Thứ Bảy, 9 Tháng Mười Hai, 2023

TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI MỤC TỬ DÀNH CHO ĐOÀN CHIÊN Ga 10,27-30

TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI MỤC TỬ DÀNH CHO ĐOÀN CHIÊN

Ga 10,27-30

FM. Stêphanô Lưu Văn Thuyết, Cộng Đoàn Thiên Phước

              Con người ai cũng yêu và mong được người khác yêu lại. Nhưng tình yêu của con người là mong manh, là hữu hạn. Chỉ có tình yêu của vị mục tử Giêsu mới hoàn hảo và tồn tại muôn đời.

Vậy, tình thương của vị mục tử Giêsu dành cho đoàn chiên như thế nào?

Thưa, tình yêu đó được thể hiện qua hai điểm sau đây:

             + Quên mình để lo cho đoàn chiên được sống

             + Chúa Giêsu là mẫu gương cho các mục tử về lòng bao dung và tha thứ

 

1/ Quên mình để lo cho đoàn chiên được sống

 

Có câu chuyện kể rằng:

Sau trận động đất năm 2008 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lực lượng cứu hộ đến ngôi nhà của một phụ nữ trẻ để tìm kiếm. Trong lúc tìm kiếm, họ phát hiện thi thể của người phụ nữ đó, nhưng cô ta ở trong một tư thế thật hết sức kỳ lạ. Dường như cơ thể cô nghiên về phía trước trong tư thế quỳ, và đôi tay vòng qua hai bên để ôm lấy một vật gì đó trong lòng. Ngôi nhà đã đổ sập trên lưng và đầu cô. Khi viên đội trưởng đội cứu hộ tiếp cận được thi thể thì thấy cô đã chết, nên cả đội rời chỗ đó đến một nơi khác để tiếp tục công việc tìm kiếm. Tuy nhiên, viên đội trưởng lại cảm thấy áy náy trong lòng, vì dường như anh đã bỏ quên một chi tiết nào đó. Vì thế, anh ta đã quyết định trở lại để tiếp tục công việc tìm kiếm. Thật may mắn, lần này anh đã phát hiện ra một cậu bé ba tuổi vẫn còn sống. Cậu bé đó được bọc trong một chiếc chăn hoa ở phía dưới thi thể người mẹ. Thấy vậy, anh ta mừng rỡ reo lên, và cả đội cứu hộ quy tụ lại để giải cứu.

Họ mở chiếc chăn rađể bồng cậu bé, thì phát hiện trong cái chăn đó có một chiếc điện thoại di động, trên màn hình của chiếc di động có một tin nhắn được viết như sau:

“Nếu con còn sống, hãy biết rằng, mẹ rất yêu thương con”.

Chúa Giêsu là vị mục tử nhân lành đã hết tình yêu thương và chăm lo cho đoàn chiên. Chiên nào đau yếu, bệnhtật thì Ngài hết tình săn sóc, chữa trị. Chiên nào thất lạc thì Ngài lo lắng kiếm tìm. Đối với Ngài, mỗi con chiên đều có giá trị như nhau, cho dù con chiên đó có tật nguyền, hèn hạ và bị mọi người khinh chê và ruồng bỏ đi nữa, thì Ngài vẫn yêu thương và tận tình săn sóc. Chính vì thế, Ngài được cả đoàn chiên tin yêu và hết lòng vâng phục, như Ngài đã nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”(Ga 10,27)

Tình yêu thương của người mẹ trong câu chuyện trên đây thật to lớn, thật đáng ngưỡng mộ, vì đã dám hy sinh tính mạng để cứu đứa con. Tình yêu của người mẹ tuy to lớn, nhưng so với tình yêu của vị mục tử Giêsu thì chẳng thấm vào đâu cả, vì tình yêu của người mẹ trần gian thì có ngần có hạn, chỉ cứu được đứa con của mình, còn tình yêu của vị mục tử Giêsu thì cứu cả nhân loại đang chìm đắm trong tội lỗi, trong bóng đêm của sự chết, vì Ngài là Thiên Chúa quyền năng.

Tình yêu của vị mục tử Giêsu tuy cao cả, nhưng không phải ai cũng công nhận điều đó.

Có những người không công nhận vì lòng ghen tị, vì sợ ảnh hưởng tới quyền lợi, tới miếng cơm manh áo, vì sợ dân chúng bỏ họ mà theo Ngài.

Có những người không công nhận vì không có lòng tin vào Ngài.

Cũng có những người không công nhận, vì thấy Ngài là một con người bình thường, là con của bác thợ mộc Giuse và bà Maria, tại miền quêlàng Na-da-ret, không tên tuổi, không có gì để ghi nhận để nói tới. Nhưng đối với tất cả những ai tin, thì đều chân nhận Ngài là Đấng Cứu Tinh duy nhất của nhân loại, là vị Mục Tử nhân lành đã sống hết mình vì đoàn chiên.

Tình yêu thương và sự tốt lành của Ngài là mẫu mực, là tấm gương cho tất cả mọi kitô hữu, nhất là đối với các vị mục tử, những người có trách nhiệm, có bổn phận đối với cộng đoàn dân Chúa.

 

2/  Chúa Giêsu là mẫu gương cho các vị mục tử về lòng bao dung và tha thứ

 

Thử hỏi, nếu ở trên đời này thiếu đilòng bao dung và tha thứ, thì người ta có sống bình an hạnh phúc không?

Điều đó khó có thể có được. Tại sao vậy?

 Thưa, vì như thánh Phaolô tông đồ cho biết: mọi người đã phạm tội(x. Rm 3,23).

Nếu đã có tội thì làm sao người ta sống bình an hạnh phúc được?

Thú vật khi đã ăn thịt lẫn nhau,thì chúng có thể ngủ ngon giấc. Còn đối với con người khi đã sát hại, khi đã chém giết lẫn nhau, thì làm sao có thể bình an trong tâm hồn được. Bởi chưng từ khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người, Ngài đã phú bẩm nơi con người một lương tâm trong sạch và ngay thẳng, để con người làm lành lánh dữ và quy hướng về Thiên Chúa như là tối hậu, như là đích điểm của cuộc đời. Nên mỗi khi con người sống trái với lương  tâm, trái với lề luật, trái với thánh ý Thiên Chúa thì không thể có bình an hạnh phúc được. Vì tội lỗi đã phá vỡ đi mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và giữa anh chị em đồng loại với nhau.Chính vì thế, để có bình an và hạnh phúc thì đòi hỏi người ta phải có lòng bao dung và tha thứ cho nhau.

Lòng bao dung và sự tha thứ được ví như chiếc cầu nối, để hàn gắn những rạn nứt, những đổ vỡ, những vết thương, những chia rẽ những ngăn cách giữa con người với Thiên Chúa và giữa anh chị em đồng loại với nhau.

Chúa Giêsu là vị mục tử nhân lành, Ngài đã hết tình yêu thương và tha thứ tội lỗi cho đoàn chiên ngỗ nghịch, bất xứng.Ngay cả kẻ thù, những kẻ đã đánh đập, hành hạ và giết chết Ngài,thì Ngài cũng tha thứ luôn(x. Lc 23,34). Ngài còn tha thứ cho nhiều tội nhân khác nữa, như tha thứ cho người phụ nữ tội lỗi khét tiếng trong thành(x. Lc 7,37-38), tha thứ cho người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình(x. Ga 8,11), cho người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện có lòng sám hối (x. Lc 18,10-14) v.v.

Tại sao vậy? Thưa, vì Ngài là Thiên Chúatừ bi nhận hậu và giàu lòng thương xót(x. Tv 103, 8-10).

Thiên Chúa đã yêu thương và tha thứ tội lỗi cho con người, và Ngài cũng đòi hỏi con người cần phải có lòng bao dung và tha thứ cho nhau.

Chắc có lẽ chúng ta vẫn chưa quên câu chuyện về “tên đầy tớ không có lòng bao dung” trong Tin Mừng Mátthêu. Tên đầy tớ đó đã mắc nợ nhà vua mười ngàn yến vàng, nhưng anh đã được nhà vua thương tình tha thứ,vì anh đã kêu xin. Tuy nhiên, tên đầy tớ này lại không có lòng bao dung và tha thứ cho người đồng bạn mắc nợ anh 100 quan tiền, dù người bạn đó đã van xin. Chính vì thiếu lòng bao dung và tha thứ đó, nên ngay cả điều anh ta đã được nhà vua tha rồi cũng bị đòi lại, và bắt anh ta phải trả hết đồng xu cuối cùng(x. Mt 18, 23-35).

Thật vậy, lòng bao dung và tha thứ là điều cần phải có giữa con người với nhau, vì có tha thứ thì mới được Thiên Chúa thứ tha(x. Mt 6, 14-15).

Chúa Giêsu đã dạy và sống tinh thần bao dung và tha thứ một cách thật trọn vẹn.

Ngài không những chỉ yêu thương và tha thứ cho một số người, hay một nhóm tôn giáo nhỏ nào đó mà thôi, nhưng Ngài đã yêu thương và tha thứ cho tất cả mọi người kể cả kẻ thù, những kẻ chưa nhận biết Ngài, miễn là họ có lòng ăn năn sám hối và tin vào Ngài thì đều được Ngài yêu thương và tha thứ cả.

Tình yêu thương và lòng bao dung của vị mục tử Giêsu là nơi nương tựa vững chắc cho đoàn chiên và tất cả mọi người, kể cả người tội lỗi. Vì chỉ có mình Ngài là mục tử duy nhất mới có thể đem lại sự sống và hạnh phúc cho con người. Amen.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật II Mùa Vọng, Năm B, Mc 1,1-8: Quan Lộ Tình Yêu

https://youtu.be/7AvSRC6IKKQ?feature=shared QUAN LỘ TÌNH YÊU Chúa Nhật II Mùa Vọng, Năm B: Mc 1,1-8 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Cứ đến Mùa vọng, chúng ta được gặp lại...

Chúa Nhật II Mùa Vọng, B, Mc 1,1-8: Hãy dọn đường cho Chúa đến

HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA ĐẾN (Mc 1,1-8) Tùng Linh, Phước Lý Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến viếng thăm nhân loại. Lần thứ nhất...

Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội

ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (St 3,9-15.20; Lc 1,26-38) M. Bosco, PS. Không có vị thánh nào được Giáo Hội kính nhiều lần trong năm như Đức...

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm – Lc 1,26-38

LỄ ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi Nét Lịch Sử: Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô...

Bài Giảng Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?feature=shared
00:09:37

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Canh thức đợi chờ

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?si=Z5tJUvziDE-fsXMN Canh Thức Đợi Chờ Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Với Chúa nhật thứ I Mùa vọng, Hội thánh...

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Tỉnh thức

TỈNH THỨC (Is 63,16b-17, 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37) Luân An, Phước Lý Sáng sớm ngày 7/10/2023, ước tính 1.000 tay súng Hamas tràn sang lãnh thổ...

Chúa Nhật I Mùa Vọng – B: Canh thức

Chúa Nhật I Mùa Vọng năm B  (Mc 13,33-37) CANH THỨC Hoa Tím Môi trường chúng ta đang sống đầy những ô nhiễm về không khí...

Chúa Nhật XXXIV TN, A: Đức Kitô và kẻ thuộc về Người

ĐỨC KITÔ VÀ KẺ THUỘC VỀ NGƯỜI (1Cr 15,20-28.28) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Tin Mừng về cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu Kitô...

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A, Mt 25,31-46: Chúa Giêsu – Vị Vua phục vụ

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A: Mt 25, 31-46 Chúa Giêsu - Vị Vua Phục Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, mô...

Chúa Nhật XXXIV TN, A, Mt 25,31-46: Đức Giêsu – Vua khiêm nhường

ĐỨC GIÊSU - VUA KHIÊM NHƯỜNG (Mt 25,31-46) M. Thomas Aquino Ân, Phước Lý Hôm nay Chúa nhật 34 TN, Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng...

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Phải chăng tử đạo vì chán đời?

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Không Muốn Sống Nữa? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn thể...