Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG Mt 11, 28-30

SUY NIỆM TIN MỪNG Mt 11, 28-30

(Stephano Nguyễn Văn Lý- PV)

 “Hãy mang lấy ách của tôi và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).

             Kính thưa cộng đoàn thân mến, khi đọc lại lời này của Đức Giêsu, con chợt liên tưởng đến Nietzche, một triết gia vô thần người Đức, ông đã bảo rằng: “Vì chúng ta quen quá nên không còn cảm thấy xấu hổ khi mà phủ phục quỳ lạy một con người trần truồng như thế kia bị đóng đinh trên thập giá”. Ông còn cho rằng: Những nhân đức mà Đức Giêsu rao giảng như là sự hiền lành và khiêm nhường là những thứ làm cho con người ra yếu nhược và hèn hạ. Vì thế, ông đã xây dựng nên triết lý về con người siêu nhân, con người của sức mạnh chứ không phải con người của hiền hậu và khiêm nhường. Không biết có phải vì tư tưởng của Nietzche hay không mà sau này Hitler đã dựa vào ý niệm sức mạnh đó để phát động chủ nghĩa chủng tộc và dấy lên một cuộc chiến tranh khiến cho rất nhiều người Do Thái phải thiệt mạng. Nhưng dù sao đi nữa lời phê phán của Nietzche cũng khiến chúng ta đặt lại câu hỏi: Khi mình nói đến Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường thì muốn nói cái gì, và nhân đức mà Ngài đã dạy liệu có làm ta lớn lên không hay khiến ta trở nên yếu nhược đi? Con xin đi vào chi tiết qua hai điểm sau:

 1. Sự hiền lành nơi Đức Giêsu.

             Trong Cựu ước, tiên tri Isaia đã từng tiên báo về sự hiền lành của Đức Giêsu rằng: Ngài không la hét, không to tiếng hoặc ăn nói ồn ào ngoài đường phố. Ngài cũng không nỡ bẻ gãy cây sậy bị giập, không nỡ thổi tắt tim đèn còn leo lét. Hơn thế nữa, sự hiền lành của Ngài còn được cụ thể hoá qua lòng khoan dung tha thứ, như khi đứng trước người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, trong khi mọi người hô hào đòi lên án tử đối với người phụ nữ, thì Ngài lại nhẹ nhàng khuyên bảo: “Tôi không kết án chị đâu, chị hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. Bên cạnh đó, sự hiền hậu của Ngài còn được toát lên khi Ngài khuyên dạy ta mặc lấy tâm tình người mục tử nhân lành trong dụ ngôn con chiên lạc: Người ấy không hề nóng giận, đánh đập hay lôi kéo chiên về nhưng là vác trên vai đem về, một cử chỉ đẹp thể hiện sự quan tâm ưu ái và đầy yêu thương. Không chỉ vậy, nơi khác Ngài cũng dạy ta học lấy tâm tình của người cha trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, sau những ngày đi bụi, ăn chơi phung phí tiền của và trở về, thay vì xua đuổi quở trách ra hình phạt, người cha đã hành động cách đầy trìu mến “Ông đã ôm hôn lấy hôn để, mặc áo mới và mở tiệc ăn mừng người con trở về”.

             Kính thưa cộng đoàn, John Heywood từng nói rằng: “Với một trái tim luôn rộng mở thì chẳng có điều gì là không thể làm được”. Tuy nhiên, con thiết nghĩ, để trái tim luôn biết mở ra thì đó phải là một trái tim chất chứa sự khiêm nhường thẳm sâu.

 2. Sự khiêm nhường nơi Đức Giêsu.

            Thường chúng ta dễ hiểu khiêm tốn là một người không đề cao bản thân mình hay nói tốt về mình. Ở đây sự khiêm tốn nơi Đức Giêsu như là đồng nghĩa với việc huỷ mình ra không. Ngài là vị Thiên Chúa nhưng lại không đòi cho mình đồng hàng với Thiên Chúa, mà Ngài huỷ mình ra không đến nỗi mang lấy thân phận con người và là con người rốt hết trong bàn tiệc nhân loại và sau cùng chấp nhận một cái chết đau đớn nhất trong mọi cái chết của nhân loại. Cũng trong tư tưởng này, Đức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận trong tác phẩm “Đường Hy Vọng” số 510 có viết: “Con chỉ hiểu được đức khiêm nhường khi suy niệm cả cuộc đời của Chúa Giêsu , Con Thiên Chúa hạ mình chịu đựng mọi sự ngớ ngẩn dốt nát, hiểu lầm sâu độc của người ta suốt ba mươi ba năm chỉ vì yêu chúng ta”. Mặt khác, cũng chính vì sống khiêm nhường thật sự nên khi được mọi người ca tụng tôn vinh lên làm vua thì Ngài lại âm thầm rút lui về phía sau và lên núi cầu nguyện một mình. Sự tận tâm cúi mình phục vụ rửa chân cho các môn đệ trong bữa tiệc ly cũng là một dấu chỉ rõ nét toát lên sự khiêm nhường nơi Ngài. Ngài đã đến và đã đi bước trước để nêu gương nhân đức cho chúng ta biết sống như Ngài đã sống là tâm tình “hiền lành và khiêm nhường”.

             Tuy nhiên, khi nói về hiền hoà và khiêm tốn thì rất dễ nhưng để thực hiện không phải là chuyện dễ chút nào. Vì thế Chúa mới nói: “Hãy học cùng ta”. Đây là một thứ ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh, mà nó đòi hỏi ta phải tập tành từng ngày. Học cách trọn vẹn, nghĩa là học không chỉ trên lý thuyết mà còn phải thực hành, thực hành trong chính đời sống thường nhật. Không chỉ là những ý niệm trừu tượng khi ta đọc Kinh Thánh mà là phải tập, chuyển dịch nó ra trong cung cách ứng xử hằng ngày của mình từ mối quan hệ trong cộng đoàn của mình cho đến mối quan hệ ngoài xã hội.

 

Với những gì vừa trình bày ở trên cho con rút ra được những bài học sau: Thứ nhất, sự hiền hậu và khiêm tốn của Đức Giêsu phải là mẫu mực cho cung cách ứng xử của chúng ta trong mọi tương quan của đời sống. Nói mọi quan hệ của đời sống có nghĩa là không phải chỉ đối với người chơi đẹp với mình thì mình mới hiền hoà và khiêm tốn mà kể cả đối với những người không yêu thương mình, không đối sử tốt với mình. Mà cũng không phải chỉ là đối với bề trên của mình thì mình hiền hoà và khiêm tốn mà kể cả đối với đàn em của mình, mình cũng phải hành xử cho đúng mực, biết sẵn sàng khiêm tốn nhìn nhận mình có lỗi và sẵn sàng xin lỗi khi mình sai lỗi. 

             Kế đến con cũng nhận ra rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Mà kẻ mạnh thật sự chính là kẻ biết sẵn sàng giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”. Nếu như Nietzche khinh thường sự hiền lành và khiêm tốn của Chúa và rao giảng về một con người sức mạnh, mà lời rao giảng đó đã chỉ dẫn đến những cuộc thảm sát tàn khốc, thì chúng ta phải xác tín rằng sự hiền hậu và khiêm tốn của Chúa Giêsu không phải là thái độ của kẻ hèn nhát yếu nhược, trái lại là thái độ sống của những con người có sức mạnh, sức mạnh ở đây theo nghĩa là sức mạnh nội tâm. Để chúng ta có được khả năng tha thứ cho người khác như Chúa đã thứ tha, khả năng yêu và phục vụ tha nhân như chính Chúa đã đến, đã yêu và phục vụ chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh – Mừng 50 Năm Thành Lập Đan Viện Xitô Phước Vĩnh

THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH-MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP ĐAN VIỆN XITÔ PHƯỚC VĨNH      Vào lúc 9:30 thứ Ba ngày 19 tháng...

Tâm tình với anh Bernadino

TÂM TÌNH VỚI ANH BERNADINO Dũng Ân Anh thân mến! Anh đã an nghỉ nơi lòng đất mẹ rồi, nhưng em và mọi người vẫn chưa...

Ai tín

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn gọi nhân dịp tuyên khấn của anh em (Vinh-sơn Liêm, PV) Hằng năm chúng ta vẫn thường...

TÂM TÌNH TẬP VIỆN TÊ-RÊ-SA PHƯỚC VĨNH SỐ 4

LẠI BẮT ĐẦU          Thưa Chị,...

Bài Giảng Thứ Năm Tuần Thánh

THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2015 TẠI PHƯỚC VĨNH VENI...

Bài Giảng Lễ PHỤC SINH- VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII

VENI CREATOR SPIRITUS, MATER BONI CONCILII.Cha Viện Trưởng           ...

Niềm Vui Phục Sinh

Niềm Vui Phục Sinh Truân chuyên vạn nẻo đường...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh Chúa Giêsu đã phục...

Tin Mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh             Chúa...

Phước Vĩnh 40 năm hành trình sứ vụ- gắn liền với ơn gọi của thánh Gioan Tiền Hô.

    Hôm nay là ngày sinh nhật của thánh...

NGÀY TẠ ƠN CỦA HỘI DÒNG 24/07/2015 – NHÂN DỊP GHỖ LẦN THỨ 82 CHA TỔ PHỤ

 NGÀY TẠ ƠN CỦA HỘI DÒNG 24/07/2015 NHÂN DỊP...