạo quọ, kẻo khó coi, nhưng giữ cách đi đứng cho trang nghiêm cho ra một thầy dòng. Phải biết tôn kính Bề trên, kính yêu anh em. Và khó hơn hết là bỏ ý riêng, chịu khó cùng Chúa, chịu khó hãm mình đền tội để cộng tác với Chúa mà cứu các linh hồn (DN 135). Ở một khía cạnh khác, sự hãm mình và cầu nguyện có thể đem lại ơn sốt sắng cho nhà dòng của mình nữa. Cha Tổ Phụ dạy “khi nhà dòng chúng ta xem chừng nó ra sa sút thì chúng ta không nên bỏ nó mà đi, vì đây là chuyện thường thấy ở các nhà dòng, không có chi làm lạ. Vậy chúng ta hãy cứ ở yên đó mà siêng năng làm các việc hãm mình để cầu xin Chúa ban ơn sốt sắng như thưở ban đầu cho nhà dòng chúng ta”.

        Trên đây là một số vấn đề liên quan đến hãm mình và từ bỏ của chính Cha Tổ Phụ thực hành và dạy lại cho chúng ta mà em đã tóm lại trong DN của Cha Tổ Phụ.

III. Kết luận

          Từ một con người sống ở xứ sở văn minh, Cha Tổ Phụ của chúng ta đã dám hy sinh từ bỏ tất cả gia đình, đất nước để đến một nơi hẻo lánh, man di. Rồi theo ý Chúa, Cha từ bỏ dần dần các thứ mình đã kiến tạo cho Chúa để đi đến một quyết định đánh dấu cuộc đời của Cha. Đó là lập dòng cho các thầy tu theo bản xứ của người Việt Nam. Và còn nhiều nhiều từ bỏ và hy sinh của Cha mà chúng ta đã biết nên em không nói lại. Qua bài tìm hiểu này về Cha, ước gì phần nào giúp cho em được noi gương Cha sống từ bỏ và hy sinh trong những chuyện rất nhỏ nhặt trong đời thường thôi, để em có thể ngày càng tiến gần đến mục đích ban đầu của Cha Tổ Phụ khi ngài lập dòng này.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh – Mừng 50 Năm Thành Lập Đan Viện Xitô Phước Vĩnh

THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH-MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP ĐAN VIỆN XITÔ PHƯỚC VĨNH      Vào lúc 9:30 thứ Ba ngày 19 tháng...

Tâm tình với anh Bernadino

TÂM TÌNH VỚI ANH BERNADINO Dũng Ân Anh thân mến! Anh đã an nghỉ nơi lòng đất mẹ rồi, nhưng em và mọi người vẫn chưa...

Ai tín

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn gọi nhân dịp tuyên khấn của anh em (Vinh-sơn Liêm, PV) Hằng năm chúng ta vẫn thường...

TÂM TÌNH TẬP VIỆN TÊ-RÊ-SA PHƯỚC VĨNH SỐ 4

LẠI BẮT ĐẦU          Thưa Chị,...

Bài Giảng Thứ Năm Tuần Thánh

THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2015 TẠI PHƯỚC VĨNH VENI...

Bài Giảng Lễ PHỤC SINH- VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII

VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII.Cha Viện Trưởng           ...

Niềm Vui Phục Sinh

Niềm Vui Phục Sinh Truân chuyên vạn nẻo đường...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh Chúa Giêsu đã phục...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh             Chúa...

Phước Vĩnh 40 năm hành trình sứ vụ- gắn liền với ơn gọi của thánh Gioan Tiền Hô.

    Hôm nay là ngày sinh nhật của thánh...

NGÀY TẠ ƠN CỦA HỘI DÒNG 24/07/2015 – NHÂN DỊP GHỖ LẦN THỨ 82 CHA TỔ PHỤ

 NGÀY TẠ ƠN CỦA HỘI DÒNG 24/07/2015 NHÂN DỊP...