Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT

(Mt 22,34-40)

M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý

Chúa Nhật hôm nay, phụng vụ giới thiệu với chúng ta một đoạn Tin Mừng ngắn gọn nhưng rất quan trọng (x. Mt 22,34-40). Đoạn Tin Mừng kể lại cuộc trao đổi thú vị giữa Đức Giêsu và người thông luật với chủ đề về điều răn quan trọng nhất, nhằm để thử Người: “Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?” (Mt 22,35-36) Thực ra đây là câu hỏi hóc búa, bởi vì nó là một trong những vấn đề mà các thầy Rabbi hay tranh luận nhất. Chúng ta nên biết trong bộ luật của người Do thái phân ra 613 điều khác nhau, gồm 248 điều truyền và 365 điều cấm; các cuộc tranh cãi của họ về điều răn lớn, điều răn nhỏ thì rất tỉ mỉ và bất tận[1]. Tuy nhiên, Đức Giêsu không hề do dự trước câu hỏi đó, Người trả lời một cách rõ ràng, nghiêm túc, đầy đủ và ngắn gọn cho người thông luật: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi”, và “ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,37.39).

Chúng ta nhận thấy câu trả lời của Chúa Giêsu không mang tính cách chống chế, hay trả lời cho qua. Ngược lại, Người trả lời hoàn toàn toàn có căn cứ, bởi trong số những giới răn của bộ luật Do Thái, thì Mười Điều Răn được Thiên Chúa trực tiếp truyền lại cho ông Môsê, và được xem là những điều kiện của Giao Ước mà Thiên Chúa đã ký kết với toàn dân là những giới răn quan trọng nhất. Đức Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng, nếu chúng ta không yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, thì chúng ta sẽ không thể nào trung thành với giao ước được ký kết với Chúa một cách thật sự được[2]. Nói cách khác, chúng ta có thể làm được nhiều việc lành phúc đức, chúng ta có thể tuân giữ nhiều khoản luật, chúng ta có thể làm được nhiều điều tốt lành, nhưng nếu chúng ta không có tình yêu, thì điều đó cũng chẳng giúp ích gì cho chúng ta. Vì thế, tình yêu là một điều rất quan trọng, nó diễn tả trong tương quan với Thiên Chúa và tương quan với con người. Trong tương quan với Thiên Chúa, tình yêu mang tính cách triệt để, yêu mến đến nỗi “hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn.” Trong tương quan với con người, mang tính cân bằng đến nỗi “yêu người thân cận như chính mình”.

Hai điều răn mến Chúa và yêu người không thể tách rời nhau. Yêu Thiên Chúa chắc chắn dẫn đến yêu tha nhân. Tình yêu tha nhân cần đặt nền trên lòng yêu mến Thiên Chúa. Người Kitô hữu đi từ nhà thờ ra cuộc sống rồi từ cuộc sống đi vào nhà thờ. Ngoài cuộc đời, họ gặp Chúa nơi anh em. Trong nhà thờ, họ gặp anh em trong Chúa. Như thánh Gioan đã nói: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Ga 4,20). Thánh nhân còn thêm: “Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em mình” (1Ga 4,21). Vì thế, việc tuân giữ các điều răn được căn cứ vào mức độ lòng mến và tình yêu mà người đó dành cho Chúa và tha nhân.

Chung quy lại, luật yêu thương nằm ngay trong bản tính của con người. Do đó, ai cũng yêu được và muốn được yêu. Tuy nhiên, với thời gian do những ảnh hưởng bên ngoài như: của cải, danh vọng, sắc đẹp, chức quyền… có vẻ như đang làm hao mòn bản tính bên trong của con người, từ đó dẫn đến việc gãy đổ trong các mối tương quan. Trong tương quan với Thiên Chúa, con người thường phạm tội, bỏ bê các việc đạo đức, không rèn luyện bản thân, không lãnh nhận các bí tích, không tham dự các buổi cử hành phụng vụ. Trong tương quan với tha nhân, con người thường có những nghi ngờ, hiềm khích, nói xấu, nói hành. Vì thế, việc làm sống dậy bản tính yêu thương bên trong con người là điều hết sức cần thiết bằng việc tuân giữ nghiêm chỉnh hai điều răn mến Chúa và yêu người. Bởi tình yêu mang lại đà tiến, tình yêu làm nên cuộc đời và làm cho hành trình đức tin trở nên phong phú hơn; không có tình yêu thì cuộc sống người Kitô hữu và hành trình đức tin trở nên cằn cỗi. Mỗi Kitô hữu thực hành được hai điều răn này mỗi ngày sẽ tạo nên một cộng đồng xã hội thái bình, công minh và chính trực.

Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta hiểu được tính duy nhất của hai điều răn này và cường độ của đức ái với từng đối tượng mà chúng ta cần phải đạt được đó là yêu mến Thiên Chúa và yêu tha nhân, để rồi từ đó chúng ta thực hành và tuân giữ hai điều răn này mỗi ngày trong cuộc sống. Vậy có bao giờ chúng ta tự kiểm điểm lại mức độ của tình yêu mà chúng ta dành cho Chúa và cho tha nhân chưa?

__________________________

[1] x. Chú giải Mt 22,36 của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Bản 2011.

[2] Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chuyển ngữ JB Lưu Văn Lộc, Nxb Đồng Nai 2019, tr. 292.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia Đình Thánh Gia: Mẫu Gương Yêu Thương và Hiệp Nhất

LỄ THÁNH GIA THẤT ( Lc 2, 41- 52)  Đan viện Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...